Văn học Nga - Phùng Hoài Ngọc (Phần 1)

Tóm tắt Văn học Nga - Phùng Hoài Ngọc (Phần 1): ...êm một lần quyết đấu Do luật pháp của Nga thời đó cấm ngặt chuyện quyết đấu dưới mọi hình thức nên sự kiện 18/2 được Lermontov và bè bạn của ông giấu kín. Tuy nhiên, Ecnet lại huênh hoang đi kể khắp mọi nơi khiến cho ngày 21/2, câu chuyện động trời ấy lọt đến tai Ban chỉ huy trung đoàn ng...lstoi là "tên dị giáo và phản chúa". Lênin viết: "Giáo hội đã khai trừ Tolstoi. Càng tốt, công tích đó sẽ được ghi khi nhân dân Nga thanh toán xong bọn quan lại khoác áo thầy tu, bọn sen đầm nhân danh chúa Jesus". Mặc dù phản đối cả bạo lực phản cách mạng và bạo lực cách mạng, Tolstoi viết bà... mạng. Tuy thế, cách mạng 1905-1907 đã giáng một đòn nặng vào chế độ Nga hoàng, thức tỉnh hàng triệu người dân lao động Nga và thúc đẩy cả phong trào đấu tranh của công nhân châu Âu, châu Mỹ và phương Đông. 2. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và Cách mạng Tháng 10 Nga. "Do mâu thuẫ...

pdf95 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Văn học Nga - Phùng Hoài Ngọc (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g. “Chị nơng 
dân” ấy vừa cĩ một đại họa: chồng chị vừa chết. Thế là chị đành phải đi cùng một 
người hàng xĩm đến Otsemtsiry. Biết mình sắp “khai hoa” chị tự mình đi tụt lại để 
tránh phiền họ trong lúc “họ đang say”. Người Việt ta cĩ câu: “Người chửa cửa mả” 
nghĩa là người chửa thì gần với cái chết. Thế mà chị sẵn sàng chịu đựng một mình 
trong hồn cảnh mà cái chết cĩ thể đến bất kỳ lúc nào. Đĩ là sự dũng cảm khác 
thường. Đẻ xong, chị tự mình đi tắm nước biển rồi sẵn sàng tiếp tục cuộc hành trình 
đi tới cái vùng đất mà chính chị cũng chưa rõ tên (“tơi” phải nhắc chị: “ 
Otsemtsiry”). Chính “tơi” cũng phải thốt lên: “Thật khỏe kinh khủng!” (Chú ý cách 
miêu tả theo khuynh hướng ngợi ca một người mẹ vĩ đại của tác giả: Tơi giúp chị 
vạch ra cho thằng con đơi vú mà thiên nhiên đã chuẩn bị để nuơi đủ đến hai chục đứa 
bé”). Cịn tình yêu con khác thường của chị, chúng hãy ta cùng xem nhà văn miêu 
tả niềm hạnh phúc của người mẹ.
Cĩ lẽ khơng cần phân tích hình ảnh người mẹ trong cơn đau đẻ vật vã được nhà văn 
miêu tả với bút pháp hiện thực theo nguyên tắc “giống như thật”. Miêu tả niềm hân 
hoan hạnh phúc của con người, cĩ lẽ đĩ mới là mục đích nghệ thuật của tác giả. Lúc 
này ngịi bút của Macxim Gorki thống hoạt thật kỳ lạ. Văn học tự cổ chí kim, từ 
Đơng sang Tây cũng đều cĩ chung một nét thi pháp miêu tả mà thi pháp cổ phương 
Đơng đã khái quát là “vẽ rồng điểm mắt”. Chúng ta dễ thấy để miêu tả niềm hân 
hoan, tình yêu vơ bờ và tâm hồn của người mẹ, nhà văn đã đặc tả nụ cười và đơi mắt. 
Trong cả câu truyện nụ cười của người mẹ được miêu tả 7 lần, trong đĩ nụ cười khi 
nhìn đứa con đã “buộc rốn” là nụ cười tuyệt vời nhất: Nụ cười của chị mỗi lúc một 
thêm rạng rỡ; nụ cười ấy đẹp đẽ, chĩi lọi đến nỗi “tơi gần như lĩa mắt”. Lời văn kể sử 
dụng lối tăng cấp: một thêm rạng rỡ, đẹp đẽ, lĩa mắt. Đĩ là sự ca ngợi người mẹ đến 
tột đỉnh: đây khơng đơn thuần là nụ cười của người mẹ mà đĩ là nụ cười của đấng tạo 
hĩa vĩ đại (thế cho nên “tơi” mới cĩ thể “gần như lĩa mắt”).
.Phùng Hồi Ngọc biên soạn 88
Cịn “đơi mắt” của người mẹ mới thật thiêng liêng, thánh thiện làm sao! Suốt thiên 
truyện đơi mắt ấy được miêu tả 20 lần (khi đau đẻ được miêu tả 05 lần, sau khi đẻ 
được miêu tả 15 lần). Đây là một ví dụ:
“ Tơi thấy rõ đơi mắt sâu thẳm của chị tươi rĩi lên một cách kỳ lạ, cháy bừng lên 
một ngọn lửa xanh biếc.
 chị khẽ kêu lên một tiếng, im bặt, rồi lại mở mắt ra, đơi mắt đẹp vơ cùng, đơi mắt 
thần thánh của người sản phụ. Xanh biếc, đơi mắt ấy nhìn lên bầu trời xanh biếc, 
trong đơi mắt bừng lên và hồ tan một nụ cười hoan hỉ biết ơn
 mắt như hai hồ nước xanh mênh mơng
 đơi mắt phát ra những luồng ánh sáng ấm áp chan chứa tình thương
 đơi mắt ấy lại trong trẻo và sáng bừng lên với ngọn lửa biếc của tình thương khơng 
bao giờ cạn
Chúng ta thấy luơn cĩ “một ngọn lửa xanh biếc” trong đơi mắt người mẹ. “Xanh 
biếc” là màu sắc đặc trưng của mắt người dân Oren, cịn ngọn lửa kia, đĩ là ngọn lửa 
của niềm hi vọng, của niềm “hoan hỉ biết ơn”, của niềm tin và đặc biệt là của tình 
thương. Thế cho nên “đơi mắt thần thánh” kia “chốc chốc lại liếcnhìn thằng dân 
Oren mới tinh đang ngủ dưới bụi cây”.
Trong cuộc sinh nở khác thường ấy khơng thể khơng nhắc đến “đấng người đỏ hỏn” 
cũng thật khác thường kia. Vừa mới chào đời nĩ đã “xiết chặt nắm tay và cứ thế mà 
gào mãi, như thể thách ai đánh nhau: ya – a ya – a”. Dường như nĩ đã “ý thức được 
quyền làm chủ chính bản thân nĩ khi xưng “tơi”, “tao” (nhà văn chơi chữ, trong tiếng 
Nga “Ya” cĩ nghĩa là “tơi, “tao”). Nĩ được tắm bằng nước biển và biển “vui vẻ” phả 
bọt lên người nĩ. Đúng là qua cách miêu tả này đã cho thấy “nĩ” khơng phải là một 
đứa trẻ mà là một “đấng người” thật đáng kính trọng “chưa chi đã bất mãn với cuộc 
đời” mà “hét tướng lên” và “cứ thế mà gào mãi, như thách thức ai đánh nhau”, khi hết 
“hung hăng” thì ngủ và gáy một cách “dõng dạc”.
Cịn “tơi”, cũng thật khác thường. Với “tư cách” là một “bà đỡ” bất đắc dĩ mà “tơi” 
lại làm thật tốt một cơng việc hồn tồn lạ lẫm. Đây khơng hề phải là vấn đề “tay 
nghề”, “cách thức” hay “thao tác” mà điều quyết định là ở tình thương con người thật 
lớn lao, cao cả, thiêng liêng! “Tơi” vượt qua sự ngượng ngiụ, sự xỉ vả và hành động 
phản ứng “đánh vào mặt, vào ngực tơi” của người sản phụ, để đỡ đẻ. Đĩn một 
“đấng người” ra đời, “tơi” quỳ gối lên, nhìn nĩ mà cười lớn”. Hành động “quỳ gối” 
này cĩ gì đấy gần giống với tư tưởng của Lỗ Tấn: Trợn mắt coi khinh nghìn lực sĩ/ 
Cúi đầu làm ngựa các nhi đồng. Nhưng hành động lấy răng mình để “cắt” rốn (“tơi” 
đành lấy răng cắn rốn) mới là hành động thể hiện rõ nhất, cao nhất tình yêu thương 
quý trọng con người, “tất cả vì con người”
Một trong những biểu hiện của chủ nghĩa lãng mạn là sự khác thường. Ta cĩ thể coi 
Một con người ra đời của Macxim Gorki là một câu chuyện đậm chất lãng mạn. 
Chất lãng mạn đã chắp thêm cánh cho hình tượng con người trong sáng tác của 
Gorkythêm bay cao bay xa trong bầu trời của tự do, của ước mơ, của cái đẹp, cái 
.Phùng Hồi Ngọc biên soạn 89
thiện. Thế cho nên tác phẩm thì khép lại về mặt câu chữ nhưng lại mở ra cuộc hành 
trình của một cuộc đời đi tìm cuộc sống mới ”.(♣)
Hình tượng tác giả, hình tượng người “đỡ đẻ” cho con người trong thiên 
truyện cũng thật là độc đáo. Cái khao khát được học hành khơng nguơi bộc lộ trong 
văn chương của Gorky. Chị nơng dân sau khi đẻ xong, cảm phục hỏi “Thế sao anh lại 
thạo việc của đàn bà ?”. Anh bịa chuyện “Tơi cĩ học qua. Sinh viên màchị đã nghe 
nĩi sinh viên là người thế nào chưa ?”. Một con người chưa từng biết đến trường tiểu 
học, nĩi gì tới đại học, Gorki đã tự học tất cả, dù khi đã nổi tiếng anh vẫn ước mơ 
được là “sinh viên”!
Thực ra cĩ thể nĩi, nhà văn Gorki đã đĩng vai trị “đỡ đẻ” cho hình tượng 
“con người mới” của thế kỉ XX ở nước Nga.
9. “Sách” và “Tơi đã học tập như thế nào”
Trong những tác phẩm cĩ tính chất tự thuật của Gorki cĩ 2 truyện ngắn với chủ đề mới 
nghe tưởng chừng như lạc ra ngồi cảm hứng lãng mạn cách mạng : Chủ đề học tập và sách vở. 
Truyện ngắn “Sách” (1915) và truyện ngắn “Tơi đã học tập như thế nào” (1918), nhà văn kể 
lại quãng đời niên thiếu nghèo khổ ham học, ham đọc sách. Ơng chứng minh rằng sách vở cĩ ý 
nghĩa lớn lao đối với việc hình thành tính cách của mình. Đối với ơng, sách vở là người bạn tri kỷ, 
là người thân trong cảnh cơ đơn. Trong cuộc sống địa ngục chán chường đơn điệu, sách vở là 
người bạn đường tuyệt vời đưa ơng đến một thế giới “nơi mà mọi cái đều đẹp hơn, hợp lý hơn, 
nhân đạo hơn”, nhưng sách vở đã khơng làm ơng trốn tránh cuộc đời thực, xa lánh mọi người, 
ngược lại, sách vở đã gợi cho ơng lịng tin tưởng ở mọi người, kích thích thái độ tích cực đối với 
cuộc sống, khát khao cải tạo lại hiện thực. Gorki tha thiết kêu gọi mọi người hãy “yêu sách vở, nĩ 
là nguồn hiểu biết, chỉ cĩ hiểu biết mới cĩ con đường sống, mới cĩ thể khiến chúng ta trở thành 
những con người cương nghị, chính trực, khơn ngoan, cĩ khả năng thành thật yêu mến con 
người, tơn trọng lao động của con người và thành tâm khâm phục thành quả tuyệt vời của lao 
động vĩ đại liên tục do con người làm nên”.
Vậy là hai truyện ngắn kể trên thể hiện một chủ đề mới mẻ – giai cấp vơ sản phải học tập, 
nâng mình lên ngang tầm trí tuệ nhân loại thì mới cĩ thể đảm trách sứ mệnh lịch sử của dân tộc 
và nhân loại.
SÁNG TÁC CỦA GORKI ĐẦU THẾ KỈ XX
Bộ ba tự truyện Thời thơ ấu (1913), Kiếm sống (1915), Những trường đại học của 
tơi (1923) tiểu thuyết Người mẹ (1906) , Cuộc đời của Klim Samgin ...
Nhân vật chính Aliosa tự thể hiện mình trong cuộc đời, lớn lên trong sự tác động hai 
chiều của cái thiện và cái ác, lọt vào một thế giới rộng lớn, bí ẩn. Hình ảnh bà ngoại Akulina cĩ 
ảnh hưởng sâu sắc ban đầu trong tâm hồn cậu bé Aliosa mồ cơi, trái lại ơng ngoại lại là ấn tượng 
khủng khiếp hằn sâu trong tâm trí cậu. Sau đến các tủ sách của các bác đầu bếp trên chiếc tàu 
thủy chạy dọc sơng Volga đã ươm mầm hồi bão trở thành nhà văn trong tâm hồn cậu bé. Sau 
cùng, sự tiếp xúc với những trí thức cách mạng đã giúp chàng thanh niên Alexei Peskov trở thành 
nhà văn M. Gorki.
(♣) (Bài viết của Nguyễn Thanh Hà đăng ngày 9.7.2008 trên trang WEB Người bạn đường 
của Hội văn học nghệ thuật Việt Nam tại Liên bang Nga)
.Phùng Hồi Ngọc biên soạn 90
Điều đáng chú ý là trong các tác phẩm tự truyện, các sự kiện được mơ tả như là mơi 
trường nuơi dưỡng phát triển tính cách nhân vật chứ khơng phải giản đơn như kiểu hồi ký kể lại 
những gì đã qua. Trong tác phẩm, nhà văn khơng cĩ ý định nĩi tốt, tự đề cao cho mình. Cậu bé 
Aliosa cứ sống tự nhiên, tự suy nghĩ, nhận thức, hành động, mắc sai lầm, rồi tự tìm ra cách ứng 
xử thích hợp. Trong cái thế giới xáo trộn đủ mọi điều, cậu bé lớn dần lên và trưởng thành sau khi 
đã nếm trải nhiều nỗi đắng cay thất bại.
Bộ ba tự truyện (khác hẳn với tự thuật) là một trong những tác phẩm hay nhất của 
M.Gorki, là sự đĩng gĩp mới cho sự phát triển của thể loại văn học tự truyện. Một nhà văn nước 
ngồi sau khi đọc xong bộ tự truyện này đã phát biểu “Bộ ba tự truyện của M.Gorki là mĩn quà 
quí báu mà văn học Xơ viết đã tặng cho nhân loại”.
Tiểu thuyết “NGƯỜI MẸ” khơng phải là tác phẩm hay nhất của M.Gorki nhưng là tác 
phẩm cĩ vị trí đặc biệt trong văn học Nga và thế giới hiện đại. Nĩ là cột mốc khởi đầu cho một 
khuynh hướng văn học vơ sản được gọi là “chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa”.
Sơ lược tiểu thuyết “Người mẹ” (Маtь)
Xĩm thợ ngoại ơ nghèo tăm tối của những người thợ. Gia đình bác thợ Mikhail Vlaxov 
cĩ vợ là bà Nilovna và con trai đã lớn là Pavel Vlaxov . Bác là thợ kỳ cựu, giỏi nghề, vẫn nghèo 
khổ và nghiện rượu, cục cằn thơ lỗ. Mọi sự uất hận đối với cuộc đời bác trút hết lên đầu vợ con. 
Lao động kiệt sức và nghiện rượu đã quật ngã bác thợ lúc ngồi 40 tuổi.
Pavel tham gia tổ chức cơng nhân hoạt động cách mạng. Bà Nilovna lo lắng sợ hãi 
nhưng bà cũng mừng vì thấy con chăm đọc sách, ít đi chơi, ăn nĩi tử tế với bà. Cơng nhân đấu 
tranh phản đối chủ nhà máy giảm lương của thợ. Pavel và những người tình nghi đã bị bắt. 
Cảnh sát khám nhà, bà mẹ lo sợ. Bà nhận đưa truyền đơn vào nhà máy . Một anh cơng nhân đến 
ở với bà, dạy bà học chữ. Ngày quốc tế lao động nổ ra biểu tình lớn, Pavel dẫn đầu, bà mẹ 
cũng tham gia. Bị đàn áp, Pavel bị bắt giam. Bà mẹ thốt ly, tham gia hoạt động. Tịa án xử 
những người cầm đầu biểu tình, trước đĩ bạn bè tổ chức vượt ngục nhưng anh khơng tham gia. 
Trước tịa, Pavel phát biểu một bản cáo trạng lên án chế độ tư bản và giai cấp thống trị. Người 
ta in lại bài nĩi của anh thành truyền đơn. Bà mẹ được giao nhiệm vụ mang truyền đơn đi rải. Bị 
cảnh sát bắt ở ga xe lửa, bà mẹ mở vali và tung ra tồn bộ số truyền đơn trước cơng chúng và 
thét lên giận dữ. Tác phẩm kết thúc ở đĩ.
Tiểu thuyết “Người mẹ” mơ tả quá trình giác ngộ cách mạng của hai nhân vật: anh cơng 
nhân Pavel và bà mẹ Nolovna cùng với phong trào cách mạng đang lớn mạnh. Hình tượng nhân 
vật người mẹ Nilovna là trung tâm của tác phẩm, đi từ sợ hãi đến khắc phục nỗi sợ hãi, lấy lại 
niềm tin vào chính mình và giai cấp vơ sản. Bà trở thành người mẹ tinh thần của những người 
cách mạng.
Sáng tác của Gorki bao gồm truyện ngắn, kịch và tiểu thuyết. Dưới đây chúng tơi rút ra 
một số đặc điểm thi pháp của truyện ngắn Gorki trước Cách mạng tháng Mười.
NHẬN XÉT VỀ THI PHÁP TRUYỆN CỦA GORKI 
Trong lịch sử văn học thế giới, phần lớn các nhà văn hiện thực thời trẻ đều thể nghiệm bản 
thân bằng sáng tác lãng mạn, sau đĩ mới đứng hẳn với phương pháp hiện thực. Cĩ người về cuối 
đời lại quay về với phương pháp lãng mạn hoặc trượt xuống chủ nghĩa tự nhiên hoặc suy đồi. 
Gorki trong giai đoạn sáng tác đầu tiên đã cùng lúc đi theo cả hai phương pháp: lãng mạn và hiện 
thực.
.Phùng Hồi Ngọc biên soạn 91
Qua một số tác phẩm đã giới thiệu ở trên cho thấy Gorky cĩ những đĩng gĩp mới mẻ 
trong hai khuynh hướng tư tưởng nghệ thuật chủ yếu của thế kỷ XIX.
Khác với mọi người, Gorki khơng coi phương pháp lãng mạn là sự thể nghiệm. Ơng đi 
tìm một phương pháp lãng mạn mới. Văn học lãng mạn của Gorki cĩ yếu tố hiện thực, 
trong hiện thực lại cĩ yếu tố lãng mạn trữ tình cách mạng.
Chẳng hạn, trong truyện ngắn lãng mạn “Makar Tsudra” hiện lên bối cảnh rõ rệt là cuộc 
sống du mục lang thang của những người dân digan cuối thế kỷ XIX . Truyện vừa “Bà lão 
Izecghin” bên cạnh những câu chuyện phiếm của bà lão về những huyền thoại và những mối 
tình kỳ lạ của bà, cuộc sống trơi dạt, làm thuê, lay lắt kiếm sống, ngỡ như gia giảm cho câu 
chuyện thêm sinh đợng, kỳ thực là hiện thực cuộc sống của dân chúng Nga thời kỳ đĩ.
Một điều đáng chú ý là: kết cục truyện ngắn lãng mạn của M.Gorky thường cĩ tính chất bi 
thảm, tức là cĩ tính bi kịch, nhưng là một bi kịch anh hùng ca và cả dạng tương phản của nĩ. Bà 
lão Izecghin, một phụ nữ từng trải chuyện đời và chuyện tình, bà cảm thấy hãnh diện mà khuyên 
bảo nhà văn trẻ “trong cuộc sống luơn cĩ những chỗ cho những chiến cơng. Ai khơng tìm thấy 
cho mình những nơi để lập chiến cơng thì đĩ là những tên lười biếng, hèn nhát hoặc là những kẻ 
khơng hiểu biết gì về cuộc sống”. Những dịng cảm xúc mãnh liệt như thế cho đến hơm nay hẳn 
là chưa mờ nhạt, nĩ vẫn cịn hun đúc tâm trí bạn đọc trẻ. Từ đây, chúng ta cĩ cơ sở khẳng định : 
nền văn học vơ sản Nga vẫn chưa phải đã kết thúc, mặc dù thể chế Liên Xơ chấm dứt vai trị lịch 
sử của nĩ. Nền văn học Xơ viết bắt đầu từ Gorki vẫn là khuynh hướng văn học trẻ và vẫn thuộc 
về tương lai.
Sau khi xác định thi pháp truyện ngắn M.Gorky, chúng ta hãy khảo sát một số truyện dài 
tiêu biểu của ơng đầu thế kỉ XX - được coi là giai đoạn kế tiếp nhằm xây dựng nền văn học vơ 
sản Nga 
Đọc truyện của Gorky, dõi theo cái nhìn, tầm nhìn của nhà văn chúng ta sẽ thấy rằng, bên 
cạnh nội dung tư tưởng thẩm mỹ mới mẻ cịn cĩ sự đổi mới quan trọng về nghệ thuật viết truyện, 
cĩ thể khái quát thành bốn đặc điểm chủ yếu sau:
1. Tầm vĩc nhân vật
Trước hết đĩ là một cảm quan mới vừa hiện thực vừa lãng mạn trong cách nhìn nhận, 
khám phá và mơ tả cuộc sống. Xuất phát từ đĩ mà sự khái quát nghệ thuật trong truyện của ơng 
đạt tới mức đọ chính xác, sâu sắc, chân thực hơn. Con người và cuộc sống hiện lên trong một tầm 
vĩc cao lớn hơn dưới những màu sắc mới mẻ, tươi sáng hơn. Khơng kể trong truyện ngắn lãng 
mạn (thời kỳ đầu) và những truyện hiện thực xã hội chủ nghĩa (thời kì sau cùng) mà ngay trong 
những truyện ngắn hiện thực đầu tay của M.Gorki đã thấy các nhân vật ở đĩ khơng hồn tồn 
giống như trong văn học hiện thực phê phán: các nhân vật của ơng khơng cảm thấy mình bé nhỏ, 
chán nản, vơ vọng trước cuộc sống chật hẹp, tối tăm, tù túng, trái lại họ luơn cảm thấy mình cĩ 
nơi để đến, cĩ một cái gì đĩ khơng cúi rạp mình, cĩ một chiều cao để khơng thấy mình thấp bé, 
hèn hạ.
Thử so sánh với truyện ngắn Sekhov – đại biểu ưu tú cuối cùng của văn học hiện thực 
phê phán Nga, người cĩ cơng lao khám phá và miêu tả loại nhân vật “con người bé nhỏ”. Khĩ cĩ 
thể tìm thấy trong truyện ngắn Sekhov chẳng hạn cậu bé Lionka (Ơng lão Arkhiv và bé Lionka), 
một gã Tsencase (truyện cùng tên), một Konovalov hay một Emelien Pilai (tác phẩm cùng tên) 
với một khuơn mặt tinh thần mới mẽ, cĩ sức lay động tâm trí độc giả đến như vậy.
2. Cảm hứng chủ đạo
.Phùng Hồi Ngọc biên soạn 92
Trong truyện của M. Gorki, các sự việc, sự kiện của đời sống hàng ngày khơng chỉ được 
soi sáng , thể hiện từ gĩc độ đạo đức sinh hoạt (nhân sinh quan thuần túy) mà cịn chủ yếu từ gĩc 
độ chính trị – xã hội – triết học. Đọc truyện của ơng ta sẽ cịn nắm bắt được cái mạch chính của 
cuộc sống đang tuơn chảy về đâu. Điều đĩ lơi cuốn bạn đọc khơng thể thờ ơ với những biến cố và 
khơng thể dễ dàng “thỏa thuận” với nĩ. Một con rắn nước (Bài ca con chim ưng) vốn đã thỏa 
mãn với cuộc sống “bị trườn” của mình thế mà ý nghĩ của hắn bổng rối tung lên trước cái chết 
của con chim ưng rất khĩ hiểu đối với hắn. Một anh chàng Orlov (Vợ chồng Orlov) cùng quẫn, 
tăm tối vẫn khơng chịu chết đần chết mịn trong đời sống vơ vị, trong khi cuộc sống cộng đồng 
đang cần đến biết bao nhiêu việc làm cĩ ích của mọi người và thế là anh ta hành động... Anh đi 
cứu chữa người mắc bệnh dịch dù biết sẽ bị lây bệnh mà chết.
3. Qui mơ thế giới nghệ thuật
Trong truyện Gorki, thế giới nghệ thuật được thể hiện và sáng tạo trên qui mơ ba chiều:
- Chiều cao tư tưởng thẩm mỹ (sự vươn tới trí tuệ lịch sử và lý tưởng nhân văn thẩm 
mỹ thời đại).
- Chiều sâu tâm lý của tính cách nhân vật.
- và chiều rộng sử thi của “Biển cả nhân dân” (sự thức tỉnh, chuyển động và vươn mình 
của quần chúng đơng đảo).
Tuy rằng điều này trước đây đã bắt đầu xuất hiện trong tiểu thuyết của L.Tolstoi, nhưng cái 
mới của Gorki là ở chỗ miêu tả được mối liên hệ biện chứng, trực tiếp giữa ba chiều ấy với nhau, 
trong đĩ chiều cao tư tưởng – thẩm mỹ giữ vai trị chủ đạo. Cịn ở tác phẩm của Tolstoi mối liên 
hệ biện chứng này con ở dạng cảm tính mơ hồ, chưa phải là những quan điểm chính trị – xã hội – 
triết học. Nĩi cách khác, sự khác biệt giữa hai ơng là khác biệt giữa tự phát và tự giác.
4. Hai tuyến nhân vật và ngơn ngữ đặc thù
Các nhân vật trải ra theo hai tuyến đối lập nhau trên cơ sở lợi ích và ý thức hệ giai cấp. 
Ngơn ngữ của nhân vật khơng chỉ là phương tiện giao tiếp tự bộc lộ tính cách mà cịn 
bộc lộ bản chất xã hội của họ nữa. Ngơn ngữ của nhân vật cĩ tính chất tổng kết, giàu tính triết lý 
dân gian pha lẫn tính tri thức. Cĩ thể nhận định, quần chúng nhân dân cĩ tiếng nĩi thật sự của 
mình trong truyện .
Nhà nghệ sĩ M. Gorky đã đĩng gĩp vào nền văn học Nga và thế giới nhiều thành tựu 
xuất sắc. Dễ thấy nhất là nhà văn đã xây dựng hàng loạt các nhân vật “Con người dưới đáy”. 
Chúng ta hãy so sánh với nền văn học Nga thế kỷ XIX để thấy sự chuyển tiếp và bổ sung của 
Gorki :
+ Thi hào và sau đĩ là Lermentov, đã xây dựng các nhân vật điển hình kiểu “con người 
thừa” xuất thân từ tầng lớp quí tộc như Evgeni Onegin, Lenski (tiểu thuyết thơ Evgeni Onegin) và 
Grinov ( Người con gái viên đại úy).
+ Nhà văn L.Tolstoi tiếp tục xây dựng các mẫu "con người thừa" khác như : Andrey 
Bonconski, Pierre Bezukhov (tiểu thuyết sử thi Chiến tranh và hịa bình), Anna Karenina, 
Vronski và Levin (tiểu thuyết Anna Karenina), Nekhliudov (tiểu thuyết Phục sinh), Tolstoi cũng 
đã lần đầu xây dựng hình tượng người nơng dân nga Karataev và lấp lĩ con người bé nhỏ, con 
người dưới đáy là cơ Matslova (phục sinh).
.Phùng Hồi Ngọc biên soạn 93
+ Nhà văn Antol Sekhov với một số vở kịch “Vườn anh đào”, “Chim hải âu” tiếp tục hồn 
chỉnh chân dung những “con người thừa” cĩ xu hướng tiến bộ. Đồng thời Sekhov đã sáng tạo 
hàng loại nhân vật kiểu “con người bé nhỏ”, đạt đến độ điển hình cao nhất của văn học Nga [cĩ 
thể liên hệ so sánh với những kiểu nhân vật “con người sống mịn”, “con người tha hĩa”, và “con 
người bé nhỏ” của Nam Cao và Nguyên Hồng].
Khi bước vào văn học, nghệ sĩ M.Gorky đã mang theo những bạn đồng hành 
ngồi đời của mình và xây dựng họ thành nhân vật “con người dưới đáy” với những 
tính cách đa dạng, nổi bật hơn bao giờ hết. Cĩ thể kể như lão Arkhiv và bé Lionka, 
ơng già du mục Makar Tsudra, bào lão Izecghin, gã lưu manh cao thượng Tsencase, 
cơ gái điếm kế cả những nhân vật lãng mạn, huyền thoại như Danko, Loiko Zoiba, 
thiếu nữ du mục Radda...
Sau giai đoạn lãng mạn là hiện thực xã hội chủ nghĩa, M.Gorky tiếp tục sáng tạo ra những 
CON NGƯỜI MỚI chưa từng cĩ trong lịch sử văn học như hai mẹ con Pavel Vlasov, bác thợ 
Rưbin, cơ giáo Lutmila  đã giác ngộ cách mạng vơ sản bằng tất cả tâm huyết và cuộc đời mình.
Bên trong nhà nghệ sĩ M.Gorky, cịn cĩ nhà phê bình, nhà nghiên cứu, lý luận 
sắc sảo Gorki với nhiều cố gắng đĩng gĩp nền tảng cho một phương pháp sáng tác 
mới. PHƯƠNG PHÁP SÁNG TÁC HIỆN THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA mới ở giai đoạn thể 
nghiệm. 

Câu hỏi ơn tập bài Gorky
1. Tìm hiểu các chủ đề và nghệ thuật truyện ngắn độc đáo của M. Gorki
2. Đĩng gĩp mới của Gorki cho văn học Nga thế kỉ 19 và thế kỉ 20 .

.Phùng Hồi Ngọc biên soạn 94

File đính kèm:

  • pdfvan_hoc_nga_phung_hoai_ngoc_phan_1.pdf