Khai thác tiềm năng phát triển các loại hình du lịch ở huyện đảo Phú Quốc

Tóm tắt Khai thác tiềm năng phát triển các loại hình du lịch ở huyện đảo Phú Quốc: ...h Phú Quốc là hòn đảo đầu tiên ở Việt Nam được định hướng thành khu du lịch sinh thái mang tầm cỡ không chỉ quốc gia mà còn cả khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, từ năm 1993 trở về trước, người dân ở đất liền rất khó ra đảo Phú Quốc. Thời gian đó, người từ đất liền muốn ra đảo phải có gi... hoang dã, mua sắm, tàu biển, nghỉ cuối tuần của khách quốc tế trong khu vực Tất cả các loại hình trên đã góp phần tạo nên sự đa dạng các sản phẩm du lịch, thúc đẩy du lịch đảo Phú Quốc ngày càng phát triển. 2.3.3. Đánh giá chung về các hoạt động du lịch vốn có của Phú Quốc Về loại ...iá về chỉ tiêu thu hút khách những năm gần đây đều tăng: Giai đoạn 2000 - 2005, tổng lượt khách đến Phú Quốc tăng bình quân 48,34%/năm (so với cả tỉnh là 12,02%/năm), năm 2010 đạt 31%/năm tổng lượt khách du lịch trên toàn tỉnh. Thời gian lưu trú bình quân của du khách tăng lên: Giai ...

pdf11 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển các loại hình du lịch ở huyện đảo Phú Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh thái tầm 
cỡ. Vì vậy, trong những năm gần đây, du 
lịch Phú Quốc phát triển rất nhanh, tài 
nguyên du lịch được tập trung khai thác 
hiệu quả, xuất hiện nhiều loại hình du 
lịch mới. Tuy nhiên, do nhu cầu khách du 
lịch ngày càng tăng trong khi cơ sở hạ 
tầng vẫn còn yếu kém, các loại hình du 
lịch còn đơn điệu và trùng lắp, vì vậy đòi 
hỏi phải chú trọng khai thác đúng mực 
các tiềm năng du lịch và phát triển các 
loại hình du lịch. 
2.3.2. Hiện trạng phát triển các loại hình 
du lịch 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 44 năm 2013 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 38
Phú Quốc có nguồn tài nguyên du 
lịch phong phú với 40 đảo lớn nhỏ, 99 
ngọn núi mang đến một nét đẹp hoang sơ, 
bờ biển dài và đẹp, sự đa dạng của sinh 
thái rừng nhiệt đới, có bề dày về lịch sử 
văn hóa bản địa Với tiềm năng đó, Phú 
Quốc đã phát triển mạnh một số loại hình 
du lịch như: du lịch sinh thái; du lịch 
nghỉ dưỡng; du lịch thể thao, mạo hiểm; 
du lịch nghiên cứu, khám phá 
Du lịch sinh thái 
Theo đánh giá của ông Seth D. 
Wennick, Tổng Lãnh sự Hoa Kì tại 
TPHCM: “Phú Quốc là nơi tuyệt vời, 
chưa bị tàn phá bởi con người, vì vậy, rất 
phù hợp để phát triển du lịch sinh thái”. 
Du lịch sinh thái ở Phú Quốc được tổ 
chức thành các tour tham quan, du ngoạn, 
đặc biệt là ở những đảo chưa có người 
sinh sống. Những điểm du lịch tiêu biểu 
như: bãi Trường, bãi Sao, bãi Dài, bãi 
Thơm, chùa Sùng Hưng, dinh Cậu, làng 
chài Hàm Ninh Các loại hình du lịch 
như: du lịch tắm biển, tắm suối; du lịch 
ngắm thiên nhiên; du lịch tham quan các 
làng nghề; tham quan các lễ hội truyền 
thống; du lịch khám phá đảo; du lịch sinh 
thái khám phá văn hóa và sản phẩm địa 
phương. Đây là loại hình du lịch mà hầu 
như tất cả du khách khi đến với Phú 
Quốc đều tham gia theo tour. Chất lượng 
của tour du lịch này về cơ bản đã đáp ứng 
được nhu cầu của du khách; vì vậy, số 
lượt khách tham gia loại hình du lịch sinh 
thái đã không ngừng tăng trong thời gian 
qua. 
Du lịch nghỉ dưỡng 
Đây là loại hình cao cấp, mới được 
hình thành ở Phú Quốc song có tốc độ 
phát triển nhanh. Một số điểm tiêu biểu 
như: khu nghỉ dưỡng Ngàn Sao, La 
Veranda, Sasco Blue lagoon, Tropicana 
Island Resort với những loại hình như: 
nghỉ dưỡng tuần trăng mật, du lịch nghỉ 
dưỡng và spa, du lịch chữa bệnh Có 
thể nói rằng, không chỉ du khách quốc tế 
có nhu cầu nghỉ dưỡng tại các Resort & 
Spa vùng biển, mà du khách Việt Nam 
cũng vậy. Họ ngày càng thích đến các 
Resort & Spa để nghỉ dưỡng với gia đình, 
hưởng tuần trăng mật, kết hợp tổ chức 
hội nghị và du lịch đối với các công ti. 
Đặc biệt, số lượng khách du lịch nghỉ 
dưỡng tại Phú Quốc thường tăng cao vào 
các ngày lễ. 
Du lịch thể thao biển 
Đây là loại hình du lịch có tiềm 
năng phát triển, nhưng thực sự còn mới 
mẻ đối với du khách và cả nhà làm du 
lịch. Một số hoạt động tiêu biểu: lặn 
ngắm san hô, câu cá, thuyền buồm, lướt 
sóng, các trò chơi trên biển, leo núi dã 
ngoại. Đối tượng tham gia là những 
người thích cảm giác mạnh (thường là 
giới trẻ), các doanh nghiệp, các vận động 
viên chuyên và không chuyên. Tuy nhiên, 
các trò chơi thể thao phục vụ du khách 
còn nghèo nàn, chưa đủ sức để giữ chân 
du khách. 
Du lịch khám phá 
Phú Quốc là khu dự trữ sinh quyển 
thế giới (2007), du khách đến với Phú 
Quốc ngoài tham quan, nghỉ dưỡng còn 
vì mục đích nghiên cứu, khám phá. Với 
các loại hình du lịch như: khám phá đảo 
hoang, dã ngoại thám hiểm, thám hiểm 
rừng nguyên sinh, lặn ngắm san hô Đối 
tượng du khách là các nhà khoa học, các 
nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên, du 
khách thích khám phá, ưa mạo hiểm. 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Đinh Thị Thanh Mai và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 39
Ngoài các loại hình du lịch nêu 
trên, Phú Quốc còn phát triển các loại 
hình du lịch khác, như: tham quan thắng 
cảnh, hội nghị, hội thảo, săn bắn thú 
hoang dã, mua sắm, tàu biển, nghỉ cuối 
tuần của khách quốc tế trong khu vực 
Tất cả các loại hình trên đã góp phần tạo 
nên sự đa dạng các sản phẩm du lịch, 
thúc đẩy du lịch đảo Phú Quốc ngày càng 
phát triển. 
2.3.3. Đánh giá chung về các hoạt động 
du lịch vốn có của Phú Quốc 
Về loại hình 
Du lịch Phú Quốc chỉ thực sự được 
quan tâm, đầu tư phát triển vào những 
năm cuối thế kỉ XX song đã hình thành 
một số loại hình du lịch, như: sinh thái, 
nghỉ dưỡng, thể thao mạo hiểm, nghiên 
cứu khám phá Trong đó, có một số loại 
hình mới đưa vào khai thác (du lịch sinh 
thái, du lịch nghỉ dưỡng) nhưng đã khẳng 
định ưu thế vượt trội của mình so với các 
điểm du lịch khác. Ngành du lịch Phú 
Quốc đã có những chiến lược khai thác 
các loại hình du lịch vốn có, mở rộng 
thêm các loại hình mới nhằm tạo thêm 
nhiều điểm du lịch, tuyến du lịch. So 
sánh giữa tiềm năng và thực trạng khai 
thác các loại hình du lịch hiện nay, thiết 
nghĩ du lịch Phú Quốc cần mở rộng thêm 
một số loại hình mới như du lịch tham 
quan thắng cảnh, du lịch hội nghị, hội 
thảo, du lịch săn bắn thú hoang dã, du 
lịch mua sắm, du lịch tàu biển, du lịch 
cuối tuần và cần đầu tư nâng cấp các 
loại hình vốn có, đi vào khai thác theo 
chiều sâu các loại hình: du lịch lặn ngắm 
san hô, du lịch thám hiểm, du lịch nghỉ 
dưỡng chất lượng cao. Tất cả các loại 
hình trên sẽ góp phần tạo nên sự đa dạng 
các sản phẩm du lịch, thúc đẩy du lịch 
phát triển, đưa Phú Quốc trở thành điểm 
đến hấp dẫn trong thế kỉ XXI. 
Chất lượng phục vụ du lịch 
Du lịch Phú Quốc đang tiến đến 
phát triển theo chiều sâu. Các loại hình 
du lịch đa dạng và phong phú hơn, quy 
cách phục vụ ngày càng mang tính 
chuyên nghiệp, từng bước đáp ứng được 
nhu cầu về điểm đến, hành trình chuyến 
đi, chất lượng phục vụ ăn, ngủ cũng như 
các dịch vụ khác. Tuy nhiên, du lịch Phú 
Quốc vẫn còn một vài hạn chế như: một 
số loại hình du lịch chưa được khai thác 
theo chiều sâu (du lịch lặn...), môi trường 
sinh thái biển bị ô nhiễm bởi sự tác động 
của hoạt động du lịch, cơ sở lưu trú chưa 
đồng bộ và không đủ sức chứa vào mùa 
du lịch 
Số lượng khách du lịch 
Lượng khách du lịch đến Phú Quốc 
tăng nhanh trong những năm gần đây. 
Năm 2000 mới chỉ đạt 25.056 lượt khách, 
nhưng đến năm 2005 đã tăng lên 148.598 
lượt, năm 2010 đạt 230.000 lượt [5]. Như 
vậy, nếu như năm 2005 tăng hơn 590% 
so với năm 2000, thì đến năm 2010 số 
lượt khách du lịch đến Phú Quốc đã tăng 
gấp 920% so với 2000 và tăng 150% so 
với 2005. Nhịp độ tăng bình quân trong 
giai đoạn 2005 - 2010 là trên 57% /năm 
(so với cả tỉnh là 15,9%/năm) (xem biểu 
đồ 1). 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 44 năm 2013 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 40
0
100
200
300
400
500
600
700
800
Đơn vị
2000 2005 2010 2015
Năm
Khách quốc tế
Khách nội địa
Tổng lượng khách
Biểu đồ 1. Khách du lịch đến Phú Quốc giai đoạn 2000 - 2015 
Đơn vị: Lượt khách 
Biểu đồ 1 cho thấy số khách du lịch 
đến đảo Phú Quốc ngày càng tăng, ước 
tính đến năm 2015 sẽ đạt khoảng 800.000 
lượt khách/năm, năm 2020 sẽ đạt khoảng 
2 - 3 triệu lượt khách/năm và năm 2030 
sẽ đạt khoảng 5 - 7 triệu lượt khách/năm; 
trong đó, có 45% - 50% là khách quốc tế. 
Sự tăng trưởng đó là một điều đáng mừng 
song cũng đặt ra cho Phú Quốc nhiều vấn 
đề cần phải giải quyết, đó là: nước sinh 
hoạt, ô nhiểm môi trường, rác thải, điện 
sinh hoạt đối với các điểm du lịch . 
Khách nội địa 
Khách du lịch với mục đích tham 
quan, nghỉ dưỡng chiếm tỉ lệ cao nhất 
(khoảng 80%) trong tổng số khách nội 
địa đến Phú Quốc. Họ đi du lịch quanh 
năm nhưng chủ yếu tập trung vào dịp hè, 
các ngày nghỉ cuối tuần, các lễ hội 
Khách du lịch công vụ thường kết hợp 
công tác với du lịch, loại hình du lịch này 
diễn ra quanh năm; trong khi đó, du lịch 
với mục đích chữa bệnh chiếm tỉ lệ thấp 
hơn. 
Về cơ cấu thị trường khách du lịch 
nội địa: Nguồn khách du lịch nội địa đến 
Phú Quốc chủ yếu từ TPHCM, Đồng 
bằng sông Cửu Long và các tỉnh phía 
Bắc. Khách du lịch nội địa luôn chiếm tỉ 
trọng cao trong tổng số khách du lịch đến 
với Phú Quốc: khoảng 90% (2000), 
80,02% (2005), 70,9% (2010), phấn đấu 
giảm tỉ trọng khách du lịch nội địa xuống 
65% năm 2015 và 60% vào năm 2020. 
[5] 
Trong cơ cấu khách nội địa đến Phú 
Quốc cũng có sự chuyển dịch: Tỉ lệ 
khách du lịch đến từ khu vực Đồng bằng 
sông Cửu Long có xu hướng giảm từ 
63% (2000) xuống 49,2% (2010) và 
31,5% (dự báo 2015). Trong khi đó, tỉ 
trọng khách du lịch đến từ miền Đông 
Nam Bộ tăng lên từ 27,6% (2000) lên 
36,1% (2010), dự đoán đến năm 2015 đạt 
khoảng 40,2%. Tỉ trọng khách du lịch từ 
các tỉnh phía Bắc đến Phú Quốc tăng. 
Khách quốc tế 
Phú Quốc có nhiều lợi thế thu hút 
khách du lịch quốc tế, nhưng trong thời 
gian qua, thị trường khách du lịch thương 
mại đến Phú Quốc với số lượng rất ít và 
không ổn định, đó là do những nguyên 
nhân sau: cơ sở hạ tầng còn yếu kém, 
việc đi lại giữa Phú Quốc và các trung 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Đinh Thị Thanh Mai và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 41
tâm kinh tế khác như TPHCM, Cần Thơ, 
Rạch Giá không mất nhiều thời gian 
(máy bay mất 45 phút, tàu thủy từ Rạch 
Giá đi Phú Quốc mất 2 giờ 20 phút); vì 
vậy, khách ít lưu trú qua đêm tại Phú 
Quốc. Đây là bất lợi đối với du lịch Phú 
Quốc. Lượng khách du lịch quốc tế đến 
Phú Quốc chủ yếu là Việt kiều về thăm 
quê hương, nhóm du khách này gia tăng 
nhanh và có nhu cầu quay lại Phú Quốc. 
Về cơ cấu thị trường khách du lịch 
quốc tế 
Hầu hết khách quốc tế đến Phú 
Quốc với mục đích chủ yếu là tham quan 
danh lam thắng cảnh và tìm hiểu văn hóa 
bản địa. Thị trường khách chủ yếu ở khu 
vực Tây Âu và Bắc Mĩ (như Anh, Pháp, 
Đức, Hà Lan, Hoa Kì, Canada) chiếm 
70%, Đông Bắc Á (như Nga, Nhật Bản, 
Hàn Quốc) chiếm 18,2%, khu vực 
ASEAN (như Thái Lan, Malaysiar, 
Indonesia, Cambodia) chiếm 6,8% 
(xem biểu đồ 2). 
Biểu đồ 2. Cơ cấu khách quốc tế đến Phú Quốc năm 2010 
Nhận xét chung: Tuy số lượng 
khách đến Phú Quốc còn ở mức khiêm 
tốn so với tiềm năng, tỉ trọng khách quốc 
tế còn thấp, thời gian lưu trú của khách 
chưa nhiều, chi tiêu cho mua sắm, vui 
chơi giải trí chưa cao nhưng đánh giá về 
chỉ tiêu thu hút khách những năm gần 
đây đều tăng: Giai đoạn 2000 - 2005, 
tổng lượt khách đến Phú Quốc tăng bình 
quân 48,34%/năm (so với cả tỉnh là 
12,02%/năm), năm 2010 đạt 31%/năm 
tổng lượt khách du lịch trên toàn tỉnh. 
Thời gian lưu trú bình quân của du khách 
tăng lên: Giai đoạn từ 2000 - 2005 là 1,9 
ngày/lượt khách, 2005 - 2010 là 2,1 
ngày/lượt khách, dự báo giai đoạn 2010 - 
2015 khoảng 2,5 - 3 ngày/lượt khách. [6] 
2.3.4. Doanh thu từ du lịch 
Năm 2010, GDP thương mại và du 
lịch có tốc độ tăng trưởng mạnh, đạt 647 
tỉ đồng [6], tổng mức bán lẻ hàng hóa 
tăng 3,16 lần so với năm 2005. Doanh 
thu từ du lịch đạt 447.144,22 triệu đồng, 
tăng 3,29 lần so với 2005. Trong cơ cấu 
doanh thu, doanh thu từ khách quốc tế 
chiếm 65,1% và khách trong nước chiếm 
34,9%. Theo kế hoạch phát triển Phú 
Quốc 2010 - 2015, dự kiến vào năm 2015 
tổng số lượt khách đến Phú Quốc là 
800.000 lượt khách (xem biểu đồ 3). 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 44 năm 2013 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 42
Biểu đồ 3. Tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu ngành du lịch ở Phú Quốc 
giai đoạn 2000 - 2010 và dự kiến 2015 
Đơn vị tính: Triệu đồng 
6.5 11.6
111.9 136.518
447.144
1544
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
2000 2002 2004 2006 2010 2015
Năm
Đ
ơ
n
 v
ị
Tổng doang thu
Khách du lịch đến Phú Quốc ngày 
càng tăng dẫn đến hoạt động kinh doanh 
dịch vụ, khả năng tạo việc làm cũng tăng 
theo. Trong vòng 6 năm (2005 - 2010), 
khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc tăng 
gần 400%, khách du lịch nội địa tăng 
132%. Đó vừa là thuận lợi cũng vừa là 
khó khăn cho Phú Quốc, khi mà công tác 
chuẩn bị cơ sở vật chất kĩ thuật, con 
người, chính sách còn chưa theo kịp. 
2.4. Hướng phát triển các loại hình 
đang hoạt động 
Các loại hình du lịch được xác 
định trên cơ sở các tiềm năng tài 
nguyên du lịch huyện đảo, bao gồm tài 
nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên 
du lịch nhân văn. Tài nguyên đối với 
mỗi loại hình du lịch có những đặc 
trưng riêng, do vậy cần có những định 
hướng cụ thể trong việc khai thác và tổ 
chức các loại hình du lịch cho phù hợp. 
2.4.1. Hoàn thiện các loại hình du lịch 
hiện có 
Du lịch sinh thái 
Để thực hiện được mục tiêu xây 
dựng chiến lược phát triển Phú Quốc trở 
thành thành phố du lịch sinh thái biển - 
đảo chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh với 
các điểm du lịch trong và ngoài nước thì 
điều cần làm là: quy hoạch lại các điểm 
du lịch sinh thái một cách bài bản hơn, sự 
kết hợp giữa các nhà quản lí tour và nhà 
khai thác điểm du lịch phải chặt chẽ hơn, 
sớm đưa vào quy hoạch phát triển 15 khu 
du lịch sinh thái đã được phê duyệt. 
Du lịch thể thao 
Phú Quốc có tiềm năng phát triển, 
song hiện nay, xét về quy mô còn yếu và 
thiếu: yếu ở công tác tổ chức và thiếu về 
các loại hình du lịch, vì vậy hiệu quả 
mang lại chưa cao. Do đó, cần đẩy mạnh 
quảng bá loại hình du lịch này bằng nhiều 
hình thức, như: mời các nhân vật nổi 
tiếng của loại hình đó giới thiệu, tổ chức 
loại hình du lịch dưới hình thức các cuộc 
thi một cách quy mô 
Du lịch nghỉ dưỡng 
Phú Quốc mới phát triển loại hình 
du lịch này nhưng được đánh giá là một 
trong những vùng có thế mạnh. Mục tiêu 
du lịch nghỉ dưỡng mà Phú Quốc đặt ra là 
phải tạo được cảm giác thư giãn tuyệt vời 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Đinh Thị Thanh Mai và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 43
trước phong cảnh hữu tình của cỏ xanh, 
cát mịn, biển trời mênh mang và thưởng 
thức các món hải sản tươi ngon đến từ 
biển khơi. Với không gian đặc biệt ở các 
khu nghỉ dưỡng như Tropicana Island 
Resort & Spa, Long Beach, Esaco thì 
sau chuyến nghỉ dưỡng trở về, du khách 
sẽ cảm thấy thoải mái, hài lòng, cảm 
nhận được giá trị của chuyến đi và có thể 
nơi này cũng sẽ là sự lựa chọn của du 
khách trong những lần sau. 
Du lịch khám phá đảo hoang 
Có 12/40 đảo nhỏ ở Phú Quốc chưa 
có dân cư sinh sống. Những hòn đảo này 
nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, số 
ngày nắng trong năm cao, nhiệt độ trung 
bình 20oC – 25oC, ít có thiên tai, bão lụt. 
Tất cả những hòn đảo trong quần đảo Phú 
Quốc đều là đảo nổi, cấu tạo nền móng 
địa chất tương đối ổn định, có thảm thực 
động vật phát triển phong phú, độ che 
phủ của rừng cao (64,15%). Vì vậy, cần 
tăng cường khai thác theo chiều sâu loại 
hình du lịch này kết hợp bảo vệ môi 
trường, tránh tác động quá mức làm mất 
vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên, tăng 
cường quảng bá và đào tạo đội ngũ lao 
động chuyên nghiệp. 
Du lịch văn hóa lịch sử 
Phú Quốc là một vùng đất có bề dày 
về văn hóa lịch sử, có nhiều di tích lịch sử 
gắn liền với các cuộc kháng chiến chống 
Pháp và Mĩ, như là: đền thờ Nguyễn 
Trung Trực, nhà lao Cây Dừa Việc kết 
hợp du lịch văn hóa lịch sử với các loại 
hình du lịch khác trên đảo không những 
góp phần phát triển du lịch huyện đảo mà 
còn bảo tồn truyền thống văn hóa đặc sắc 
và các di tích lịch sử của Phú Quốc. 
2.4.2. Xây dựng mô hình du lịch mới 
Mô hình kết hợp khám phá đảo 
hoang - câu cá 
Loại hình du lịch này có thể tổ chức 
quanh năm. Phú Quốc có lợi thế thiên 
nhiên hoang dã, hệ thực vật phong phú, 
đặc biệt là các loài chim, bướm và các 
loại phong lan rừng Phú Quốc giàu tài 
nguyên sinh vật biển, vì vậy, trong những 
chuyến đi câu, du khách sẽ cảm thấy 
hứng thú khi dễ dàng câu được cá. Tham 
gia loại hình du lịch này, đòi hỏi du khách 
phải vận động, phải có sức khỏe và tinh 
thần tập thể, đồng thời cũng đưa du khách 
đến với không gian tĩnh lặng, thanh bình, 
điều đó sẽ làm cho du khách cảm thấy thú 
vị. Tuy nhiên, điều cần lưu ý khi khai 
thác kết hợp hai loại hình du lịch này là: 
phải đào tạo được đội ngũ hướng dẫn viên 
vừa chuyên nghiệp, vừa giỏi ngoại ngữ, 
am hiểu văn hóa địa phương; phải làm tốt 
công tác vệ sinh, thu gom rác thải, kết 
hợp với tuyên truyền du khách bảo vệ 
môi trường; không vì lợi nhuận mà làm 
hủy hoại tài nguyên, phá vỡ cảnh quan 
môi trường; luôn đặt vấn đề an toàn tính 
mạng của du khách lên hàng đầu. 
Mô hình du lịch tuần trăng mật 
kết hợp lặn ngắm san hô, thảm cỏ biển 
Việc xây dựng mô hình này xuất 
phát từ lợi thế so sánh về thế mạnh của 
Phú Quốc so với các điểm du lịch khác ở 
chỗ nơi đây có quy mô và số lượng loài 
san hô lớn. Đặc biệt, biển Phú Quốc là 
một trong số ít vùng biển có thảm cỏ biển 
phát triển, tạo nên một bức tranh về thảm 
thực vật dưới đáy biển hết sức sinh động, 
thu hút khách du lịch cũng như các nhà 
nghiên cứu đến tìm hiểu và khám phá. 
Đó chính là một thế mạnh mà thiên nhiên 
đã ban tặng cho hòn đảo xinh đẹp này. 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 44 năm 2013 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 44
Tham gia loại hình du lịch này, các 
bạn trẻ không chỉ được tận hưởng tuần 
trăng mật ngọt ngào với bầu không khí 
trong lành mà còn khám phá được nhiều 
điều thú vị về biển cả. Tuy nhiên, để mô 
hình tuần trăng mật kết hợp lặn biển phát 
triển có tính bền vững, nhiệm vụ trước 
tiên mà ngành du lịch Phú Quốc cần phải 
thực hiện là: Quy hoạch lại các thảm san 
hô và thảm cỏ biển đưa vào khai thác du 
lịch; đẩy mạnh đào tạo đội ngũ thợ lặn 
chuyên nghiệp, vừa lặn giỏi, vừa thông 
thạo các dòng biển, cấu trúc địa chất đáy 
biển và phải có tính chuyên nghiệp trong 
việc phục vụ khách; đảm bảo tuyệt đối an 
toàn về tính mạng cho du khách. Khai 
thác tài nguyên san hô và cỏ biển chỉ 
bằng hình thức quan sát trực tiếp, nghiêm 
cấm tất cả mọi hình thức khai thác nguồn 
tài nguyên này, đặc biệt khi vùng biển 
Phú Quốc được UNESSCO công nhận là 
khu dự trữ sinh quyển. Cần phải khảo sát 
kĩ các loài động vật, nhất là các loại cá 
dữ, để có những biện pháp bảo vệ an toàn 
cho du khách. 
3. Kết luận 
Phú Quốc là huyện đảo có vị trí đặc 
biệt và nhiều lợi thế so sánh để phát triển 
du lịch như: bãi biển đẹp còn hoang sơ, 
thảm thực vật phong phú đa dạng, con 
người nơi đây hiền hòa mến khách, có 
nhiều nét văn hóa đặc sắc... Việc khai 
thác tiềm năng phát triển các loại hình du 
lịch đã đóng góp tích cực vào sự tăng 
trưởng kinh tế địa phương, có xu hướng 
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của 
huyện Phú Quốc nói riêng và tỉnh Kiên 
Giang nói chung. Sự phát triển đa dạng 
các loại hình, các sản phẩm du lịch trong 
thời gian qua đã thu hút khách du lịch đến 
với Phú Quốc nhiều hơn, góp phần giải 
quyết việc làm cho người lao động tại địa 
phương, thúc đẩy các ngành kinh tế phát 
triển, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã 
hội huyện đảo theo hướng tích cực. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang (2011), Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 
2011. 
2. Lý Mỹ Hạnh (1993), Địa lí tỉnh Kiên Giang, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên 
Giang. 
3. Trần Văn Huấn (1998), Tiềm năng ở đảo Phú Quốc xưa và nay, Nxb Đại học Quốc 
gia Hà Nội. 
4. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 11-5-2010 về phê 
duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến 
năm 2030. 
5. UBND huyện Phú Quốc (2010), Báo cáo tổng kết năm 2010. 
6. UBND tỉnh Kiên Giang (2010), Báo cáo sơ kết công tác phát triển du lịch 5 năm 
(2006-2010). 
7. David Botterill,Vincent Platenkamp (2012), Key concepts in tourism research, 
SAGE puplication Ltd. 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 25-6-2012; ngày phản biện đánh giá: 10-9-2012; 
ngày chấp nhận đăng: 04-3-2013) 

File đính kèm:

  • pdfkhai_thac_tiem_nang_phat_trien_cac_loai_hinh_du_lich_o_huyen.pdf