Ứng dụng CNTT-TT trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

Tóm tắt Ứng dụng CNTT-TT trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn: ...n tổ chức đưa các dịch vụ hành chính công mức độ 3 lên cổng như: Dịch vụ nhập khẩu giống cây trồng; Nhập khẩu phân bón; Cấp phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu; Cấp giấy phép chứng nhận gia hạn đăng ký thuốc bảo vệ thực vật; Kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản đủ điều kiện...ng cục, cục, vụ, trung tâm thuộc Bộ,... và một số cán bộ chủ chốt tại các viện nghiên cứu, các trường đào tạo và các sở NN&PTNT và trở thành một kênh trao đổi thông tin cơ bản của Bộ. c) Phát triển nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT Ứng dụng và phát triển CNTT trong Ngành NN&PTNT đã có nhiều ...4 13 2 3 25 Sở NN&PTNT Quảng Nam 25 13 33 17 19 6 19 39 43 42 26 Sở NN&PTNT Hà Nôi 26 9 27 4 48 24 8 11 28 35 27 Sở NN&PTNT Cà Mau 27 35 24 30 30 58 29 29 31 30 28 Sở NN&PTNT Sóc Trăng 28 21 26 42 28 43 21 12 44 25 29 Sở NN&PTNT Hoà Bình 29 59 15 59 31 50 42 32 33 42 30 Sở NN&PTNT Đak Nông 30 ...

pdf12 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 71 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Ứng dụng CNTT-TT trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý chất lượng nông lâm và thủy sản tổ chức đưa các 
dịch vụ hành chính công mức độ 3 lên cổng như: Dịch vụ nhập khẩu giống cây 
trồng; Nhập khẩu phân bón; Cấp phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu; Cấp giấy 
phép chứng nhận gia hạn đăng ký thuốc bảo vệ thực vật; Kiểm tra và công nhận cơ 
sở sản xuất kinh doanh thủy sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; 
Đánh giá và chỉ định phòng kiểm nghiệm chất lượng nông lâm thủy sản; Đăng ký 
kiểm tra và cấp chứng nhận chất lượng lô hàng thủy sản với yêu cầu xử lý 50.000-
70.000 hồ sơ/năm. Tuy nhiên việc triển khai thực tế các dịch vụ công cấp 3 này 
còn gặp rất nhiều khó khăn do một số nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, 
như việc áp dụng CNTT trong triển khai dịch vụ còn hạn chế, chưa có quy chế bắt 
buộc sử dụng dịch vụ công, người sử dụng dịch vụ vẫn bị ảnh hưởng thói quen cũ 
trên giáy tờ, thiếu sự kiên quyết của cấp lãnh đạo, mặt khác cán bộ nghiệp vụ vừa 
phải xử lý hồ sơ trên máy tính, vừa phải duy trì cách xử lý với các hồ sơ thông 
4
thường gây khó khăn trong tác nghiệp tạo ra tâm lý ngại sử dụng. Vì thế các dịch 
vụ công cấp 3 này còn mang tính thử nghiệm nhiều chưa thực sự phục vụ tốt.
Bên cạnh cổng thông tin điện tử, Bộ còn có trang web của văn phòng Bộ 
www.omard.gov.vn với các thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Bộ, 
các thông tin văn bản pháp quy, thông tin chỉ đạo sản xuất,. Phần lớn các đơn vị 
trong Bộ đều có các trang web riêng giới thiệu chức năng nhiệm vụ đơn vị, đăng 
tải các tin hoạt động của mình, Nhiều trang web cũng đã cung cấp các dịch vụ 
hành chính công mức độ 2, bằng cách đăng tải các quy trình, biểu mẫu của các thủ 
tục hành chính. Tuy nhiên lượng thông tin cập nhật trên các trang web này vẫn còn 
hạn chế, trang web còn nghèo về nội dung và dịch vụ. Theo đánh giá xếp hạng 
website của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2010 thì cổng thông tin điện tử của 
Bộ xếp thứ 13 trên các Bộ Ngành.
Hệ thống đảm bảo an toàn an ninh cho các trang web và cổng thông tin điện 
tử của Bộ còn hạn chế. Các thiết bị phần cứng và phần mềm đảm bảo cho công tác 
này chưa được chú trọng nhiều. Trong tháng 6 vừa qua đã có một số trang web bị 
hacker tấn công, tuy không thiệt hại gì nhiều nhưng là lời cảnh tỉnh cho các cán bộ 
quản trị mạng và cho đội ngũ phát triển website của Bộ. Hiện tại Bộ đang thực hiện 
công tác tăng cường an ninh, an toàn cho mạng thông qua việc triển khai dự án 
nâng cấp hạ tầng mạng.
Hệ thống ứng dụng trực tuyến trên internet
 Nhờ phát triển nhanh của công nghệ internet và dịch vụ đường truyền ngày 
càng tốt hơn, nhiều ứng dụng trực tuyến trên internet đã được Bộ triển khai. Bên 
cạnh việc cho phép tra cứu thông tin và các ứng dụng trên cổng thông tin của Bộ, 
một số đơn vị trong Bộ đã xây dựng được các hệ thống ứng dụng trực tuyến phục 
vụ ngành như Cục Kiểm lâm, Cục Quản lý đê điều và PCLB, Vụ kế hoạch, Trung 
tâm Tin học và Thống kê,... 
Đặc biệt Trung tâm Tin học và Thống kê trong khuôn khổ của dự án “Tăng 
cường công tác thông tin khuyến nông và thị trường ở 20 tỉnh và 100 huyện” đã 
xây dựng được hệ thống mạng lưới báo cáo trực tuyến qua Internet các thông tin cơ 
bản về giá cả và số lượng các loại nông sản, vật tư phân bón, được buôn bán phổ 
biến từ người sản xuất, kinh doanh đến thị trường ở các chợ bán buôn, bán lẻ tại 20 
tỉnh và 100 huyện. Qua đây đã hình thành một đội ngũ cán bộ thu thập, xử lý và 
cung cấp thông tin ở các tỉnh. Các thông tin thu được đã được các tỉnh sử dụng để 
xuất bản ra các bản tin “Sản xuất và thị trường nông sản”. Trên cơ sở các thông tin 
thu được từ các tỉnh, Dự án đã phối hợp với Trung tâm Viettel Media cung cấp 
5
dịch vụ tra cứu thông tin thị trường nông nghiệp qua kênh nhắn tin SMS tăng thêm 
khả năng truyền tải thông tin cho mọi người. Hệ thống thông tin thị trường nông 
sản này được phổ biến qua cổng thông tin điện tử của Bộ. Dự án đã triển khai thí 
điểm dịch vụ phổ biến thông tin trên vô tuyến bằng công nghệ teletext tại tỉnh Thái 
Nguyên mở ra một khả năng phổ biến thông tin qua TV đại trà trên toàn quốc.
Một ứng dụng trực tuyến khác mang lại hiệu quả cao được thực hiện bởi Vụ 
kế hoạch, đó là Hệ thống thu thập thông tin về quản lý vốn cho khoảng 700 dự án 
đầu tư sử dụng vốn ngân sách, vốn trái phiếu Chính phủ và vốn vay ODA. Trong 
đó bao gồm các thông tin cơ bản về dự án được duyệt, kế hoạch đầu tư hàng năm, 
quá trình thực hiện và giải ngân theo từng kỳ. Các nội dung này được cập nhật bởi 
hơn 300 chủ đầu tư thực hiện dự án (http:// mic.mard.gov.vn ). Vụ cũng đã xây dựng 
một cơ sở dữ liệu nông nghiệp nông thôn các tỉnh được thu thập từ nguồn thống kê 
chính thức, tư liệu kinh tế xã hội tỉnh/thành phố cùng với số liệu điều tra nông 
nghiệp nông thôn ( 
Nhiều đơn vị trong Bộ cũng đã và đang triển khai các hệ thống ứng dụng 
trực tuyến như thư viện điện tử, hệ thống thống kê, văn phòng điện tử, hệ thống 
giao lưu trực tuyến,. Tuy nhiên những ứng dụng loại này chưa nhiều cần phải 
phát triển nhiều hơn nữa để tận dụng được thế mạnh của Internet và mang lại sự 
thuận lợi cho người dùng. 
Như đã nêu ở trên Bộ đã thiết lập được 2 phòng họp truyền hình: một phòng 
phục vụ các cuộc họp chung của Bộ và một phòng phục vụ cho công tác của Ủy 
ban phòng chống lụt bão, hàng năm có khoảng 15 cuộc họp trực tuyến. 
Hệ thống thư điện tử chính thức của Bộ NN&PTNT có tên miền là 
@mard.gov.vn được thành lập năm 2008 bắt nguồn từ việc hợp nhất 3 hệ thống 
thư điện cũ của Bộ trước kia là @mard.gov.vn, @agroviet.gov.vn và 
@mofi.gov.vn. Hiện tại có khoảng gần 2000 người sử dụng trong Ngành với 
khoảng 500 người trao đổi thông tin hàng ngày. Hệ thống thư điện tử này do Trung 
tâm TH&TK quản lý đã cấp account sử dụng cho hầu hết các tổng cục, cục, vụ, 
trung tâm thuộc Bộ,... và một số cán bộ chủ chốt tại các viện nghiên cứu, các 
trường đào tạo và các sở NN&PTNT và trở thành một kênh trao đổi thông tin cơ 
bản của Bộ. 
c) Phát triển nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT
Ứng dụng và phát triển CNTT trong Ngành NN&PTNT đã có nhiều tiến bộ 
mặc dù nhân lực CNTT trong các đơn vị rất hạn chế, các cán bộ chuyên trách về 
CNTT thường là kiêm nhiệm. Nhiệm vụ đào tạo CNTT cho các cán bộ để đảm bảo 
6
có đủ trình độ, năng lực làm chủ công nghệ, đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT 
trong các hoạt động của Ngành trong thời gian tới là rất quan trọng. Thời gian tới 
Bộ chú trọng vào:
- Đào tạo cán bộ chuyên trách CNTT thông qua các khóa đào tạo chuyên 
nghiệp do Chính phủ và doanh nghiệp CNTT tổ chức. Tăng cường đội ngũ cán bộ 
về quản trị mạng làm nòng cốt cho việc quản lý các mạng LAN của đơn vị và tiến 
tới xây dựng các liên mạng trong Bộ.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo CNTT và nâng cao khả năng tiếp cận và ứng 
dụng CNTT trong các đơn vị. Đào tạo chuyên sâu trong từng lĩnh vực ứng dụng cụ 
thể. Đẩy mạnh tập huấn cho cán bộ sử dụng phần mềm tin học trong các hoạt động 
nghiệp vụ. 
- Có chính sách đãi ngộ để thu hút nhân lực về CNTT, tuyển chọn người giỏi 
về làm việc tại những đơn vị có nhu cầu ứng dụng CNTT cao. Phấn đấu mỗi đơn vị 
quản lý Nhà nước có 2-3 cán bộ chuyên trách về CNTT có trình độ đại học trở lên.
- Tăng cường kinh phí cho công tác đào tạo CNTT trong Bộ.
d) Các chính sách hỗ trợ cho phát triển và ứng dụng CNTT
Bộ NN&PTNT luôn bám sát vào các đường lối chính sách của Chính phủ về 
ứng dung CNTT để phát triển Ngành. Thực hiện Nghị định 64/2007/NĐ-CP về 
ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Bộ NN&PTNT đã có 
Quyết định số 06/QĐ-BNN-KHCN ngày 4/1/2011 phê duyệt kế hoạch ứng dụng 
CNTT giai đoạn 2011-2015 tạo ra cơ sở pháp lỹ vững chắc cho phát triển CNTT 
trong Bộ, trong đó chú trong việc phát triển hạ tầng CNTT, đẩy mạnh ứng dụng 
CNTT trong khối cơ quan Bộ và phát triển các ứng dụng phục vụ người dân và 
doanh nghiệp, tăng cường nguồn nhân lực CNTT để đáp ứng được các nhiệm vụ 
mới. Ban chỉ đạo về CNTT của Bộ đã được kiện toàn theo Quyết định số 836/QĐ-
BNN-TCCB ngày 27/4/2011 và đã thông qua Quy chế hoạt động và làm việc của 
Ban. Nhiều cuộc họp thực hiện triển khai các kế hoạch của Bộ đã được lồng ghép 
nội dung ứng dụng CNTT.
Việc xây dựng các chính sách riêng nhằm khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực 
CNTT cũng như cơ chế đặc thù cho phát triển CNTT trong Bộ vẫn còn hạn chế, 
xây dựng các chính sách thu hút, động viên các cán bộ về CNTT làm việc tại Bộ 
thực hiện chưa tốt, do đó vẫn xảy ra sự thiếu hụt cán bộ chuyên môn CNTT trong 
các đơn vị.
3. Công tác đánh giá xếp hạng ICT Index trong Ngành NN&PTNT
7
Trong nhiều năm Bộ NN&PTNT đã tham gia vào các đợt điều tra đánh giá 
xếp hạng ICT Index của các cơ quan trong khối Bộ-Ngành do Ban chỉ đạo Quốc 
gia về CNTT thực hiện. Kết quả xếp hạng của Bộ trong những năm qua là: năm 
2006 xếp thứ 26, năm 2007 xếp thứ 10, năm 2008 xếp thứ 2, năm 2009 xếp thứ 5 
và năm 2010 xếp thứ 12 trên tổng số các cơ quan thuộc khối Bộ-Ngành. Qua đó 
cho thấy những mặt được và không được của Bộ trong việc ứng dụng và phát triển 
CNTT. Từ năm 2009 Bộ giao cho Trung tâm TH&TK tổ chức điều tra đánh giá 
xếp hạng mức độ sẵn sàng ứng dụng và phát triển CNTT của các đơn vị trong 
Ngành và đã thu được những kết quả khả quan. Kết quả của các cuộc điều tra này 
cho thấy bức tranh tổng thể về phát triển và ứng dụng CNTT trong Ngành, qua đó 
làm cơ sở để xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển CNTT trong Ngành. Kết quả 
xếp hạng này cũng là điều kiện để các đơn vị tự nhìn nhận lại mình trong việc ứng 
dụng phát triển CNTT và nó là động lực để thúc đẩy thi đua giữa các đơn vị trong 
việc ứng dụng phát triển CNTT. 
a) Kết quả đánh giá xếp hạng ICT Index các Sở NN&PTNT năm qua
Trong báo cáo này không có tham vọng trình bày các kết quả của cuộc đánh 
giá ICT Index trong Ngành NN&PTNT. Song trong khuôn khổ hội thảo hợp tác 
phát triển CNTT-TT Việt Nam lần thứ XV này với chủ đề ”Đồng bằng sông Cửu 
Long đẩy nhanh ứng dụng CNTT-TT phục vụ nông nghiệp, nông dân, nông thôn” 
chúng tôi đưa ra một vài con số chung nhất về việc đánh giá ICT Index của các Sở 
NN&PTNT trong 2 năm qua.
TT Tên đơn vị
Xếp hạng 
chung
XH hạ tầng 
kỹ thuật XH ứng dụng
XH hạ tầng 
nhân lực
XH môi 
trường chính 
sách
2010 2009 2010 2009 2010 2009 2010 2009 2010 2009
1 Sở NN&PTNT Vĩnh Long 1 1 10 19 1 2 5 2 13 8
2 Sở NN&PTNT An Giang 2 10 4 21 3 28 2 6 20 6
3 Sở NN&PTNT Bình Định 3 6 1 37 8 3 16 16 18 7
4 Sở NN&PTNT Đồng Tháp 4 3 7 27 5 10 10 7 14 8
5 Sở NN&PTNT Ninh thuận 5 4 6 2 4 14 7 4 27 35
6 Sở NN&PTNT Khánh Hoà 6 41 3 43 22 51 1 24 37 28
7 Sở NN&PTNT Hải Phòng 7 7 28 1 2 9 4 19 36 40
8 Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc 8 5 2 39 25 21 3 3 23 2
9 Sở NN&PTNT Đồng nai 9 45 8 36 11 54 13 40 7 30
10 Sở NN&PTNT Quảng Ninh 10 8 19 38 10 4 12 10 4 10
11 Sở NN&PTNT TPHCM 11 27 23 12 14 40 9 42 4 53
12 Sở NN&PTNT Bình Dương 12 2 9 3 9 1 28 1 8 53
13 Sở NN&PTNT Thái Bình 13 38 13 26 7 47 39 30 2 30
14 Sở NN&PTNT Kiên Giang 14 22 17 52 13 11 15 35 8 50
8
15 Sở NN&PTNT Vũng Tàu 15 19 5 23 39 8 32 27 8 4
16 Sở NN&PTNT Tây Ninh 16 31 22 20 21 35 14 54 19 15
17 Sở NN&PTNT Thanh Hoá 17 14 16 34 26 38 24 26 8 4
18 Sở NN&PTNT Hà Tĩnh 18 12 31 14 12 30 23 22 21 23
19 Sở NN&PTNT Thừa Thiên Huế 19 15 55 15 6 15 11 17 37 12
20 Sở NN&PTNT Điện Biên 20 57 14 54 15 53 41 47 22 34
21 Sở NN&PTNT Quảng Bình 21 55 20 57 16 44 36 48 24 10
22 Sở NN&PTNT Bình Phước 22 11 32 11 34 7 33 36 6 22
23 Sở NN&PTNT Quảng Ngãi 23 18 38 5 33 27 20 18 15 15
24 Sở NN&PTNT Hà Nam 24 30 34 31 20 39 44 13 2 3
25 Sở NN&PTNT Quảng Nam 25 13 33 17 19 6 19 39 43 42
26 Sở NN&PTNT Hà Nôi 26 9 27 4 48 24 8 11 28 35
27 Sở NN&PTNT Cà Mau 27 35 24 30 30 58 29 29 31 30
28 Sở NN&PTNT Sóc Trăng 28 21 26 42 28 43 21 12 44 25
29 Sở NN&PTNT Hoà Bình 29 59 15 59 31 50 42 32 33 42
30 Sở NN&PTNT Đak Nông 30 46 29 44 55 34 6 45 40 19
31 Sở NN&PTNT Thái Nguyên 31 28 12 35 41 19 48 8 15 53
32 Sở NN&PTNT Bắc Ninh 32 24 42 33 29 5 38 37 26 52
33 Sở NN&PTNT Hải Dương 33 25 21 7 45 25 22 15 46 42
34 Sở NN&PTNT Sơn La 34 58 39 55 32 52 25 49 41 35
35 Sở NN&PTNT Lào Cai 35 51 40 47 17 37 33 46 46 42
36 Sở NN&PTNT Nam Định 36 20 53 29 18 33 27 21 28 30
37 Sở NN&PTNT Quảng Trị 37 42 48 51 40 45 17 25 28 24
38 Sở NN&PTNT Tiền Giang 38 29 49 53 43 13 37 28 12 1
39 Sở NN&PTNT Bình Thuận 39 26 36 25 23 31 45 43 35 20
40 Sở NN&PTNT Phú Thọ 40 50 18 58 54 22 31 52 46 18
41 Sở NN&PTNT Long An 41 17 30 48 27 12 48 31 41 29
42 Sở NN&PTNT Bắc Giang 42 16 44 16 24 18 48 5 24 13
43 Sở NN&PTNT Lạng Sơn 43 47 11 40 36 16 48 50 52 53
44 Sở NN&PTNT Hưng Yên 44 48 35 24 37 48 48 53 33 17
45 Sở NN&PTNT Ninh Bình 45 40 51 22 49 46 18 23 49 50
46 Sở NN&PTNT Bến Tre 46 34 41 41 42 23 30 14 54 38
47 Sở NN&PTNT Cần Thơ 47 54 46 45 47 56 48 55 17 42
48 Sở NN&PTNT Kon Tum 48 NA 52 NA 35 NA 33 NA 55 NA
49 Sở NN&PTNT Trà Vinh 49 39 54 40 56 29 26 41 31 14
50 Sở NN&PTNT Đaklak 50 53 56 18 56 49 47 58 1 53
51 Sở NN&PTNT Gia Lai 51 44 25 8 53 55 46 51 50 27
52 Sở NN&PTNT Hà Giang 52 56 37 46 51 59 43 44 51 40
53 Sở NN&PTNT Cao Bằng 53 49 43 56 44 17 48 57 45 49
54 Sở NN&PTNT Bắc Kạn 54 43 57 32 38 26 40 58 56 39
55 Sở NN&PTNT Yên Bái 55 NA 50 NA 50 NA 48 NA 39 NA
56 Sở NN&PTNT Lai Châu 56 52 45 49 52 32 48 56 52 42
57 Sở NN&PTNT Phú Yên 57 36 47 28 46 20 48 33 56 42
Kết quả điều tra cho thấy việc ứng dụng và phát triển CNTT trong khối các 
Sở NN&PTNT đã đồng đều hơn. Tuy vậy vẫn còn có sự khác biệt nhiều giữa các 
Sở với nhau. Đứng đầu xếp hạng vẫn là sở NN&PTNT Vĩnh Long - có thành tích 
9
trong 2 năm liền đều đứng đầu. Sở NN&PTNT An Giang đã vươn lên mạnh mẽ từ 
thứ 10 (2009) lên thứ 2 trong năm 2010, Sở Đồng Tháp luôn giữ được vị trí thứ 3, 
4 trong 2 năm liền.... 
Nhìn chung các Sở ở các tỉnh miền núi, cao nguyên đều có xếp hạng phía 
sau. Đây là những tỉnh còn nhiều khó khăn nên việc ứng dụng CNTT còn khiêm 
tốn. Mặt khác việc ứng dụng và phát triển CNTT của các Sở NN&PTNT còn phụ 
thuộc nhiều vào UBND tỉnh. Những tỉnh nào có phát triển ứng dụng CNTT tốt thì 
Sở NN&PTNT cũng phát triển tốt. Sự hỗ trợ từ Bộ NN&PTNT đối với các Sở theo 
ngành dọc là hạn chế, sự hỗ trợ này chủ yếu qua các chương trình, dự án mà Sở có 
tham gia. 
Những số liệu điều tra cung cấp của các Sở NN&PTNT được tổng hợp từ 
các đơn vị trực thuộc Sở như các chi cục, trung tâm, Thực tế cho thấy một số Sở 
thu thập, tổng hợp số liệu không đầy đủ và đôi khi còn đại khái, bản thân các số 
liệu đôi khi cũng có chỗ mâu thuẫn cho nên số liệu cũng chưa phản ánh được hết 
thực trạng của đơn vị mình. Tuy nhiên qua điều tra xếp hạng ICT Index này đã tạo 
điều kiện để các Sở NN&PTNT tự xem xét nhìn nhận lại mình mà có cố gắng hơn 
nữa trong những năm tới.
b) Một vài con số về ứng dụng và phát triển CNTT trong Ngành 
NN&PTNT
Kết quả điều tra ICT Index của Bộ thực hiện trong 2 năm gần đây ở 4 khối 
đơn vị: (1) khối các cục, vụ, trung tâm; (2) khối viện nghiên cứu, quy hoạch; (3) 
khối các trường đào tạo; (4) khối các sở NN&PTNT cho thấy trong mỗi khối, trong 
từng lĩnh vực đã có những cố gắng lớn và cũng còn hạn chế, cần phải nhìn nhận lại 
và xác định nguyên nhân và lý do mà một số chỉ số này bị tụt để có giải pháp khắc 
phục.
Giữa các khối với nhau cho thấy còn có sự chênh lệch về ứng dụng và phát 
triển CNTT như điều kiện hạ tầng CNTT của khối các Sở NN&PTNT còn kém, 
đứng đầu vẫn là khối các cục, vụ,... Dưới đây là các bảng tổng hợp từ cuộc điều tra 
năm 2010 các đơn vị trong Ngành:
1) Hạ tầng kỹ thuật
TT Chỉ tiêu
Các cục, vụ Các viện NC Các trường Các sở NNPTNT
2009 2010 2009 2010 2009 2010 2009 2010
1 Tỷ lệ trung bình máy tính/CBCNV 0.92 1.01 0.53 0.56 0.96 1.30 0.33 0.48
10
2 Tỷ lệ trung bình máy tính kết nối Internet 93.37% 96.33% 75.10% 91.85% 57.45% 83.46% 72.23% 66.26%
3
Tỷ lệ trung bình băng 
thông kết nối Internet/ 
CBCC, kbps
55.00 46.432 36.24 9.135 29.05 40.167 123.49 29.38
4 Tỷ lệ phần mềm bản quyền/CBCC NA 0.36% NA 0.07% NA 0.21% NA 0.34% 
5
Tỷ lệ trung bình đầu tư 
cho hạ tầng kỹ thuật, 
VND
 3.293.087 8.182.950 819.434 620.054 2.851.439 2.316.865 1.840.640 724.498 
2) Hạ tầng nhân lực
TT Chỉ tiêu
Các cục vụ Các viện NC Các trường Các sở NN&PTNT 
2009 2010 2009 2010 2009 2010 2009 2010
1
Tỷ lệ trung bình cán bộ 
chuyên trách 
CNTT/Tổng số CBCC
3.01% 3,00% 0.53% 0.90% 1.92% 2,34% 0.34% 0.43%
2
Tỷ lệ trung bình cán bộ 
chuyên trách có trình độ 
từ CĐ trở lên về CNTT
70.69% 96,77% 82.76% 71.20% 90.74% 70.42% 64.75% 55.34%
3
Tỷ lệ trung bình CBCC 
biết sử dụng máy tính 
trong công việc
93.83% 96,75% 41.08% 65.14% 76.23% 79.48% 27.22% 45.10%
4
Tỷ lệ trung bình chi cho 
đào tạo CNTT/đầu 
người, VND
404,63 147,516 21,814 8,687 54,373 60.373 9,165 6.699 
3) Ứng dụng công nghệ thông tin
TT Chỉ tiêu
Các cục vụ Các viện NC Các trường Các sở NN&PTNT
2009 2010 2009 2010 2009 2010 2009 2010
1
Số lượng PMƯD cơ bản 
đã được triển khai/đơn 
vị
4.30 4,48 4.19 6.29 4.32 4.13 3.90 3.71
2
Tỷ lệ trung bình CBCC 
sử dụng thư điện tử 
trong công việc
82.27% 86,19% 53.61% 55.65% 67.98% 56.44% 18.26% 30.68%
3 Tin học hóa thủ tục hành chính 22.20% 75,79% 28.44% 29.25% 30.58% 31.21% 23.39% 28.16
4
Số lượng trung bình DV 
công được cung cấp trên 
mạng
7.97 7,8 0.69 0.54 0.58 0.63 16.19 15.24
5
Tỷ lệ trung bình chi cho 
ứng dụng/đầu người, 
VND
3,758,399 10.135.142 392,873 236.975 231.722 1.553.526 126,95 336.750 
6 Tỷ lệ đơn vị có Website 76.67% 80,00% 93.75% 94.11% 64.52% 84.37% 44.07% 43.10%
7 Tỷ lệ thông tin chỉ đạo điều hành đưa lên mạng NA 44,00% NA 39.40% NA 32.50% NA 18.68%
4) Môi trường tổ chức – chính sách
TT Chỉ tiêu
Các cục vụ Các viện NC Các trường Các sở NN&PTNT
2009 2010 2009 2010 2009 2010 2009 2010
1 Tỷ lệ đơn vị có Ban chỉ đạo CNTT 26.67% 40,00% 31.25% 35,29% 74.19% 68.75% 35.59% 53.44%
2 Tỷ lệ đơn vị có Lãnh đạo phụ trách CNTT 60.00% 72,00% 56.25% 58.82% 64.52% 75% 61.02% 55.17%
11
3
Tỷ lệ đơn vị đã có Chiến 
lược/Quy hoạch phát 
triển ứng dụng CNTT
36.67% 44,00% 18.75% 23,53% 80.65% 81,25% 32.20% 48.27%
4
Tỷ lệ đơn vị đã có Cơ 
chế chính sách riêng 
khuyến khích ứng dụng 
CNTT-TT
40.00% 56,00% 50.00% 35.29% 58.06% 68.75% 35.59% 32.76%
5
Tỷ lệ đơn vị đã có Chính 
sách phát triển nguồn 
nhân lực cho CNTT-TT
36.67% 36,00% 31.25% 29.41% 67.74% 71.87% 11.86% 36.20%
6
Tỷ lệ đơn vị đã có Chính 
sách đảm bảo an toàn, 
an ninh thông tin điện 
tử nội bộ
36.67% 32,00% 43.75% 35.29% 35.48% 62.50% 33.90% 37.93%
8
Tỷ lệ đơn vị có quy trình 
trao đổi xử lý văn bản 
điện tử
NA 60% 25.00% 43.75% 22.58% 65.62% 28.81% 56.89%
4. Kết luận
Đóng góp cho những thành tựu của ngành NN&PTNT, không thể không kể 
đến sự phát triển và ứng dụng CNTT-TT trong Ngành đã giúp nâng cao hiệu quả 
quản lý điều hành của Bộ, giúp cho các đơn vị trong Ngành phát huy được hiệu 
quả sản xuất kinh doanh. Nhiều ứng dụng CNTT đã được triển khai như: Hệ thống 
mạng LAN, WAN của Bộ và các đơn vị, Cổng thông tin điện tử, các website 
chuyên ngành, các dịch vụ hành chính công trên mạng, các ứng dụng trực tuyến, hệ 
thống họp truyền hình, giao lưu trực tuyến giữa Bộ trưởng với người dân và doanh 
nghiệp, ... và nhiều ứng dụng CNTT tại các Sở NN&PTNT.
Vai trò của CNTT-TT đã thể hiện một cách rõ rệt, giúp tăng cường công tác 
thông tin thông suốt và kịp thời, cho phép tiếp cận với nguồn thông tin trong nước 
và quốc tế dễ dàng, giúp nâng cao khả năng nghiên cứu, phân tích và dự báo trong 
Ngành, cải thiện hiệu quả làm việc của cán bộ, giúp vận hành nhanh gọn trơn tru 
bộ máy quản lý nhà nước. Ngoài ra, CNTT-TT giúp cắt giảm chi phí hành chính, 
giảm công lao động và giúp nâng cao hiệu quả làm việc giữa người dân và các cơ 
quan quản lý nhà nước và khả năng phối hợp giữa các cơ quan trong và ngoài 
Ngành. 
Để ứng dụng và phát triển CNTT một cách vững chắc và hiệu quả tiến tới 
xây dựng Bộ NN&PTNT điện tử, nhiệm vụ trước mắt cần phải xây dựng kiến trúc 
tổng thể (Enterprise Architecture) làm nền tảng cho các kế hoạch phát triển CNTT 
trong Bộ và kết hợp với các bộ ngành khác từng bước góp phần đưa Việt Nam sớm 
trở thành nước mạnh về CNTT-TT./.
12

File đính kèm:

  • pdfung_dung_cntt_tt_trong_nganh_nong_nghiep_va_phat_trien_nong.pdf