Xác định tải trọng gió tác dụng lên dây co của trụ viễn thông theo tiêu chuẩn Mỹ Tia-222-G tại Việt Nam

Tóm tắt Xác định tải trọng gió tác dụng lên dây co của trụ viễn thông theo tiêu chuẩn Mỹ Tia-222-G tại Việt Nam: ...ài sản trong trường hợp hư hỏng và/hoặc thường được sử dụng cho truyền thông thiết yếu. III Bảng 3. Hệ số xác suất hướng gió, Kd (Bảng 2-3, TIA-222-G1 [5]) Loại kết cấu Hệ số xác suất hướng gió, Kd Kết cấu rỗng có mặt cắt ngang là hình tam giác, hình vuông hoặc hình chữ nhật ba..., e = 2,718; Ke - hằng số địa hình, xác định theo bảng 5; Kt - hằng số địa mạo, xác định theo bảng 6; f - hệ số suy giảm theo độ cao, xác định theo bảng 6; z - chiều cao phía trên mặt đất tại vị trí nền của kết cấu; H - chiều cao đỉnh (đồi, sườn dốc, đỉnh núi) so với địa hì...ểm I và J có các tọa độ I(Xi, Yi, Zi) và J(Xj, Yj, Zj). KẾT CẦU - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG 24 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2021 Hình 3. Mặt bằng sơ đồ dây co Với dây số 1 thuộc lớp dây co L1 có I(-6,5;-6,5;0) và J(-0,25;-0,25;11,5). Hình 4. Sơ đồ tải gió tác dụng lên dây co Chiều dài ...

pdf8 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Xác định tải trọng gió tác dụng lên dây co của trụ viễn thông theo tiêu chuẩn Mỹ Tia-222-G tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾT CẤU - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG 
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2021 19 
X C NH TẢI TRỌNG GI T C D NG N DÂY C C 
T VI N THÔNG THE TI U CHUẨN TI - -G T I VIỆT N 
DETERMINATION OF THE WIND LOAD ON THE CABLE OF 
TELECOMMUNICATIONS MAST IN VIETNAM ACCORDING TO TIA-222G 
STANDARD 
TS. T ƯƠNG VIỆT HÙNG 
Trường Đại học Thuỷ Lợi, Email: truongviethung@tlu.edu.vn 
PGS. TS. VŨ QUỐC NH 
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Email: anhvq@hau.edu.vn 
Tóm tắt: Khi thiết kế trụ thép viễn thông, xác 
định tải trọng gió lên trụ thép viễn thông khá phức 
tạp đặc biệt là tải trọng gió lên dây co, trong các tiêu 
chuẩn thiết kế của Việt Nam chưa đề cập đến nội 
dung này. Tiêu chuẩn TIA-222-G trình bày đầy đủ 
phần tải gió tác dụng lên dây co. Việc chuyển đổi áp 
lực gió theo tiêu chuẩn Việt Nam sang vận tốc gió 
cơ sở để tính theo tiêu chuẩn TIA-222-G khá dễ 
dàng. Bài báo này trình bày lý thuyết tính toán áp 
lực gió lên công trình tháp trụ thép, tải gió lên dây 
co theo tiêu chuẩn TIA-222-G và ví dụ tính toán cụ 
thể như tính tải gió lên dây co. 
Từ khóa: Tải trọng gió, trụ thép, trụ dây co, TIA-
222-G. 
Abstract: When designing telecommunications 
steel masts, determining the wind load on the 
telecommunications steel guyed mast is quite 
complicated, especially the wind load on the cable, 
which has not been mentioned in Vietnam's design 
standards. The TIA-222-G standard covers the full 
extent of the wind load acting on the cable. 
Conversing wind pressure according to the 
Vietnamese standard to base wind speed for 
calculation according to the TIA-222-G standard is 
easy. This paper presents the theory of calculating 
wind pressure on the guyed mast, wind load on the 
cable according to TIA-222-G standard, and specific 
calculation examples such as calculating the wind 
load on the cable. 
Keywords: Wind force, steel mast, guy mast, 
TIA-222-G. 
1. ặt vấn đề 
Tại Việt Nam hiện nay, thiết kế trụ thép viễn 
thông có thể theo tiêu chuẩn Việt Nam và theo tiêu 
chuẩn nước ngoài. Việc thiết kế kết cấu trụ thép 
theo TCVN 5575:2012 [2] khá phức tạp, phần tĩnh 
tải và tải trọng gió xác định theo TCVN 2737:1995 
[3] còn chưa đầy đủ, đặc biệt chưa có phần xác 
định tải trọng gió lên dây co. Tiêu chuẩn Việt Nam 
chỉ nêu các nguyên tắc cơ bản, nhiều vấn đề chưa 
được đề cập, do đó khi thiết kế người thiết kế phải 
vận dụng nhiều nên kết quả tính toán phụ thuộc 
nhiều vào kinh nghiệm và năng lực của người thiết 
kế. Thiết kế trụ thép theo tiêu chuẩn nước ngoài có 
thể theo tiêu chuẩn châu Âu hoặc tiêu chuẩn Mỹ 
nhưng phổ biến nhất là theo tiêu chuẩn Mỹ. Tiêu 
chuẩn Mỹ TIA-222-G [4] là tiêu chuẩn thiết kế tháp 
thép viễn thông theo hệ số tải trọng và hệ số sức 
kháng (Load and Resistance Factor Design, LRFD). 
Tiêu chuẩn TIA-222-G giới thiệu đầy đủ phần tải gió 
tác dụng lên dây co. Bài báo này trình bày lý thuyết 
tính toán áp lực gió lên công trình trụ thép, tải gió 
lên dây co theo tiêu chuẩn TIA-222-G và ví dụ tính 
toán cụ thể tải gió lên dây co. 
2. Tải trọng gió lên dây co theo tiêu chuẩn TI -
 -G 
2.1 Áp lực gió 
Tải trọng gió được tính toán theo phương pháp 
tĩnh lực ngang tương đương. Áp lực gió theo độ cao 
xác định theo biểu thức sau: 
qz=0,613 Kz Kzt Kd V
2
 I (N/m
2
) (1) 
Các đại lượng trong công thức (1) được xác 
định như sau: 
- Vận tốc gió cơ sở V (m/s): là vận tốc gió lấy 
trung bình trong 3 giây với chu kỳ lặp là 50 năm ở 
độ cao 10m so với mặt đất tại địa hình dạng C 
(tương ứng dạng B theo TCVN 2737:1995 [3]). Khi 
tính toán công trình trong điều kiện Việt Nam, vận 
KẾT CẦU - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG 
20 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2021 
tốc gió cơ sở được xác định bằng cách quy đổi 
thông số tải trọng gió từ áp lực gió chuẩn (W0) (tra 
được từ QCVN 02:2009/BXD [1]) theo công thức 
sau: 
 0
1,2W
V (m/s)
0,0613
 (2) 
- Kết quả quy đổi theo công thức (2) được tóm 
lược như trong bảng 1; 
- Hệ số xác suất hướng gió Kd xác định theo bảng 3; 
- Hệ số tầm quan trọng I xác định theo bảng 4 
căn cứ phân loại kết cấu theo bảng 2; 
- Dạng địa hình và hệ số tính đến sự thay đổi của 
áp lực gió theo độ cao Kz phụ thuộc vào địa điểm 
xây dựng, xác định theo (3); 
- Hệ số địa mạo Kzt được xác định theo 2.1.2; 
- Hệ số gió giật Gh xác định theo 2.1.3. 
Bảng 1. Vận tốc gió cơ sở quy đổi từ giá trị áp lực gió 
theo bản đồ phân vùng áp lực gió trên lãnh thổ Việt Nam 
Vùng áp lực gió 
trên bản đồ 
Vùng I Vùng II Vùng III 
Vùng IV Vùng V 
IA IB IIA IIB IIIA IIIB 
W0 (daN/m
2
) 55 65 83 95 110 125 155 185 
V (m/s) 32,8 35,7 40,3 43,1 46,4 49,5 55,1 60,2 
Bảng . Phân cấp kết cấu (Bảng 2-1, TIA-222-G2 [6]) 
Mô tả về kết cấu Cấp kết cấu 
Các kết cấu mà chiều cao, việc sử dụng hoặc vị trí của chúng có mức nguy hiểm thấp 
đối với đời sống con người và thiệt hại về tài sản trong trường hợp hư hỏng và/hoặc 
thường được sử dụng cho các dịch vụ lựa chọn và/hoặc khi chậm trễ trong việc khôi 
phục dịch vụ là chấp nhận được. 
I 
Các kết cấu mà chiều cao, việc sử dụng hoặc vị trí của chúng có mức nguy hiểm đáng 
kể đối với đời sống con người và/hoặc thiệt hại về tài sản trong trường hợp hư hỏng 
và/hoặc thường được sử dụng cho các dịch vụ có thể được cung cấp bởi các nguồn 
khác. 
II 
Các kết cấu mà chiều cao, việc sử dụng hoặc vị trí của chúng có mức nguy hiểm cao đối 
với đời sống con người và/hoặc thiệt hại về tài sản trong trường hợp hư hỏng và/hoặc 
thường được sử dụng cho truyền thông thiết yếu. 
III 
Bảng 3. Hệ số xác suất hướng gió, Kd (Bảng 2-3, TIA-222-G1 [5]) 
Loại kết cấu Hệ số xác suất hướng gió, Kd 
Kết cấu rỗng có mặt cắt ngang là hình tam giác, hình vuông hoặc 
hình chữ nhật bao gồm cả thiết bị phụ trợ 
0,85 
Kết cấu trụ dạng ống, kết cấu rỗng có hình dạng tiết diện khác, 
các thiết bị, thiết kế độ bền cho phần phụ trợ 
0,95 
Bảng 4. Hệ số tầm quan trọng, I (Bảng 2-3, TIA-222-G [4]) 
Cấp kết cấu Tải trọng gió Động đất 
I 0,87 không áp dụng 
II 1,00 1,00 
III 1,15 1,50 
2.1.1 Dạng địa hình 
Dạng địa hình phản ánh đầy đủ các đặc trưng 
bất thường của bề mặt tại địa điểm xây dựng. Sự 
thay đổi của độ nhám bề mặt do địa mạo tự nhiên, 
cây cối, công trình xây dựng phải được xem xét. 
Dạng địa hình phải được phân loại thành một trong 
các dạng sau: 
- Địa hình dạng B tương ứng địa hình dạng C 
theo TCVN; 
- Địa hình dạng C tương ứng địa hình dạng B 
theo TCVN; 
- Địa hình dạng D tương ứng địa hình dạng A 
theo TCVN. 
Căn cứ vào dạng địa hình xác định theo, hệ số 
tính đến sự thay đổi của áp lực gió theo độ cao (Kz) 
được xác định theo công thức sau: 
 
   
 
2
z
g
z
K 2,01
z
(3) 
KẾT CẤU - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG 
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2021 21 
 zmin zK K 2,01
(4) 
trong đó: z - chiều cao phía trên mặt đất tại vị trí 
chân kết cấu, m; 
zg, α, Kzmin xác định theo dạng địa hình (bảng 5). 
Bảng 5. Các hệ số điều kiện địa hình (Bảng 2-4, TIA-222-G [4]) 
Dạng địa hình Tương đương theo TCVN zg α Kzmin Ke 
B C 366 m 7,0 0,70 0,90 
C B 274 m 9,5 0,85 1,00 
D A 213 m 11,5 1,03 1,10 
2.1.2 Hệ số địa mạo 
Hiệu ứng tăng tốc của gió khi thổi qua đồi, đỉnh 
núi, sườn dốc đứng tách biệt gây ra các thay đổi đột 
ngột so với địa mạo thông thường. Cần xét đến hiệu 
ứng này trong tải trọng gió tính toán. 
Địa mạo được phân thành các loại sau: 
- Loại 1: không làm thay đổi đột ngột địa hình 
tổng thể, ví dụ địa hình phẳng hoặc hơi gồ ghề, thì 
không cần xét đến sự tăng tốc của gió; 
- Loại 2: kết cấu nằm tại hoặc ở gần đỉnh dốc. Cần 
xét đến sự tăng tốc của gió theo mọi hướng. Kết cấu 
nằm ở cao độ trong khoảng nửa dưới chiều cao 
sườn dốc hoặc nằm cách đỉnh (đồi, núi) hơn 8 lần 
chiều cao của sườn dốc, được xem là thuộc loại 1; 
- Loại 3: kết cấu nằm ở cao độ trong khoảng nửa 
trên của đồi. Cần xem xét hiệu ứng tăng tốc của gió 
cho tất cả các hướng. Kết cấu nằm ở cao độ trong 
khoảng nửa dưới chiều cao đồi được xem là thuộc 
loại 1; 
- Loại 4: kết cấu nằm trong khoảng nửa trên của 
đỉnh núi. Cần xem xét hiệu ứng tăng tốc của gió cho 
tất cả các hướng. Kết cấu nằm ở cao độ trong 
khoảng nửa dưới chiều cao đỉnh núi được xem là 
thuộc loại 1; 
- Loại 5: kết cấu nằm ở vùng có địa mạo phức 
tạp, hiệu ứng tăng tốc của gió dựa vào khảo sát 
hiện trường để xác định. 
a) Địa mạo loại 1 
b) Địa mạo loại 2 (C&D) và loại 1 (A&B) 
c) Địa mạo loại 3 (C&D) và loại 1 (A&B) 
d) Địa mạo loại 4 (C&D) và loại 1 (A&B) 
e) Địa mạo loại 5 
Hình 1. Các loại địa mạo 
H
Lh
H/2
H/2
x
A
B
C
D
1
2
H
Lh
H/2
H/2
x
A
B
C
D
1
3
H
Lh
H/2
H/2
x
A
B
C
D
1
4
KẾT CẦU - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG 
22 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2021 
Hiệu ứng tăng tốc của gió được xét đến trong 
tính toán tải trọng gió thiết kế thông qua hệ số Kzt: 
 
  
 
2
e t
zt
h
K K
K 1
K
 (5) 
trong đó: Kh - hệ số giảm theo độ cao, xác 
định theo công thức sau: 
 
 
 
f z
H
hK e 
(6) 
 e - cơ số của logarit tự nhiên, e = 2,718; 
 Ke - hằng số địa hình, xác định theo bảng 5; 
 Kt - hằng số địa mạo, xác định theo bảng 6; 
 f - hệ số suy giảm theo độ cao, xác định theo 
bảng 6; 
 z - chiều cao phía trên mặt đất tại vị trí nền của 
kết cấu; 
 H - chiều cao đỉnh (đồi, sườn dốc, đỉnh núi) so 
với địa hình xung quanh; 
 Kzt = 1 đối với địa mạo loại 1. Đối với địa mạo 
loại 5, Kzt cần căn cứ vào các nghiên cứu được 
công bố để xác định. 
Bảng 6. Các hệ số địa mạo (Bảng 2-5, TIA-222-G [4]) 
Phân loại địa mạo Kt f 
2 0,43 1,25 
3 0,53 2,00 
4 0,72 1,50 
2.1.3 Hệ số gió giật 
- Hệ số gió giật đối với kết cấu tháp dạng giàn: Đối 
với kết cấu tháp dạng giàn, hệ số gió giật lấy bằng Gh 
= 1,0 cho kết cấu có chiều cao lớn hơn hoặc bằng 
183m. Đối với kết cấu có chiều cao nhỏ hơn hoặc 
bằng 137m, hệ số gió giật lấy bằng Gh = 0,85. Đối 
với kết cấu có chiều cao từ 137m đến 183m thì hệ số 
gió giật xác định theo các công thức sau: 
 
   
 
h
h
G 0,85 0,15 3.0
45,7
 h0,85 G 1,0 
(7) 
trong đó: h - chiều cao của kết cấu (m); 
Lưu ý: Đối với kết cấu được đỡ bởi nhà hoặc kết 
cấu khác, chiều cao của kết cấu h không bao gồm 
chiều cao của kết cấu đỡ. 
- Hệ số gió giật đối với cột dây co: Gh = 0,85; 
- Hệ số gió giật đối với kết cấu cột đơn thân: Gh = 
1,1; 
- Hệ số gió giật đối với kết cấu được đỡ bởi các 
kết cấu khác: Đối với ống công-xôn hoặc trụ đỡ 
rỗng, trụ hoặc kết cấu tương tự gắn trên cột dây co 
hoặc kết cấu tháp dạng giàn, và đối với tất cả các 
kết cấu được đỡ bởi kết cấu mềm (tỷ số giữa chiều 
cao và chiều rộng lớn hơn 5), hệ số gió giật lấy 
bằng Gh = 1,35. Hệ số gió giật đối với kết cấu đỡ là 
cột dây co và kết cấu tháp dạng giàn được xác định 
như trên. 
2.2 Lực gió tính toán lên dây co 
Lực gió tính toán lên dây co được xác định theo 
công thức sau: 
 2G d G z h gF C .d.L .q .G .sin ( ) 
(8) 
trong đó: qz - áp lực gió tại chiều cao tâm của thiết 
bị; 
 Gh - hệ số gió giật, theo mục 0; 
 LG - chiều dài của dây co; 
 Cd = 1,2, hệ số khí động cho dây co; 
 d - đường kính của dây co bao gồm cả băng 
tuyết trong trường hợp có băng tuyết; 
 θg - góc giữa hướng gió và dây co. 
KẾT CẤU - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG 
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2021 23 
Hình . Lực gió lên dây co 
3. Ví dụ tính toán 
Công trình là trụ dạng giàn cao 36 m xây dựng ở vùng gió II.B, địa hình dạng C (tương ứng dạng B theo 
TCVN), địa mạo loại 1, hệ số tầm quan trọng I = 1. Tải trọng gió tác dụng lên dây co có các thông số cho 
trong bảng 7. 
Bảng 7. Các thông số dây co 
STT Lớp dây co 
Đường kính 
(mm) 
Cao độ điểm 
neo (m) 
Cao độ trên 
thân tháp (m) 
Lực căng 
trước (kN) 
1 L1 11.1 0 11.5 6 
2 L2 11.1 0 19.75 6 
3 L3 11.1 0 28 6.5 
4 L4 11.1 0 32.9 7 
Tra bảng 1, vận tốc gió cơ sở đối với vùng gió 
II.B: V = 43,1m/s. 
Hệ số xác xuất hướng gió Kd xác định theo bảng 
3: Kd = 0,85; 
Hệ số gió giật Gh xác định theo 0, với trụ dây co: 
Gh = 0,85; 
Hệ số tính đến sự thay đổi của áp lực gió theo 
độ cao Kz, theo biểu thức (3): 
   
         
2 2
9,5
z
g
z 5,75
K 2,01 2,01 0,89
z 274
với địa hình dạng C, tra bảng 5 được: zg = 
274m; α = 9,5; Kzmin = 0,85. 
Với z là cao độ trung bình đặt lực gió tập trung 
trên dây co: z = (11,5/2) = 5,75m. 
Hệ số địa hình Kzt được xác định theo mục 0, 
với địa mạo loại 1: Kzt = 1; 
Áp lực gió lên dây co xác định theo biểu thức (1): 
qz= 0,613 Kz Kzt Kd V
2
 I = 0,613.0,89.1.0,85.43,1
2
.1 = 861,44 N/m
2 
Xác định chiều dài (LG) và góc giữa hướng gió 
và dây co (θg) ứng với gió góc 0 độ: 
Ta xét các điểm I và J có các tọa độ I(Xi, Yi, Zi) 
và J(Xj, Yj, Zj). 
KẾT CẦU - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG 
24 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2021 
Hình 3. Mặt bằng sơ đồ dây co 
Với dây số 1 thuộc lớp dây co L1 có I(-6,5;-6,5;0) và J(-0,25;-0,25;11,5). 
Hình 4. Sơ đồ tải gió tác dụng lên dây co 
Chiều dài dây co: 
 
2
2
GL = 6,25. 2 +11,5 = 14,504m
Hình 5. Xác định góc θg 
KẾT CẤU - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG 
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2021 25 
Xác định góc θg: 
+ Gọi đường thẳng Δ1 là đường thẳng trùng với phương của dây co và đi qua 2 điểm A (-6,5;-6,5;0) và B (-
0,25;-0,25;11,5) trên hình 5. 
 Ta có vectơ chỉ phương là 
1 (6,25;6,25;11,5)u

 
+ Gọi đường thẳng Δ2 là đường thẳng trùng với phương của dây co và đi qua 2 điểm C (-6,5;-6,5;11,5) và B 
(-0,25;-0,25;11,5) trên hình vẽ: 
 Ta có vectơ chỉ phương là 
1 (0;6,25;0)u

 
- Ta có công thức: 
 θg = 64,475° 
Vậy lực gió lên dây co L1 theo công thức (8) như sau: 
    2G G d z h gF L .d.C q .G .sin 14,504.0,0111.1,2.0,85.861,44 1.0 1,814 5,2N 
Tính toán tương tự cho các lớp dây co khác, kết quả tính toán cho trong bảng 8. 
Bảng 8. Kết quả tính toán tải trọng gió lên dây co 
STT 
Lớp 
dây co 
Xi 
(m) 
Yi 
(m) 
Zi 
(m) 
Xj 
(m) 
Yj 
(m) 
Zj 
(m) 
LG 
(m) 
D 
(m) 
Z 
(m) 
Kz 
qz 
 (N/m
2
) 
θg 
(độ) 
FG 
(N) 
1 L1 -6,5 -6,5 0 -0,25 -0,25 11,5 14,504 0,0111 5,75 0,89 861,44 64,475 115,2 
2 L1 6,5 -6,5 0 0,25 -0,25 11,5 14,504 0,0111 5,75 0,89 861,44 64,475 115,2 
3 L1 -6,5 6,5 0 -0,25 0,25 11,5 14,504 0,0111 5,75 0,89 861,44 64,475 115,2 
4 L1 6,5 6,5 0 0,25 0,25 11,5 14,504 0,0111 5,75 0,89 861,44 64,475 115,2 
5 L2 -6,5 -6,5 0 -0,25 -0,25 19,75 21,638 0,0111 9,875 1,0 967,91 73,211 217,3 
6 L2 6,5 -6,5 0 0,25 -0,25 19,75 21,638 0,0111 9,875 1,0 967,91 73,211 217,3 
7 L2 -6,5 6,5 0 -0,25 0,25 19,75 21,638 0,0111 9,875 1,0 967,91 73,211 217,3 
8 L2 6,5 6,5 0 0,25 0,25 19,75 21,638 0,0111 9,875 1,0 967,91 73,211 217,3 
9 L3 -6,5 -6,5 0 -0,25 -0,25 28 29,362 0,0111 14 1,07 1035,66 77,71 328,7 
10 L3 6,5 -6,5 0 0,25 -0,25 28 29,362 0,0111 14 1,07 1035,66 77,71 328,7 
11 L3 -6,5 6,5 0 -0,25 0,25 28 29,362 0,0111 14 1,07 1035,66 77,71 328,7 
12 L3 6,5 6,5 0 0,25 0,25 28 29,362 0,0111 14 1,07 1035,66 77,71 328,7 
13 L4 -6,5 -6,5 0 -1,4 -0,25 32,9 33,875 0,0111 16,45 1,11 1074,38 79,368 398,0 
14 L4 6,5 -6,5 0 1,4 -0,25 32,9 33,875 0,0111 16,45 1,11 1074,38 79,368 398,0 
15 L4 -6,5 6,5 0 -1,4 0,25 32,9 33,875 0,0111 16,45 1,11 1074,38 79,368 398,0 
16 L4 6,5 6,5 0 1,4 0,25 32,9 33,875 0,0111 16,45 1,11 1074,38 79,368 398,0 
17 L4 -6,5 -6,5 0 -1,4 -0,25 32,9 34,408 0,0111 16,45 1,11 1074,38 79,534 404,7 
18 L4 6,5 -6,5 0 1,4 -0,25 32,9 34,408 0,0111 16,45 1,11 1074,38 79,534 404,7 
19 L4 -6,5 6,5 0 -1,4 0,25 32,9 34,408 0,0111 16,45 1,11 1074,38 79,534 404,7 
20 L4 6,5 6,5 0 1,4 0,25 32,9 34,408 0,0111 16,45 1,11 1074,38 79,534 404,7 
Ghi chú: + Hệ số địa hình: Kzt =1; 
 + Hệ số gió giật: Gh = 0,85; 
 + Hệ số xác xuất hướng gió Kd =0,85 
Sau khi xác định được tải trọng gió tác dụng lên 
dây co việc tổ hợp tải trọng tác dụng lên trụ viễn 
thông được áp dụng theo tiêu chuẩn TIA 222-G và 
việc phân tích mô hình tổng thể trụ viễn thông để 
thiết kế được sử dụng các phần mềm phân tích kết 
cấu thông dụng như : SAP 2000, Etab hoặc 
STAAD.Pro. 
2
1 2
1 2 1 2
2 2 2 2
1 2
u .u 0.6,25 6,25 11,5.0
cos( ) cos( ; ) cos(u ,u ) 0,431
u . u 6,25 6,25 11,5 . 6,25
g
 
      
 
KẾT CẦU - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG 
26 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2021 
4. Kết luận 
Bài báo trình bày lý thuyết tính toán áp lực gió 
lên công trình trụ thép, tải gió lên dây co theo tiêu 
chuẩn TIA-222 G và ví dụ tính toán cụ thể tải gió lên 
dây co. 
Tải trọng gió theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 
2737:1995 xác định căn cứ vào vận tốc gió 3 giây, 
tại độ cao 10 m tính từ mặt đất, địa hình dạng B, 
chu kỳ lặp 20 năm, khác với tiêu chuẩn TIA-222G 
tính với vận tốc gió cơ sở: 3 giây, độ cao 10 m, địa 
hình tương đương dạng B theo tiêu chuẩn Việt 
Nam, chu kỳ lặp 50 năm. Tuy nhiên, có thể chuyển 
đổi dễ dàng từ áp lực gió tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn 
Việt Nam sang vận tốc gió cơ sở. 
Theo tiêu chuẩn Việt Nam, khi công trình cao 
trên 40m phải tính gió động, việc tính tải trọng gió 
động khá phức tạp, phải tính toán thông qua phân 
tích động lực học của kết cấu. Theo tiêu chuẩn TIA-
222G tải trọng gió quy về tĩnh lực ngang tương 
đương với việc đưa vào hệ số gió giật Gh, việc xác 
định hệ số gió giật Gh đơn giản theo mục 0 
Lý thuyết tính toán tải gió lên dây co theo tiêu 
chuẩn TIA-222G khá đầy đủ và đơn giản, có thể 
tính toán tải gió hầu hết các dạng dây co điển hình 
trong khi tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành chưa đề 
cập chi tiết đến nội dung này. 
TÀI IỆU TH KHẢ 
1. QCVN 02:2009/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia. 
Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng. 
2. TCVN 5575:2012, Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế. 
3. TCVN 2737:1995, Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn 
thiết kế. 
4. ANSI/TIA-222-G (2006), Structural Standard for 
Antenna, Supporting Structures and Antennas. 
5. ANSI/TIA-222-G1 (2007), Structural Standard for 
Antenna, Supporting Structures and Antennas – 
Addendum 1. 
6. ANSI/TIA-222-G2 (2009), Structural Standard for 
Antenna, Supporting Structures and Antennas – 
Addendum 2. 
Ngày nhận bài:29/9/2021 
Ngày nhận bài sửa:25/10/2021 
Ngày chấp nhận đăng:25/10/2021 

File đính kèm:

  • pdfxac_dinh_tai_trong_gio_tac_dung_len_day_co_cua_tru_vien_thon.pdf
Ebook liên quan