Ứng xử phù hợp trước những đòi hỏi của trẻ

Tóm tắt Ứng xử phù hợp trước những đòi hỏi của trẻ: ...on heo cho Ely, được vậy thì Ely đã không khóc lâu như thế!”. Chị ấy mỉm cười giải thích: “Ồ, không nên chút nào! Đó vốn không phải là đồ chơi của Ely mà là của Florence. Florence đã cho mượn 30 phút, nếu Florence muốn lấy lại cũng là hợp lý! Quan trọng hơn là không nên tập cho trẻ con, dù c...ổi vào năm 1970, các bé được đưa vào căn phòng trống, nhà nghiên cứu đưa mỗi em một phần thưởng nhỏ (kẹo/ bánh quy) và nói các em có thể ăn nhưng nếu em nào chờ tới khi nhà nghiên cứu quay lại (khoảng 15 phút) mới ăn thì sẽ được thưởng thêm một phần nữa. Kết quả, 1/3 trẻ đã trì hoãn được sự ...c búa, của trẻ nhỏ đây? Những đợt sóng “tại sao” khởi phát vào giai đoạn nào của tuổi thơ? Thường trong khoảng hai tuổi rưỡi và bảy tuổi. Ở lứa tuổi này, tất cả đều mới lạ đối với trẻ. Thoạt đầu, trẻ đặt một loạt câu hỏi, thường là vô tư, nhưng thật ra sâu sắc, khiến cha mẹ phải lúng túng. ...

pdf7 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Ứng xử phù hợp trước những đòi hỏi của trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ứng xử phù hợp trước những đòi 
hỏi của trẻ 
Hiện đang là nghiên cứu sinh ở Đại học East Anglia- Anh, tôi có cơ hội 
quan sát cách các cha mẹ Anh dạy con mình. 
Mỗi đứa trẻ có đặc điểm nhân cách khác nhau, các yếu tố xã hội của mỗi 
đất nước ảnh hưởng đến cách dạy con của các phụ huynh cũng khác, nên 
kinh nghiệm hay lý thuyết giáo dục trẻ cũng không thể áp dụng rập 
khuôn.Vì thế, kinh nghiệm ‘đáp ứng đòi hỏi của trẻ’ của cha mẹ Anh, xin 
được xem như một kinh nghiệm để tham khảo. 
Giáng sinh năm ngoái, tôi đến nhà con trai của chị chủ nhà tôi đang thuê để 
dự tiệc. Cả đại gia đình tụ tập nên trẻ em cũng đông. Con của cậu em chị chủ 
nhà mới 20 tháng, vừa đến là thích thú ngay với con heo bằng bông to đùng, 
nhấn vào mũi thì phát ra nhạc. Con heo đó thuộc ‘quyền sở hữu’ của một cô 
bé 10 tuổi, cũng là con cháu nhà đấy. Ban đầu, bé lớn sẵn lòng cho bé nhỏ 
mượn chơi, nhưng sau khoảng 30 phút thì bé lớn đòi lại. Lập tức, bé nhỏ 
khóc ré lên, lao về phía mẹ mình, chỉ tay về con heo. Mọi người trong nhà 
đều hiểu con bé muốn gì. 
Tình huống trên nếu xảy ra ở Việt Nam người lớn sẽ phản ứng thế nào? 
Thông thường, có người sẽ quát bé lớn vì tội ‘giành’ đồ chơi em đang chơi, 
người tâm lý hơn sẽ dỗ ngọt bé lớn nhường đồ chơi cho bé nhỏ. Tôi cũng 
suýt phản ứng ‘vô duyên’ khi định nói với mẹ bé bảo bé lớn nhường bé nhỏ 
để bé nín khóc. May mà tôi kịp ‘ngậm miệng’, chờ xem gia đình xử lý thế 
nào. 
 Cả nhà im lặng, không ai phụ dỗ bé nhỏ, dù nó gào rất to. Mẹ bé bế lên, dụ 
con bằng các món đồ chơi khác, không ngừng nói: “Coi cái này đi con, cái 
này cũng vui nè! Cái đó không phải của con, của chị Florence’. Con bé vẫn 
khóc la, mẹ bé dù mềm mỏng nhưng cương quyết không chiều theo. Tuyệt 
không một người lớn nào trong nhà lên tiếng bảo bé lớn đưa đồ chơi cho em. 
Lúc đó, tôi cũng hơi bực với thái độ đó vì xót bé nhỏ! Nhưng, sau khoảng 10 
phút, bé nhỏ cũng nín khóc và chấp nhận món đồ chơi khác. Tôi nói với mẹ 
của bé: “Ely ngoan quá! Nhưng sao chị không kêu Florence đưa con heo cho 
Ely, được vậy thì Ely đã không khóc lâu như thế!”. Chị ấy mỉm cười giải 
thích: “Ồ, không nên chút nào! Đó vốn không phải là đồ chơi của Ely mà là 
của Florence. Florence đã cho mượn 30 phút, nếu Florence muốn lấy lại cũng 
là hợp lý! Quan trọng hơn là không nên tập cho trẻ con, dù còn rất nhỏ tuổi 
thói quen ĐÒI GÌ ĐƯỢC NẤY, NHẤT LÀ NHỮNG ĐÒI HỎI VÔ LÝ như 
vừa rồi!”. 
Tình huống rất rõ ràng, không phải Florence ích kỷ không cho em mượn. Cô 
bé đã để Ely chơi 30 phút rồi mới đòi lại. Do đó, đòi hỏi của Ely, như mẹ bé 
nhận định, là vô lý. Vì thế, việc tất cả mọi người không đáp ứng là một ứng 
xử phù hợp. Không phải cứ nhỏ hơn là có quyền được ưu tiên mọi thứ. 
Câu chuyện gợi cho tôi nhớ đến kinh nghiệm dạy con của các bà mẹ Pháp mà 
tác giả Pamela Druckerman đã ghi lại trong cuốn ‘Dạy con kiểu Pháp’. Họ có 
khuynh hướng ‘trì hoãn sự ham muốn’ của con mình và rèn cho con sự kiên 
nhẫn chờ đợi. Có khi đứa trẻ muốn ăn kẹo, nhưng dù có kẹo trước mặt, trẻ 
vẫn phải chờ đến giờ ăn vặt mới được phép ăn. Điều này cũng giúp trẻ rèn 
luyện được tính kỷ luật. Có một nghiên cứu rất nổi tiếng về việc ‘trì hoãn sự 
ham muốn’ (Delay of gratification) của trẻ em của nhà tâm lý học người Mỹ 
Walter Mischel được lặp lại nhiều lần từ cuối những năm 1960 tới nay. 
Thí nghiệm gốc của ông diễn ra trên 600 trẻ từ 4- 6 tuổi vào năm 1970, các 
bé được đưa vào căn phòng trống, nhà nghiên cứu đưa mỗi em một phần 
thưởng nhỏ (kẹo/ bánh quy) và nói các em có thể ăn nhưng nếu em nào chờ 
tới khi nhà nghiên cứu quay lại (khoảng 15 phút) mới ăn thì sẽ được thưởng 
thêm một phần nữa. Kết quả, 1/3 trẻ đã trì hoãn được sự ham muốn ăn kẹo 
bánh bằng cách phân tán sự chú ý của chính mình với việc nhìn vào tay mình 
thay vì nhìn đĩa kẹo bánh, chạy loanh quanh, chơi đùa với bím tóc, đá chân 
bàn Những nghiên cứu sau đó của ông cho thấy, những trẻ trì hoãn lâu sự 
ham muốn của mình sau này có kết quả học tập, thể trạng, khả năng chịu áp 
lực cao hơn. 
Thực tiễn và lý luận trên gợi ý cho chúng ta một thái độ ứng xử phù hợp 
trước những đòi hỏi của trẻ. Ứng xử này nên được thống nhất trong tất cả 
các thành viên của gia đình và nên bắt đầu khi trẻ càng nhỏ càng tốt. Với trẻ 
nhỏ, cách thức đơn giản có thể làm như mẹ bé Ely (có căn cứ khoa học từ 
nghiên cứu của Mischel), đó là chuyển sự chú ý của bé sang một vật thể khác 
hoặc hoạt động khác. Tôi nghĩ, đây là một kinh nghiệm hữu ích các phụ 
huynh Việt Nam có thể tham khảo. 
Cách ứng xử với những câu hỏi “tại sao” của trẻ 
Những câu hỏi được trẻ liên tục đặt ra, không câu nào giống câu nào: 
“Tại sao thế này, tại sao thế kia?”. Phụ huynh cần xử trí thế nào trước 
vô vàn câu hỏi, nhiều khi rất hóc búa, của trẻ nhỏ đây? 
Những đợt sóng “tại sao” khởi phát vào giai đoạn nào của tuổi thơ? 
Thường trong khoảng hai tuổi rưỡi và bảy tuổi. Ở lứa tuổi này, tất cả đều mới 
lạ đối với trẻ. Thoạt đầu, trẻ đặt một loạt câu hỏi, thường là vô tư, nhưng thật 
ra sâu sắc, khiến cha mẹ phải lúng túng. 
Vào lúc trẻ đến trường, chủ đề của các câu hỏi trở nên có kỹ thuật hơn, cụ thể 
hơn. Đương nhiên, tần suất câu hỏi thay đổi tùy theo tính khí của trẻ và môi 
trường sống. 
Những thắc mắc của trẻ đôi khi cũng khiến phụ huynh phải "bí" 
Những chủ đề kích thích trí tò mò của trẻ nhiều nhất 
Trước hết là những đề tài xoay quanh sự khám phá bản thân, rồi không gian, 
thời gian, những người khác và thế giới, cuối cùng là sự thật và trí tưởng 
tượng. 
Những câu hỏi ấy đến một cách tự nhiên, vào thời điểm hiện tại, tức là vào 
lúc trẻ hỏi. Đôi khi những câu hỏi ấy ngộ nghĩnh, gây ngạc nhiên. Nhưng cha 
mẹ không nên chế nhạo trẻ, dù chỉ để đùa, vì có thể khiến trẻ không dám bày 
tỏ ý kiến nữa, mất tự tin và giảm khả năng học hỏi. 
Có cần trả lời tất cả những câu hỏi của trẻ? 
Bạn có thể trả lời câu hỏi của trẻ một cách vắn tắt, hoặc “hoãn binh”: “Lát 
nữa chúng ta sẽ bàn lại”, hoặc: “Mẹ sẽ tìm hiểu và giải thích với con sau”. 
Như vậy, trẻ sẽ không có cảm tưởng bị gạt sang một bên, hoặc tránh cho trẻ 
nghĩ nó bị từ chối vì câu hỏi ngớ ngẩn. 
Điều thứ hai cần tránh: bịa đặt hay nói dối vì một câu hỏi khó trả lời hoặc 
không trả lời. Đương nhiên không phải sự thật nào cũng nên nói ra, nhất là 
đối với trẻ con, nhưng cha mẹ phải tìm ra sự cân bằng giữa tiết lộ sự thật 
sống sượng và trình bày nó dưới dạng “cổ tích”. Đôi khi cha mẹ phải biết thú 
nhận rằng họ không biết. 
Một giải pháp khác: cho trẻ những phương tiện để tự tìm hiểu (qua trung gian 
sách, CD-ROM, từ những người lớn xung quanh) hay khuyên trẻ quan sát và 
tìm hiểu những gì gợi trí tò mò của trẻ, chẳng hạn liên quan đến một hiện 
tượng thiên nhiên hay sự vận hành của một vật. Tóm lại, khuyến khích trẻ 
vận dụng trí thông minh. 

File đính kèm:

  • pdfung_xu_phu_hop_truoc_nhung_doi_hoi_cua_tre.pdf
Ebook liên quan