Vai trò của báo chí cách mạng trong đời sống chính trị Việt Nam 1925-1945

Tóm tắt Vai trò của báo chí cách mạng trong đời sống chính trị Việt Nam 1925-1945: ...g sản vào Việt Nam, nâng cao nhận thức chính trị của quần chúng. Ngay từ số 1 ngày 11 - 2 - 1931, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Lý luận và Chính trị của Trung ương Đảng Đông Dương, đã ghi ở Lời nói đầu rằng: “Mục đích của Đảng chúng ta, kịch liệt công kích những tư tưởng sai lầm, những x...gọi quần chúng đấu tranh đã nổi lên mạnh mẽ. Nhưng với báo chí cách mạng thì việc thức tỉnh quần chúng nhân dân, nâng cao lòng yêu nước của những người dân Việt đã được đẩy lên ở một tầng nấc mới, khi có một hệ tư tưởng rõ ràng, một con đường giải phóng dân tộc đã được mở ra: hệ tư tưở...ệp đoàn, Hội đoàn biểu tình, bãi công, công nhân, lao động, cộng sản v.v.. Phải nói rằng để đưa được những khái niệm mới mẻ đó vào đời sống chính trị cũng không phải hoàn toàn đơn giản. Trong nhiều năm, các bài viết về chủ nghĩa cộng sản phải giải thích những từ ngữ mới và khó. Tờ Búa ...

pdf11 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Vai trò của báo chí cách mạng trong đời sống chính trị Việt Nam 1925-1945, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốc: cấm 
tuyên truyền những khẩu hiệu của Đệ Tam 
Quốc tế; Đảng Cộng sản, các hội, đoàn, nhóm 
có quan hệ với Đảng Cộng sản, dù là đảng viên 
hay không đảng viên, nhưng hoạt động theo 
Đệ Tam Quốc tế, đều bị giải tán; cấm ngặt việc 
đăng báo, lưu hành, phân phối, bày bán, lưu 
trữ những văn bản xuất bản định kỳ và không 
định kỳ tuyên truyền các khẩu hiệu của Đệ 
Tam Quốc tế và những cơ quan có dính líu đến 
đệ tam... 
Dĩ nhiên, quá trình truyền bá tư tưởng của 
Đảng cũng không hề đơn giản. Ban đầu, không 
phải tất cả nhân dân đều hiểu những thuật ngữ 
và khái niệm cộng sản, và không phải báo chí 
của Đảng không có những sai lầm: “Trong khi 
chúng ta chủ trương làm cuộc cách mạng dân 
tộc dân chủ, nhưng trên báo chí của chúng ta 
hồi ấy, đứng trên cương vị Đảng hay trên 
cương vị Mặt trận, đều chỉ nói đến giai cấp, mà 
không nói đến dân tộc mặc dầu vấn đề dân tộc 
cũng nằm trong vấn đề giai cấp. Không phối 
hợp tinh thần yêu nước chân chính với chủ 
nghĩa vô sản quốc tế. Những tiếng “Đồng 
bào”, “Tổ quốc” không từng có trên các báo 
chí, trong cuộc nói chuyện hay trong truyền 
đơn” [11, tr. 200]. 
4.2. Báo chí cách mạng nâng cao lòng yêu 
nước, nhận thức chính trị của quần chúng 
GS.TS. Đỗ Quang Hưng khi nói về vị trí, 
vai trò của báo chí trước năm 1945 trên 
phương diện chính trị-xã hội đã khái quát: 
“Dòng báo đối lập (triệt để hay ôn hòa) dĩ 
nhiên hoạt động không dễ dàng, nhưng ảnh 
hưởng tích cực của nó đối với tình cảm cộng 
đồng, tinh thần dân tộc là điều khẳng định” 
[12, tr. 228]. TS. Huỳnh Văn Tòng khi đánh 
giá về vai trò của báo chí thời kỳ 1930-1945, 
“trên lĩnh vực chính trị”, cũng nhận xét: 
“Chính báo chí đã tạo ra được một tinh thần 
quốc gia dân tộc, nhất là trong giới thanh niên 
yêu nước từ nay có được một ý thức hệ chính 
trị mới: chủ nghĩa Marx. Từ đó báo chí đưa ra 
được những phong trào đấu tranh chống thực 
dân và giải phóng dân tộc.” [13, tr. 352]. 
Phải nói ngay rằng, không phải đến khi 
xuất hiện báo chí cách mạng mới thúc đẩy 
lòng yêu nước của nhân dân, tạo nên một tinh 
thần quốc gia dân tộc, bởi trước đó, trên các 
báo chí đối lập, khuynh tả như Tiếng Dân, La 
Cloche fêlée, L’Annam, Le Nhà Quê, Le 
Jeune Annam... tiếng nói đấu tranh chống 
chính quyền thực dân, kêu gọi quần chúng 
đấu tranh đã nổi lên mạnh mẽ. Nhưng với báo 
chí cách mạng thì việc thức tỉnh quần chúng 
nhân dân, nâng cao lòng yêu nước của những 
người dân Việt đã được đẩy lên ở một tầng 
nấc mới, khi có một hệ tư tưởng rõ ràng, một 
con đường giải phóng dân tộc đã được mở ra: 
hệ tư tưởng Mác- Lênin và con đường cách 
mạng vô sản. Sự tác động của báo chí cách 
mạng đối với nhận thức chính trị của người 
dân, về vị trí của giai cấp vô sản, và tầm quan 
trọng của sự phát triển ý thức trở thành một 
người cộng sản đã được thể hiện rõ qua cảm 
tưởng của một người công nhân đăng trên báo 
Lao động, một tờ báo do Tổng Công hội Bắc 
Kỳ xuất bản năm 1929: 
“May mắn thay, đã có những tờ báo như 
Lao động, Mỏ than, Tia sáng, Lá cờ cộng sản 
v.v.. tất cả các cơ quan này đều phục vụ cho 
lợi ích của anh chị em giai cấp vô sản. Vì vậy 
anh chị em chúng tôi đã thực sự có người chỉ 
đường... Tôi dám chắc rằng nhờ những tờ báo 
này, anh chị em chúng tôi đã được thức tỉnh 
và trở nên giác ngộ để gắn kết với nhau, tạo 
nên sức mạnh để đấu tranh chống lại chủ 
nghĩa tư bản. 
Tôi cảm thấy như chính những tờ báo này 
đã mang lại cho chúng tôi sự sống, như thể tôi 
đang là một bệnh nhân với căn bệnh tim phổi 
đe dọa mạng sống của mình, nhưng một thầy 
N.T.T. Hằng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 30, Số 1 (2014) 22-32 
28 
thuốc đã tìm ra phương thuốc để ra khỏi nguy 
hiểm. Tôi không thể tả được niềm hạnh phúc 
của mình. Có thể những tờ báo này sẽ sống 
mãi mãi” [14]. 
Như vậy, sự tác động của báo chí đối với 
nhận thức của người dân, từ đó định hướng 
cho con đường đi của họ đã thực sự rõ ràng. 
Họ đã tìm thấy ở đó ánh sáng của sự chỉ 
đường, của sự thức tỉnh và giác ngộ để gắn kết 
nhau, tạo nên sức mạnh để tranh đấu. 
Quay trở lại với khái niệm đời sống chính 
trị -“những hoạt động và công việc liên quan 
đến chính trị quốc gia hay chính trị quốc tế”, 
thì có thể nói, chưa bao giờ và trên dòng báo 
nào ở Việt Nam trước đó, bàn nhiều đến chính 
trị, đến những vấn đề quốc gia và quốc tế như 
báo chí cách mạng Việt Nam giai đoạn 1925-
1945. Chúng tôi đã khảo cứu một số tờ báo 
cách mạng tiêu biểu là Dân Chúng (1938-
1939), Cờ Giải Phóng (1942-1945) và Việt 
Nam Độc Lập (1941-1945) xung quanh những 
bài viết về quan hệ giữa các tầng lớp xã hội 
khác nhau, mối quan hệ giữa các giai cấp với 
chính quyền, vấn đề về đảng chính trị, về quan 
hệ dân tộc và quan hệ quốc tế. Số liệu thống kê 
và xử lý được cho thấy như sau: 
T 
Nội dung Số 
lượng 
Dân Chúng Cờ Giải Phóng Việt Nam Độc Lập 
Vấn đề của các tầng lớp xã hội: đòi hỏi 
đối với chính phủ, đặc biệt là đấu tranh 
nghị trường 
113 bài 13 bài 59 bài 
Vấn đề của các giai cấp- từng giai cấp 
đòi hỏi lợi ích của bản thân giai cấp 
mình 
113 bài 12 bài 0 bài 
Vấn đề đấu tranh dân tộc nói chung: đòi 
lợi ích chung cho dân tộc, giải phóng 
dân tộc 
37 bài 23 bài 60 bài 
Các vấn đề về nội bộ Đảng Cộng sản 22 bài 34 bài 0 bài 
Các vấn đề ngoài Đảng Cộng sản- đấu 
tranh đảng phái 
44 bài 8 bài 0 bài 
Các vấn đề quốc tế- thông tin quốc tế 91 lần đề cập 
(nhóm tin) 
47 lần đề cập 
(nhóm tin) 
106 lần đề cập (nhóm 
tin) 
u
Bảng số liệu trên cho thấy báo chí cách 
mạng đã tích cực bàn luận đến các vấn đề 
chính trị, những vấn đề liên quan đến giành, 
giữ và sử dụng quyền lực Nhà nước, phản ánh 
tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân 
đối với chính quyền (đặc biệt trong thời kỳ 
Mặt trận Dân chủ với báo Dân Chúng và 
những vấn đề đấu tranh nghị trường). Rất thú 
vị là báo Việt Nam Độc Lập đã không hề đề 
cập đến vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp 
mà chỉ tập trung vào vấn đề đấu tranh đòi 
quyền lợi chung cho cả dân tộc, tiến tới giải 
phóng dân tộc. Trong khi đó, Cờ Giải Phóng 
lại đặc biệt quan tâm đến vấn đề nội bộ Đảng 
Cộng sản, xây dựng và phát triển Đảng, nhưng 
lại không chú trọng đến vấn đề đấu tranh với 
các đảng phái khác, điều mà Dân Chúng quyết 
liệt theo đuổi (chủ yếu là đấu tranh chống 
tơrốtxkit: 41/44 bài). Qua việc thống kê số 
lượng bài viết về các vấn đề chính trị trên một 
số tờ báo cách mạng tiêu biểu Dân Chúng, Cờ 
Giải Phóng và Việt Nam Độc Lập, ta thấy mật 
độ xuất hiện dày đặc nội dung chính trị trên 
các tờ báo này. Nhìn một cách tổng thể báo chí 
N.T.T. Hằng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 30, Số 1 (2014) 22-32 29 
cách mạng Việt Nam 1925-1945, ngoài việc 
thúc đẩy mạnh mẽ lòng yêu nước của nhân dân, 
báo chí cách mạng còn rất thành công trong việc 
nâng cao nhận thức của quần chúng về Đảng, về 
Nhà nước, về các tổ chức chính trị - xã hội... 
Trước hết nói về Đảng, ngay từ năm 1926, 
báo Thanh Niên đã khuyến khích đồng bào đi 
theo “cái đảng duy nhất kiên quyết trong hành 
động, đó là đảng cộng sản” và đảng cách mệnh 
chân chính phải bao gồm những đảng viên 
mẫu mực, đồng thời báo cũng nêu 12 điều kiện 
của một đảng viên mẫu mực như thế nào. Báo 
chí cách mạng cũng thường xuyên nói về Đảng 
Cộng sản Đông Dương là linh hồn của cách 
mạng giải phóng dân tộc, đồng thời chỉ ra 
những vấn đề trong nội bộ của Đảng, những 
sai lầm khuyết điểm đang tồn tại Đảng cần 
phải chỉnh đốn để phát triển. 
Đồng thời, báo chí cách mạng cũng nói về vấn 
đề nhà nước và quyền lực, thông qua việc đăng 
lên những mong mỏi của quần chúng đối với 
các dân biểu, những đòi hỏi đối với việc cải 
cách chế độ tuyển cử, những vấn đề về đấu 
tranh nghị trường, như một bài viết “Các dân 
biểu, dân chúng đang mong mỏi ở các ông” 
trên mục Độc giả diễn đàn của báo Dân 
Chúng: “Dân chúng chỉ muốn nhà cầm quyền 
hiểu thấu bao nhiêu cảnh đói nghèo, nỗi đày 
đọa nó dày vò họ tận xương tủy. Dân chúng 
chỉ mong chánh phủ cho họ tự do bày tỏ những 
điều mong mỏi của họ, tự do binh vực họ. Dân 
chỉ hy vọng sống được một cuộc đời dễ thở 
hơn, một cuộc đời có tính cách của con người 
đôi chút” [15]. Điều đặc biệt, ngay khi giành 
được chính quyền và bắt tay vào việc xây dựng 
một chính quyền cách mạng, trên báo Cờ Giải 
Phóng đã nói về một căn bệnh mới - “quan 
cách mạng” và đòi hỏi “Hãy hạ các ông quan 
cách mạng ấy xuống” như tiêu đề của bài báo: 
“Quan cách mạng! Bây giờ lại có quan cách 
mạng mới lạ chứ! Thế mà có đấy. Những 
người tận tụy hy sinh cho quốc gia dân tộc, ra 
làm đại biểu cho dân chúng cũng nhiều. Nhưng 
bên cạnh họ, còn có những ông “quan cách 
mạng” nữa!” [16]. Đây cũng là một vấn đề mới 
mẻ trong đời sống chính trị Việt Nam, trước và 
sau khi giành được chính quyền, và vẫn là một 
căn bệnh tồn tại dai dẳng đến hôm nay. 
Báo chí cách mạng cũng tuyên truyền về các tổ 
chức chính trị-xã hội, như tuyên truyền về Mặt 
trận Dân chủ Đông Dương một cách rộng rãi 
trong thời kỳ 1936-1939, về Mặt trận Việt 
Minh 1941-1945, về các tổ chức Công hội, Hội 
Nông dân, Hội Cứu quốc, Hội Phụ nữ v.v.. và 
đưa những khái niệm đó vào trong quần chúng. 
Có thể nói, chính trong báo chí cách mạng 
1925-1945 là nơi đã nảy sinh nhiều danh từ, 
khái niệm chính trị xã hội mới lạ: đồng bào, 
đồng chí, Tổ quốc, dân chúng, Đảng, Nghiệp 
đoàn, Hội đoàn biểu tình, bãi công, công nhân, 
lao động, cộng sản v.v.. Phải nói rằng để đưa 
được những khái niệm mới mẻ đó vào đời sống 
chính trị cũng không phải hoàn toàn đơn giản. 
Trong nhiều năm, các bài viết về chủ nghĩa 
cộng sản phải giải thích những từ ngữ mới và 
khó. Tờ Búa liềm, cơ quan ngôn luận của Đông 
Dương Cộng sản Đảng, xuất bản năm 1929, đã 
giải thích vấn đề này bằng cách chú thích các 
bài báo. Một mục có tên là “Nghĩa của những 
từ khó hiểu” đã giải thích các khái niệm chủ 
yếu của chủ nghĩa cộng sản. Một nhận xét của 
Mc Hale là khá hợp lý: “Giai đoạn đầu, các 
nhà cộng sản Việt Nam đã phải vật lộn với vốn 
từ thuật ngữ phương Tây” [17, tr. 114]. Tuy 
còn khó khăn, nhưng chính những hoạt động 
của báo chí cách mạng đã đưa các thuật ngữ 
chính trị mới mẻ vào đời sống, góp phần nâng 
cao lòng yêu nước và nhận thức chính trị của 
quần chúng nhân dân. 
N.T.T. Hằng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 30, Số 1 (2014) 22-32 
30 
4.3. Báo chí cách mạng phát động các phong 
trào chính trị 
Nhìn lại đời sống chính trị ở Việt Nam trước 
năm 1945, có thể thấy dấu ấn đậm nét của báo 
chí cách mạng trong việc tuyên truyền, cổ 
động và tổ chức các phong trào chính trị. Ở 
đây, trong khuôn khổ của bài nghiên cứu, chỉ 
xin nêu một số trường hợp cụ thể: sự tác động 
của báo chí cách mạng đối với một số sự kiện 
tiêu biểu trong đời sống chính trị Việt Nam 
1925-1945: phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 
1930-1931, Mặt trận Dân chủ 1936-1939 và 
Cách mạng Tháng Tám 1945. 
Đánh giá vai trò và sự ảnh hưởng của báo 
chí cách mạng với phong trào Xô viết Nghệ 
Tĩnh 1930-1931, cũng tức là đánh giá và nhìn 
nhận về vai trò của Nguyễn Phong Sắc đối với 
phong trào cũng như những tờ báo của Xứ ủy 
Trung Kỳ do ông sáng lập. Dưới sự lãnh đạo 
của Nguyễn Phong Sắc, tháng 7-1929 báo 
Bônsêvích, cơ quan của Xứ ủy Trung Kỳ, đã ra 
đời. Báo Bônsêvích đã in Tuyên ngôn Đông 
Dương Cộng sản Đảng cùng những chủ 
trương, sách lược, hướng dẫn quần chúng, tập 
hợp chính trị. Nguyễn Phong Sắc cũng cho 
xuất bản báo Công hội vào tháng 8-1929 nhằm 
tuyên truyền cho việc thành lập Công hội đỏ ở 
Nghệ An và định hướng cho những hoạt động 
đấu tranh của công nhân; xuất bản báo Công 
nông binh vào tháng 10-1929, chuẩn bị cho sự 
liên minh các lực lượng cách mạng công-nông-
binh trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh và các 
giai đoạn cách mạng sau này; xuất bản báo 
Xích Sinh vào cuối tháng 11-1929 để giúp Chi 
bộ Sinh hội Đỏ nhanh chóng phát triển lực 
lượng và hoạt động có hiệu quả. 
Với kinh nghiệm làm báo dày dạn, Nguyễn 
Phong Sắc đã chỉ đạo hoạt động báo chí trong 
việc gây dựng và phát triển phong trào Xô Viết 
Nghệ Tĩnh. Cuộc biểu tình ngày 1-5-1930 đã 
diễn ra theo đúng kế hoạch, nhưng đã có nhiều 
tổn thất do cuộc đọ sức không cân xứng. Ngay 
đêm hôm đó, Nguyễn Phong Sắc đã thức trắng 
đêm để viết bài và đăng trên Người Lao Khổ, 
cơ quan ngôn luận đầu tiên của Xứ ủy Trung 
Kỳ, được ra đời cùng sự mở đầu cho cuộc đấu 
tranh trong cao trào 1930-1931. Lời kêu gọi 
của ông đối với công, nông các tỉnh, thành 
trong cả nước đối với cuộc đấu tranh của công, 
nông Nghệ Tĩnh đã có sức mạnh hiệu triệu 
mạnh mẽ: “Cuộc tuần hành thị uy ở Bến Thủy. 
Gương đấu tranh! Gương hy sinh! Đế quốc chủ 
nghĩa Pháp vô cớ giết anh em, chị em lao khổ! 
Anh em! Chị em! Đoàn kết lại! Cực lực phản 
kháng đế quốc chủ nghĩa Pháp giết người!” 
[18]. Với ngòi bút sắc sảo, đanh thép, với văn 
phong sáng sủa, hùng hồn, Nguyễn Phong Sắc 
đã vạch mặt tội ác kẻ thù tàn sát đẫm máu 
những người yêu nước Vinh-Bến Thủy. 
“Những bài báo của đồng chí Nguyễn Phong 
Sắc viết đã vượt qua không gian lan toả đến 
các tỉnh bạn làm rung động đến trái tim hàng 
triệu người lao khổ ở các địa phương trong cả 
nước. Nhờ các bài báo, đồng chí Nguyễn 
Phong Sắc đã truyền đạt tinh thần và không khí 
đấu tranh sôi sục từ Nghệ Tĩnh đi khắp nơi, mở 
đầu cho nhưng đợt gọi, ủng hộ XVNT trong cả 
nước và trên trường Quốc tế, thông qua các bài 
kêu gọi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Nhờ vậy, 
qua báo chí, Nguyễn Phong Sắc viết đã góp 
phần thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh trong 
thời kỳ mới” [19]. Dù có những đau đớn, 
những mất mát trong cuộc đấu tranh, nhưng 
bài học của Nguyễn Phong Sắc, của Xô viết 
Nghệ Tĩnh về sử dụng báo chí trong phát động 
phong trào cách mạng của quần chúng vẫn 
luôn là một kinh nghiệm quý báu đối với 
Đảng. 
Trong thời kỳ 1936-1939, báo chí đã cổ 
động quần chúng tham gia các cuộc đấu tranh, 
với những sự kiện tiêu biểu như: 
N.T.T. Hằng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 30, Số 1 (2014) 22-32 31 
- Cuộc vận động Đại hội Đông Dương 
tháng 9-1936. Phong trào mở đầu và phát triển 
trước hết ở Nam Kỳ, sau lan ra khắp Đông 
Dương. Hồn trẻ tập mới đã kịp thời hưởng ứng 
một cách say sưa, kịp thời nhất. Le Travail và 
Tân xã hội hăng hái cổ động. 
- “Đón”Gôđa và Brêviê đưa ra kiến nghị. 
Tháng 1-1937, Chính phủ Pháp cử Gô đa sang 
điều tra tình hình và Brêviê nhậm chức Toàn 
quyền Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông 
Dương đã tổ chức, huy động, hướng dẫn quần 
chúng mang khẩu hiệu, nguyện vọng, đến nơi 
tập trung và đi có trật tự đến gặp Gôđa. Báo 
chí cách mạng đã hướng dẫn quần chúng tổ 
chức và làm kiến nghị đưa lên Toàn quyền và 
phản ánh tin tức về khí thế sôi nổi của quần 
chúng trong cả nước. 
- Bầu cử và đấu tranh nghị trường: Đây là 
một trong những hoạt động sôi nổi nhất của 
báo chí cách mạng trong thời kỳ Mặt trận Dân 
chủ, trên một loạt báo Le Travail, Tin tức, 
Sông Hương tục bản, Le Peuple, Dân Chúng... 
để vận động quần chúng bầu những đại biểu 
của Mặt trận Dân chủ vào Viện Dân biểu ở cả 
ba kỳ, trong đó hai nhóm trụ cột là Tin tức ở 
Bắc Kỳ và Dân Chúng ở Nam Kỳ, hai nhóm 
cộng sản công khai. 
Tiếp theo đó, trong công cuộc vận động 
quần chúng nhân dân vào trong một mặt trận 
thống nhất, có tổ chức dưới sự lãnh đạo của 
Đảng, chuẩn bị lực lượng cho Tổng khởi nghĩa 
tháng Tám: “những tờ báo của Đảng và của 
các đoàn thể khác trong Mặt trận như: Cờ Giải 
Phóng, Cứu Quốc, Việt Nam Độc Lập, Đuổi 
giặc nước, Giải phóng v.v.. đã trở nên những 
bạn đường thân mến của đồng bào” [20]. 
Tóm lại, có thể nói rằng, báo chí cách 
mạng giai đoạn 1925-1945 đã làm tốt nhiệm 
vụ tuyên truyền, cổ động và tổ chức quần 
chúng, góp phần đắc lực vào phong trào cách 
mạng, đưa cuộc đấu tranh lâu dài, bền bỉ 15 
năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 20 năm kể từ 
khi ra đời của báo chí cách mạng Việt Nam, 
đến hồi thắng lợi, lập nên nước Việt Nam Dân 
chủ Cộng hòa. Nhìn lại vai trò của báo chí 
cách mạng đối với đời sống chính trị Việt Nam 
1925-1945 vẫn là những bài học kinh nghiệm 
cho chúng ta trong việc xử lý mối quan hệ báo 
chí-chính trị hiện nay: báo chí vừa là người 
tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể và tổ 
chức tập thể, đồng thời báo chí phải là diễn 
đàn tin cậy của nhân dân; báo chí có thể là vũ 
khí lý luận-tư tưởng của các tổ chức cách 
mạng, đấu tranh chống lại những thế lực thù 
địch; giáo dục lòng yêu nước và nâng cao nhận 
thức của quần chúng qua việc phản ánh những 
vấn đề trong đời sống chính trị Việt Nam, cũng 
là diễn đàn cho những cuộc vận động dân chủ. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 80 
năm báo chí cách mạng Việt Nam, những bài học 
lịch sử và định hướng phát triển, NXB Chính trị 
Quốc gia, Hà Nội, 2005. 
[2] Nguyễn Thành, Báo chí cách mạng Việt Nam 
1925-1945, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 
1984. 
[3] Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 80 
năm báo chí cách mạng Việt Nam, những bài học 
lịch sử và định hướng phát triển, NXB Chính trị 
Quốc gia, Hà Nội, 2005. 
[4] Tập bài giảng Chính trị học, Nxb Chính trị Quốc 
gia, Hà Nội, 1999. Xem: Bách khoa Triết học, 
Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1983, 507 (tiếng Nga). 
[5] P.H. Collin, Dictionary of Politics and 
Government, Bloomsbury Publishing Plc, 
London, 2004. 
[6] Pippa Noris, Political Communications, 
Encyclopedia of the Social Sciences, ngày 16-2-
2004. 
[7] Tạp chí Cộng sản, số 1, ngày 11-2-1931. 
[8] Hồi ký Trần Huy Liệu, NXB Khoa học Xã hội, 
Hà Nội, 1991. 
N.T.T. Hằng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 30, Số 1 (2014) 22-32 
32 
[9] Hồi ký Trần Huy Liệu, NXB Khoa học Xã hội, 
Hà Nội, 1991. 
[10] Báo Cờ Giải Phóng, số 23, ngày 7-10-1945. 
[11] Hồi ký Trần Huy Liệu, NXB Khoa học Xã hội, 
Hà Nội, 1991. 
[12] Đỗ Quang Hưng, Lịch sử báo chí Việt Nam 
1865-1945, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 
2001. 
[13] Huỳnh Văn Tòng, Báo chí Việt Nam từ khởi 
thủy đến năm 1945, NXB Thành Phố Hồ Chí 
Minh, 2000. 
[14] Một người công nhân Hà Nội, Ý kiến chung: nói 
về tình thế lao động, Báo Lao động, số 4, ngày 1-
11-1929. 
[15] Báo Dân Chúng, số 10, ngày 24-8-1938. 
[16] Báo Cờ Giải Phóng, số 17, ngày 17-9-1945. 
[17] S.F. Mc Hale, Print and Power: Confucianism, 
Communism, and Buddhism in the Making of 
Modern Vietnam, University of Hawai’i Press, 
Hohonunu, 2004. 
[18] Báo Người Lao Khổ, số 2, ngày 2-5-1930. 
[19] Trương Quế Phương: “Nguyễn Phong Sắc - Một 
nhà lãnh đạo tài ba, nhà báo cách mạng tiên 
phong trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh”. 
[20] Báo Cờ Giải Phóng, số 10, ngày 28-1-1945.
The Role of Revolutionary Press 
in Vietnam’s Political Life in 1925-1945 Stage 
Nguyễn Thị Thúy Hằng 
VNU University of Social Sciences and Humanities, 
336 Nguyễn Trãi Road, Thanh Xuân Dist., Hanoi, Vietnam 
Abstract: In the 1925-1945 stage, the Vietnamese press had a diverse and tremendous 
development, especially the revolutionary press, the press line which was closely associated with the 
struggle against colonialism and the demand for independence and freedom for Vietnam. Even though, 
there are a lot of the research works of scholars on the formation, development and content as well as 
the contributions of the revolutionary press, there is yet to be any concrete assessment of the role of 
the revolutionary press in Vietnam's political life in this stage. This article, therefore, has studied the 
most typical revolutionary newspapers in the 1925-1945 stage and tried to distinguish the 
revolutionary press from the press of the Communist Party of Vietnam. The article has also analyzed 
that the revolutionary press is an ideological and theoritical weapon of the Vietnam revolutionary 
organizations, which educated patriotism and raised the political awareness of the masses and at the 
same time, and developed, consolidated and organized the revolutionary movements of Vietnam. 
Keywords: Revolutionary press; political life. 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_bao_chi_cach_mang_trong_doi_song_chinh_tri_viet.pdf