Văn học Nga - Phùng Hoài Ngọc

Tóm tắt Văn học Nga - Phùng Hoài Ngọc: ...ệt vọng, cay đắng như vậy”. Di hài Tolstoi được đưa về chôn cất ở trại ấp Poliana quê nhà, giữa hàng cây trên bờ nơi chôn giấu cây “gậy xanh thần kỳ” mà ông từng miêu tả trong những trang sách bất hủ của mình dành cho trẻ em. Tiểu thuyết “CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH” (Война и мир) “Sáng tác ...và một cô gái”, “Kẻ vô lại”, “Báo thù”, “Emilian Pilai”, Tsenccasơ” và nhiều truyện ngắn khác. Đó là thế giới nhân vật của những người phiêu dạt, du thủ du thực, hành khất, trộm cắp và gái điếm. Nếu như đại biểu ưu tú cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga A.Sêkhov đã đóng góp loại nhâ...Và mặc dù Grigori mắc sai lầm, nhưng không cần phải miêu tả như một nhân vật tiêu cực (hoặc phản diện). Mặc dù sai lầm, nhân vật này vẫn chiếm được trái tim của hàng triệu độc giả. Nhân vật Grigori vẫn là một điển hình về con người đẹp thất bại nhưng biết trở về” . Trên đường đi tìm chân lý, G...

pdf159 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Văn học Nga - Phùng Hoài Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
eonidovich Pasternak (10 tháng 2, năm 1890- mất 30 tháng 5 năm 1960) là một nhà 
thơ, nhà văn Nga-Xô viết đoạt gGiải Nobel Văn học năm 1958. Ông nổi tiếng thế giới với tiểu 
thuyết Bác sĩ Zhivago (Доктор Живаго), tuy nhiên người Nga lại coi trọng nhất là thơ ca của 
ông, tiêu biểu là tập thơ Chị tôi-cuộc đời (Сестра моя – жизнь). 
Tiểu sử và văn nghiệp 
 Cha của Boris Pasternak, ông Leonid Osipovich Pasternak, là một họa sĩ, viện sĩ Viện 
Hàn lâm Nghệ thuật Sankt-Peterburg; mẹ ông, bà Rozaliya Isidorovna Pasternak (nhũ danh 
Kaufman, 1868-1939), là một nghệ sĩ dương cầm. Ông bà Pasternak đã chuyển từ Odessa về 
Moskva năm 1889, một năm trước khi Boris ra đời. Boris là con cả, các em ông là Aleksandr 
(1893-1982), Jozefina (1900-1993) và Lidiya (1902-1989). Đến làm khách nhà ông có những 
họa sĩ, nhạc công, văn sĩ nổi tiếng, trong đó có cả Lev Nikolayevich Tolstoi. 
 Năm 13 tuổi, do ảnh hưởng nhạc sĩ Aleksandr Nikolayevich Skryabin, Pasternak bắt đầu 
yêu thích âm nhạc và học nhạc trong sáu năm. Năm 1914 in tập thơ đầu tiên Người anh em sinh 
đôi trong mây đen (Близнец в тучах) được công chúng đánh giá cao, đến thập niên 1930 ông 
được coi như một nhà thơ Xô viết hàng đầu. Năm 1923 ông cho ra đời tập thơ Những chủ đề và 
biến tấu (Темы и вариации) được đánh giá là đỉnh cao của thơ ông. Pasternak còn là một dịch 
giả tài năng. Ông dịch thơ cổ điển tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Gruzia, đặc biệt các 
bản dịch bi kịch của William Shakespeare được coi là hay nhất trong tiếng Nga. 
 Từ năm 1945 đến 1955, Pasternak sáng tác cuốn tiểu thuyết quan trọng nhất của ông, 
Bác sĩ Zhivago, nhưng không được in ở Liên Xô, đến năm 1957 tác phẩm này được xuất bản ở 
Ý. Cuối năm sau, cuốn sách được dịch ra 18 thứ tiếng. Cũng trong năm này, Pasternak là người 
Nga thứ hai được trao giải Nobel Văn học vì những thành tựu ông đã đạt được trong nền thơ trữ 
tình hiện đại, cũng như vì công lao tiếp nối các truyền thống của nền tiểu thuyết sử thi Nga, mà 
nổi bật nhất là Bác sĩ Zhivago. Do những áp lực chính trị, Pasternak buộc phải từ chối nhận giải. 
Tác phẩm 
 Những bài thơ đầu tay, in trong quyển Thơ trữ tình (Лирика, 1913) 
o Người anh em sinh đôi trong mây đen (Близнец в тучах, 1914), thơ 
o Phía trên rào cản (Поверх барьеров, 1917), thơ 
o Cuộc sống là chị tôi (Сестра моя – жизнь, 1922), thơ 
 Thời thơ ấu của Lyuvers (Детство Люверс, 1922), truyện 
 Những chủ đề và biến tấu (Темы и вариации, 1923), thơ 
 Bệnh cao sang (Высокая болезнь, 1924), trường ca 
 Trung úy Smidt (Лейтенант Шмидт, 1926), trường ca 
 Đường trên không (Воздушные пути, 1924), truyện 
 Chứng chỉ hộ thân (Охранная грамота, 1931), tự truyện. 
 Năm chín trăm lẻ năm (Девятьсот пятый год, 1927), trường ca 
 Truyện vừa (Повесть, 1929), truyện 
 Tái sinh (Второе рождение, 1932), tập thơ 
 Trên những chuyến tàu sớm (На ранних поездках, 1943), thơ 
 Khoảng bao la trái đất (Земной простор, 1945), thơ 
 Bác sĩ Zhivago (Доктор Живаго, 1957), tiểu thuyết 
 Con người và cảnh ngộ (Люди и положения, 1957), tự truyện 
 Bút kí tiểu sử (Биографический очерк, 1959) 
 Một số bài thơ của B. Pasternak 
 Giải thưởng Nobel 
Tôi mất hút, sa vào như con thú 
Đâu đó tự do, ánh sáng, con người 
Tiếng thét gào, xua đuổi sau lưng tôi 
Nhưng lối thoát bên ngoài không hiện rõ. 
 * 
Khu rừng tối và bên hồ nước 
Gỗ thông già chất đống khắp nơi 
Cả bốn phía chặn bước con đường tôi 
Tôi chịu đựng, dù thế nào cũng được. 
 * 
Có phải tôi làm điều chi thô bỉ 
Tôi là tên ác độc, kẻ giết người? 
Tôi chỉ làm cho lệ thế gian rơi 
Trước vẻ tuyệt vời của đất đai quê mẹ. 
Cái chết đã cận kề, nhưng dù thế 
Tôi vẫn tin rồi sẽ đến một thời 
Khi tinh thần thánh thiện sẽ lên ngôi 
Sẽ chiến thắng thói đê hèn, phẫn nộ. 
Быть знаменитым некрасиво 
(Làm người nổi tiếng là không đẹp) 
 Làm người nổi tiếng là không đẹp 
Đâu phải vì nổi tiếng mới lên cao 
Những giấy tờ, lưu trữ đừng tích cóp 
Trước những trang bản thảo chớ nôn nao. 
 * 
Mục đích của sáng tạo là dâng hiến 
Đâu phải vì thành tích, tiếng ồn ào 
Đem biến mình thành những lời truyền miệng 
Cho người đời, thật xấu hổ làm sao. 
 * 
Ta cần sống khiêm nhường, không tự bạch 
Phải sống sao, bởi suy xét cho cùng 
Để tiếng gọi tương lai nghe thấy hết 
Nhận về tình luyến ái của không trung. 
 * 
Cần phải biết để chừa ra khoảng trống 
Trong số phận mình, không phải trong thơ 
Trong cuộc đời có những chương, những đoạn 
Cần tô đậm lên cho khỏi lu mờ. 
 * 
Và phải biết đắm chìm vào quên lãng 
Trong vô danh giấu những bước chân ta 
Như làng mạc ẩn mình trong sương sớm 
Sương khói mịt mù không thể nhìn ra. 
 * 
Những kẻ khác theo bước chân sống động 
Bám gót ta đi qua chặng đường mình 
Nhưng đành ngậm ngùi nhìn lên chiến thắng 
Mặc người đời, ta không phải bận tâm. 
 * 
Và phải biết không một tấc ngắn ngủi 
Đừng để đánh mất gương mặt con người 
Cần phải sống làm một người sôi nổi 
Và vui tươi cho đến cuối cuộc đời. \ 
Gió 
 Anh đã chết rồi, em vẫn sống 
Còn gió than phiền, khóc nỉ non 
Gió lay biệt thự, lay rừng rậm. 
Không gì riêng lẻ mỗi cây thông 
Mà gió lung lay cả cánh rừng 
Với tất cả tận cùng xa thẳm 
Như lay những chiếc thuyền buồm 
Trong vũng tàu nước lặng. 
Đấy không phải là tại vì ngạo mạn 
Hay tại vì giận dữ cuồng điên 
Mà để, trong nỗi buồn vô hạn 
Tìm những lời gió hát ru em. 
(Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng) 
Bác sĩ Zhivago 
“Bác sĩ Zhivago”, nguyên văn tiếng Nga: Доктор Живаго, từ Живаго có nghĩa đen là “cuộc 
sống”, tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Nga–Xô viết Boris Leonidovich Pasternak (1890–1960). 
Nhân vật chính của truyện là Yuri Zhivago, một bác sĩ y học và nhà thơ. Truyện kể cuộc đời của 
bác sĩ Zhivago qua những éo le tình ái của ông cùng hai phụ nữ trong bối cảnh chung quanh cuộc 
cách mạng Nga năm 1917. 
Truyện này được dựng thành phim năm 1965, do David Lean đạo diễn, diễn viên chính là Omar 
Sharif và Julie Christie. 
1 Hoàn cảnh sáng tác 
2 Tóm tắt nội dung 
Hoàn cảnh sáng tác 
 Bối cảnh truyện Bác sĩ Zhivago nằm vào khoảng 1910 – 1920, nhưng Pasternak hoàn tất 
vào khoảng 1956. Vì ông có vấn đề với chính phủ Xô viết lúc bấy giờ nên truyện này không 
được xuất bản. Năm 1957 bản thảo của truyện được tuồn ra ngoài Liên Xô và in ra sách tiếng 
Nga tại Ý (nhà xuất bàn Feltrinelli). Năm sau có ấn bản tiếng Ý và tiếng Anh. Pasternak nhờ đó 
mà được đề nghị nhận giải Nobel văn chương năm 1958, nhưng chính quyền Xô viết bấy giờ ép 
ông phải từ chối nhận giải thưởng này. Mãi đến 1988, sách truyện Bác sĩ Zhivago mới được cho 
in và xuất bản tại Nga. 
Tóm tắt nội dung 
 Khởi đầu truyện là phần giới thiệu Yuri Andreievich Zhivago lúc 10 tuổi đi đám tang của 
mẹ. Sau đó Yuri học y khoa, bắt đầu làm thơ, rồi cưới vợ tên là Tonya. Truyện sau đó giới thiệu 
Larisa Fyodorovna (Lara) ở tuổi dậy thì, sống với bà mẹ góa phụ khi bà này làm công cho chủ 
hãng may tên Komarovsky. Komarovsky dụ dỗ và hiếp dâm Lara. Trong cơn tủi nhục cuồng nộ, 
nàng lấy súng bắn Komarovsky tại một buổi tiệc giáng sinh nhưng không may lại bắn trúng một 
người khác. Nàng sau đó kết hôn người tình đầu của mình là Pavel Pavlovich (Pasha). 
 Kế đến truyện dẫn vào thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Yuri tòng quân với tư 
cách bác sĩ quân y. Pasha rời vợ và con gái (Tanya) theo quân đội và bị mất tích. Lara tình 
nguyện làm y tá với hy vọng tìm kiếm tông tích chồng. Khi Yuri vào thăm vợ khi nàng sanh đứa 
con trai đầu lòng thì gặp cô y tá Lara. Hai người có ý thầm yêu nhau nhưng không dám tỏ lời. 
Vào lúc này phong trào cách mạng bắt đầu nổi dậy tại . 
 Chiến tranh bùng nổ khắp nơi, Yuri và Lara được bổ nhiệm công tác chung tại một nhà 
thương ở tỉnh nhỏ xa xôi. Yuri bị thôi thúc bởi những cảm tình cho Lara. Chàng tâm sự với 
Tonya và Tonya nghi ngờ rằng Yuri cùng Lara đã ngoại tình. Mùa đông đến, đời sống trở nên 
chật vật vì thiếu thức ăn và dịch lỵ lan tràn. Sau cuộc chiến, Yuri trở về chức vị bác sĩ cũ tại nhà 
thương ở Moskva. Vì cá tính lãng mạn chàng thường bị các đồng nghiệp bolshevik bài bác là 
thiếu logic và tinh thần cách mạng. Giữa các cuộc xung đột chống chủ nghĩa Marx nổ ra, Yuri 
cùng gia đình dời về Urals. Trên xe lửa của chuyến đi này, Yuri nhận thức được nỗi khổ của 
nông dân và tù binh, những nạn nhân của cuộc chiến cách mạng. Chàng yêu chuộng tự do và 
bình quyền, nhưng bất mãn với những hành động hay ý kiến quá cứng rắn và thiếu tình người 
của những người theo cách mạng. 
 Tại Urals, Yuri cùng gia đình khai đất làm ruộng. Chàng trở lại với sở nguyện làm thơ. 
Tại thư viện làng, chàng gặp lại Lara. Hai người ngoại tình và cùng sống cuộc đời vụng trộm yêu 
đương tột đỉnh. Lara lúc bấy giờ biết Pasha còn sống và hiện là một tay trùm Đỏ khét tiếng với 
tên mới Strelnikov. Yuri muốn trở vế với vợ để thú tội ngoại tình nhưng không may bị một nhóm 
quân cách mạng bắt cóc và phải phục vụ như bác sĩ của nhóm này. Sau vài năm, Yuri trốn thoát 
và trở lại với Lara. Để tránh không bị điềm chỉ, cặp tình nhân bỏ trốn sang một nông trại khi xưa 
gia đình Yuri từng canh tác. Yuri tiếp tục làm thơ – bày tỏ tâm sự của chàng về những thăng 
trầm của đời sống, những lo sợ và lòng can đảm trong chiến tranh và hơn hết là tình yêu dành 
cho Lara. Trong khi đó có tin vợ Yuri là Tonya và con gái chàng bị bắt đuổi ra khỏi Nga. Chẳng 
bao lâu sau đó, Komarovsky, kẻ đã từng hãm hiếp Lara khi xưa, xuất hiện. Hắn hăm dọa rằng 
quân cách mạng đang truy lùng Yuri và Lara và sẽ giết cả hai nếu bắt dược. Hắn hứa giúp đưa 
Yuri và Lara trốn ra nước ngoài. Yuri đắn đo một hồi lâu và kết cuộc vì vấn đề an toàn cho Lara, 
chàng quyết định để Lara ra đi một mình. Yuri ở lại Nga và bắt đầu say sưa uống rượu giải sầu. 
 Strelnikov, chồng của Lara lúc bấy giờ đang chạy trốn vì bị chính phủ cách mạng truy 
lùng. Y tìm ra Yuri và sau khi biết chuyện Lara ngoại tình, bèn tự sát. 
 Yuri trở lại Moskva và sinh sống cùng một phụ nữ tên Marina và kiếm sống bằng cách 
viết sách. Em của chàng tìm cho chàng một chức vụ bác sĩ nhưng trên đường đi làm, chàng bị 
đứng tim mà chết. Lara, từ Irkutsk lên Moskva và tình cờ đi tới nhà liệm thấy xác Yuri còn nằm 
đó. Sau đó vài ngày, nàng mất tích, có người cho rằng nàng bị bắt đi trại tập trung cải tạo. (§) 
Phụ lục 3: Nguyên tác một số bài thơ 
Tác giả : Lermontov 
Bài : Cái chết của nhà thơ 
 1824 
 СМЕРТЬ ПОЭТА 
 Погиб Поэт! – невольник чести - 
 Пал. оклеветанный молвой, 
 С свинцом в груди и жаждой мести, 
 Поникнув гордой головой !.. 
 Не вынесла душа Поэта 
 Позора мелочных обид, 
 Восстал он против мнений света 
 Один, как прежде и убит! 
 Убит!, к чему теперь рыданья, 
 Пустых похвал ненужный хор 
 И жалкий лепет оправданья ? 
 ‘Судьбы свершился приговор! 
 Не вы ль сперва так злобно гнали 
 Его свободный, смелый дар 
 И для потехи раздували 
 Чуть затаившийся пожар? 
 Что ж? веселитесь он мучений 
 Последних вынести не мог: 
 Угас, как светоч, дивный гений, 
 Увял торжественный венок. 
 Его убийца хладнокровно 
 Навел удар спасенья нет: 
 Пустое сердце бьется ровно, 
 В руке не дрогнул пистолет. 
 И что за диво ?, издалека, 
 Подобный сотням беглецов, 
 На ловлю счастья и чинов 
 Заброшен к нам по воле рока; 
 Смеясь, он дерзко презирал 
 Земли чужой язык и нравы; 
 Не мог щадить он нашей славы; 
 Не мог понять в сей миг кровавый, 
 На что он руку поднимал!.. 
 И он убит – и взят могилой, 
 Как тот певец, неведомый, но милый, 
 Добыча ревности глухой, 
 Воспетый им с такою чудной силой, 
 Сраженный, как и он, безжалостной рукой. 
 Зачем от мирных нег и дружбы простодушной 
 Вступил он в этот свет завистливый и душный 
 Для сердца вольного и пламенных страстей? 
 Зачем он руку дал клеветникам ничтожным, 
 Зачем поверил он словам и ласкам ложным, 
 Он, с юных лет постигнувший людей?.. 
 И прежний сняв венок – они венец терновый,, 
 Увитый лаврами, надели на него: 
 Но иглы тайные сурово 
 Язвили славное чело; 
 Отравлены его последние мгновенья 
 Коварным шепотом насмешливых невежд, 
 И умер он – с напрасной жаждой мщенья, 
 С досадой тайною обманутых надежд. 
 Замолкли звуки чудных песен, 
 Не раздаваться им опять: 
 Приют певца угрюм и тесен, 
 И на устах его печать. 
 А вы, надменные потомки 
 Известной подлостью прославленных отцов, 
 Пятою рабскою поправшие обломки 
 Игрою счастия обиженных родов! 
 Вы, жадною толпой стоящие у трона, 
 Свободы, Гения и Славы палачи! 
 Таитесь вы под сению закона, 
 Пред вами суд и правда — все молчи!.. 
 Но есть и божий суд, наперсники разврата! 
 Есть грозный суд: он ждет; 
 Он не доступен звону злата, 
 И мысли и дела он знает наперед. 
 Тогда напрасно вы прибегнете к злословью: 
 Оно вам не поможет вновь, 
 И вы не смоете всей вашей черной кровью 
 Поэта праведную кровь! 
 (1837) 
Tác giả: Nieckrasov 
Bài: Замолкни, Муза мести и печали ! 
 (Thôi im đi, Nàng Thơ đau khổ) 
Замолкни, Муза мести и печали! 
Я сон чужой тревожить не хочу, 
Довольно мы с тобою проклинали. 
Один я умираю – и молчу. 
* 
К чему хандрить, оплакивать потери? 
Когда б хоть легче было от того! 
Мне самому, как скрип тюремной двери, 
Противны стоны сердца моего. 
* 
Всему конец. Ненастьем и грозою 
Мой темный путь недаром омрача, 
Не просветлеет небо надо мною, 
Не бросит в душу теплого луча 
* 
Волшебный луч любви и возрожденья! 
Я звал тебя – во сне и наяву, 
В труде, в борьбе, на рубеже паденья 
Я звал тебя,- теперь уж не зову! 
Той бездны сам я не хотел бы видеть, 
Которую ты можешь осветить 
То сердце не научится любить, 
Которое устало ненавидеть. 
(3 декабря 1855) 
Tác giả : Isakovski 
 Bài: Katyusa 
 Пусть фриц помнит русскую «катюшу», 
Пусть услышит, как она поет 
Из врагов вытряхивает души, 
А своим отвагу придает!) 
 * 
Отцветали яблони и груши, 
Уплыли туманы над рекой. 
Уходила с берега Катюша, 
Уносила песенку домой. 
 Tác giả : Pasternak 
Bài: Нобевлеская премия 
 (Giải Nobel) 
Я пропал, как зверь в загоне. 
Где-то люди, воля, свет, 
А за мною шум погони, 
Мне наружу ходу нет. 
 * 
Темный лес и берег пруда, 
Ели сваленной бревно. 
Путь отрезан отовсюду. 
Будь что будет, все равно. 
 * 
Что же сделал я за пакость, 
Я убийца и злодей? 
Я весь мир заставил плакать 
Над красой земли моей. 
 * 
Но и так, почти у гроба, 
Верю я, придет пора - 
Силу подлости и злобы 
Одолеет дух добра. 
Быть знаменитым некрасиво. 
Не это подымает ввысь. 
Не надо заводить архива, 
Над рукописями трястись. 
 * 
Цель творчества – самоотдача, 
А не шумиха, не успех. 
Позорно, ничего не знача, 
Быть притчей на устах у всех. 
 * 
Но надо жить без самозванства, 
Так жить, чтобы в конце концов 
Привлечь к себе любовь пространства, 
Услышать будущего зов. 
 * 
И надо оставлять пробелы 
В судьбе, а не среди бумаг, 
Места и главы жизни целой 
Отчеркивая на полях. 
 * 
И окунаться в неизвестность, 
И прятать в ней свои шаги, 
Как прячется в тумане местность, 
Когда в ней не видать ни зги. 
 * 
Другие по живому следу 
Пройдут твой путь за пядью пядь, 
Но пораженья от победы 
Ты сам не должен отличать. 
 * 
И должен ни единой долькой 
Не отступаться от лица, 
Но быть живым, живым и только, 
Живым и только до конца. 
Ветер (Gió) 
Я кончился, а ты жива. 
И ветер, жалуясь и плача, 
Раскачивает лес и дачу. 
Не каждую сосну отдельно, 
А полностью все дерева 
Со всею далью беспредельной, 
Как парусников кузова 
На глади бухты корабельной. 
И это не из удальства 
Или из ярости бесцельной, 
А чтоб в тоске найти слова 
Тебе для песни колыбельной. 
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Anh Ngọc dịch, 1982, Thơ Block và Esenin, Hà Nội, Nxb Văn học. 
2. Cao Xuân Hạo và Phạm Mạnh Hùng dịch, 1976, Chiến tranh và hòa bình, 4 tập 
 L.Tostoi, Hà Nội, Nxb Văn học. 
3. Cao Xuân Hạo, Phạm Mạnh Hùng dịch, 2004, Thép đã tôi thế đấy.N. Ostrovski, 
 tuyển tập truyện ngắn. Hà Nội. Nxb Văn học. 
4. Hoàng Tôn dịch, 1999, Tuyển tập tác phẩm văn xuôi Pushkin, Hà Nội, Nxb Văn học . 
5. Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Kim Đính, Huy Liên, 1982, Lịch sử văn học Xô viết, 
 Hà Nội, Nxb ĐH&THCN. 
6. Hoàng Ngọc Hiến, 1989, Văn học Xô viết những năm gần đây, Hà Nội, Nxb Giáo dục. 
7. Hồ Ngọc dịch, 1987, Tuyển tập kịch, Hà Nội, Nxb Sân khấu . 
8. Nhị Ca, Dương Tường dịch, 2003, Anna Karenina, L.Tostoi, Hà Nội, Nxb Văn 
 học. 
9. Nguyễn Hải Hà, Đỗ Xuân Hà, Nguyễn Ngọc Ảnh, 2003, Lịch sử văn học Nga 
 thế kỷ XIX, Hà Nội, Nxb Giáo dục. 
10. Nguyễn Hồng Chung, 1979, Puskin nhà thơ Nga vĩ đại, Hà Nội, Nxb ĐH &THCN 
11.Nguyễn Thụy Ứng dịch, 1983, Sông Đông êm đềm, M.Solokhov, (8 tập), Hà Nội, 
 Nxb Tác phẩm mới. 
12. Nguyễn Thụy Ứng, dịch 1978, Lịch sử văn học Xô viết, Melich Nubarov, Hà Nội, Nxb 
Giáo dục. 
13. Phạm Mạnh Hùng dịch, 1984, Quy luật của muôn đời, N.Dumbatze, Hà Nội, 
 Nxb Văn học. 
14. Thúy Toàn dịch, 1998, Thơ Lermontov, Hà Nội, Nxb Văn học. 
15. Thúy Toàn dịch, 1996, Cỗ xe tam mã Nga, Hà Nội, Nxb Thế giới . 
 16. Một số tạp chí Văn học, báo Văn nghệ từ 1988-2008 
³ 
Bìa 1 : Bức tranh màu « Mùa thu vàng » của họa sĩ Nga Levitan 
Bìa 2 : Bức ảnh cung điện Kremlin ở thủ đô Moskva 
 Cẩn bút, hoàn thành tháng 12 năm 2008 
Phùng Hoài Ngọc 
(§ ) Nhà văn Lỗ Tấn của Trung Quốc rất ưa thích các phẩm của Gogol và không ngần ngại mượn 
tên truyện của Gogol để đặt tên cho tác phẩm đầu tay của mình là Nhật ký người điên. Nhà văn 
Ryunosuke Akutagawa của Nhật Bản cũng lấy tên tác phẩm Cái mũi của Gogol để đặt tên cho 
tác phẩm của mình. 
(§) Năm 1993 Đoàn kịch Hà Nội trình diễn vở kịch « Vườn quỳnh » của tác giả Nguyễn Khắc 
Phục. Vở kịch sử dụng motif “Vườn anh đào” để châm biếm lối sống phá hủy mọi giá trị đẹp cũ 
mưu toan kiếm nhiều lợi nhuận trong thời mở cửa ở Việt Nam. 
(§) (Bài viết của Nguyễn Thanh Hà đăng ngày 9.7.2008 trên trang WEB Người bạn đường của 
Hội văn học nghệ thuật Việt Nam tại Liên bang Nga) 
 · Bài thơ này có thể đã gợi ý sáng tạo cho bài thơ “Người đi tìm hình của nước” của Chế 
Lan Viên (PHN). 
(§) Trang đầu tập Nhật kí của bác sĩ liệt sĩ anh hùng Đặng Thùy Trâm nắn nót viết lời nói của 
nhân vật Paven :Cái quí nhất của con người là đời sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải 
sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti 
tiện và nhỏ nhen của mình để đến khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả 
sức ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao cả nhất trên đời- sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài 
người” 
(§) Nhà văn qua đời ngày 10 tháng 6 năm 2008 tại một bệnh viện ở thành phố Nurenberg 
(CHLB Đức), nơi ông đã vào cấp cứu từ giữa tháng 5 vì bệnh thận. Nước Nga đau đớn nhận tin 
Aitmatov qua đời. Tổng thống mới của nước Nga D.Medvedev gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia 
quyến của nhà văn. Chủ tịch Hội các nhà xuất bản Nga Mikhail Seslavinsky nêu rõ: “Trong 
những ngày cuối đời, Aitmatov luôn trăn trở rằng phải làm tất cả để giữ mối quan hệ nhân văn 
bền chặt giữa các nước cộng hòa trong không gian hậu Xôviết. Ông tham gia các cuộc hội thảo 
và luôn là người bạn thân thiết, gần gũi của đất nước chúng ta. Sự nghiệp sáng tác của ông là một 
phần không thể thiếu trong không gian văn học của đất nước chúng ta”. 
 Ngoại trưởng Pháp Bernar Kushner vô cùng thương tiếc nhà văn Kyrgyzia, ông cho rằng 
Aitmatov luôn sống mãi trong lòng những người hâm mộ như một nhà văn vĩ đại nhất của thế kỷ 
XX. Nhà hoạt động văn hóa xã hội Mikhail Veller khẳng định sự ra đi của Aitmatov đã để lại 
khoảng trống, mất đi một mắt xích quan trọng trong không gian văn hóa hậu Xôviết. Aitmatov 
được an táng bên cạnh mộ cha ông trong nghĩa trang Ata-Beyit, xứ Kyrgyzstan. 
(§) Phần lớn các vở kịch đó đã được dàn dựng trên sân khấu Việt Nam, có ảnh hưởng lớn đến 
sân khấu kịch nói nước ta và khá quen thuộc đối với công chúng Việt Nam 
(§) Các bản dịch tiếng Việt gồm Vĩnh biệt tình em, Nguyễn Hữu Hiệu dịch, Sài Gòn (trước 
1975) Bác sĩ Zhivago, Lê Khánh Trường dịch, in trong Boris Pasternak, con người và tác phẩm, 
Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1988. 

File đính kèm:

  • pdfvan_hoc_nga_phung_hoai_ngoc.pdf