Tuyển tập Câu hỏi định tính vật lý - Nguyễn Quang Đông

Tóm tắt Tuyển tập Câu hỏi định tính vật lý - Nguyễn Quang Đông: ... các bản chứa đầy dầu hoả? 302. Có hai vật dẫn, một vật có điện tích bé hơn nhưng điện thế cao hơn vật kia. Các điện tích sẽ chuyển như thế nào khi cho các vật dẫn tiếp xúc với nhau? 303. Một vật dẫn A nằm trong điện trường của một điện tích điểm B. Ở đây bề mặt của vật A có phải là mặt ... vào sự có mặt hay không có mặt của vật thứ ba. 54. Đĩa cân có cốc nước bị hạ xuống vì khi nhúng ngón tay vào nước lực đẩy Acsimet tác dụng lên ngón tay có chiều hướng lên trên. Theo định luật III Niutơn, tay cũng tác dụng xuống chất lỏng một lực có cường độ bằng nhau nhưng hướng xuống dướ...của nước và của không khí thấp hơn người thì vì nước có độ dẫn nhiệt lớn hơn không khí nên ở trong nước người bị mất nhiệt nhiều hơn. 235. Đầu tiên đổ 2 lít nước 600C và 1000C vào bình 5 lít ta được 4 lít nước 800C. Rót ra 2 lít nước 800C, sau đó đổ 2 lít nước 200C vào bình 5 lít ta được 4 ...

pdf106 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 156 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tuyển tập Câu hỏi định tính vật lý - Nguyễn Quang Đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cao khả năng điều tiết của mắt giảm 
dần nên điểm cực cận lùi ra xa mắt, còn điểm cực viễn lại không thay đổi. Vì 
điểm cực viễn không thay đổi, mà đối với mắt bình thường thì ở vô cực nên khi 
nhìn vật ở xa, trong giới hạn nhìn rõ, mắt vẫn đủ khả năng điều tiết nên không 
cần đeo kính vì vậy các cụ già lúc nhìn xa không nhất thiết phải dùng kính. Với 
những người cận thị, vì không nhìn xa được nên trong mọi hoạt động thường 
nhật đều phải mang kính. 
394. Mắt người thường nhìn trong không khí. Không khí có chiết suất n = 
1, mắt người có chiết suất trung bình 1,336 nên các tia sáng từ không khí vào 
mắt bị khúc xạ nhiều, mới hội tụ đúng vào võng mạc. Khi lặn xuống nước, mắt 
tiếp xúc với nước có chiết suất 1,33 (Nhỏ hơn chiết suất của mắt một chút), nên 
các tia sáng từ nước vào mắt không hội tụ được vào võng mạc, mà vào một điểm 
ở sau võng mạc (Giống như người bị viễn thị), nên mắt chỉ trông thấy vật một 
cách lờ mờ chứ không rõ. Tuy nhiên, để khi lặn xuống nước mà có đeo kính lặn 
nước không lọt vào mắt được, nên mắt vẫn nhìn thấy rõ mọi vật. 
395. Có thể được, nếu bóng đen tạo ra trên tường, song song với người 
chạy và nguồn sáng chuyển động cùng hướng với người chạy nhưng nhanh hơn. 
396. Đường nhỏ xuất hiện trên mặt nước là do sự phản xạ ánh sáng từ các 
sóng li ti, hướng theo các phương khác nhau. Vì vậy tại mọi vị trí khác nhau các 
tia phản xạ tới mắt người quan sát. Mỗi người quan sát đều thấy con đướng nhỏ 
"của mình". 
397. Khi chiếu sáng đường bằng đèn pha, những phần gồ ghề của đường sẽ 
cho bóng tối mà ta có thể thấy được dễ dàng từ xa. 
398. Chùm tia sáng gần thì rộng và hướng xuống dưới, vì dây tóc được 
dịch chuyển lên phía trên tiêu điểm một ít và được đặt gần gương hơn. 
 94
399. Ảnh xuất hiện trên giác mạc của mắt giống như trong gương cầu lồi. 
400. Mặt nước dao động tạo nên một loạt gương cầu lõm và lồi có các hình 
dạng khác nhau và cho ảnh cũng rất đa dạng. 
401. Vì trên mặt giới hạn của các môi trường không khí - nước ánh sáng 
một phần phản xạ và một phần khúc xạ. 
402. Góc tới của tia sáng từ các vật đến mặt giới hạn nước - không khí luôn 
luôn thay đổi. Do đó góc khúc xạ cũng thay đổi. Vì vậy người quan sát thấy các 
vật trong nước dao động. 
403. Tia sét chính là một dòng điện trong chất khí với cường độ rất lớn. 
Nhưng điện trở của không khí thường không đều, chỗ lớn chỗ bé, do đó tia sét 
đã đi ngoằn ngoèo theo con đường có điện trở nhỏ nhất. 
404. Vị trí của những ngôi sao bị dịch xa thiên đỉnh một ít. Những ngôi sao 
thấy được gần đường chân trời trở nên không thấy được. 
405. Ánh sáng Mặt Trời bị khí quyển làm tán xạ, sáng hơn ánh sáng của 
các ngôi sao rất nhiều. Vì vậy ta không thấy được các ngôi sao. 
406. Ánh sáng từ các ngôi sao này đi vào khí quyển với con đường dài hơn 
ánh sáng từ các ngôi sao ở gần thiên đỉnh và nó bị tán xạ mạnh hơn. 
407. Do bề dày và cấu tạo không đồng nhất của kính ở các chỗ khác nhau 
là khác nhau. Điều đó tạo ra sự xê dịch thấy được của các phần của vật. 
408. Thường thường người ta nhìn qua một thấu kính theo hướng vuông 
góc với bề mặt tấm kính. Ngoài ra bề dày của kính cửa sổ không lớn lắm. Do đó 
sự dịch chuyển của các vật không thể quan sát được. 
409. Ta nhận được ảnh của ngọn nến khi có hiện tượng phản xạ ánh sáng từ 
mặt sau (có tráng bạc) và mặt trước của kính. Ngoài ra sự phản xạ nhiều lần ở cả 
2 mặt của tia sáng đi bên trong kính tạo ra một loạt ảnh phụ của ngọn nến. 
410. Cần đặt thấu kính này lên thấu kính kia sao cho trục chính trùng nhau. 
Nếu hệ thấu kính làm hội tụ các tia thì độ tụ của thấu kính hội tụ lớn hơn của 
thấu kính phân kì. Nếu hệ thấu kính làm phân kì các tia sáng thì độ tụ của thấu 
 95
kính hội tụ nhỏ hơn của thấu kính phân kì. Độ tụ của hai thấu kính là như nhau, 
nếu hệ làm khúc xạ các tia sáng như bản mặt song song. 
411. Khi nhìn các vật ở gần. 
412. Mắt cận thị thấy các vật ở gần dưới góc nhìn lớn hơn mắt thường. 
413. Người cận thị. 
414. Khi từ nước đi vào mắt các tia sáng khúc xạ ít hơn và không thể cho 
ảnh rõ trên võng mạc. 
415. Thứ nhất là để phân biệt chúng với các tín hiệu khác. Thứ hai là để 
làm giảm sự mệt mỏi của mắt: Ánh sáng liên tục đi tới cùng một chỗ của võng 
mạc sẽ làm giảm độ nhạy của nó. 
416. Do mắt có khả năng lưu ảnh trên võng mạc trong một thời gian nào 
đấy. 
417. Ánh sáng của tia chớp hiện ra nhanh quá đến nỗi các vật đang chuyển 
động hình như không kịp dịch chuyển để làm cho mắt có thể nhận thấy được. 
418. Do sự quáng mắt cho nên nguồn sáng hình như có kích thước lớn hơn 
trong thực tế. Vì vậy có cảm giác như nó được đặt gần hơn. 
419. Ở hai mắt nhận được 2 ảnh, nhưng ảnh này được đại não cảm thụ như 
là một chỉ khi chúng nằm ở các điểm như nhau trên võng mạc của mắt. 
420. Ta thấy được vật đen là do sự tương phản với các vật sáng. 
421. Cánh quạt trắng phản xạ các tia Mặt Trời sẽ làm loá mắt người lái. 
422. Để cho bề mặt của nó không bị các tia Mặt Trời nhiệt đới nung nóng 
lên nhiều. 
423. Màu đen. 
424. Màu xanh. Màu của kính phải trùng với màu của chữ. 
425. Kính xanh cho các tia tím, xanh, xanh lam đi qua tất cả, các tia còn lại 
bị giữ lại. Màu xanh của tờ giấy phản xạ các tia tím, xanh, xanh lam, tất cả các 
tia còn lại bị hấp thụ. Tia xanh có bước sóng ngắn hơn bị tán xạ trong nước 
mạnh hơn các tia còn lại. 
 96
426. Các tia xanh và lam bị không khí tán xạ mạnh hơn các tia khác. Vì vậy 
lớp không khí giữa người quan sát và rừng ở xa cũng có màu khói lam giống 
như bầu trời. 
427. Lá cây không cho các tia nắng đi qua. Vì vậy không khí dưới bóng 
cây không bị nung nóng do bức xạ. 
428. Không khí bị nung nóng chủ yếu là do bức xạ của đất. Nhiệt độ của 
đất tăng lên thì bức xạ của đất tăng lên. Nhiệt độ của đất cao nhất thường là sau 
buổi trưa. Vì vậy trong thời gian đó không khí cũng bị nung nóng nhất. 
429. Có thể. Chụp bằng các tia tử ngoại hay hồng ngoại. 
430. Trong đèn hình của vô tuyến truyền hình hay những ống phóng điện 
tử nói chung, khi các electron đến đập vào màn huỳnh quang thì chúng bị dừng 
lại đột ngột. Phần lớn động năng của electron biến thành năng lượng kích thích 
sự phát quang của màn huỳnh quang, một phần nhỏ biến thành nhiệt làm nóng 
màn huỳnh quang, một phần rất nhỏ khác biến thành năng lượng tia Rơnghen có 
bước sóng dài. Mặt đèn hình được chế tạo dày thực chất là có tác dụng chặn các 
tia Rơnghen này, tránh nguy hiểm cho những người đang ngồi trước máy. 
431. Tờ giấy cấu tạo bởi các phần tử giấy không đồng tính về mặt quang 
học. Nó tán xạ ánh sáng và không trong suốt. Nhưng khi giấy thấm dầu thì dầu 
len lỏi trong các thớ giấy làm môi trường trở thành đồng tính hơn. ánh sáng 
chiếu tới giấy thấm dầu ít bị tán xạ, giấy thấm dầu trở nên trong gần như giấy 
bóng mờ. 
432. Thuỷ tinh màu là thuỷ tinh pha thêm hoá chất hấp thụ một số màu và 
chỉ cho một số ánh sáng đơn sắc đi qua. Nhìn ánh sáng truyền qua thuỷ tinh ta sẽ 
thấy màu của nó. Nhưng nếu nhìn ánh sáng phản xạ và tán xạ trên mặt thuỷ tinh 
thì rất khó phân biệt được thuỷ tinh màu gì. 
Sự hấp thụ ánh sáng đơn sắc của thuỷ tinh màu còn phụ thuộc khoảng 
cách truyền qua môI trường, tức là vào bề dày của thuỷ tinh. Nếu thuỷ tinh càng 
dày, ánh sáng càng bị hấp thụ nhiều thì thuỷ tinh cáng sẫm. 
 97
Khi thuỷ tinh màu bị vỡ vụn thành hạt nhỏ, ánh sáng truyền qua một số 
hạt nhưng không bị hấp thụ bao nhiêu, sau đó phản xạ và tán xạ từ các hạt khác 
và mắt ta nhìn thuỷ tinh vỡ vụn do ánh sáng phản xạ và tán xạ ấy. Đó là lý do vì 
sao dưới ánh sáng trắng ta thấy thuỷ tinh có màu gì, khi bị vỡ vụn vẫn trở thành 
màu trắng. 
Đối với các chất lỏng màu, hiện tượng cũng xảy ra tương tự. Nếu ta làm 
chất lỏng đó thành bọt thì bọt cũng có màu trắng. Chẳng hạn bia màu vàng, bọt 
bia lại có màu trắng. 
433. Không thể có hiện tượng các tia ló không song song dù khác màu 
434. Mặt nhám của kính mờ sẽ bị nước phủ kín, không còn các lăng kính 
nhỏ nữa, tấm kính trở thành gần như bản song song và có thể nhìn qua. 
435. Đặt hai bình cầu cổ dài trước ngọn đèn bàn và quan sát đường đi của 
các tia sáng qua hai chất lỏng. Vì chiết suất của nước là 1,33 nhỏ hơn chiết suất 
của cồn là 1,36, nên sau khi đi qua bình chứa cồn các tia sẽ hội tụ ở gần bình hơn 
so với trường hợp bình chứa nước. 
436. Vận tốc ánh sáng bằng tỷ số của hai lần khoảng cách giữa những 
người quan sát với thời gian giữa các thời điểm người quan sát thứ nhất phát và 
thu tín hiệu ánh sáng. Có thể xác định vận tốc ánh sáng như đã nêu ra trong bài 
tập, nếu chúng ta có một loại đồng hồ đo được khoảng thời gian nhỏ không đáng 
kể nói trên. 
437. Các vân có màu cầu vồng xuất hiện trong màng mỏng do sợ giao 
thoa của các sóng ánh sáng phản xạ từ mặt trên và mặt dưới của màng. Sóng 
phản xạ từ mặt dưới chậm pha hơn so với sóng phản xạ từ mặt trên. Độ lớn của 
sự chậm pha này phụ thuộc vào bề dày của màng và bức sóng ánh sáng trong 
màng. Do sự giao thoa sẽ xảy ra hiện tượng làm tắt một số màu quang phổ và 
tăng cường một số màu khác. Vì vậy các chỗ của màng có bề dày khác nhau sẽ 
mang những màu khác nhau. 
 98
438. Khi tia sáng chiếu xuống màng mỏng thì các vân giao thoa có cùng 
độ nghiêng sẽ hình thành. Vị trí của các vân này sẽ thay đổi nếu nhìn lên màng 
dưới những góc khác nhau. 
439. Đĩa hát đóng vai trò của một cách tử nhiễu xạ, nó cho phổ trong các 
tia phản xạ. 
440. Cần phải đặt trên một đường thẳng để cho vật và màn song song với 
nhau. 
441. Cần mắc một số bóng đèn. 
442. Cần đặt con mắt càng gần lỗ càng tốt. 
443. Ảnh sẽ tới gần bờ. 
444. Nếu mặt gương nghiêng với mặt bàn một góc 450 và giao tuyến của 
các mặt này vuông góc với quỹ đạo chuyển động của quả cầu. 
445. Để người lái có thể quan sát những gì xảy ra hai bên thành toa xe. 
446. Nếu có chùm tia hội tụ tới gương. 
447. Tăng lên 2 lần. 
448. Có thể được, nếu đặt mắt gần sát mặt gương. 
450. Do những giọt nước bé làm tán xạ (phản xạ) ánh sáng. 
451. Các tia sáng được phản xạ gương từ mặt đó. 
452. Bảng sơn đen phản xạ gương ánh sáng, mặc dù với hệ số phản xạ bé; 
hệ số phản xạ tăng khi gốc tới tiến dần đến góc vuông. 
453. Bằng cái gương như thế có thể đốt cháy vật nào đó chỉ ở vị trí cách 
đó gần 50cm, bởi vì tiêu điểm chính cách gương một khoảng bằng nửa bán kính 
cong. 
454. Vị trí nhìn thấy của mỗi ngôi sao bị dịch xa thiên đỉnh một ít. Những 
ngôi sao thấy được gần đường chân trời trở nên không thấy được. 
455. Do sự khúc xạ khí quyển. 
456. Ánh sáng từ các ngôi sao này đi vào khí quyển với con đường dài 
hơn ánh sáng từ các ngôi sao ở gần thiên đỉnh và nó bị tán xạ mạnh hơn. 
 99
457. Bề mặt ở vật khô gồ ghề. Vì vậy ánh sáng phản xạ là ánh sáng tán xạ. 
Nếu vật hơi nhúng ướt thì tính gồ ghề giảm. Ngoài ra trong màng nước mỏng 
ánh sáng phải phản xạ toàn phần nhiều lần và bị hấp thụ. 
458. Khi đặt vật sát tờ giấy vào bản vẽ thì ở những miền khác nhau của nó 
"phát ra" theo mọi hướng những quang thông khác nhau. Vì vậy ta thấy rõ bản 
vẽ. Nếu đặt tờ giấy xa bản vẽ, lúc đó vì ánh sáng đi từ bản vẽ bị tán xạ, mọi chỗ 
của tờ giấy sẽ được chiếu sáng gần như nhau, và ta không thấy rõ bản vẽ. 
460. Ta nhận được ảnh của ngọn nến khi có hiện tượng phản xạ ánh sáng 
từ mặt sau (có tráng bạc) và mặt trước của kính. Ngoài ra sự phản xạ nhiều lần ở 
cả hai mặt của tia sáng đi bên trong kính tạo ra một oạt ảnh phụ của ngọn nến. 
461. Cần phải thu được ảnh rõ của dây tóc đèn trên tường. Khi đó thấy 
kính nào đặt gần tường hơn thì có độ tụ lớn hơn. 
462. Tiêu cự tăng lên vì bán kính cong của thấy kính tăng và chiết suất 
giảm. 
463. Cần đặt thấu kính này lên thấu kính kia sao cho trục chính trùng 
nhau. Nếu hệ thấu kính làm hội tụ các tia thì độ tụ của thấu kính hội tụ lớn hơn 
thấu kính phân kỳ; nếu hệ thấu kính làm phân kỳ các tia sáng thì độ tụ của thấu 
kính hội tụ nhỏ hơn thấu kính phân kỳ. Độ tụ của thấu kính như nhau, nếu hệ 
làm khúc xạ các tia sáng như bản mặt song song. 
464. Phải đựng ảnh của một số điểm nằm trên đoạn thẳng đó và nối các 
điểm tìm được bằng một đường liên tục. 
465. Chiết suất tương đối của thuỷ tinh thể mắt cá ở trong nước không lớn. 
Vì vậy, muốn tăng độ tụ của thuỷ tinh thể thì bề mặt của nó phải có độ cong lớn. 
466. Do sự quáng mắt cho nên nguồn sáng hình như có kích thước lớn hơn 
trong thực tế. Vì vậy ta có cảm giác như nó được đặt gần hơn. 
467. Để thay kính vật có thể làm một lỗ nhỏ giống như trong buồng tối 
đơn giản nhất. 
468. Nước giới hạn bởi mặt phẳng đáy cốc và mặt nằm ngang được chứa 
đầy trong góc nhị diện. Vì vậy ánh sáng khi đi qua nước bị tán sắc. 
 100
469. Lăng kính cho nhiều ảnh đơn sắc của vật xê dịch đối với nhau. Vì các 
ảnh chồng lên nhau ở phần giữa vật nên mắt cảm thụ được tổng của các màu, 
nhưng ở mép vật không tổng hợp được tất cả các màu: một phía thì thấy dải sáng 
màu lam - tím, còn phía kia thì thấy màu da cam - đỏ. 
470. Màu đỏ, vì khi chuyển từ môi trường này sang môi trường khác tần 
số của ánh sáng không thay đổi và tần số đó xác định màu của các tia. 
471. Màu đen, vì nó hấp thụ tất cả các tia tới nó. 
472. Mũ sắt dùng để bảo vệ, tránh các tác dụng cơ học trong thời gian 
chữa cháy, và đồng thời để bảo vệ tránh các bức xạ hồng ngoại mạnh. 
474. Cường độ các tia Mặt trời lúc hoàng hôn hay lúc Mặt trời mọc nhỏ 
hơn lúc ban ngày nhiều, vì lúc đó các tia đi qua lớp không khí dày và bị hấp thụ 
nhiều. 
475. Vì hơi nước làm tán xạ các tia có bước sóng nhỏ hơn (tia tím, xanh, 
lam, lục, vàng). 
476. Với ánh sáng đèn dầu hoả, vì phổ ánh sáng của nó khác với phổ của 
ánh sáng Mặt trời. Năng lượng bức xạ cực đại của đèn dầu hoả (có nhiệt độ 1000 
- 15000C) ứng với miền hồng ngoại của phổ. Vì vậy trong phổ ánh sáng của nó 
hầu hết năng lượng tập trung ở các tia đỏ và da cam, còn một phần năng lượng 
không đáng kể thì ở các tia xanh và tím. 
477. Đĩa tròn sẽ có màu xám. 
478. Màu của bề mặt được xác định bởi thành phần quang phổ của các tia 
phản xạ trên mặt đó. Khi bề mặt khô thì ngoài các tia ứng với màu bề mặt của 
vật còn có cả các tia sáng trắng bị tán xạ từ bề mặt gồ ghề. Vì vậy màu trên bề 
mặt ít sáng hơn. Khi mặt bị thấm ướt nước, màng nước mỏng sẽ phủ lên bề mặt 
không bằng phẳng của vật và không còn sự tán xạ. Vì vậy màu sắc chính trên bề 
mặt mà ta cảm thụ được hình như tốt hơn. 
479. Màu tím (hầu như đen), lục, xanh. 
480. Tia có màu lục. 
 101
481. Ở các chỗ cạn sóng ánh sáng bị tán xạ chủ yếu không phải do phân tử 
nước mà là do các hạt lớn hơn (cát, đất bùn, các bọt không khí) các cơ thể sống. 
Các hạt này làm tán xạ ánh sáng có bước sóng lớn hơn (màu lục). 
482. Các tia Mặt trời khác xạ qua khí quyển Trái đất rõi lên Mặt trăng ánh 
sáng màu đỏ nhạt. 
483. Thuỷ tinh làm tán xạ các tia màu lục, nhưng điều đó chỉ thấy rõ ở 
kính có bề dày lớn. Vết xây xát trên kính làm cho bề mặt gồ ghề nên làm tán xạ 
mọi bước sóng của ánh sáng thấy được và ta thấy nó hình như có màu trắng sữa. 
484. Có phát ra các tia đỏ. 
485. Các tia hồng ngoại không tán xạ trong không khí. 
486. Đất đen bị các tia mặt trời đốt nóng nhiều hơn và ban đêm bị nguội đi 
do bức xạ nhiều hơn. 
487. Chì và muối chì hấp thụ tia Rơnghen. 
488. Có thể bằng các tia tử ngoại hay hồng ngoại. 
489. Cây xanh không hấp thụ tia hồng ngoại mà phản xạ và tán xạ chúng. 
V. CÁC CÂU HỎI PHẦN HẠT NHÂN, THIÊN VĂN HỌC 
490. Khi nhiệt lượng Q truyền qua thìa, năng lượng của thìa tăng thêm một 
lượng: 
 ∆E = Q. Theo thuyết tương đối, năng lượng thông thường gần như không 
đổi, như vậy năng lượng nghỉ tăng làm khối lượng của thìa cũng tăng theo. ∆E 
cỡ vài Jun, c2 cỡ 1017( m2/s2 ), do đó độ tăng khối lượng ∆m là rất nhỏ, khó nhận 
thấy được. 
491. Chỉ cần dùng một tấm phim ảnh, một tấm kim loại dày và một tấm bìa 
cáctông là đủ. Các tia α , β , γ đều tác dụng lên phim ảnh, tuy nhiên chúng cũng 
có những điểm khác nhau: Tia γ có thể xuyên qua tấm kim loại dày vài mm, tia 
β có thể xuyên qua tấm bìa dày, tia α chỉ xuyên qua được tờ giấy đen bọc 
phim. Do đó, muốn xem chất có phóng xạ γ , ta đặt nó gần phim, nhưng ngăn 
cách với phim bằng một tấm kim loại dày vài mm, nều phim bị tác dụng thì chắc 
 102
chắn có tia γ . Muốn xem một chất có phóng xạ β không ta thay tấm kim loại 
bằng tấm bìa dày cỡ 2 mm. Nếu có tia β thì phim bị tác dụng mạnh hơn rõ rệt. 
Muốn xem một chất có phóng xạ α không ta bỏ tấm bìa đi, phim chỉ được bọc 
bằng một tờ giấy đen, nếu thấy phim bị tác dụng mạnh hơn nữa thì ta khẳng 
định là có phóng xạ α . 
492. Thực hiện phản ứng hạt nhân. 
HAuHgHgn 11
198
79
199
80
198
80
1
0 +→→+ 
Do các nơtron ít khi phóng trúng vào hạt nhân thuỷ ngân nên lượng vàng 
thu được ít không đáng kể. Vì hao phí năng lượng là rất lớn nên quá trình này 
không có lợi về kinh tế. 
493. Vận tốc ánh sáng trong chân không: c ≈ 3.108 (m/s). Hằng số Planck: 
h = 6,62.10-34 (J.s) 
494. Vận tốc ánh sáng trong chân không c và không độ tuyệt đối (0K) là 
hai trong số những giá trị giới hạn mà một vật có thể tiến tới nhưng không bao 
giờ đạt được. 
495. Đó là sự sắp xếp theo khoảng cách từ gần đến xa của các hành tinh 
trong hệ Mặt Trời: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh,... 
496. Mầu đen. Vì mặt trăng không có khí quyển. 
497. Về nguyên tắc, nói như vậy là chính xác. Cacbon trong khí cacbonic 
của khí quyển có chứa C14 phóng xạ. Thực vật hấp thụ khí cacbonic trong khí 
quyển để chuyển hóa thành hiđrô cacbon. Động vật lại ăn thực vật, nên cơ thể 
của bật kỳ sinh vật nào cũng chứa cacbon C14 và đều là nguồn phóng xạ β − . 
Tuy vậy trong 1012 nguyên tử cacbon mới có một nguyên tử C14. Nên mỗi 
người, mỗi con vật thậm chí cả một cánh rừng cũng chỉ là một nguồn phóng xạ 
rất yếu, không thể gây ảnh hưởng nào đáng kể đối với môi trường xung quanh. 
498. hạt nơtrinô eν và phản hạt của nó. 
499. Đó là do chu kỳ tự quay của Mặt Trăng đúng bằng chu kỳ Mặt Trăng 
chuyển động quanh Trái Đất và quay cùng chiều với nhau. 
 103
500. Vì Trái Đất tự quay quang trục, mọi phần trên Trái Đất đều quay theo 
một đường tròn. Nhưng hai cực của nó quay theo đường tròn nhỏ, ở xích đạo lại 
quay theo đường tròn lớn. Trong quá trình quay quanh trục, mọi phần của Trái 
Đất đều chịu tác dụng của lực quán tính ly tâm và đều có xu hướng văng ra 
ngoài. Mặt khác lực ly tâm tỷ lệ thuận với khoảng cách từ chỗ đó đến trục Trái 
Đất, nghĩa là chỗ nào trên vỏ Trái Đất càng xa trục thì lực ly tâm càng lớn. Bởi 
vậy phần vỏ Trái Đất ở gần đường xích đạo chịu lực ly tâm nhiều hơn phần ở địa 
cực. Do đó trong quá trình hình thành Trái Đất, do chịu tác động khác nhau của 
lực ly tâm mà “bụng” Trái Đất phình to ra, còn hai cực thì dẹt. Bán kính ở đường 
xích đạo lớn hơn bán kính hai cực khoảng 21,395 km. 
 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] David Halliday, Robert Resnick, Jearl Walker – Fundamentals of 
physics (Sixth Edition) - John Wiley & Sons, Inc, 2003. 
[2] Cutnell and Johnson – Physics (7th Edition) - John Wiley & Sons, Inc, 
2007. 
[2] L.D.Landau, A.L.Kitaigorodxki - Vật lí đại chúng - NXB KHKT 2001. 
[3] V.Langué - Những bài tập hay về thí nghiệm vật lí - NXB GD 2001. 
[4] IA.I. Pêrenman - Cơ học vui - NXB GD 2001. 
[5] IA.I. Pêrenman - Vật lí vui tập 1, 2 - NXBGD 2001. 
[6] B.P.Riabikin - Những câu chuyện về điện - NXBGD - 2001. 
[7] I.SH.SLOBODETSKY, V.A.ORLOV - Các bài thi học sinh giỏi vật lí 
toàn Liên Xô, tập 1 - NXB GD 1986. 
[8] ME. TUNCHINXKI - Những bài tập định tính về vật lí cấp ba tập 1, 2 - 
NXB GD 1979. 
[9] ME. TUNCHINXKI - Những bài toán nghịch lí và nguỵ biện vui về vật 
lí - NXB VHTT 2001. 
[10] Nguyễn Đức Minh, Ngô Quốc Quýnh - Hỏi đáp về những hiện tượng 
vật lí tập 1, 2, 3, 4 - NXB KHKT 1976. 
[11] Nguyễn Thượng Chung - Bài tập thí nghiệm vật lí THCS - NXB GD 
2002. 
[12] Đào Văn Phúc, Thế Trường, Vũ Thanh Khiết - Truyện kể về các nhà 
bác học vật lí - NXBGD 2001. 
[13] Phạm Viết Trinh - Thiên văn phổ thông - NXBGD 2001. 
[14] Dương Trọng Bái (chủ biên) – Tuyển tập đề thi olimpic vật lý các 
nước tập 1,2 – NXBGD 2006 
[15] Hội vật lí Việt Nam - Vật lí và tuổi trẻ 2004 – 2009. 
 105

File đính kèm:

  • pdftuyen_tap_cau_hoi_dinh_tinh_vat_ly_nguyen_quang_dong.pdf