Bài giảng Các thuyết tính cách và nhóm tính cách - Hoàng minh Tố Nga

Tóm tắt Bài giảng Các thuyết tính cách và nhóm tính cách - Hoàng minh Tố Nga: ...h cách dựa trên chữ viết: bị xem là khoa học giả (tuy nhiên, có những nghiên cứu xác nhận những nét tính cách diễn tả và khả năng mô tả thông qua chữ viết) Suy đoán tính cách từ tài liệu • Tài liệu: Nhật ký, thư từ, những lời tuyên bố trước công chúng. • Phương pháp phân tích của Allport = Ph... một cá thể riêng biệt 3. Phát triển bản ngã (từ 2-3 tuổi): Cảm thức bản thân (self-esteem), khả năng tự hào, cảm thức về sự nhục nhã, và sự ích kỷ phát triển 4. Mở rộng cái tôi (từ 3-4 tuổi): Cảm thức về sở hữu 5. Hình ảnh bản thân: Đánh giá khả năng, vị thế, vai trò của mình trong tương la...nt): một số đặc điểm thay đổi khi trưởng thành, nhưng đa số các nét tính cách đều ổn định khi trưởng thành. Tính Cách: Dự đoán hành vi • Đặc nét tính cách (Traits): Là những đơn vị của tính cách có giá trị dự đoán. Theo Cattell, các nét tính cách có thể dự báo cá nhân sẽ hành xử thế nào ...

pdf37 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 149 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Các thuyết tính cách và nhóm tính cách - Hoàng minh Tố Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC THUYẾT TÍNH CÁCH 
VÀ NHÓM TÍNH CÁCH
Biên soạn: Hoàng Minh Tố Nga
Gordon Allport
Những luận điểm quan trọng
• Cần nghiên cứu con người toàn vẹn thay vì chỉ tìm hiểu
một số quá trình tâm lý (nhận thức, tình cảm)
• Con người khác nhau ở những nét tính cách nổi trội
trong nhân cách. Một số nét bao quát có chung ở nhiều
người, một số nét độc đáo chỉ có nơi một người
• Đơn vị thực của nhân cách là những nét độc đáo. Cái
tôi độc đáo của mỗi người và chiều kích nhân văn của
nhân cách phải được nhấn mạnh
• Tâm lý sẽ sai lầm nếu nhắm quá nhiều đến bệnh lý. 
Allport liệt kê nhiều đặc nét nhân cách lành mạnh
Những luận điểm quan trọng
• Trong một tình huống xã hội cụ thể, môi
trường xã hội có những ảnh hưởng quan trọng
trên nhân cách
• Ngược lại, nhân cách cũng ảnh hưởng trên xã
hội
• Khả năng thích nghi với xã hội rất quan trọng. 
Allport có những đóng góp quan trọng giúp
hiểu nhiều vấn đề như thành kiến, tiếng đồn, 
và tôn giáo
Những luận điểm quan trọng
• Mọi hành vi đều bị ảnh hưởng phần nào bởi di 
truyền, nhưng các cơ chế ảnh hưởng không xác
định cụ thể
• Thời thơ ấu, cái tôi phát triển qua các giai đoạn
được phác họa, nhưng không được mô tả chi tiết
qua các nghiên cứu
• Sự phát triển của người trưởng thành là sự hoà
quyện và tổng hợp những phát triển trong các giai
đoạn trước
• Những câu chuyện tự thuật có ý thức quan trọng
trong việc tìm hiểu nhân cách
Những luận điểm quan trọng
• Nhân cách là những đặc nét bền vững theo thời
gian, từ tận thời thơ ấu, và trong những cảnh
huống khác nhau
Định nghĩa nhân cách
•Nhân cách là một tổ chức năng động trong mỗi con 
người cá vị của các hệ thống tâm sinh lý. Hệ thống này
xác định sự thích ứng độc đáo với môi trường của mỗi
cá nhân
•Các hệ thống tâm thể lý chịu ảnh hưởng bởi cả những
yếu tố sinh lý và tâm lý. Tâm trí và não liên kết không
thể tách rời
•Khí chất là những khác biệt trong nhân cách có nguồn
gốc sinh lý và di truyền. VD: Mức độ phản ứng của
cảm xúc trước những kích thích mới hoặc có vẻ đe doạ
là nền tảng của tính nhút nhát hay bạo dạn
Công thức nhân cách
• Nhân cách = Di truyền x Môi trường
• Không phải tổng, mà là tích của hai yếu tố tạo
nên nhân cách
• Một trong hai = 0, sẽ không có nhân cách
(không thành tố nào có hiệu quả độc lập với
thành tố kia)
Quan điểm phản bác
• Nhân cách là nguyên nhân của hành vi, là yếu
tố cụ thể, là những dữ kiện sinh lý chứ không
chỉ là khái niệm trừu tượng như tính cách
(Nhìn thấy một ngưới nói chuyện với nhiều
người thì có thể kết luận đó là người hướng
ngoại không?)
Sự độc đáo của nhân cách
• Các nét tính cách rất cá vị, không do một vài
động cơ, trực giác quyết định cho tất cả mọi
người (VD như Maslow nghĩ)
• Nhân cách hình thành từ những nỗ lực đối phó
và thích ứng với môi trường của hệ thần kinh
trung ương để tìm sự an toàn và thoải mái khi
con người bị xâu xé giữa thèm khát tình cảm
và những đòi hỏi khắc nghiệt của môi trường
Suy đoán tính cách từ ngôn ngữ: 
17.953 từ trong từ điển (4.5% từ vựng trong tự điển), chia 
thành 4 nhóm:
1. Những từ trung lập (khẳng định, nghệ sĩ): hữu ích nhất
trong việc mô tả những nét tínhc ách lâu bền
2. Những từ chủ yếu mô tả tâm trạng hoặc hoạt động: cảnh
giác, hổ thẹn)
3. Những từ chuyển tải những phán đoán xã hội về lối hành
xử hoặc ảnh hưởng trên người khác (dễ thương, ngu
xuẩn)
4. Những từ linh tinh khác mô tả những đặc điểm thể lý, 
năng lực, điều kiện phát triển, những từ nghĩa bóng hoặc
những từ không rõ khác (một mình, thuộc nước Anh, 
thuộc Anh giáo)
Suy đoán tính cách từ hành vi
• Con người bộc lộ những tính cách diễn tả
(expressive traits) một cách nhất quán (VD: sự
phóng đại, nhấn mạnh)
• Phác hoạ tính cách dựa trên hành vi như chữ
viết, cách đi, cách đọc.
• Phác hoạ tính cách dựa trên chữ viết: bị xem là
khoa học giả (tuy nhiên, có những nghiên cứu
xác nhận những nét tính cách diễn tả và khả
năng mô tả thông qua chữ viết)
Suy đoán tính cách từ tài liệu
• Tài liệu: Nhật ký, thư từ, những lời tuyên bố
trước công chúng.
• Phương pháp phân tích của Allport = Phương
pháp năng động cấu trúc = phân tích nội dung 
tài liệu và hạn chế giái thích đến mức tối thiểu
Suy đoán tính cách từ các giá trị
• Thí nghịêm trên sinh viên: Sinh viên đi vào các
ngành khác nhau phấn đấu cho những giá trị
khác nhau
Thang đo Mô tả giá trị Các nghề nghiệp đặc thù
Xã hội
Lý thuyết
Kinh tế
Mỹ thuật
Chính trị
Tôn giáo
Giúp người
Tìm kiếm chân lý
Thục dụng, ứng dụng
Các giá trị nghệ thuật
Quyền lực và ảnh hưởng
Tôn giáo, sự hài hoà
Công tác xã hội
Giáo sư đại học
Kinh doanh
Nghệ sĩ
Chính trị
Tăng ni, linh mục, mục sư, 
tu sĩ
Mức độ then chốt của tính cách
• Các nét tính cách nổi trội: Ảnh hưởng nhiều đến
hành vi (người biết ta có thể mô tả ta với khoảng
10 tính từ cho thấy 10 nét trọng tâm)
• Các nét tính cách phụ trội: Những nét bền vững, 
nhất quán, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến
hành vi như những nét trọng tâm, ít nhất quán
hơn, ít tổng quát hóa hơn, ít hiển nhiên hơn (VD 
tự tin trong thê ̉ thao)
• Các nét tính cách trọng yếu: Một hai nét thâm
nhập hầu như tất cả mọi hành vi; không phải ai
cũng có (VD: đam mê, thống dâm)
CÁC MỨC ĐỘ HỘI NHẬP CỦA NHÂN CÁCH, 
NÉT TÍNH CÁCH, THÁI ĐỘ, THÓI QUEN
Mức độ hội nhập cao nhất TRIẾT LÝ SỐNG THỐNG NHẤT
CÁI TÔI
CÁC NÉT TÍNH CÁCH
THÁI ĐỘ
CÁC THÓI QUEN
Mức độ hội nhập thấp nhất CÁC PHẢN XẠ
SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
Sự tự lập chức năng
• Bắt đầu là những chiến lược thoả mãn nhu cầu, 
dần dần các nét tính cách mất đi mối liên hệ
chặt chẽ với nhu cầu và phát triển độc lập với
nhu cầu
• VD: Từ nhu cầu giống mẹ (mặc giống mẹ, ăn
giống mẹ, để tóc giống mẹ), dần dần hội nhập
giá trị của mẹ thành giá trị của mình (chọn
nghề của mẹ, sống như mẹ khi không còn như
cầu nên giống mẹ nữa)
Phẩm chất của một người lớn
trưởng thành và bình thường
• Tương tác thân thiện, nồng ấm, chân thành
với người khác
• Chấp nhận mình, thấy an toàn trong tình cảm
• Có những cảm nhận thực tế (không lạc quan
hay bi quan ảoo tưởng)
• Ý thức khách quan về bản thân – thấu hiểu
mình với óc hài hước
• Có triết lý sống thống nhất
CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
1. Cảm giác cơ thể (0-1 tuổi): Trẻ khám phá qua 
cảm giác “cơ thể của tôi”
2. Căn tính của tôi (1-5 tuổi): Cảm giác “tôi hiện
diện như một cá thể riêng biệt
3. Phát triển bản ngã (từ 2-3 tuổi): Cảm thức bản
thân (self-esteem), khả năng tự hào, cảm thức về
sự nhục nhã, và sự ích kỷ phát triển
4. Mở rộng cái tôi (từ 3-4 tuổi): Cảm thức về sở
hữu
5. Hình ảnh bản thân: Đánh giá khả năng, vị thế, 
vai trò của mình trong tương lai, có thể xác lập
mục tiêu tương lai
CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
6. Tác nhân có lý trí (6-12 tuổi): phát triển các kỹ
năng giải quyết vấn đề, lập kế hoạch và những kỹ
năng khác mà trẻ học và thực hành ở trường
7. Phấn đấu có chủ đích (từ tuổi vị thành niên): 
tham gia có định hướng và chủ đích – có lý tưởng, ý 
thức hệ liên kết mọi yếu tố trong nhân cách
8. Khôn ngoan minh triết (người lớn): Tổng hợp bảy
khía cạnh trước của cái tôi vào một thể thống nhất
Sự bền vững
và thay đổi của nhân cách
• Đa số ít thay đổi sau tuổi 30
• Allport không nhấn mạnh đến tầm quan trọng
của tuổi ấu thơ trong sự phát triển
• Phát triển tối ưu: Các giai đoạn trước được
tổng hợp và hoà nhập thành một nhân cách
mới chứ không kẹt lại (tương đương cắm
chốt). Điều này không phải lúc nào cũng thực
hiện được
RAYMOND CATELL 
VÀ NĂM NHÓM TÍNH CÁCH LỚN
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH
• Khác biệt cá nhân (individual differences): mỗi 
cá nhân khác nhau do có những nét tính cách
khác nhau. Các nét này được đo bằng các trắc 
nghiệm tính cách 16 PF & Big Five (5 nhóm
tính cách lớn).
• Thích ứng & điều chỉnh: Chứng loạn thần và 
nhiễu tâm = kết quả của sự kết hợp một số nét
tính cách và ảnh hưởng của di truyền. 
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH
• Đo tính cách: Trắc nghiệm tâm lý đáng tin cậy
hơn phỏng vấn lâm sàng. 
• Quá trình nhận thức (cognitive processes): 
Những khả năng tinh thần có thể được đo một 
cách khách quan; trí thông minh không phân 
biệt văn hóa cũng có thể được đánh giá. Những 
bài trắc nghiệm tự thuật (self-report) thông 
thường đều có hiệu lực và đáng tin cậy.
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH
Xã hội: Có những nét khác biệt giữa các nhóm và các 
quốc gia. Có thể đo những nét khác biệt này. Cấu 
trúc thành tố (factor structures) của các trắc nghiệm
thường giống nhau trong các nền văn hóa khác 
nhau.
Ảnh hưởng sinh học (biological influences): Di truyền 
ảnh hưởng rất nhiểu đến đặc nét tính cách. Những
đặc điểm sinh học như khuynh hướng lo âu góp 
phần vào sự phát triển không lành mạnh
(maladjustment).
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH
– Sự phát triển nơi trẻ em: Một số nét tính cách
chịu ảnh hưởng bởi những trải nghiệm thời 
ấu thơ và di truyền.
– Sự phát triển của người trưởng thành (adult 
development): một số đặc điểm thay đổi khi 
trưởng thành, nhưng đa số các nét tính cách 
đều ổn định khi trưởng thành.
Tính Cách: Dự đoán hành vi
• Đặc nét tính cách (Traits): Là những đơn vị 
của tính cách có giá trị dự đoán. Theo Cattell, 
các nét tính cách có thể dự báo cá nhân sẽ 
hành xử thế nào trong một cảnh huống cụ thể
nào đó.
Phân loại nét tính cách
– Những nét tính cách nguồn (Source traits): những đặc 
điểm nguồn là các khối xây dựng nên nhân cách. 
Cattell cho rằng có 16 đặc điểm nguồn hay 16 yếu tố 
nhân cách (16PF).
– Những nét tính cách bề nổi (Surface traits): đặc điểm 
hành vi có thể được quan sát trực tiếp từ bên ngoài. 
Các đặc điểm nguồn kết hợp lại với nhau sẽ tạo nên 
các nét bề nổi, là những đặc điểm chúng ta thấy và 
xem là tính cách
• Đo các đặc nét tính cách nguồn (16 personality 
factor questionaire): tham khảo sách giáo khoa
• 16 nét tính cách: Tình cảm, thông minh, cảm
xúc bình ổn, thống trị, năng nổ, ý thức về luật
lê ̣, cam đảm xã hội, nhạy cảm, cảnh giác, mơ
mộng, kín đáo, sợ hãi, đón nhận sự thay đổi, tự 
lực, cầu toàn, căng thẳng
THE 16 PF
Hiểu các nét tính cách:
3 loại dữ liệu
– Dữ liệu Q: Từ các trắc nghiệm tự thuật
– Dữ liệu T: Từ các trắc nghiệm phóng chiếu
– Dữ liệu L: Từ lịch sử hành vi (lịch sử uống
rượu lái xe, có vấn đề với cảnh sát)
Các loại tính cách
• Những nét khả năng (Ability traits): xác định các 
loại trí thông minh khác nhau và quyết định cách
thức và phương pháp một cá nhân dùng để đạt 
mục tiêu mong muốn. Cattell nhấn mạnh ảnh
hưởng của cả 2 yếu tố di truyền và nuôi dưỡng 
trên trí thông minh 
• Những nét khí chất (Temperament traits): những 
khía cạnh trong tính cách của một cá nhân, 
chẳng hạn như hướng nội hay hướng ngoại mà 
thường được coi là bẩm sinh chứ không phải là 
do nuôi dưỡng.
Các loại tính cách
• Những nét động lực (Dynamic traits): những đặc 
điểm năng động được cho là đặc điểm động lực 
cung cấp năng lượng và hướng đi tới hành động 
(ergs & metaergs)
– Động lực bẩm sinh (Ergs): phản ứng bẩm sinh để 
hướng tới một mục tiêu, (mặc dù các kích thích và 
phương tiện là do yếu tố nuôi dưỡng) Ví dụ: giận dữ, 
sợ hãi, đói, tính dục là những phản ứng bẩm sinh.
– Động lực môi trường (Metaergs): động lực được 
nuôi dưỡng từ môi trường như thái độ
Năm yếu tố nhân cách lớn
(the Big Five Model) 
• Hướng ngoại (Extraversion): dễ bị kích thích, 
giao thiệp rộng, nói nhiều, quyết đoán và biểu 
lộ cảm xúc mạnh mẽ. Điểm thấp = hướng nội
• Dễ chịu (Agreeableness): thân thiện, phục tùng 
mệnh lệnh, dễ tin, vị tha. Người có cá tính này 
thường tránh va chạm, tránh chiến tranh, có 
thể hòa nhã với mọi người.
Năm yếu tố nhân cách lớn
(the Big Five Model) 
• Lo lắng (Neuroticism): thường xuyên gặp rắc rối vì
những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, sợ hãi, xấu hổ, 
tức giận, lo lắng, bất an, suy nghĩ phi lý, ít khả năng 
kiểm soát bản thân, không biết đối phó với căng 
thẳng.
• Cởi mở (Openness): giàu trí tưởng tượng , có cái 
nhìn sâu sắc, óc thẩm mỹ tốt, chú tâm đến cảm xúc 
bên trong, có óc tò mò/hiếu kỳ, suy nghĩ thoáng, 
không ngại chất vấn quyền bính và dám nêu những ý 
tưởng độc đáo cho một nền chính trị mới. Điểm thấp 
= theo truyền thống, bảo thủ. 
Năm yếu tố nhân cách lớn
(the Big Five Model) 
• Có ý thức (Conscientiousness): Chu đáo, chăm 
chỉ, tham vọng, trách nhiệm, biết làm chủ bản
thân, ý chí mạnh mẽ, định hướng mục tiêu rõ 
ràng. Điểm quá cao = có thê ̉ tham công tiếc 
việc, kén chọn canh (fastidiousness), quá ám
ảnh về sự ngăn nắp.
QUAN HỆ GIỮA NÃO BỘ 
VÀ TÍNH CÁCH
• Ngưỡng ức chế và kích thích
• Hướng ngoại: Ức chế thần kinh, ngưỡng hưng
phấn cao, cần tác động bên ngoài
• Hướng nội: Dễ bị kích thích, ngưỡng hưng
phấn thấp, không cần tác động bên ngoài

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_cac_thuyet_tinh_cach_va_nhom_tinh_cach_hoang_minh.pdf