Tư vấn tâm lý học đường - Quan trọng không phải mình có gì mà là mình là ai? - Nguyễn Thị Oanh

Tóm tắt Tư vấn tâm lý học đường - Quan trọng không phải mình có gì mà là mình là ai? - Nguyễn Thị Oanh: ...nh này, Ý THỨC VỀ GÍA TRỊ BẢN THÂN (self esteem) hay ý thức tự quý trọng mình là vô cùng quan trọng. Người có ý thức cao về giá trị bản thân luôn sống lạc quan, tự tin dễ đạt tới hạnh phúc. Đây không hẳn là người tài ba xuất chúng hay thành đạt cao mà có thể là người bình thường từ chị quét rá...ng tầm nhìn của mình vào những con người tích cực để giữ vững lòng tin với thầy cô, không nên vì người khác tiêu cực mà mình cũng tiêu cực theo. Việc các cháu nêu vấn đề là một dấu hiệu tích cực. Không chỉ nói mà còn hành động. Các cháu hay bàn rộng rãi với tất cả các bạn bè và phụ huynh. Tranh... tắc chọn nghề là phải chọn ngành mình thích và có năng khiếu. Thích mới làm tốt, làm tốt mới hạnh phúc vì mình được phát huy năng khiếu, và nghề nghiệp là việc làm suốt đời. Vì hoàn cảnh, cháu đã lỡ chọn nghề mình không thích. Nhưng, gần ra trường rồi, cháu chớ nên dại dột bỏ học. Cứ cố học để...

pdf238 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tư vấn tâm lý học đường - Quan trọng không phải mình có gì mà là mình là ai? - Nguyễn Thị Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h đẳng ngay cả
trong lĩnh vực văn hóa. Chồng tương lai của em sẽ nể
em hơn nếu em là một người có kiến thức và có khả
năng độc lập về kinh tế. Có khi ra ngoài xã hội anh ta
sẽ hãnh diện vì em.
Em có thể kết hôn ngay nhưng những năm
đầu khi chưa có con, em nên tranh thủ học một nghề
mà em thích. Có thể em không đi làm nhưng em sẽ
vẫn tự tin, hơn là sống ỷ lại hoàn toàn vào chồng. Mong
em suy nghĩ thật kỹ.
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần V. TÌNH YÊU, TÌNH BẠN
Cháu và Mai - bạn học cùng lớp 12 với cháu -
thân nhau từ cấp II. Thế mà lại xảy ra một chuyện
buồn. Hôm qua Mai b ị mất tiền (để trong cặp sách).
Ra chơi, bạn ấy lấy tiền rủ cháu xuống căng-tin uống
nước thì phát hiện mất bóp đựng tiền. Một số bạn
trong lớp xì xào: nghi phạm hẳn phải là những người
ngồi cạnh. Cháu lại ngồi cạnh Mai.
Bạn ấy không nói gì mà cháu thì chẳng thể
thanh minh, vì có ai đổ cho cháu đâu, nhưng Mai cũng
ít nói hẳn với cháu. Cháu buồn, không b iết phải cư xử
thế nào, nhưng trong lòng cũng đau đớn. Chẳng lẽ là
bạn thân, chơi với nhau nhiều năm mà Mai lại nghĩ
xấu cho cháu? Như vậy có đáng gọi là bạn thân?
Cháu buồn và tự ái nên cũng không thèm nói chuyện
với Mai, kết quả là chúng cháu chiến tranh lạnh. Cô ơi,
cháu nên làm gì hay là cứ để tình bạn chết?
Sự hiểu lầm thật đáng buồn. Cũng nên thông
cảm với Mai trong cơn bối rối. Phản ứng “giận lại” của
Tình bạn có tan vỡ
cháu càng gây thêm rắc rối. Thật ra “cây ngay không
sợ chết đứng” nhưng trong trường hợp của các cháu,
cần phải thẳng thắn nói chuyện với nhau, nhất là khi
hai cháu là bạn thân của nhau. Hãy vượt qua tự ái,
đừng để tình bạn chết một cách lãng xẹt, cũng đừng
thụ động chờ “thời gian sẽ chứng minh” nếu thật sự
cháu không lấy tiền của bạn.
Sự chủ động, thái độ ngay thẳng thật lòng của
cháu, bản lĩnh của cháu trong lúc này sẽ phần nào xóa
đi sự nghi kỵ của bạn bè xung quanh. Nhất là, sau khi
chuyện đã xảy ra, mặc những tiếng xì xầm, các bạn vẫn
thấy hai “nhân vật chính” là cháu và bạn thân của cháu
vẫn vui vẻ, khăng khít với nhau. Điều đó là quan trọng
nhất. Chưa kể, sau này “kẻ trộm thật sự” bị phát hiện
thì cháu lại càng thanh thản, bạn cháu và mọi người
sẽ giật mình, hối hận vì đã có thái độ sai lầm, tình bạn
suýt tan vỡ chỉ vì nghi oan cho người khác.
Trong tình bạn, điều quan trọng là niềm tin và
sự hiểu nhau. Người ta không thể đánh mất tình bạn,
không nên phán xét nhân cách một con người chỉ vì
những nghi kỵ thiếu cơ sở. Cháu hãy chuẩn bị tinh
thần để mời Mai đi uống nước, rồi nói chuyện thẳng
thắn với nhau.
Không có động tác này sẽ khó nối kết lại tình
bạn. Cháu hãy can đảm lên!
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần V. TÌNH YÊU, TÌNH BẠN
Cô ơi, cháu đang rất buồn, vì tự nhiên cháu
và bạn cháu đang chơi thân với nhau thì lại không
thân nữa. Chúng cháu học lớp 11. Cháu và bạn ngồi
gần nhau, đi học cùng nhau, chia sẻ với nhau rất nhiều
thứ. Đầu năm nay, cô chủ nhiệm phân công bạn cháu
ngồi ở bàn khác để kèm cặp một bạn học hơi yếu và
có chuyện không vui về gia đình. Bạn cháu gần gũi,
quan tâm đến bạn kia hơn và ngày càng thân với bạn
ấy.
Cháu ganh tị và rất buồn nên có những phản
ứng không hay, làm bạn cháu thất vọng. Bạn ấy nói:
“Là bạn thân phải hiểu nhau, tôn trọng nhau và hành
xử đúng”. Bạn cho rằng cháu làm thế thì không còn là
bạn của bạn nữa. Và từ đó, bạn có vẻ lạnh nhạt làm
cháu rất đau khổ. Làm thế nào hàn gắn tình bạn hả
cô?
Trong tình bạn có bao hàm việc tôn trọng sự
tự do của nhau và không ích kỷ. Một người có thể chơi
Làm thế nào hàn gắn tình bạn?
với nhiều bạn cùng một lúc. Ta không nên độc quyền
hay sở hữu hóa bạn, nghĩa là xem người đó là duy
nhất thuộc về mình. Ganh tị sẽ làm mất bạn.
Cháu nên sửa tính tình của mình để sau này
lớn lên làm người yêu, làm vợ. Trong vị trí “nhạy cảm”
đó, người hay ghen tuông thì gia đình của họ sẽ khó
có hạnh phúc.
Cháu đã mất bạn vì “những phản ứng không
hay” như cháu nói. Vậy thì hãy chuộc lỗi bằng cách làm
hòa và kết thân với bạn một cách bình thường. Cháu
nên chấp nhận người bạn mới. Hãy cùng bạn cũ giúp
người bạn kia vì bạn ấy đang gặp khó khăn.
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG
“Có gì” và “là ai” 
Sống thế nào là khôn ngoan, đúng đắn? 
Tốt + thật thà = thua thiệt? 
Buồn tủi vì nghèo 
Con gái có cần giỏi? 
Học giỏi là quan trọng nhất? 
Vì sao họ tự tin hơn?
Created by AM Word2CHM
Phần VI. THÁCH THỨC NHỮNG GIÁ TRỊ
SỐNG HIỆN HÀNH
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần VI. THÁCH THỨC NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG HIỆN
HÀNH
Bạn cháu đi nước ngoài và tặng cho cháu một
tấm thiệp rất đẹp trong đó có câu danh ngôn bằng
tiếng Anh “Happiness does not come from what you
have, but from what you are” - cháu hiểu như thế này.
“Hạnh phúc không đến từ những gì bạn có mà từ
những gì bạn làm”. Có nghĩa, bạn là ai quan trọng hơn
là bạn có gì. Cháu hiểu vậy đúng không cô, mong cô
giải thích rõ hơn ý nghĩa của câu này.
Câu này rất hay và rất đúng. Chắc cháu đã
gặp những gia đình giàu có, quyền thế mà tan nát vì
anh chị em xâu xé nhau để giành của cải và ngược lại.
Ta thật hạnh phúc khi làm được điều ta mơ
ước. Có khi đó là thể hiện được tài năng (vẽ một bức
tranh đẹp, dạy học tốt, phục vụ người nghèo). Ta sẽ
hạnh phúc khi tạo được mối quan hệ hài hòa với
người xung quanh, khi ta sống với một lý tưởng đẹp,
sống có mục đích.
“Có gì” và “là ai”
Tấm thiệp này tới với cháu rất đúng lúc trong
một hoàn cảnh xã hội nhiễu nhương khi người ta chạy
theo quyền thế, tiền của và tưởng rằng những thứ ấy
sẽ đem lại hạnh phúc cho họ. Nhưng ta đang thấy
không ít người đang chạy theo những giá trị sai lầm.
Có những bạn trẻ cũng bị cuốn hút vào trào lưu thực
dụng này.
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần VI. THÁCH THỨC NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG HIỆN
HÀNH
Cô ơi, ở nhà và ở trường chúng cháu đều
được dạy phải sống như một người tốt, học giỏi, trung
thực, nghe lời cha mẹ, thầy cô; ra đời thì làm việc giỏi,
có tinh thần cống hiến, b iết hy sinh vì người khác
Những người như thế được yêu mến, được đánh giá
cao và nhìn chung thì được mọi người tôn trọng.
Nhưng thực tế hiện nay cháu thấy khác hẳn,
người ta được đề cao, ngưỡng mộ không hẳn vì giỏi, vì
tốt mà vì có địa vị, giàu có, có tài ở một lĩnh vực nào
đấy. Mà những người này chưa chắc được tôn trọng.
Trong khi người giỏi, người tốt, trung thực chưa chắc
được đề cao, ngưỡng mộ, mà có khi sống khổ, rước
họa vào thân. Cháu chẳng b iết sống ra sao, sống thế
nào là khôn ngoan, đúng đắn. Cô có thể giải thích cho
cháu?
Dường như cô có thể tóm ý tưởng của cháu
như sau: Người tốt, có đạo đức, giá trị thật chỉ được xã
hội đề cao trong lời nói, trên lý thuyết. Nhưng cuộc
Sống thế nào là khôn ngoan, đúng đắn?
sống thì ngược lại. Người nhiều tiền bạc, biết chạy
chọt thì được việc, được kính nể, ít lắm là bề ngoài.
Còn người trung thực, sống theo những điều họ tin
tưởng thì lắm khi gặp khó khăn.
Vừa qua một số người có can đảm chống tiêu
cực lại bị đì “tới bến”. Người không biết chạy chọt thì
không ăn nên làm ra.
Đây là một mâu thuẫn gần như muôn thuở
thường thấy trong mọi xã hội. Và ở nước ta hiện nay,
vấn đề trở nên trầm trọng đến độ nó làm cho ta nghĩ
rằng sống tốt là dại, còn bon chen, lấn lướt là khôn.
Sự khủng hoảng đạo đức trầm trọng đã khiến
các giá trị và chuẩn mực bị đảo lộn, cho nên rất khó để
tuổi trẻ các cháu tự định hướng cho mình. Có khi ngay
trong gia đình cha mẹ dạy một đàng nhưng làm một
nẻo.
Nhưng cho dù thế nào đi nữa thì theo cô
những giá trị đạo đức cơ bản như sự trung thực, tinh
thần vị tha, ý thức trách nhiệm là vĩnh cửu. Nó không
giúp ta ăn trên ngồi trước, không đem lại cho ta tiền
bạc, nhưng nó đem lại sự thanh thản của một lương
tâm trong sáng, niềm vui của một cuộc sống vì người
khác. Tóm lại đó là hạnh phúc. Sống đàng hoàng cũng
là để lại con cháu một di sản vô giá. Đó là niềm tự hào
và tự tin. Người ngồi mát ăn bát vàng nhờ mánh mung,
bản thân không hạnh phúc mà con cháu còn phải
mang mặc cảm suốt đời.
Sống tốt ngày nay là một chọn lựa khó, vì
dường như ta phải đi ngược dòng. Nhưng về lâu về
dài ta sẽ không hối tiếc. Trong giới trẻ hiện nay có một
số do ảnh hưởng của xu hướng thực dụng nghĩ rằng
có tiền là có tất cả. Sự thật không phải vậy. Ở phương
Tây, người ta thực hiện rất nhiều cuộc nghiên cứu cho
thấy thiếu tiền thì khổ thật. Nhưng khi có tiền thì tầng
lớp trung bình hạnh phúc hơn tầng lớp giàu có. Vì có
nhiều tiền thì lòng ham muốn cũng tăng và sự tham
lam của con người không bao giờ có chỗ đứng.
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần VI. THÁCH THỨC NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG HIỆN
HÀNH
Mẹ cháu thường chì chiết ba cháu như vậy,
mỗi khi ông có chuyện thất bại trong công việc, trong
quan hệ đồng nghiệp ở cơ quan. Ba cháu hay nhường
nhịn, nhận thua thiệt về mình, được bạn bè, đồng
nghiệp quý mến, trong khi đó mẹ cháu lại chê bai ba
là khờ. Như vậy là sao hả cô?
Nhân đó, mẹ cháu đem ba làm gương,
cảnh báo cháu không được noi theo, dù cháu rất yêu
và kính trọng ba. Mẹ muốn khuyến khích cháu làm
người tốt, sống nhân nghĩa hay là lanh lợi, ăn thua đủ
với người khác? Cháu phải sống thế nào cho hợp lẽ?
Hành vi đúng không phải là nên theo bên nào
mà theo điều mình nhận thức là đúng. Sống đúng
không để ăn hay thua người khác mà phải sống theo
lương tâm, sự trung thực, công bằng và vì lợi ích
chung Sống theo những nguyên tắc này, lúc nào cần
thắng thì ta thắng, cần thua thì ta thua.
Tốt + thật thà = thua thiệt?
Ví dụ ta nhất định không để mình bị xử ép khi
ta làm đúng, cho dù điều này có thể làm tình bạn sứt
mẻ. Ta chấp nhận thua, khi ta có lỗi và chân thành
nhận khuyết điểm để sửa sai. Nhưng không nên là
một người hèn yếu lúc nào cũng chịu lép để không
làm mất lòng người khác.
Cháu đừng băn khoăn phải theo ai mà cứ
theo lẽ phải. Biết đặt vấn đề như vậy, cô nghĩ cháu đã
chín chắn, đủ để tự suy nghĩ và lựa chọn.
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần VI. THÁCH THỨC NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG HIỆN
HÀNH
Cô ơi, người ta nói vật chất không quan trọng,
không phải là thước đo chính xác về giá trị con người.
Nhưng con không tin, vì thực tế cuộc sống cho thấy
một người ăn mặc mô đen, đi xe đẹp, giàu có thường
được ngưỡng mộ, trọng vọng hơn người có tài nhưng
nghèo khó. Cô có thấy là đi đâu, liên hệ công việc,
thậm chí vô nhà hàng ăn uống mà đi xe đạp, ăn
mặc lèng xèng thường không được đón tiếp niềm nở?
Ngay các bãi giữ xe cùng không nhận giữ xe đạp!
Hôm qua cháu đến nhà bạn gái với chiếc xe
đạp ba mẹ bạn tỏ vẻ khó chịu, nhìn dò xét, coi thường
cháu, có vẻ họ không muốn con gái quen một đứa con
trai nghèo hèn như cháu. Tự nhiên cháu cũng thấy
mình thấp kém trong cái nhìn của họ và cháu buồn tủi
quá cô ạ. Bạn gái cháu rất tốt, thương mến cháu
nhưng có lẽ cháu không nên duy trì tình cảm với bạn
nữa vì hai bên quá cách b iệt.
Cô đồng ý với cháu một phần. Ấn tượng ban
Buồn tủi vì nghèo
đầu luôn bị ảnh hưởng bởi bề ngoài của người đối
diện. Đặc biệt ở thời buổi thị trường, theo trào lưu thực
dụng này người ta căn cứ vào bề ngoài mà đánh giá
con người.
Tuy nhiên, không phải mọi người đều làm
như vậy. Mối quan hệ trong cuộc sống là một mối quan
hệ lâu dài. Sống và làm việc với nhau, điều quan trọng
là phẩm chất, tính tình, tài đức.
Là tinh thần vị tha, ý thức trách nhiệm Về
lâu, về dài qua quá trình tương tác người ta phát hiện
giá trị thật của nhau. Những cái bên ngoài không còn ý
nghĩa gì nữa.
Cô thông cảm với nỗi buồn của cháu, nhưng
không phải vì những phản ứng nhất thời mà cháu
đành buông xuôi. Đời sống còn dài, hãy tận dụng thời
gian để phát huy nơi mình những phẩm chất tốt đẹp và
sự tự tin nhờ những phẩm chất ấy. Sẽ luôn có những
người có suy nghĩ và lối sống giống như cháu và chia
sẻ những giá trị của cháu.
Bên cạnh xu thế của những người sống theo
bề ngoài, theo những giá trị giả tạo, cũng có những
người chọn những giá trị thật. Châm ngôn “nghèo cho
sạch rách cho thơm” của ông cha ta vẫn có giá trị.
Bằng chứng là dư luận vẫn lên án gắt gao những kẻ
tham lam, trục lợi, đua đòi.
Cháu không nên vơ đũa cả nắm và không
phải xẩu hổ hay mặc cảm vì nghèo. Cũng có khi cháu
tưởng tượng ra vẻ suy diễn về phản ứng của người
khác. Hay làm việc tích cực để thoát khỏi cái nghèo.
Bạn cháu là người tốt, vẫn yêu thương cháu mặc dù
người xung quanh có thể không đồng tình. Tại sao
cháu lại từ bỏ tình bạn quý giá này? Làm như thế cháu
tự cô lập và làm khổ bản thân.
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần VI. THÁCH THỨC NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG HIỆN
HÀNH
Cháu đang là sinh viên năm thứ 2. Là người
tự tin, nhưng cháu phải hỏi cô điều này và đang đối
diện với một thực tế: Cả gia đình cháu và bạn bè đều
cho rằng cháu thông mình, sắc sảo, học giỏi (cháu còn
vừa học, vừa làm thêm và kiếm được nhiều tiền) rồi ra
cuộc đời sẽ khổ.
Theo mọi người, người giỏi thường đa đoan
không thích ngồi yên hưởng “thái b ình” nên mua trách
nhiệm vào thân. Mẹ cháu còn lo cháu khó lấy chồng,
vì chẳng đàn ông nào thích vợ giỏi hơn mình. Ngay
người yêu của cháu thỉnh thoảng cũng không vui khi
thấy cháu “giỏi”. Chả lẽ giỏi cũng là bất hạnh hả cô?
Từ ngàn xưa, tư tưởng phong kiến không cho
phép đàn bà giỏi. Vì trong gia đình hay ngoài xã hội, họ
chỉ đóng vai phụ bên cạnh người đàn ông. Nhưng
ngày nay thì mọi sự đã thay đổi nhiều, phụ nữ có cơ
hội học hành, tham gia hoạt động xã hội nên tài năng
của họ có cơ hội phát triển. Họ ngày càng đóng một vai
Con gái có cần giỏi?
trò quan trọng trong quản lý xã hội. Chỉ cần nhìn vào
các nhà khoa học, các nhà doanh nghiệp và hoạt động
chính trị nữ ở nước ta thì thấy vai trò của phụ nữ quan
trọng đến mức nào.
Thế giới đang đi vào mùa “gặt hái” các nữ
tổng thống, thủ tướng Nếu xã hội không cần đến họ
thì người dân bỏ phiếu bầu cho họ làm gì.
Dư luận cho rằng càng giỏi càng khổ, khá
phổ biến. Đó là ý kiến của người thụ động. Người giỏi
tìm ra niềm vui và hạnh phúc trong hoạt động. Miễn là
họ biết cân bằng trong cuộc sống. Còn đàn bà giỏi khó
lấy chồng? Điều này càng phổ biến trong xã hội còn
phong kiến. Cô thấy một số bà nguyên thủ quốc gia
đều có chồng con bình thường.
Điều rất nên quan tâm và nên tránh là mặt trái
của sự giỏi giang. Đó là sự kiêu căng, coi thường
người khác, lúc nào cũng ta đây v.v Nếu trời phú cho
ta tài năng mà ta không phát huy hết để phục vụ xã hội,
ta cũng thiếu sót. Cháu cứ giỏi, nhưng hãy khiêm tốn
và tạo mối quan hệ hòa nhã với mọi người. Đôi khi
cũng phải biết “ẩn mình” một chút để không gây “lo âu”
cho người khác.
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần VI. THÁCH THỨC NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG HIỆN
HÀNH
Con đang học lớp 11. Con có cảm tình với
một bạn gái cùng lớp. Bạn xinh đẹp, học giỏi, mến
con. Con và bạn thường đứng nhất nhì trong lớp. Mỗi
khi bạn được xếp hạng trên con thì con thường không
vui vì thấy thua kém.
Gần đây có một bạn trai trong lớp tự nhiên
học tiến bộ vượt bậc, cạnh tranh với con về thứ hạng
và hình như cả cảm tình của bạn gái con. Nó cũng dễ
thương nhưng nó càng học giỏi, thì con càng ghét.
Hôm qua con đã bắt gặp nó đi xem phim với bạn gái
mà con có cảm tình. Có phải vì con học tụt hạng mà
bạn gái đã bỏ con để theo người khác không cô? Có
phải trong chuyện của tụi con, học giỏi là quan trọng
nhất để chinh phục bạn gái?
Xử sự như cháu sẽ đau khổ suốt đời, chứ
không chỉ lúc này thôi. Học giỏi rất quan trọng, nhưng
không phải là tất cả. Nhưng theo cách cháu diễn đạt,
cô hiểu quan niệm của cháu là: luôn luôn đứng đầu,
Học giỏi là quan trọng nhất?
luôn luôn thắng người khác mới là quan trọng. Điều
này không đúng vì cạnh tranh hay thi đua lành mạnh
phải có người thắng kẻ thua, lúc thắng lúc thua. Đó
mới là tinh thần fair play (chơi đẹp) của thể thao. Trong
học tập, luôn ở vị trí top 5, top 10 trong lớp là tốt rồi.
Vả lại ở đời, người chỉ học giỏi không phải
luôn luôn là người thành đạt hay hạnh phúc. Điều
quan trọng là tính cách con người, biết cách xử sự.
Cháu là người sẽ khó tìm hạnh phúc, tình bạn, tình yêu
vì người cháu yêu mà nổi trội hơn cháu thì cháu buồn,
bạn giỏi hơn cháu thì chán ghét bạn. Đây là biểu hiện
của sự háo thắng, chứ không phải cạnh tranh lành
mạnh để học giỏi.
Câu chuyện giữa 3 cháu chưa chắc là tình
yêu vì còn sớm quá để xác định, nhưng cháu cũng có
thể mất bạn gái vì tính hay ganh ghét của cháu.
Cháu hãy nhìn kỹ lại mình để có những giá trị
sống và cách xử sự đúng. Chúc cháu can đảm nhìn
nhận sự thật.
Created by AM Word2CHM
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Phần VI. THÁCH THỨC NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG HIỆN
HÀNH
Có một điều cháu suy nghĩ và thắc mắc: Tại
sao các bạn trẻ nước ngoài có vẻ tự tin hơn bọn trẻ
chúng cháu (sinh viên Việt Nam) về giao tiếp, tranh
luận, sống tự lập, độc lập, dám nghĩ dám làm? Ngay
các bạn trẻ châu Á khác như Singapore, Hàn Quốc
trông cũng tự nhiên, thoải mái hơn chúng cháu, khi
phát b iểu trước đám đông.
Điều này có phải do tính cách ảnh hưởng từ
nếp văn hóa, giáo dục phương Tây, hay do họ sống ở
những nước phát triển giàu có hơn nên tự tin hơn?
Còn chúng cháu, có lẽ do chưa được người lớn chú
trọng giáo dục về các kỹ năng trên
Cô rất thích câu hỏi của cháu vì đây là một vấn
đề cô đặc biệt quan tâm. Những điều mà cháu tự trả
lời đều đúng hết. Tuy nhiên theo cô, nguyên nhân cốt
lõi là giáo dục gia đình và học đường. Cha mẹ Việt
Nam thường “úm” con quá mức: bồng bế quá lâu, sợ
con té; đút con ăn tới 5-6 tuổi, trong khi ở một tuổi rưỡi,
Vì sao họ tự tin hơn?
hai tuổi thì trẻ ăn một mình được rồi. Vì sợ ăn lâu, sợ
dơ, người mẹ giành đút con và tước khỏi nó niềm vui
tự thưởng thức món ăn và nhất là tập tự lo cho mình.
Khi con đã ở tuổi vị thành niên, cha mẹ vẫn rất
sợ con không biết tự định đoạt nên hay quyết định thay
con. Lẽ ra, cha mẹ dù rất quan tâm, nên trao đổi với
con, cung cấp những thông tin cần thiết rồi để cho con
tụ quyết định. Đây là những bài tập vô cùng quý giá để
trưởng thành mà nhiều bạn trẻ Việt Nam đã bị thiếu
hụt!
Còn giáo dục học đường thì áp đặt từ trên
xuống, dạy và học máy móc. Người học không có cơ
hội tự suy nghĩ hay có sáng kiến. Học sinh bị đánh giá
theo kết quả học thuộc lòng thay vì theo khả năng tư
duy, ý thức trách nhiệm, tinh thần sáng tạo. Trong xã
hội ta, người trẻ ít được lắng nghe, khuyến khích nhận
trách nhiệm và tin tưởng. Người lớn làm điều này cũng
một phần vì trót “quen” với một xã hội tôn tiếng, hễ “nhỏ
là không được trả lời không được giải thích, nói ngược
lại người lớn” cho dù có khi chúng thực sự đúng.
Tình hình này nhất định phải thay đổi và đang
bắt đầu thay đổi. Nếu không, đất nước ta tiếp tục thua
thiệt. Các bạn trẻ cũng phải nỗ lực tự khẳng định mình.
Cái gì thấy đúng là cứ việc làm theo lương tâm của
mình. Văn hóa là do con người tạo ra và không bất di
bất dịch. Mỗi chúng ta phải góp phần thay đổi các mặt
chưa tiến bộ của nó để đưa xã hội đi lên.
Hy vọng đến khi các cháu làm cha mẹ thì việc
giáo dục trẻ ở gia đình và nhà trường sẽ khác hơn.
 Created by AM Word2CHM
Phần I. Gia đình
Phần II. Nghĩ về bản thân
Phần III. Nhà trường
Phần IV. Chuyện học hành, hướng nghiệp
Phần V. Tình yêu, tình bạn Phần VI. Thách thức những
giá trị sống hiện hành ---//---
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG
Quan trọng không phải MÌNH CÓ GÌ mà là MÌNH LÀ
AI?
Th.s NGUYỄN THỊ OANH
Chịu trách nhiệm xuất bản: TS. QUÁCH THU
NGUYỆT
Biên tập: KIM TUYẾN
Bìa: BÙI NAM
Sửa bản in: NGUYỄN PHƯỚC
MỤC LỤC
Kỹ thuật vi tính: THU TƯỚC
BÁO PHỤ NỮ TP. HỒ CHÍ MINH
NHÀ XUẤT BẢN TRẺ
161B Lý Chính Thắng - Q.3 - TP. Hồ Chí Minh ĐT:
9.316289 - 9.317849 - 9.316211 - 9350973
E-mail: nxbtre@hcm.vnn.vn
Website: 
CHI NHÁNH NXB TRẺ TẠI HÀ NỘI
Số 20 Ngõ 91 Nguyễn Chí Thanh - Q. Đống Đa - Hà
Nội ĐT: (04) 7734544 - Fax: (04) 7734544
E-mail: vanphongnxbtre@hn.vnn.vn
Khổ 14x20 cm. Số: 60-2008/CXB/1130-189/Tre. Quyết
định xuất bản số: 645A/QĐ - Tre, ngày 09 tháng 10
năm 2008.
In 1.500 cuốn, tại Xí nghiệp In Nguyễn Minh Hoàng.
Địa chỉ: 100 Lê Đại Hành, P.7, Q.11, TP HCM. ĐT:
8555812.
In xong và nộp lưu chiểu tháng 10 năm 2008.
 Created by AM Word2CHM

File đính kèm:

  • pdftu_van_tam_ly_hoc_duong_quan_trong_khong_phai_minh_co_gi_ma.pdf
Ebook liên quan