Ứng dụng mô hình thông tin công trình trong tổ chức thi công cầu vượt 550 – Bình Dương
Tóm tắt Ứng dụng mô hình thông tin công trình trong tổ chức thi công cầu vượt 550 – Bình Dương: ...hi tiết được kết hợp bởi nhiều phần mềm tạo dựng mô hình 3D như phần mềm Revit, Allplan, Tekla structure, nhằm tăng độ tin cậy, tính an toàn và loại bỏ xung đột. Mô hình này cho phép mô phỏng trình tự thi công thực tế tại công trường và có thể thống kê khối lượng thi công bất kỳ [7],[8]. Bản...ẦU VƯỢT NGÃ TƯ 550 – BÌNH DƯƠNG Công nghệ thực tế ảo (Virtual reality - VR) là thuật ngữ miêu tả một môi trường được giả lập ảo hóa được tạo ra bởi con người nhờ vào các phần mềm chuyên dụng và được điều khiển bởi một thiết bị thông minh. Áp dụng công nghệ thực tế ảo VR vào công trình giao...như thực hiện các thao tác lắp ghép thiết bị theo đúng trình tự thi công [9]. Hình 9. Tương tác với ván khuôn thi công trụ. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -554- Hình 10. Kiểm tra an toàn trụ tạm thi công dầm. Trụ cầu, cọc khoan nhồi là một tr...
Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -546- ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH TRONG TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU VƯỢT 550 – BÌNH DƯƠNG Ngô Thanh Thủy1, Huỳnh Xuân Tín1, Đỗ Minh Truyền2, Nguyễn Văn Lộc1*, Lê Xuân Bắc3 1 Phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Giao thông Vận tải, Số 450-451 Lê Văn Việt, Phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh 2 Công ty TNHH Kỹ thuật và Công nghệ V7, Số 448/5E Lê Văn Việt, Phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. 3Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố Hồ Chí Minh, Số 03 Nguyễn Thị Diệu, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. * Tác giả liên hệ: Email: nvlocutc2@gmail.com; Tel: 0983213833. Tóm tắt. Hiện nay trên thế giới, mô hình thông tin công trình (Building Information Modeling - BIM) đã phát triển và ứng dụng rộng rãi từ giai đoạn lập dự án, thiết kế, đấu thầu, thi công đến khai thác vận hành. Ứng dụng công nghệ BIM vào thi công công trình giao thông giúp các đơn vị nhà thầu có cái nhìn tổng quát, trực quan sinh động, dễ dàng kiểm tra những xung đột trên mô hình thiết kế 3D; kiểm soát được khối lượng công việc trên mô hình tổ chức thi công 3D trước khi xây dựng công trình ngoài thực tế. Một đóng góp quan trọng là mô hình BIM được dùng để xây dựng thực tế ảo (Virtual Reality – VR) ứng dụng trong việc đào tạo cho công nhân, kỹ sư và các bên liên quan nắm bắt được mô hình cấu tạo thiết bị đà giáo, ván khuôn, biển báo giao thông, đèn tín hiệu,... cũng như trình tự thi công và an toàn lao động ngay từ trong giai đoạn bắt đầu xây dựng. Bài báo này, cho thấy những lợi ích khi ứng dụng BIM lập mô hình thiết kế 3D vào quá trình kết nối thực tế ảo để hỗ trợ giai đoạn tổ chức thi công cầu vượt 550 – Bình Dương như trao đổi thông tin dễ dàng, xuất bản vẽ 2D, khối lượng vật liệu tự động, kiểm tra xung đột nhanh chóng và mô phỏng trình tự thi công theo điều kiện thực. Nhờ đó, thực tế ảo không những tiết kiệm thời gian, giá thành thi công mà còn tăng tính an toàn cho biện pháp thi công và nâng cao chất lượng công trình. Từ khóa: Công nghệ thực tế ảo, dữ liệu mô hình thông tin, khả năng tương tác, mô hình thông tin công trình, mô hình ảo, mô hình thi công, mức độ phát triển thông tin. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Mô hình thông tin công trình (Building Information Modeling – BIM) không phải là một sản phẩm hoặc một chương trình phần mềm độc quyền mà là một quy trình Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -547- tích hợp được xây dựng dựa trên thông tin phối hợp, đáng tin cậy của một dự án từ thiết kế cho đến thi công và khai thác vận hành [1]. Hiện nay BIM đã trở thành công nghệ xây dựng chủ đạo ở nhiều nước trên thế giới như Anh, Pháp, Phần Lan, Úc, Đức, Hàn Quốc, Singapore, Các nước này đều đã xây dựng được tiêu chuẩn và lộ trình thực hiện BIM áp dụng cho nhiều công trình thực tế [2]. Trong khi đó, Việt Nam năm 2017, đã ban hành Quyết định 1057/QĐ-BXD Hướng dẫn tạm thời áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong giai đoạn thí điểm và tổ chức các chương trình đào tạo về BIM cho các kỹ sư xây dựng cũng như các đơn vị quản lý. BIM xác lập tất cả các thông tin liên quan đến toàn bộ vòng đời của công trình, từ lập kế hoạch và thiết kế đến xây dựng, vận hành và bảo trì [3]. Thông tin trong mô hình BIM cung cấp giao diện trực quan và đầy đủ thông tin hơn so với các bản vẽ 2D và 3D. Trong thi công, đối với công trình giao thông thì vấn đề tổ chức giao thông rất quan trọng vì phải đảm bảo an toàn giao thông cho lượng phương tiện lớn hơn bình thường do tăng các loại xe cơ giới trong khi mặt bằng dành cho khu vực công trường hạn chế, nhất là khi thi công trong thành phố. Ngoài ra, trước khi hoàn thiện toàn bộ công trình, chủ đầu tư và các bên liên quan có thể quan sát và hình dung công trình khi đưa vào khai thác sử dụng một cách trực quan sinh động, nhờ vào các phần mềm ứng dụng trong công nghệ BIM để hỗ trợ tổ chức giao thông tại các nút giao thông. Việc ứng dụng BIM lập mô hình thông tin công trình cầu, đặc biệt trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật thi công (LOD 350) đã giúp các kỹ sư có thể hoàn thành thiết kế, mô phỏng và quản lý thông tin trong các giai đoạn của dự án [4]. Việc kết hợp công nghệ thực tế ảo (Vitual Reality-VR) vào mô hình BIM giai đoạn thi công giúp các kỹ sư và công nhân hiểu được kết cấu, giúp kỹ sư an toàn lao động xác định được những vị trí dễ xảy ra tai nạn để có biện pháp phòng tránh hợp lý [5]. Ngoài ra, BIM còn giúp cho các đơn vị quản lý có cái nhìn trực quan về công trình, các nhóm tư vấn có thể chỉnh sửa trong giai đoạn thiết kế sơ bộ hoặc thiết kế kỹ thuật mà không phải bắt đầu công việc lại từ đầu. 2. ỨNG DỤNG BIM CHO BIỆN PHÁP THI CÔNG CHỦ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC GIAO THÔNG CẦU 550 – BÌNH DƯƠNG 2.23. Mô hình thi công Mô hình thi công phải sát thực với biện pháp thi công và có khả năng xuất ra các tài liệu phục vụ cho gia công chế tạo và xác định khối lượng vật liệu, thiết bị cần thiết cho công trình với độ chính xác cao [6]. Một thư viện thiết bị hoàn chỉnh trên phần mềm Revit được xây dựng bao gồm kết cấu đà giáo, ván khuôn trụ, đà giáo trụ tạm, cọc cừ larsen, thanh chống và các thiết bị tổ chức giao thông cho công trình cầu như biển báo giao thông, đèn tín hiệu, hàng rào, nhằm thực hiện việc xây dựng mô hình thi công (Hình 1). Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -548- a. Mô hình đà giáo trụ cầu. b. Mô hình cọc cừ larsen và thanh chống. c. Mô hình biển báo giao thông. Hình 1. Mô hình 3D thiết bị thi công. Mô hình thi công cầu 550 bao gồm các chi tiết được kết hợp bởi nhiều phần mềm tạo dựng mô hình 3D như phần mềm Revit, Allplan, Tekla structure, nhằm tăng độ tin cậy, tính an toàn và loại bỏ xung đột. Mô hình này cho phép mô phỏng trình tự thi công thực tế tại công trường và có thể thống kê khối lượng thi công bất kỳ [7],[8]. Bảng 1 thể hiện khối lượng cừ và thanh chống của mố trụ sau khi xuất từ mô hình trong phần mềm Revit và chuyển qua kết nối với phần mềm Excel và MS Project. Bảng 1. Khối lượng cọc cừ Larsen và thanh chống toàn công trình [9]. STT Tên cấu kiện Số lượng (cái) Diện tích sơn phủ (cm²) Thể tích (cm³) Khối lượng (kg) Tổng khối lượng (kg) Trụ T1 Thanh chống loại 1 120 4255 548.77 4.31 517.2 Thanh chống loại 2 6 5419 665.13 5.22 31.32 Cừ Larsen 102 116250 77555.3 608.81 62098.62 Tổng cộng 62647.14 Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -549- STT Tên cấu kiện Số lượng (cái) Diện tích sơn phủ (cm²) Thể tích (cm³) Khối lượng (kg) Tổng khối lượng (kg) Mố M1 Thanh chống loại 1 150 4255 548.77 4.31 646.5 Thanh chống loại 2 12 5419 665.13 5.22 62.64 Cừ Larsen 124 116250 77555.3 608.81 75492.44 Tổng cộng 76201.58 Mô hình biện pháp thi công chủ đạo cho trụ cầu và kết cấu nhịp được xây dựng bằng phần mềm Revit thông qua việc bố trí các thiết bị trong thư viện vào vị trí hợp lý (Hình 2). Mô hình này sẽ là nền tảng phục vụ cho công tác mô phỏng thực tế ảo về biện pháp thi công chủ đạo trụ cầu 550 – Bình Dương. Hình 2. Mô hình trụ cầu sau khi xuất lên mặt bằng thi công [9]. Để tối ưu hóa về biện pháp thi công cầu 550 – Bình Dương, nhóm nghiên cứu đã tiến hành dựng video bằng phần mềm Lumion dựa trên dữ liệu đã xuất ra từ mô hình thi công. Bằng cách này, thời gian dựng video nhanh hơn với độ chính xác và phân giải tốt hơn. a. Thi công cọc khoan nhồi b. Thi công trụ cầu Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -550- c. Thi công kết cấu nhịp Hình 3. Mô phỏng tổ chức thi công [9]. 2.24. Mô hình biện pháp tổ chức giao thông Tổ chức giao thông là một công việc không thể thiếu trong quá trình tổ chức thi công. Đối với cầu 550, xây dựng ở tim đường ĐT.743, bề rộng làn đường xe chạy bị thu hẹp do phải dựng hàng rào công trường để che chắn công trình bên trong; trong khi đó, phải đảm bảo lưu thông, lưu lượng xe lớn do tăng thêm các xe chở thiết bị, vật liệu phục vụ thi công (Hình 4). Vấn đề an toàn được đặt ra yêu cầu ở mức độ cao với công trường phức tạp như cầu 550 thì mô hình biện pháp tổ chức giao thông với nhiều kịch bản khác nhau là rất hữu ích; giúp chủ đầu tư và nhà thầu có cái nhìn trực quan để chọn được phương án tối ưu. a. Nút giao tại ngã tư 550 b. Biển báo cảnh báo nguy hiểm Hình 4. Mô phỏng tổ chức giao thông giai đoạn thi công [9]. Mô hình biện pháp thi công cầu 550 mở rộng sang giai đoạn nghiệm thu và đi vào khai thác vận hành, với đầy đủ các loại biển báo giao thông như biển tên cầu, biển phân làn xe, biển báo nguy hiểm hay giới hạn tốc độ, giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng thể về giao thông sau khi hoàn thành (Hình 5). Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -551- Hình 5. Cắm biển báo giao thông giai đoạn khai thác vận hành [9]. Mô hình biện pháp thi công này có thể xuất qua phần mềm Lumion để phân tích hiệu ứng hình ảnh với kết xuất thực tế cao cũng như hiệu ứng đặc biệt giúp dễ hình dung dự án sau khi hoàn thiện [10]. Mặt khác, quá trình phân tích lưu lượng giao thông cung cấp các thông tin phục vụ quản lý giao thông trong phạm vi công trình trở nên dễ dàng hơn (Hình 6). Hình 6. Mô phỏng tổ chức giao thông giai đoạn khai thác vận hành [9]. 3. ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ THỰC TẾ ẢO VR VÀO THI CÔNG TRỤ CẦU VƯỢT NGÃ TƯ 550 – BÌNH DƯƠNG Công nghệ thực tế ảo (Virtual reality - VR) là thuật ngữ miêu tả một môi trường được giả lập ảo hóa được tạo ra bởi con người nhờ vào các phần mềm chuyên dụng và được điều khiển bởi một thiết bị thông minh. Áp dụng công nghệ thực tế ảo VR vào công trình giao thông là một trong những bước tiến quan trọng trong kỷ nguyên của kỹ thuật số, làm thúc đẩy quá trình phát triển của ngành xây dựng [11,12]. Trong quá trình thi công, việc thay đổi bản thiết kế đột xuất là một việc khó khăn Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -552- do vấn đề chi phí, thời gian. Nhu cầu vật liệu có thể thay đổi và thậm chí thay đổi một số chi tiết trong thiết kế có thể ảnh hưởng đến các phần khác của công trình. Chính những điều này sẽ gây những khó khăn trong việc giải quyết của các đơn vị liên quan, đặc biệt là đơn vị xây dựng và chủ đầu tư. Với công nghệ thực tế ảo VR sẽ cung cấp một giải pháp sáng tạo, mang đến sự đột phá. Hiện nay có nhiều phần mềm thực tế ảo như phần mềm Revit Lives cho phép người dùng có thể trải nghiệm tham quan công trình trong môi trường ảo với đồ họa cao, tuy nhiên dung lượng phần mềm lớn nên đòi hỏi thiết bị phải có cấu hình mạnh và người dùng không thể tương tác với mô hình [13]. Ngoài ra, còn có phần mềm Iris giúp các đơn vị tham gia dự án có thể giao tiếp và làm việc trực tiếp trên mô hình mà không cần quan tâm đến vấn đề về địa lý hay từ văn phòng ra tới công trình thi công, dù vậy phần mềm còn hạn chế về mặt hình ảnh, đồ họa chưa cao và thiếu các tính năng tương tác trong môi trường thực tế ảo [14]. Phần mềm Simlab Composer giúp người trải nghiệm tham quan công trình trong môi trường thực tế ảo với đồ họa cao, hình ảnh thực tế, giúp người trải nghiệm như đang ở ngoài công trình thật, hơn hết phần mềm còn cho phép người trải nghiệm tương tác dễ dàng với các thiết bị thi công, đánh dấu và kiểm tra một số vị trí bị lỗi trong mô hình, xem thông tin cấu tạo các thiết bị thi công, [15] Do đó trong nghiên cứu này, các tác giả đã lựa chọn phần mềm Simlab Composer để lập mô hình thực tế ảo cho dự án. Mô hình thiết kế 3D có thể đưa vào mô hình ảo để kiểm tra trước khi các kỹ sư thi công các hạng mục. Chủ đầu tư và đơn vị thi công có thể xem công trình đã hoàn thành ở mọi góc độ, kiểm tra kích thước của kết cấu, và thậm chí có thể trải nghiệm trong môi trường ảo. Kích thước của các đối tượng có thể đo trực tiếp trong mô hình 3D bằng tính năng đo đạc, lấy số liệu trực tiếp trong mô hình (Hình 7) tạo thuận tiện cho việc kiểm tra các số liệu so với bản vẽ thiết kế trước đó. Người dùng có thể ghi chú, yêu cầu trong mô hình ngay lúc tương tác; và các ghi chú, yêu cầu này sẽ được lưu lại và chuyển cho người có trách nhiệm giải quyết [9]. Hình 7. Đo kích thước trực tiếp trong mô hình. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -553- Tính năng xem và tự động hiển thị các thông tin và các bước tiến hành thi công (Hình 8) cho phép đào tạo các bên có liên quan hiểu rõ cấu tạo các bước tiến hành của từng thiết bị trước khi xây dựng; và khi trở lại môi trường thực tế, các thao tác sẽ diễn ra nhanh chóng, đồng điệu với nhau làm tăng năng suất lao động và đạt chất lượng cao trong mỗi giai đoạn thi công. Hình 8. Xem thông tin và cách tiến hành thi công ván khuôn. Tương tác trực tiếp trong môi trường thực tế ảo giúp người trải nghiệm có thể chạm vào các thiết bị thi công và lấy ra khỏi vị trí ban đầu hoặc tách rời các thiết bị ra thành nhiều cấu kiện nhỏ (Hình 9). Người trải nghiệm có thể quan sát và kiểm tra chi tiết hơn các thiết bị để đưa ra các đánh giá về các thiết bị có cấu tạo phù hợp với khả năng chịu lực trong quá trình thi công cũng như thực hiện các thao tác lắp ghép thiết bị theo đúng trình tự thi công [9]. Hình 9. Tương tác với ván khuôn thi công trụ. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -554- Hình 10. Kiểm tra an toàn trụ tạm thi công dầm. Trụ cầu, cọc khoan nhồi là một trong những bộ phận chịu tải trọng chính của cầu có cấu tạo cốt thép phức tạp; vì vậy sẽ dễ xảy ra xung đột, các thanh thép có thể va chạm vào nhau hoặc thép không bố trí đúng về mặt cấu tạo. Trải nghiệm thực tế ảo giúp kỹ sư thi công quan sát kiểm tra kết cấu và đào tạo công nhân thực hành lắp ghép, hiểu được cấu tạo của kết cấu cũng như cách bố trí cốt thép của trụ cầu, nâng cao năng suất, hiệu quả trong quá trình thi công lắp đặt (Hình 11). Hình 11. Tương tác với cốt thép trụ cầu. Công nghệ thực tế ảo đóng vai trò quan trọng việc giải quyết các vấn đề như kiểm tra kỹ thuật đảm bảo an toàn khi thi công, đào tạo kỹ thuật và an toàn lao động cho công nhân và kỹ sư trước khi ra ngoài công trình thực tế làm giảm thiểu tình trạng gây mất an toàn lao động. 4. KẾT LUẬN Ứng dụng mô hình thông tin BIM vào tổ chức thi công và tổ chức giao thông công trình cầu đường là một trong những lợi ích quan trọng mà BIM mang lại cho chủ đầu tư, nhà thầu và các bên liên quan,; giúp cho các đơn vị xây dựng có được cái nhìn Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -555- trực quan hơn về một dự án công trình đang thi công trên môi trường ảo trước khi triển khai ngoài thực tế; giúp quản lý tốt khối lượng thi công và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, thực tế ảo đã từng bước đi vào trong thi công và ngày càng “thực hơn”. Công nghệ này còn góp phần thúc đẩy xu hướng của thời đại áp dụng công nghệ 4.0 vào công trình đồng thời đóng góp vào sự phát triển cho ngành xây dựng. Đóng góp quan trọng của thực tế ảo là thiết thực, bao gồm: đào tạo an toàn lao động; kiểm tra các số liệu thiết kế; đào tạo kỹ thuật thi công; dễ dàng kiểm tra xung đột và kiểm soát thông tin của các đối tượng xây dựng bằng “mô hình thực tế”. LỜI CẢM ƠN Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm BROBIM, Công ty TNHH Kỹ thuật và Công nghệ V7 đã hỗ trợ nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Adam Strafaci, What does BIM mean for civil engineers? Road and highway projects can benefit from design using building information modeling, CE NEWS, 10, 2008. [2]. TS. Trần Hồng Mai, TS. Nguyễn Việt Hùng, TS. Tạ Ngọc Bình, Ths. Lê Thị Hoài Ân, Tổng hợp kinh nghiệm áp dụng BIM trên thế giới và hiện trạng áp dụng BIM trong ngành xây dựng Việt Nam, Tạp chí Kinh tế xây dựng, 02, 2014. [3]. QĐ 1057/QĐ-BXD, Hướng dẫn tạm thời áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong giai đoạn thí điểm, 2017. [4]. Ph.D Ngo Thanh Thuy, Do Minh Truyen, Nguyen Truong Giang, Nguyen Xuan Viet, and MSc. Huynh Xuan Tin, BIM application for Thu Thiem 2 Bridge in construction engineering design phase, International conference on Application of Artificial Intelligence in Transportation, 2020. [5]. Aaron Costin, Alireza Adibfar, Hanjin Hu, Stuart S. Chen, Building Information Modeling (BIM) for transportation infrastructure – Literature review, applications, challenges, and recommendations, Automation in Construction 94 (2018) 257 – 281, https://doi.org/10.1016/j.autcon.2018.07.001. [6]. Heng Li, Neo K.Y.Chan, Ting Huang, Martin Skitmore, Jay Yang, Virtual prototyping for planning bridge construction, Automation in Construction 27 (2012) 1–10, https://doi.org/10.1016/j.autcon.2012.04.009. [7]. MSc. Huynh Xuan Tin, MSc. Nguyen Quoc Chuong, Vo Phu Toan, Do Minh Truyen, Nguyen Truong Giang, and Nguyen Xuan Viet, 550 – Binh Duong overpass using Building Information Modeling, International conference on Application of Artificial Intelligence in Transportation, 2020. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -556- [8]. Ths. Huỳnh Xuân Tín, Đỗ Minh Truyền, Nguyễn Xuân Việt, Nguyễn Trường Giang, Bùi Vĩ và Võ Minh Khoa, Nghiên cứu lập mô hình thông tin công trình cầu cho bước thiết kế kết cấu nhịp cầu vượt ngã tư 550 - Bình Dương, Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm học 2018 – 2019, 2019, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, Hà Nội, 3-7. [9]. Ths. Huỳnh Xuân Tín, Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Văn Dương, Nguyễn Công Hòa, Hoàng Văn Hậu, Võ Tấn Tài, Ứng dụng mô hình thông tin BIM trong tổ chức thi công cầu vượt 550 – Bình Dương, Báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học sinh viên, Đại học Giao thông Vận tải – Phân hiệu tại thành phố Hồ Chí Minh, 2020. [10]. Nguyễn Trường Giang, Đỗ Minh Truyền, Nguyễn Xuân Việt, Đồ án tốt nghiệp BIM cầu treo dây văng, Đại học Giao thông Vận tải – Phân hiệu tại thành phố Hồ Chí Minh, 2020. [11]. Shijun Qin, Qingfeng Wang, Xianfeng Chen, Application of virtual reality technology in nuclear device design and research, Fusion Engineering and Design 161 (2020) 111906, https://doi.org/10.1016/j.fusengdes.2020.111906. [12]. Ziyue Guo, Dong Zhou, Qidi Zhou, Xin Zhang, Jie Geng, Shengkui Zeng, Chuan Lv, Aimin Hao, Applications of virtual reality in maintenance during the industrial product lifecycle: A systematic review, Journal of Manufacturing Systems, 56 (2020) 525 – 538, https://doi.org/10.1016/j.jmsy.2020.07.007. [13]. Bùi Trang, Thực tế ảo (VR) với Revit Live, https://vietnambim.net/phan- mem/thuc-te-ao-vr-voi-revit-live.html, 2018, Truy cập 25/08/2020. [14]. IrisVR., 2019 IrisVR, Inc, https://irisvr.com/ , 2019, Truy cập 25/08/2020. [15]. SimLab Soft, Simlab Composer, 3D Rendering software, https://www.simlab- soft.com, 2007, Truy cập 25/08/2020.
File đính kèm:
- ung_dung_mo_hinh_thong_tin_cong_trinh_trong_to_chuc_thi_cong.pdf