Tư vấn tâm lý học đường liệu pháp hóa giải những ẩn khuất về tâm lý - Lý Chủ Hưng

Tóm tắt Tư vấn tâm lý học đường liệu pháp hóa giải những ẩn khuất về tâm lý - Lý Chủ Hưng: ... ngữ, nhắc lại từ then chốt của ĐTĐTV trong khi kể chuyện hoặc dựa vào từ ngữ khí và động tác biểu cảm để diễn đạt hứng thú, coi trọng, tiếp nhận đối với câu chuyện của ĐTĐTV. Động viên khích lệ, có thể khiến cho ĐTĐTV cảm thấy bản thân mình được tiếp nhận, tác dụng của nó là giải tỏa và tiêu ...goài, mục tiêu của đối tượng là mong muốn lấy lại sự tín nhiệm của giáo viên. Nhưng nếu để tâm cố gắng lắng nghe, thì chú ý trong các câu “Nếu như lúc đó em có thể buông lỏng một chút”, “Hoàn toàn không cần phải cảm thấy tự ti, cũng không cảm thấy hồi hộp”, thì NTV sẽ phát hiện ý nghĩa hàm ẩn ...ng thanh thiếu niên. Chứng trạng chủ yếu của nó là: Khi đối diện hoặc phải đối dliện thì phong cách rất dị thường, nét mặt biểu lộ thay đổi khác thường, động tác cứng đơ, lóng ngóng, luôn trốn tránh ánh mắt người đối diện, giọng nói cũng thay đổi khác thường. 3. Xử lý chứng sợ hãi Khi một ngư...

pdf379 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tư vấn tâm lý học đường liệu pháp hóa giải những ẩn khuất về tâm lý - Lý Chủ Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được địa vị xã hội tương ứng và còn làm cho cuộc
sống gia đình có cơ sở vật chất tương ứng. Từ đầu thế
kỷ 21 cho đến nay, áp lực công việc càng nghiêm trọng
thêm. Áp lực công việc quá lớn sẽ khiến cho phụ
huynh ứng phó mệt mỏi, quan tâm không đủ đến gia
đình hoặc con cái, cũng sẽ mang đến tổn hại cho sức
khoẻ tâm lý của phụ huynh, thậm chí mang lại tình
trạng “chết vì quá lao lực”. Nếu như phụ huynh tích cực
ứng phó với áp lực công việc; đồng thời học được cách
thả lỏng và nghỉ ngơi, khi có được chế độ làm việc
thích hợp như thế sẽ có lợi ích rất lớn.
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Chương 8. TƯ VẤN TÂM LÝ PHỤ HUYNH
Trị liệu tâm lý gia đình là một loại hệ thống trị
liệu lấy gia đình làm đối tượng trị liệu, vận dụng nhiều
loại kỹ thuật trị liệu và phương pháp để thúc đẩy sự
thay đổi các mặt kết cấu gia đình, kiểu mẫu tác động
lẫn nhau của trao đổi gia đình, mức độ phân hoá bản
thân của các thành viên trong gia đình,... Từ đó làm
cho vấn đề của người bị nhận định là có vấn đề trong
gia đình được giải quyết. Phạm vi của trị liệu gia đình
rất rộng lớn, đối tượng lại rất nhiều, bao gồm trị liệu
hôn nhân, trị liệu tính chất vợ chồng, trị liệu về nguy cơ
gia đình, trị liệu chỉnh hợp kết cấu gia đình, trị liệu gia
tộc,... Nội dung mà bài này giới thiệu chính là trị liệu
chỉnh hợp kết cấu gia đình lấy con cái và cha mẹ làm
đối tượng tham gia chính, được gọi là trị liệu tâm lý gia
đình hoặc trị liệu gia đình.
Ý nghĩa của tư vấn tâm lý gia đình ở trong tâm
lý tư vấn học đường đã được đề cập ở phần trên. Là
một bộ phận tạo thành tư vấn tâm lý gia đình nên trị
liệu tâm lý gia đình cũng có sự cần thiết của nó. Trị
Bài 3. TRỊ LIỆU TÂM LÝ GIA ĐÌNH
liệu tâm lý gia đình lấy gia đình được hợp thành giữa
con cái với cha mẹ làm đối tượng tư vấn. NTV thông
qua tác dụng của hệ thống gia đình tổng thể, thúc đẩy
làm thay đổi hệ thống kết cấu gia đình và kiểu mẫu tác
dụng lẫn nhau giữa thành viên gia đình, từ đó tác động
đến trách nhiệm của phụ huynh đối với học sinh, cuối
cùng đạt được sự giải quyết vấn đề của học sinh. Do
cơ thể và tinh thần của học sinh còn nằm trong giai
đoạn phát triển, nên những học sinh còn tồn tại mối
quan hệ ỷ lại sâu sắc với gia đình, đặc biệt là những
học sinh trung học - tiểu học, cơ thể và tinh thần của
chúng chưa phát triển toàn diện, pháp luật qui định
nghĩa vụ của người giám hộ đảm nhận dạy dỗ và nuôi
dưỡng chúng, tư vấn và giúp đỡ cho chúng không
được vượt qua quyền hạn của cha mẹ, mà có tác dụng
độc lập. Chính vì thế lấy cha mẹ và gia đình đưa vào
trong hệ thống tư vấn, lấy gia đình làm đối tượng tư
vấn và trị liệu - mang một ý nghĩa đặc thù đối với tư vấn
tâm lý học đường mà học sinh làm đối tượng tâm lý
chính.
I. HAI ĐIỂM TỰA LÝ LUẬN CỦA TRỊ LIỆU GIA
ĐÌNH
Trị liệu gia đình có hai điểm tựa lý luận: một
là lý luận hệ thống và hai là lý luận chu kỳ tuổi thọ gia
đình.
Lý luận hệ thống đã được đề cập ở phần
trước. Nó có hai điểm chính:
Một là, gia đình là một hệ thống xã hội mở
rộng, thành viên gia đình là yếu tố tạo thành hệ thống
này, hành vi hoặc vấn đề của họ được biểu hiện trong
quan hệ với người khác. Hơn nữa mối quan hệ này
không phải là tuyến tính duy nhất. Ví dụ, sự rụt rè của
con cái là một bộ phận của mối quan hệ giữa chúng
với người mẹ, là kết quả của việc người mẹ bài xích
con cái. Nhưng vì sao người mẹ bài xích con cái như
vậy? Thì ra người cha trong mối quan hệ vợ chồng
thường có cảm giác bị khống chế, nên khi người mẹ
trách mắng con cái thì người cha luôn chọn sách lược
bảo vệ con cái để hạ thấp quyền uy của người mẹ.
Điều này lại làm cho con cái tìm được đồng minh, nên
con cái dùng cách ủng hộ người cha để đáp lại sự bảo
vệ của cha mình. Kết quả là tạo nên sự bài xích
nghiêm trọng của người mẹ đối với con cái. Vì thế, mối
liên quan giữa sự việc gia đình hoặc hành vi vấn đề
không phải là mối liên quan nhân quả duy nhất mà là
tuần hoàn lẫn nhau, cả hai đều là nhân quả.
Hai là, giữa NTV và gia đình cũng tạo nên một
hệ thống ảnh hưởng lẫn nhau, chỉ có điều hệ thống
này là do NTV chủ đạo. Người trị liệu phải chen vào
trong hệ thống gia đình, là một thành viên trong gia
đình tham gia những hoạt động của gia đình, do vậy
mà hiểu được quan hệ gia đình, quan hệ giữa con cái
với gia đình, hiểu được những đứa con trong bối cảnh
quan hệ gia đình và sự ảnh hưởng của bản thân
người trị liệu cùng với mức độ của nó.
Lý luận chu kỳ tuổi thọ gia đình cung cấp tầm
nhìn về “vấn đề gia đình ở chặng đường đã qua, hiện
tại tìm cách xử lý nhiệm vụ trong quá trình phát triển và
tương lai phải đi về dâu”. Lý luận chu kỳ tuổi thọ gia
đình xem gia đình là một quá trình thống nhất thể hữu
cơ, trải qua sự ra đời, trưởng thành, phát triển, già yếu,
bệnh tật và chết đi. Mỗi giai đoạn đều có một nhiệm vụ
nhất định, sẽ đối diện với áp lực và nguy cơ nhất định.
Việc xử lý nhiệm vụ, nguy cơ và áp lực sẽ giúp cho gia
đình phát sinh thay đổi.
II. BIỆN PHÁP CỦA TRỊ LIỆU GIA ĐÌNH
Phương pháp trị liệu của những phái trị liệu
gia đình khác nhau thường có sự khác biệt, nhưng sự
khác biệt này không lớn lắm. Ở đây xin lấy phái kết cấu
của Minuchin có ảnh hưởng tương đối lớn, mang tính
tiêu biểu nhất trong trị liệu gia đình làm ví dụ để giới
thiệu về phương pháp trị liệu gia đình (Khâu Trân
Uyển, 2000).
1. Tham gia và điều hoà
NTV tham gia vào những hoạt động của gia
đình, quan sát mối quan hệ giữa các thành viên trong
gia đình, xây dựng hệ thống NTV - gia đình Giai đoạn
này có thể sử dụng bản thiết kế kết cấu gia đình để
làm rõ mối quan hệ gia đình.
2. Tác dụng qua lại
Thông qua việc đặt vấn đề, NTV quan sát để
hiểu rõ tầng kết cấu của gia đình và giới hạn giữa
những thành viên trong gia đình với nhau; đồng thời
nhắm đúng giới hạn mà giải quyết một cách hợp lý.
3. Chẩn đoán vấn đề
Đặt vấn đề của học sinh vào trong hệ thống
gia đình tổng thể, hồi tưởng về quá khứ của gia đình,
tập trung vào hiện tại của gia đình, nêu lên khả năng
tồn tại vấn đề của kết cấu gia đình, đồng thời bước đầu
xác định hướng can thiệp.
4. Chỉ ra và sửa chữa phương thức tác
động lẫn nhau
NTV chú trọng chỉ ra kiểu mẫu tác động lẫn
nhau của gia đình, tích cực điều khiển kiểu mẫu này
để làm hiện lên những vấn đề tồn tại của nó; đồng thời
vận dụng kỹ thuật nhào nặn để giúp đỡ những thành
viên gia đình cải tiến kiểu mẫu này.
5. Thiết lập giới hạn
Giúp đỡ những thành viên gia đình làm rõ
mối quan hệ giữa bản thân với người khác, làm cho
những thành viên gia đình ai làm việc nấy; đồng thời
cũng nhấn mạnh quan hệ bổ trợ giữa những người
trong gia đình với nhau, yêu cầu những người trong
gia đình phải giúp đỡ lẫn nhau về sự thay đổi của đôi
bên.
6. Chế tạo không cân bằng
NTV lợi dụng sự không cân bằng giữa những
thành viên gia đình với nhau, tạo nên sự thay đổi của
hệ thống gia đình. Nếu như sự không hiểu nhau của
những thành viên gia đình đã trở thành thói quen, thì
NTV phải tích cực xen vào, cố ý làm phá vỡ sự cân
bằng vốn có giữa những thành viên gia đình với nhau,
tạo thành sự không cân bằng mới.
7. Giả thiết thách thức với những người
trong gia đình
Nêu lên thách thức giả thiết về thế giới hiện
thực đối với những thành viên trong gia đình, làm thay
đổi mối quan hệ giữa những thành viên với nhau, làm
cho những thành viên trong gia đình học được cách
nhìn vấn đề từ góc độ của người khác, từ đó đạt được
sự kết thúc của việc trị liệu gia đình.
III. KỸ THUẬT CỦA TRỊ LIỆU GIA ĐÌNH
Vẫn lấy trị liệu gia đình làm ví dụ để giới thiệu
những kỹ thuật chủ yếu của trị liệu gia đình: 1. Hiện
thực hoá kiểu mẫu trao đổi giữa những thành viên
gia đình với nhau
Không phải nghe những người trong gia đình
kể lại câu chuyện, mối quan hệ, mà là làm cho thành
viên gia đình biểu diễn ra trong hoàn cảnh tư vấn
nhằm làm cho thành viên gia đình thấy được và xem kỹ
kiểu mẫu trao đổi thực tế của mình với những người
trong gia đình. Vai trò của NTV lúc này là đạo diễn. Anh
ta cũng sắp xếp lại khoảng cách thực tế giữa những
thành viên gia đình với nhau.
2. Hoạch định giới hạn thích hợp của quan
hệ thành viên gia đình
NTV giúp đỡ thành viên trong gia đình có
được sự cân bằng giữa mối quan hệ tự chủ và ỷ lại, trị
liệu toàn diện về gia đình.
3. Thổi phồng những áp lực mà gia đình gặp
phải
NTV thông qua việc thổi phồng hoàn cảnh áp
lực gia đình, làm hiện lên những xung đột tiềm ẩn của
gia đình. NTV vận dụng sách lược đồng minh hoặc xa
cách để giúp đỡ thành viên gia đình khiến thay đổi kiểu
mẫu trao đổi, làm cho thành viên gia đình xem xét lại
tính khả thi giải quyết vấn đề trước mắt.
4. Phân phối bài tập gia đình
Làm bài tập gia đình trong hoàn cảnh trị liệu
hoặc sau khi trị liệu, làm cho thành viên gia đình thí
nghiệm và luyện tập kiểu mẫu trao đổi mới.
5. Lợi dụng vấn đề tính triệu chứng
Lợi dụng vấn đề tính triệu chứng, cùng với
thành viên gia đình nghiên cứu “công dụng” của triệu
chứng trong hệ thống gia đình này; sau đó dùng để
thay đổi kiểu mẫu trao đổi gia đình.
6. Điều khiển tâm trạng
Lợi dụng những phản ứng tâm trạng nhất
định của thành viên gia đình biểu hiện ra trong quá
trình trị liệu, nghiên cứu kết quả triệu chứng của mặt
trái tâm trạng có thể biểu hiện ra, từ đó tìm được
hướng thay đổi.
7. Ủng hộ, giáo dục và hướng dẫn
NTV ủng hộ tính hoàn chỉnh giữa tự chủ của
cá thể với hệ thống gia đình, đồng thời dẫn dắt sự trao
đổi và thay đổi của gia đình, cung cấp thông tin và
hướng dẫn tác động qua lại giữa thành viên gia đình,
về giới hạn giữa thành viên gia đình,...
Phần trên chủ yếu giới thiệu về điểm tựa lý
luận, phương pháp, kỹ thuật của trị liệu gia đình. Từ đó
có thể thấy được, trị liệu gia đình lấy quan điểm và kỹ
thuật của học phái. Trong đó những kỹ thuật không đặc
biệt là một loại hệ thống trị liệu chiết trung, muốn nắm
vững lý luận và kỹ thuật của nó cũng không phải là khó.
Trong thực tiễn tư vấn tâm lý học đường, NTV có thể
căn cứ theo nhu cầu mà sử dụng.
HOẠT ĐỘNG VÀ LUYỆN TẬP (1)
I. Đóng vai
1. Tiểu Nguyệt là một học sinh nữ lớp 8. Hành
vi đập nát cửa nhà của em là để phản kháng việc mẹ
không cho em xem ti vi mà khoá ti vi lại. Mẹ em đã thay
cửa mới, nhưng vẫn tiếp tục khoá ti vi. Tiểu Nguyệt rất
giận dữ, trong quá trình tư vấn, em hy vọng NTV có
cách làm cho mẹ em thay đổi hành vi của mình. Là
một NTV bạn triển khai công việc này như thế nào?
Hãy đóng một vai diễn để biểu hiện phương án công
việc của bạn.
2. Cũng ví dụ trên, nến bạn có thể làm công
việc trị liệu gia đình, hãy dùng cách thức đóng vai để
biểu hiện phương pháp chủ yếu và kỹ thuật của việc trị
liệu.
3. Cũng cách thức đóng vai của trị liệu gia
đình ở trên, hãy phân tích sự thành công cũng như thất
bại của việc trị liệu.
II. Dưới đây là ví dụ không cùng phương
pháp phụ đạo của cùng trường hợp. Hãy dùng
phương thức đóng vai để thị phạm, đồng thời tiến
hành thảo luận:
Học phái phân tích tâm lý (Sigmund Freud)
Người hỏi: Hôm nay tôi cảm thấy không được
khỏe. Tôi cảm thấy đau đầu... Lẽ ra hôm nav tôi dự
định xin phép nghỉ ở nhà.
NTV: [Giảng giải] Xem ra anh không muốn
đến đây gặp tôi!
Người hỏi: Đúng vậy! Anh có thể nói như thế.
NTV: [Giảng giải] Rất có thể anh không muốn
tiếp tục đề tài mà chúng ta lần trước đã đề cập đến
đúng không?
Người hỏi: [Im lặng]
NTV: Hãy nói cho tôi biết anh đang nghĩ gì?
Người hỏi: [Bắt đầu tự do liên tưởng] [tiếp tục
tự do liên tưởng và trở nên giận dữ]
NTV: Có phải tôi làm anh nhớ lại một số
người và điều ấy dã làm anh giận dữ? [NTV dẫn dắt
người hỏi nói ra nguyên nhân giận dữ. Trên lý luận
chúng ta giả thuyết rằng đến sau cùng anh ấy sẽ đề
cập đến nhân vật trọng tâm có liên quan đến nỗi khó
khăn của mình. Trong trường hợp này người đó chính
là cha của anh ấy. Khi người hỏi nói đến cha mình và
bản thân cũng phát sinh sự giận dữ thì NTV phải ở
bên cạnh giải thích, phải giúp đỡ người hỏi làm rõ
ngọn ngành đầu đuôi giữa khách thể và tâm trạng, qua
quá trình này những năng lượng dồn nén của người
hỏi sẽ được giải phóng].
Xin chú ý: Những câu đối thoại ngắn này làm
cô đặc nội dung nói chuyện một thời gian dài giữa
người hỏi với NTV, nhưng trong quá trình phụ đạo, một
nhà phân tích tinh thần không vội vã tiến hành đàm
thoại giải thích và làm những cách thức lãnh đạo.
Học phái Rodney Rogers (Rodney Rogers)
Người hỏi: Hôm nay tôi cảm thấy không được
khỏe. Tôi cảm thấy đau đầu.... Lẽ ra hôm nav tôi dự
định xin nghỉ ở nhà.
NTV: Hôm nay đúng là anh cảm thấy không
khỏe chứ?
Người hỏi: ừm! Anh nói rất đúng, trên thực tế
tôi hoàn toàn không muốn đến, tôi cần phải nghỉ ở
nhà.
NTV: ơ..., Anh cảm thấy không khoẻ nhưng
vẫn có việc phải làm, chẳng trách anh cảm thấy rất mệt
mỏi.
Người hỏi: ừm..., nhưng cho dù sức khoẻ tôi
không có vấn đề gì tôi cũng không muốn đến đây gặp
anh.
NTV: Ý anh là đến đây gặp tôi là một việc khổ
sai đúng không? Thật vậy, chấp nhận trị liệu không
phải là đơn giản, không những phải đối diện với nhiều
khó khăn mà còn bỏ ra thời gian tương đối nhiều.
Người hỏi: Đúng! Anh nói rất đúng! Phải đối
diện với vấn đề của bản thân thật không dễ gì..., anh
hiểu ý tôi không?
NTV: Tôi hiểu, tôi rất hiểu, tôi biết đó là việc
không dễ dàng.
Học phái trị liệu tâm trạng tâm lý (Ellis)
Người hỏi: Hôm nay tôi cảm thấy không được
khoẻ. Tôi cảm thấy đau đầu... Lẽ ra tôi hôm nay dự
định xin nghỉ ở nhà.
NTV: Đó chính là anh đang lẩn tránh, không
muốn đến đây gặp tôi.
Người hỏi: Không phải, tôi không đồng ý, tôi.
NTV: Anh không cần phải phủ nhận, anh đích
thực là đang lẩn tránh, anh hãy nghĩ xem, có phải anh
muốn nói với tôi rằng không một ai có thể giúp được
anh?
Người hỏi: ơ...
NTV: Có phải anh muốn nói với tôi là bản thân
anh đã không còn thuốc chữa. Nhưng tôi cho rằng anh
không muốn đối diện với khó khăn!
Người hỏi: ừm! Anh nói rất đúng, tôi thừa
nhận bản thân mình không muốn đối diện với khó
khăn. Nhưng trên thực tế tôi không những cảm thấy
bản thân mình đã hết thuốc chữa, mà còn cảm thấy tôi
không xứng đáng để người khác phải hao tâm tổn sức
giúp mình NTV: Anh nói như thế có phần sai rồi.
 Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG
- Hans J. Eysenck chủ biên. Tâm lý học - Con
đường chỉnh hợp (tập 1, 2). Huỳch Củng Cố dịch.
Thượng Hải: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hoa
Đông, 2000
- Sầm Quốc Trinh. Chỉnh sửa hành vi.
Thượng Hải: Nhà xuất bản Đại học Tự nhiên Hoa
Đông, 1996
- Sầm Quốc Trinh, Lý Chính Vân,... Kỹ thuật và
ứng dụng của sự can thiệp tâm lý học đường. Quảng
Tây: Nhà xuất bản Giáo dục Quảng Tây, 1999
- Xa Văn Bác. Chỉ nam trị liệu tâm lý. Cát Lâm:
Nhà xuất bản Nhân dân Cát Lâm, 1990
- D. Matthias Scherz. Lịch sử tâm lý học hiện
đại. Dương Lập Năng dịch. Bắc Kinh: Nhà xuất bản
Giáo dục nhân dân, 1981
- Phó An Cầu. Sổ tay chẩn đoán trị liệu tâm lý
dị thường thực dụng. Thượng Hải: Nhà xuất bản Giáo
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
dục Thượng Hải, 2001
- Cao Tương Bình, Lưu Xuân Linh. Lý học
bệnh tâm lý học đường. Quảng Tây: Nhà xuất bản
Giáo dục Quảng Tây, 1999
- G.Egan Gawind. Trịnh Duy Liêm dịch.
Thượng Hải: Nhà xuất bản Giáo dục Thượng Hải,
1999
- Cố Hải Căn. Môn học đo đạc tâm lý học
đường. Quảng Tây: Nhà xuất bản Giáo dục Quảng Tây,
1999
- Giang Quang Vinh. Tư vấn và trị liệu tâm lý.
An Huy: Nhà xuất bản Nhân dân An Huy, 1998
- Lâm Mạnh Bình. Phụ đạo và trị liệu tâm lý.
Hồng Kông. Nhà in sách Thương vụ, 1988
- Liêu Chính Phong. Tâm lý học giáo viên.
Triết Giang: Nhà xuấn bản Giáo dục, 1985
- Mã Kiến Thanh. Phụ đạo cuộc sống - Tư vấn
tâm lý học. Sơn Đông: Nhà xuất bản Giáo dục Sơn
Đông, 1992
- Tiền Minh Di. Tư vấn tâm lý. Bắc Kinh: Nhà
xuất bản Nhật báo Quang Minh, 1989
- Tiền Minh Di. Tư vấn tâm lý và trị liệu tâm ly.
Bắc Kinh: Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh, 1994
- Khu Chân Uyển. Làm người thương nhân tư
vấn. Đài Loan: Nhà xuất bản Tâm lý, 2000
- R.G. Miltenburger. Nguyên lý và phương
pháp chỉnh sửa hành vi (tập 1, 2). Hồ Bội Thành dịch.
Bắc Kinh: Nhà xuất bản Công nghiệp nhẹ Trung Quốc,
2000
- Thang Nghi Lãng, Hứa Hựu Tân. Khái luận
tư vấn tâm lý. Quí Châu: Nhà xuất bản Giáo dục Quí
Châu, 1999
- Uông Hướng Đông,... sổ tay nhận xét vệ sinh
tâm lý. Bắc Kinh: Xã tạp chí Vệ sinh Tâm lý Trung
Quốc, 1999
- Vương Dĩ Nhân,... Vệ sinh tâm lý giáo viên.
Bắc Kinh: Nhà xuất bản Công nghiệp nhẹ Trung Quốc,
1999
- Ngụy Khánh An. Khái luận tâm lý học
đường. Bắc Kinh: Nhà xuất bản Giáo dục Cao đẳng,
1997
- Ngô Cẩm Phiếu, Quách Đức Phong. Tâm lý
giáo dục gia đình. Thượng Hải: Nhà xuất bản Giáo dục
Thượng Hải, 1998
- Ngô Vũ Điển,... Nguyên lý phụ đạo. Đài
Loan: Nhà xuất bản Tâm lý, 1990
- Từ Quang Hưng. Tâm lý học học đường.
Thượng Hải: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hoa
Đông, 2000
- Dương Hồng Phi. Tư vấn tâm lý và trị liệu
tâm lý sinh viên. Phúc Kiến: Nhà xuất bản Giáo dục
Phúc Kiến, 1997
- Dương Liên Khiêm, Đổng Tú Châu. Sách
lược kết cấu định hướng trị liệu gia đình. Đài Loan:
Nhà xuất bản Tâm lý, 1997
- Diêu Hâm Sơn. Phụ đạo tâm lý cá biệt.
Thượng Hải: Nhà xuất bản Giáo dục Thượng Hải,
2000
- Diệp Hạo Sinh chủ biên. Lịch sử và hệ thống
của tâm lý học phương Tây. Bắc Kinh: Nhà xuât bản
Giáo dục nhân dân, 1998
- Trương Linh Thông, Tông Hưng Xuyên. Phụ
đạo và tư vấn tâm lý học sinh trung học. Thượng Hải:
Nhà xuất bản Đại học Khoa học tự nhiên Hoa Đông,
1998
- Trương Nhật Thăng. Tư vấn tâm lý học. Bắc
Kinh: Nhà xuất bản Giáo dục nhân dân, 1999
- Trương Tiểu Kiều chủ biên. Lý luận và thao
tác của tư vấn tâm lý. Bắc Kinh: Nhà xuất bản Đại học
Nhân dân Trung Quốc, 1998
- Châu Tác Vân,... Khái luận tâm lý học giáo
viên. Tứ Xuyên: Nhà xuất bản Đại học Khoa học Kỹ
thuật Thành Đô, 1988
- Tăng Văn Tinh, Từ Tịnh. Trị liệu tâm lý: Ly
luận và phân tích. Bắc Kinh: Nhà xuất bản Đại học Y
khoa Bắc Kinh, 1994
- Trịnh Nhật Xương. Chẩn đoán tâm lý sinh
viên. Sơn Đông: Nhà xuất bản giáo dục Sơn Đông,
1999
- Trinh Hy Phó. Tâm lý học lâm sàng. Hà
Nam: Nhà xuất bản Đại học Hà Nam, 1997
Created by AM Word2CHM
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TƯ VẤN TÂM LÝ
1. Khái niệm về tư vấn tâm lý 2. Các nguyên
tắc của tư vấn tâm lý 3. Tư cách và tố chất của người tư
vấn Chương 2. XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ TƯ VẤN TỐT
ĐẸP
1. Tính chất và đặc trưng của mối quan hệ tư
vấn 2. Đồng cảm 3. Chân thành 4. Tôn trọng Chương
3. KỸ NĂNG HỘI ĐÀM TƯ VẤN
1. Tính chất và yêu cầu của hội đàm tư vấn 2.
Kỹ năng tìm hiểu đối tượng được tư vấn 3. Nghệ thuật
ảnh hưởng tới đối tượng được tư vấn 4. Nghệ thuật phi
ngôn ngữ trong hội đàm Chương 4. VẤN ĐỀ ĐÁNH
GIÁ
1. Loại hình của vấn đề
2. Hội đàm đánh giá 3. Đặc trưng và cách
đánh giá vấn đề tâm lý thường gặp của học sinh
Chương 5. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU TƯ VẤN
MỤC LỤC
1. Hai loại nghệ thuật xác định mục tiêu tư vấn
2. Giải quyết những trở lực trong bàn định mục tiêu tư
vấn Chương 6. NGHỆ THUẬT CAN THIỆP HÀNH VI
1. Nghệ thuật bồi dưỡng hành vi 2. Nghệ
thuật nâng cao xác suất phát sinh hành vi 3. Nghệ
thuật hạ thấp xác suất phát sinh hành vi 4. Phương
pháp khắc phục sợ hãi Chương 7. TƯ VẤN TÂM LÝ
GIÁO VIÊN
1. Ý nghĩa của việc tư vấn tâm lý giáo viên 2.
Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sức khỏe tâm
lý giáo viên 3. Phương pháp tư vấn tâm lý giáo viên
Chương 8. PHỤ HUYNH
1. Sơ lược về tư vấn tâm lý phụ huynh 2. Tư
vấn tâm lý giáo dục gia đình 3. Trị liệu tâm lý gia đình
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
---//---
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG
Liệu pháp hóa giải những ẩn khuất về tâm lý
Biên soạn: Kiến Văn - Lý Chủ Hưng NHÀ XUẤT BẢN
PHỤ NỮ
39 Hàng Chuối - Hà Nội
ĐT: 9.717979 - 9.717980 - 9.710717 - 9.716727 -
9.712832
Fax: 9.712830
CN: 16 Alexandre De Rhodes - Q.1 - TP. HCM
ĐT: 8.294459 - 8228467 - Fax: 8.294459
Chịu trách nhiệm xuất bản: TRẦN VIỆT ANH
Biên tập: NGỌC LINH
Trình bày: VƯƠNG HÁN NGHĨA Bìa: HS. LAN NHI Sửa
bản in: NGỌC TUẤN
CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN HÓA VĂN LANG - NS. VĂN
LANG
25 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.I, TP.HCM
ĐT: 8.242157 - 8.233022 | Fax: 84.8.235079
In 1.000 cuốn khổ 12 x 20cm tại Xuởng in CN Trung
Tâm Hội Chợ Triển Lãm Việt Nam. Số đăng ký KHXB
284-2007/CXB/22-13/PN ngày 17.04.2007. Quyết định
xuất bản số: 140-QĐ/PN. In xong và nộp lưu chiểu quý
3 năm 2007.
Created by AM Word2CHM

File đính kèm:

  • pdftu_van_tam_ly_hoc_duong_lieu_phap_hoa_giai_nhung_an_khuat_ve.pdf
Ebook liên quan