Vai trò của hoạt động R&D trong việc nâng cao chất lượng thuốc y học cổ truyền

Tóm tắt Vai trò của hoạt động R&D trong việc nâng cao chất lượng thuốc y học cổ truyền: ...&D trong y học cổ truyền Việt Nam Theo bảng trên, có thể nhận thấy, hoạt động R&D trong YHCT chủ yếu được thực hiện tại các tổ chức YHCT công lập tuyến trung ương và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực YHCT ngoài công lập. Bài viết này chỉ tập trung bàn về hoạt động R&D trong n... ty, xí nghiệp, xưởng sản xuất (Phân phối) Công ty thương mại, cửa hàng bán lẻ Khu vực thị trường (Tiêu thụ) Bệnh viện, Người tiêu dùng, khách hàng khác Tạo giống Nuôi trồng Thu hái, bảo quản Nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu ứng dụng Triển ...ng thì không gây độc và có tác dụng điều trị bệnh. - Triển khai (Experimental development): Đây là giai đoạn ngày càng tiệm cận gần hơn đến việc áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, là giai đoạn xác định các điều kiện đầy đủ và cần thiết trước khi đưa sản phẩm thuốc vào s...

pdf6 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 162 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Vai trò của hoạt động R&D trong việc nâng cao chất lượng thuốc y học cổ truyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 31, Số 2 (2015) 54-59 
 54 
Vai trò của hoạt động R&D 
trong việc nâng cao chất lượng thuốc y học cổ truyền 
Đinh Thanh Hà* 
Viện Y học Cổ truyền Quân đội, 442 Kim Giang, Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 19 tháng 6 năm 2015 
Chỉnh sửa ngày 21 tháng 7 năm 2015; Chấp nhận đăng ngày 18 tháng 8 năm 2015 
Tóm tắt: Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào hoạt động thương mại thế giới, đã trở thành một 
thành tố của chuỗi giá trị toàn cầu trong nền kinh tế thị trường – nơi diễn ra những cạnh tranh gay 
gắt để tồn tại và phát triển. Các sản phẩm thuốc y học cổ truyền (YHCT) cũng không nằm ngoại lệ. 
R&D là hoạt động sáng tạo, tạo ra sản phẩm mới theo ý tưởng của người nghiên cứu hay theo nhu 
cầu của thị trường, hoặc theo đơn đặt hàng của nhà sản xuất; bên cạnh đó, R&D cũng là công cụ 
để cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và đổi mới quy trình công nghệ sản 
xuất, giúp tăng lợi thế cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. 
Việc đánh giá đúng vai trò của R&D trong chuỗi giá trị tạo ra sản phẩm thuốc YHCT là cần thiết, 
giúp nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của thuốc YHCT trong nền kinh tế thị trường. 
Từ khóa: Vai trò R&D trong y học cổ truyền. 
1. Đặt vấn đề∗ 
Việt Nam có nguồn dược liệu dồi dào (4000 
loài) [1], hoạt tính sinh học cao. Nền YHCT 
Việt Nam có từ lâu đời, được tổ chức hệ thống. 
Tuy nhiên, sản phẩm thuốc YHCT Việt Nam 
chưa được giới y khoa và người tiêu dùng 
đánh giá cao, khó cạnh tranh với các sản phẩm 
ngoại nhập. 
Qua khảo sát sơ bộ, tác nhân dẫn đến tình 
trạng người tiêu dùng chưa đánh giá cao sản 
phẩm thuốc YHCT Việt Nam là do thuốc 
YHCT trong nước còn có một số hạn chế như: 
thiếu ổn định về chất lượng, chưa đa dạng về 
_______ 
∗
 ĐT.: 84-985828173 
 Email: thanhhadinh04@yahoo.com 
chủng loại... Những hạn chế này có nguyên 
nhân là do hoạt động R&D trong YHCT chưa 
được quan tâm thỏa đáng để hoạt động này phát 
huy vai trò cải tiến và đổi mới sản phẩm, nhằm 
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. 
Trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập sâu 
rộng vào nền kinh tế thế giới, đang chuyển đổi 
mạnh mẽ từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh 
tế thị trường, thì việc nâng cao chất lượng sản 
phẩm thuốc YHCT, để nâng cao năng lực cạnh 
tranh là rất cần thiết. 
Bài báo này tập trung làm rõ vai trò của 
R&D trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm 
thuốc YHCT. 
Đ.T. Hà / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 31, Số 2 (2015) 54-59 55 
1. Hệ thống y học cổ truyền Việt Nam 
Tại Việt Nam, YHCT là một bộ phận không 
tách rời trong hệ thống y tế quốc gia. Việt Nam 
có trên 60 bệnh viện YHCT; khoảng 80% các 
bệnh viện đa khoa của y học hiện đại có khoa 
YHCT; hơn 70% trạm y tế xã/phường có hoạt 
động khám - chữa bệnh bằng YHCT [2]. 
Hệ thống YHCT Việt Nam được lồng ghép 
trong hệ thống y tế quốc gia. Bên cạnh hệ thống 
tổ chức công lập, còn có hệ thống tổ chức ngoài 
công lập, như: một số hội nghề nghiệp (hội 
Đông y, hội châm cứu) và các doanh nghiệp, hộ 
kinh doanh. Hệ thống YHCT Việt Nam được 
khái lược trong bảng dưới đây. 
Bảng 1. Khái lược hệ thống YHCT Việt Nam 
Công lập Ngoài công lập 
Cấp quản lý Cơ quan quản 
lý nhà nước 
Tổ chức YHCT Hội nghề nghiệp 
YHCT 
Trung ương - Bộ Y tế/Cục 
Quản lý 
YHCT 
- Bộ Quốc 
phòng 
- Bộ Công an 
- Bệnh viện YHCT Trung ương 
- Bệnh viện Châm cứu Trung ương 
- Học viện Y Dược học cổ truyền Việt 
Nam 
- Khoa YHCT/Đại học Y Hà Nội 
- Khoa YHCT trong bệnh viện đa khoa 
- Viện Dược liệu 
- Viện Kiểm nghiệm 
- Viện YHCT Quân đội 
- Bệnh viện YHCT Bộ Công an 
- Trung ương Hội 
Đông y Việt Nam 
- Trung ương Hội 
Châm cứu Việt 
Nam 
Tỉnh/thành Sở Y tế/Phòng 
quản lý 
YHCT 
- Bệnh viện YHCT tỉnh/thành 
- Khoa YHCT trong bệnh viện đa khoa 
- Khoa YHCT trong trường cao đẳng y 
- Khoa YHCT trong trường trung học y 
- Tỉnh/thành hội 
Đông y 
- Tỉnh/thành hội 
châm cứu 
Huyện/quận
/ 
thị xã 
Phòng Y 
tế/Cán bộ 
YHCT 
- Khoa YHCT trong bệnh viện đa khoa 
- Khoa YHCT trong trung tâm y tế 
- Hội Đông y 
quận/huyện/thị 
- Hội châm cứu 
quận/huyện/thị 
Xã/phường/ 
thị trấn 
Cán bộ y tế Bộ phận YHCT trong trạm y tế - Chi hội Đông y 
- Chi hội châm 
cứu 
- Doanh 
nghiệp nuôi 
trồng dược 
liệu 
- Doanh 
nghiệp sản 
xuất thuốc 
- Doanh 
nghiệp kinh 
doanh thuốc 
- Phòng 
khám YHCT 
- Các hộ kinh 
doanh cá thể 
2. Hệ thống R&D trong y học cổ truyền Việt 
Nam 
Theo bảng trên, có thể nhận thấy, hoạt động 
R&D trong YHCT chủ yếu được thực hiện tại 
các tổ chức YHCT công lập tuyến trung ương 
và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực 
YHCT ngoài công lập. 
Bài viết này chỉ tập trung bàn về hoạt động 
R&D trong nghiên cứu tạo ra các sản phẩm 
thuốc YHCT mới, mà không bàn một cách toàn 
diện hoạt động R&D trong các lĩnh vực nghiên 
cứu khác của YHCT. 
Để nhận diện hệ thống R&D trong nghiên 
cứu tạo ra các sản phẩm thuốc YHCT mới, bài 
viết tiến hành khảo sát chu trình hình thành và 
phát triển của một sản phẩm thuốc trải qua các 
giai đoạn, từ nghiên cứu tới sản xuất và kinh 
doanh (SX&KD) trên thị trường. 
2.1. Từ ý tưởng đến tạo ra sản phẩm thuốc y 
học cổ truyền mới đưa ra thị trường 
Một sản phẩm thuốc YHCT mới, từ khi 
hình thành trong ý tưởng của người nghiên cứu 
Đ.T. Hà / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 31, Số 2 (2015) 54-59 
56 
hay của người đặt hàng nghiên cứu, tới khi 
được tạo ra và rồi được thương mại hóa thành 
công trên thị trường, cũng đều phải trải qua các 
giai đoạn xác định như một sản phẩm R&D của 
các ngành công nghiệp khác. 
Việc đưa kết quả nghiên cứu một loại thuốc 
YHCT mới vào sản xuất công nghiệp cũng 
chính là hoạt động chuyển giao công nghệ từ 
khu vực R&D (tại các viện nghiên cứu, trường 
đại học, bệnh viện YHCT, hoặc ngay tại công 
ty sản xuất thuốc YHCT) tới khu vực SX&KD 
thuốc [3]. 
R&D nằm trong hoạt động KH&CN, là hoạt 
động sáng tạo để tạo ra sản phẩm thuốc YHCT 
mới theo ý tưởng của người nghiên cứu hay 
theo nhu cầu của thị trường, hoặc theo đơn đặt 
hàng của nhà sản xuất. 
Đổi mới (Innovation) nằm trong hoạt động 
SX&KD, là hoạt động cải tiến mẫu mã sản 
phẩm, chất lượng sản phẩm và đổi mới quy 
trình công nghệ sản xuất, nhằm tăng lợi thế 
cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu hay thị hiếu của 
người tiêu dùng. Công cụ của đổi mới chính là 
R&D. 
2.2. Hệ thống R&D trong chuỗi giá trị tạo ra 
một sản phẩm thuốc y học cổ truyền 
Với cách tiếp cận chuỗi giá trị tạo ra một 
sản phẩm thuốc YHCT mới, qua các phân khúc: 
nuôi trồng - thu hái - nghiên cứu - sản xuất - 
tiêu thụ dược liệu và thuốc thành phẩm, thì hệ 
thống R&D trong YHCT có thể được mô tả 
theo mô hình tại bảng dưới đây. 
Quá trình tạo ra một sản phẩm thuốc YHCT 
mới gồm có các giai đoạn, từ: Dược liệu  
nghiên cứu  sản xuất  kinh doanh  tiêu 
dùng, và được thể hiện qua 4 phase như tại 
bảng 2. 
Bảng 2. Các Phase trong quá trình tạo ra sản phẩm thuốc y học cổ truyền 
Phase 1 Phase 2 Phase 3 Phase 4 
Nhà nước 
(cơ chế chính sách điều hành vĩ mô, các quy định, tiêu chuẩn) 
 GACP, GSP GLP, GCP GMP, GDP GPP, GSP 
Khu vực SX&KD Khu vực nuôi trồng dược liệu 
(Cung cấp dược liệu đầu vào) 
Viện Dược liệu, 
Công ty nuôi trồng dược 
liệu, 
hộ nông dân 
Khu vực nghiên cứu (R&D) 
(Nghiên cứu tạo ra thuốc mới) 
Viện YHCT, 
Bệnh viện YHCT, 
Nhà trường YHCT 
(Sản 
xuất) 
Công ty, 
xí 
nghiệp, 
xưởng 
sản xuất 
(Phân 
phối) 
Công ty 
thương 
mại, cửa 
hàng bán 
lẻ 
Khu vực thị trường 
(Tiêu thụ) 
Bệnh viện, 
Người tiêu dùng, 
khách hàng khác 
Tạo 
giống 
Nuôi 
trồng 
Thu 
hái, 
bảo 
quản 
Nghiên 
cứu cơ 
bản 
Nghiên 
cứu ứng 
dụng 
Triển 
khai 
Sản xuất 
thuốc 
thành 
phẩm 
Kinh 
doanh 
hàng hoá 
thuốc 
Đáp ứng nhu cầu 
người tiêu dùng 
trong nước, quốc tế 
Vai trò của R&D cải 
tiến sản phẩm 
Nghiên cứu các 
tính khả thi về kinh 
tế 
Vai trò của R&D nuôi trồng 
dược liệu 
Vai trò của R&D tạo ra sản 
phẩm thuốc mới 
Vai trò của Đổi mới (Innovation) cải tiến, đổi 
mới sản phẩm và công nghệ để giành lợi thế 
cạnh tranh 
Đ.T. Hà / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 31, Số 2 (2015) 54-59 57 
Vai trò của hoạt động R&D 
(Công nghệ đẩy ) 
Marketing 
(Thị trường kéo) 
 GACP, GSP GLP, GCP GMP, GDP GPP, GSP 
WHO (các khuyến cáo, hướng dẫn, tiêu chuẩn) 
3. Đặc điểm và vai trò của hoạt động R&D 
trong y học cổ truyền 
3.1. Đặc điểm của các loại hình R&D trong y 
học cổ truyền 
- Nghiên cứu cơ bản (fundermental 
research): 
Những nghiên cứu về một số đặc điểm sinh 
học của con người; điều tra tình hình cơ cấu 
bệnh tật từng giai đoạn; điều tra nguồn dược 
liệu; nghiên cứu thành phần hoá học, đặc điểm 
sinh học của một số cây, con thuốc... và những 
nghiên cứu về độc tính, tác dụng dược lý, tác 
dụng điều trị của thuốc trên động vật, trên huyết 
thanh người bệnh và các nghiên cứu trong phòng 
thí nghiệm khác... trước khi ứng dụng vào điều 
trị trên bệnh nhân. 
Đây là những nghiên cứu mà kết quả của nó 
mang tính khám phá bản chất đối tượng nghiên 
cứu hay quy luật liên quan đến đối tượng 
nghiên cứu, giúp hiểu biết đầy đủ hơn, chính 
xác hơn về đối tượng nghiên cứu, và các kết 
quả này có thể được ứng dụng trong nhiều 
chuyên ngành y học khác nhau. 
Đặc trưng của các kết quả thuộc loại hình 
này là các báo cáo khoa học mang tính lý thuyết 
dưới dạng văn bản, không thể hiện bằng các vật 
thể. 
- Nghiên cứu ứng dụng (Applied research) 
Đây là những nghiên cứu trên lâm sàng 
nhằm đánh giá tác dụng điều trị của các bài 
thuốc, vị thuốc, thuốc; tác dụng điều trị của các 
liệu pháp không dùng thuốc (châm cứu, bấm 
huyệt, dưỡng sinh); tác dụng điều trị của các 
phương pháp kết hợp dùng thuốc với không 
dùng thuốc; và tác dụng điều trị của các phác đồ 
kết hợp YHCT với y học hiện đại. 
Hoạt động ở loại hình này là việc ứng dụng 
các kết quả của giai đoạn nghiên cứu cơ bản 
hoặc những kinh nghiệm điều trị vào hoạt động 
thực tiễn, như thử nghiệm các bài thuốc cổ 
phương (đã được chứng minh qua thực tiễn và 
được ghi trong y văn cổ) hay thử nghiệm các vị 
thuốc mới, các bài thuốc mới, phương pháp 
điều trị mới trên lâm sàng. 
Kết quả của giai đoạn này cũng ở dạng 
thông tin văn bản là chủ yếu, thể hiện bằng các 
mô tả, giải thích để khẳng định, nếu đưa thuốc 
hay liệu pháp này vào thực tiễn lâm sàng thì 
không gây độc và có tác dụng điều trị bệnh. 
- Triển khai (Experimental development): 
Đây là giai đoạn ngày càng tiệm cận gần 
hơn đến việc áp dụng kết quả nghiên cứu khoa 
học vào thực tiễn, là giai đoạn xác định các điều 
kiện đầy đủ và cần thiết trước khi đưa sản phẩm 
thuốc vào sản xuất đại trà, và được gọi là giai 
đoạn áp dụng thử (AT) - theo cách gọi hiện nay 
tại một số cơ sở YHCT. Hoạt động này bao 
gồm: 
+ Tạo ra các thuốc dưới dạng viên hoàn, 
viên nang, viên nén, nước, cao, bột, mỡ, cốm, 
trà, sirô... (prototype); ổn định chế phẩm, xây 
dựng tiêu chuẩn dược liệu đầu vào, xây dựng 
tiêu chuẩn các thuốc; đưa ra những chỉ định, 
chống chỉ định, tác dụng điều trị, liều dùng, bảo 
quản. 
+ Hoàn thiện quy trình công nghệ hoặc xây 
dựng quy trình công nghệ để chế tạo ra các 
dạng thuốc như trên (pilot). 
Đ.T. Hà / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 31, Số 2 (2015) 54-59 
58 
+ Sản xuất loạt nhỏ những sản phẩm thuốc 
trong giai đoạn nghiên cứu áp dụng thử - AT 
(série 0) để kiểm tra lại các thông số kỹ thuật. 
Kết quả trong giai đoạn này là các thuốc cụ 
thể với đầy đủ các tham số về kỹ thuật, được 
chứng minh là có tác dụng điều trị những bệnh 
cụ thể trên bệnh nhân và kèm theo là quy trình 
công nghệ để chế tạo ra các loại thuốc đó. 
Sau 3 giai đoạn nghiên cứu, sản phẩm thuốc 
được chuyển giao cho khu vực sản xuất công 
nghiệp để đưa ra thị trường tiêu thụ [4, 5]. 
3.2. Vai trò của R&D trong chuỗi giá trị tạo ra 
sản phẩm thuốc y học cổ truyền 
Trong mỗi một phân khúc như tại bảng 2 
(trừ phân khúc thị trường), đều thấy vai trò của 
hoạt động R&D. 
Hoạt động R&D đóng vai trò quan trọng ở 
phase 1, phase 2 và phase 3, trong đó đặc biệt là 
ở phase 2, để tạo ra sản phẩm mới hay công 
nghệ mới, đáp ứng người đặt hàng ở phase 3 và 
phase 4. 
Hoạt động Đổi mới có vai trò rất lớn ở 
phase 3 và luôn bị tác động mạnh bởi phase 4, 
qua đó sản phẩm và công nghệ luôn được đổi 
mới để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người 
tiêu dùng. Đổi mới là khách hàng của hoạt 
động R&D và công cụ của Đổi mới chính là 
R&D. 
Kết luận 
Hoạt động R&D có vai trò cải tiến, đổi mới, 
nâng cao chất lượng sản phẩm thuốc YHCT, 
đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. 
Việc xem xét, đánh giá đúng vai trò của 
R&D trong chuỗi giá trị tạo ra sản phẩm thuốc 
YHCT là cần thiết, giúp nhà quản lý và nhà sản 
xuất có thể nâng cao chất lượng thuốc YHCT 
để tăng khả năng cạnh tranh; bên cạnh đó, thu 
hút được người tiêu dùng, góp phần thực hiện 
thành công chính sách “Người Việt Nam ưu 
tiên dùng thuốc Việt Nam”. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Đỗ Tất Lợi: Những cây thuốc và vị thuốc Việt 
Nam, Nhà xuất bản Y học, 2005. 
[2] Phạm Việt Hoàng: Thực trạng YHCT tỉnh Hưng 
Yên và hiệu quả can thiệp tăng cường hoạt động 
khám chữa bệnh của bệnh viện YHCT tỉnh, Luận 
án Tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 2013. 
[3] Đinh Thanh Hà: Nhận diện hoạt động Nghiên cứu 
và Triển khai (R&D) tại Viện Y học cổ truyền 
Quân đội, Luận văn Thạc sĩ Quản lý KH&CN, 
Trường Đại học KHXH&NV/Đại học Quốc gia 
Hà Nội, 2009. 
[4] Vũ Cao Đàm: Phương pháp luận Nghiên cứu khoa 
học, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 
2007. 
[5] Đinh Thanh Hà, Nguyễn Minh Hà, Đào Thanh 
Trường: Hoạt động R&D trong Y học cổ truyền, 
Tạp chí Hoạt động Khoa học, Số 9/2010, tr.20-21.
Đ.T. Hà / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 31, Số 2 (2015) 54-59 59 
The Role of R&D Activities in Improving the Quality of 
Traditional Medicine 
Đinh Thanh Hà 
Military Institute of Traditional Medicine, 442 Kim Giang, Hoàng Mai, Hanoi, Vietnam 
Abstract: Vietnam has integrated deeply into world trade activities, becoming a part of the global 
value chain in the market economy – that requires hard competition to survive and grow. Herbal 
medical products are no exception. 
R&D activities, create new products following the researchers’ ideas, meeting the needs of the 
market or producers’ orders; besides, R&D activities are tools to improve the design of products and 
product quality, to innovate production process, in order to increase competitive advantage, meeting 
consumers’ needs and tastes. 
Evaluating and understanding the key role of R&D in the value chain of herbal medical products 
are neccessary. They help improve product quality and increase competitive capacity of herbal 
medicines in the market economy. 
Keywords: Role of R&D in tratitional medicine. 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_hoat_dong_rd_trong_viec_nang_cao_chat_luong_thuo.pdf
Ebook liên quan