Xu hướng quản lí nguồn lực thông tin ở thư viện đại học Việt Nam
Tóm tắt Xu hướng quản lí nguồn lực thông tin ở thư viện đại học Việt Nam: ...thông tin, TV còn phải có khả năng chỉ dẫn các nguồn thông tin trong nước và quốc tế theo nhu cầu của người tìm thông tin, một công việc đòi hỏi cán bộ TV phải nâng cao trình độ hiểu biết của mình ở nhiều chuyên ngành khác nhau. Trên bình diện quốc gia, các TV đại học phải liên kết tiề...ị, hội thảo và nhiều loại hình sinh hoạt học thuật khác. Hoạt động tạo nguồn thông tin nội sinh là một hoạt động có kế hoạch, chịu sự quản lí trực tiếp của nhà trường. Kinh phí triển khai hoạt động này một phần do Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Lê Quỳnh Chi ______________________________..._____________________________________________________________________________________ 38 dạng của loại hình thông tin chắc chắn sẽ đem đến cho người sử dụng một sự lựa chọn rộng lớn, và điều đó rất có ý nghĩa trong tình hình ngân sách của từng trường không thực sự dồi dào và không thể ...
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 59 năm 2014 _____________________________________________________________________________________________________________ 34 XU HƯỚNG QUẢN LÍ NGUỒN LỰC THÔNG TIN Ở THƯ VIỆN ĐẠI HỌC VIỆT NAM LÊ QUỲNH CHI* TÓM TẮT Bài viết đề cập 5 xu hướng quản lí nguồn lực thông tin ở các thư viện (TV) đại học Việt Nam ở thời điểm hiện nay, đó là: (1) Chuyển từ hình thức sở hữu sang hình thức tiếp cận; (2) Đa dạng hóa sản phẩm thông tin và tăng cường số hóa tài liệu; (3) Phát triển nguồn thông tin nội sinh; (4) Liên kết, chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các TV; và (5) Tăng cường hoạt động tiếp thị (marketing) nguồn lực thông tin. Từ khóa: thư viện đại học, xu hướng quản lí nguồn lực thông tin, giáo dục đại học. ABSTRACT The trends of information resource management in Vietnam university libraries This article refers to the five trends of information resource management in Vietnam university libraries. These trends are (1) switching from possessive to accessed resources, (2) diversifying information products and services as well as increasing the digitalization of materials, (3) promoting institutional repositories, (4) cooperating and sharing information resources, and (5) increasing the marketing of information resources. Keywords: university libraries, the trends of information resource management, higher education. * NCS, Trường Đại học Sư phạm TPHCM 1. Đặt vấn đề Quản lí nguồn lực thông tin ở một TV đại học có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của trường chủ quản. Mục tiêu cơ bản của công tác này là xây dựng khả năng cung cấp thông tin theo cách tốt nhất cho người sử dụng thư viện, góp phần tích cực vào hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của trường. Trên thế giới, việc quản lí nguồn lực thông tin nói chung, và của TV đại học nói riêng, được thực hiện theo hướng vừa nâng cao tiềm lực thông tin hiện có, vừa nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn thông tin bên ngoài. Thư viện đại học Việt Nam cũng không ngoại lệ. Ở nước ta, để quản lí nguồn lực thông tin, các TV đại học phải giải quyết một mâu thuẫn: một bên là nhu cầu thông tin ngày càng lớn của độc giả; một bên là khả năng tài chính hạn hẹp, không cho phép TV sở hữu toàn bộ khối lượng thông tin đang gia tăng hàng ngày. Mâu thuẫn này chỉ có thể được giải quyết bằng việc xác định một phương thức quản lí đúng đắn, không những đối với bộ sưu tập tài liệu TV hiện có, mà còn đối với những nguồn thông tin bên ngoài mà TV có thể vươn tới. Quản lí nguồn lực thông tin ở TV đại học Việt Nam, như vậy, không thể đi theo một con đường khác so với con đường mà các TV Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Lê Quỳnh Chi _____________________________________________________________________________________________________________ 35 trên thế giới đã và đang trải qua. Vào những năm 80 của thế kỉ XX, hoạt động của nhiều TV đại học Việt Nam bị hạn chế bởi cách quản lí thụ động, chủ yếu là xử lí, tổ chức, bảo quản kho sách. Phương thức quản lí này không còn phù hợp với thời đại mới - thời đại thông tin. Từ thập niên 90 trở đi, xuất phát từ việc xem người sử dụng thông tin là trung tâm, các TV trên thế giới đã có hàng loạt thay đổi nhằm giảm thiểu những điểm yếu của phương thức quản lí truyền thống, và xây dựng một phương pháp quản lí theo hướng chỉ đường tới kho tàng tri thức của nhân loại, chủ động đưa thông tin tới người dùng. Đây không đơn giản là “thiện chí” của TV trong việc cung cấp một dịch vụ ngày càng tốt hơn, mà còn là sức ép của thời đại. Bởi vì nếu không theo kịp cơn lốc “tin hóa”, thì TV sẽ là vật cản đối với đời sống xã hội, trước hết là đối với guồng máy giáo dục và đào tạo. 2. Xu hướng quản lí nguồn lực thông tin ở thư viện đại học Việt Nam 2.1. Chuyển đổi phương thức quản lí nguồn lực thông tin Ở thời điểm hiện tại, xu thế phát triển của các trường đại học được phản ánh qua những đặc thù sau: - Hoạt động đào tạo gắn kết với hoạt động nghiên cứu khoa học; - Phương thức đào tạo theo niên chế chuyển sang phương thức đào tạo theo tín chỉ; - Vai trò của mạng thông tin đối với hoạt động nghiên cứu và đào tạo ngày càng mang tính quyết định; - Sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu nhiều hơn, và việc tìm kiếm thông tin là bắt buộc, không chỉ trong giờ học, mà cả ngoài giờ học. Những đặc thù nói trên buộc TV của các trường đại học phải thay đổi phương thức hoạt động của mình. Trước hết, việc quản lí nguồn lực thông tin phải đi theo hướng chuyển từ hình thức sở hữu sang hình thức tiếp cận, có nghĩa là tạo điều kiện cho người sử dụng TV “chạm” tới thông tin từ xa. Để đạt được mục đích này, toàn bộ nguồn thông tin của TV phải được sắp xếp lại một cách chặt chẽ và dễ truy cập hơn trong bản thân hệ thống mạng của trường. Hệ thống mạng không dây, tại cơ sở đào tạo cũng như tại nơi ở của sinh viên, cũng là một sự hỗ trợ đắc lực của trường trong việc mở cánh cổng thông tin đầu tiên cho những người có nhu cầu tra cứu. Xa hơn, để có những thông tin cập nhật và chuyên sâu, TV phải có sự trợ giúp của trường trong việc cấp kinh phí hàng năm cho việc mua quyền truy cập cơ sở dữ liệu của một số nhà xuất bản trên thế giới. Bên cạnh khả năng cung cấp thông tin, TV còn phải có khả năng chỉ dẫn các nguồn thông tin trong nước và quốc tế theo nhu cầu của người tìm thông tin, một công việc đòi hỏi cán bộ TV phải nâng cao trình độ hiểu biết của mình ở nhiều chuyên ngành khác nhau. Trên bình diện quốc gia, các TV đại học phải liên kết tiềm lực của mình để khắc phục tình trạng hữu hạn về tài nguyên, sao cho người sử dụng có thể khai thác một cách dễ dàng và bình đẳng tất cả những nguồn thông tin mà các TV trong nước có thể cung cấp, đặc biệt đối với những người không học ở cùng một Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 59 năm 2014 _____________________________________________________________________________________________________________ 36 cơ sở đào tạo nhưng có chung một chuyên ngành. 2.2. Đa dạng hóa sản phẩm thông tin và tăng cường số hóa tài liệu Sự phát triển mạnh mẽ của Internet và khả năng ứng dụng rộng khắp của công nghệ thông tin đã tạo một bước đột phá trong hoạt động của TV: bên cạnh nguồn tin truyền thống, chúng ta có thêm một loại hình thông tin mới, đó là tin điện tử. Chính khả năng “nén” của công nghệ thông tin giúp cho nguồn lực thông tin của TV được tăng lên nhiều lần. Ngoài các xuất bản phẩm truyền thống (dạng in), thông tin dưới dạng điện tử đang phát triển nhanh chóng (ebook, cơ sở dữ liệu, bản tin điện tử), và điều đó cho phép người tìm tin tiếp cận dữ liệu mọi lúc, mọi nơi, không lệ thuộc vào thời khóa biểu của trường hay lịch làm việc của TV. Trong các loại hình đào tạo của trường, bộ sưu tập số góp phần đắc lực vào việc phát triển hình thức đào tạo trực tuyến, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin cho những học viên không có điều kiện theo học hệ chính quy. Ngoài ra, số hóa tài liệu còn là lựa chọn tối ưu vì nó bảo tồn lâu dài các tài liệu quý hiếm, ngăn chặn những rủi ro hủy hoại do thời gian, thiên tai, khí hậu và tần suất sử dụng. Tận dụng những ưu thế này, các TV ngày càng chú trọng công tác số hóa tài liệu và cung cấp những sản phẩm thông tin có giá trị cao được thu thập từ nhiều nguồn, đã qua phân tích và cô đọng, như thư mục chuyên đề, thông tin chọn lọc, tổng luận, đĩa CD-ROM được biên soạn theo chủ đề... Thực tế cho thấy, ngày càng nhiều TV đại học Việt Nam đi theo xu hướng số hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu toàn văn (TV trung tâm Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TPHCM, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Công nghiệp TPHCM, Đại học Sư phạm TPHCM). Với sự đa dạng hóa các loại hình xuất bản phẩm và mở rộng phạm vi số hóa, thì việc hình thành nguồn tài liệu số đang làm thay đổi cơ cấu và thành phần của nguồn lực thông tin, thay đổi quy trình xử lí thông tin và tác động mạnh mẽ đến hoạt động của TV, thúc đẩy TV chuyển từ vai trò “mua sách và quản lí sách” sang “mua thông tin và quản lí thông tin”. 2.3. Phát triển nguồn thông tin nội sinh Cùng với quy mô phát triển của hệ thống giáo dục đại học, chất lượng của công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học cũng không ngừng được nâng cao. Chính trong quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học, đội ngũ giảng viên và sinh viên các trường đại học đã và đang tạo ra một khối lượng tài liệu khoa học có giá trị, được gọi là nguồn thông tin nội sinh, do TV trường quản lí. Nguồn thông tin này phản ánh đầy đủ và có hệ thống tiềm lực khoa học của nhà trường. Nó bao gồm các luận văn, luận án, hệ thống chương trình, giáo trình, đề cương bài giảng, báo cáo kết quả nghiên cứu, các tham luận khoa học, kỉ yếu hội nghị, hội thảo và nhiều loại hình sinh hoạt học thuật khác. Hoạt động tạo nguồn thông tin nội sinh là một hoạt động có kế hoạch, chịu sự quản lí trực tiếp của nhà trường. Kinh phí triển khai hoạt động này một phần do Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Lê Quỳnh Chi _____________________________________________________________________________________________________________ 37 Nhà nước cấp, một phần do nguồn tự có của trường và các nguồn tài trợ khác. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để mảng thông tin nội sinh phát triển mạnh mẽ, nhưng cũng đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, cá nhân trong trường đối với việc quản lí và sử dụng chúng. Những đơn vị cần có sự quan hệ chặt chẽ với TV là các khoa, các phòng ban (Đào tạo, Sau đại học, Khoa học Công nghệ, Tạp chí Khoa học), các đơn vị liên kết đào tạo trong nước và nước ngoài Để thông tin nội sinh được xây dựng một cách có hệ thống, việc nộp sản phẩm khoa học cho TV được nhiều trường thể chế hóa bằng những quy định cụ thể, ngay cả đối với những cán bộ đi học, đi tu nghiệp và hoàn thành công trình nghiên cứu ở nước ngoài. Nguồn lực thông tin nội sinh được các trường phổ biến dưới các hình thức khác nhau, như xuất bản phẩm, tin số hóa trên mạng. Với công nghệ thông tin, khả năng tích hợp các nguồn thông tin nội sinh với nhau và với các nguồn thông tin khác được thực hiện đồng bộ, và bằng cách đó mở rộng phạm vi tra cứu, cả về nguồn dữ liệu, cả về sự đa dạng của các ngành khoa học. Điều này còn đáp ứng yêu cầu của trường về việc sản sinh kiến thức mới từ kiến thức hiện có, cũng như chia sẻ chúng với các trường bạn và với cộng đồng. 2.4. Liên kết và chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện Trước đây, chất lượng của một TV được đánh giá chủ yếu trên số lượng sách, báo, tạp chí và các loại tài liệu khác mà TV sở hữu. Ngày nay, việc đánh giá không chỉ dựa trên vốn tài liệu mà còn coi trọng các dịch vụ thông tin thông qua mạng Internet, CD-ROM và khả năng chia sẻ thông tin của TV với các cơ quan thông tin khác. Vì vậy, việc liên kết nguồn lực thông tin giữa các TV nói chung và giữa các TV đại học nói riêng là xu hướng tất yếu để các TV có một tầm hoạt động lớn hơn. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin đã đáp ứng nhu cầu trên bằng cách cho phép hình thành các hệ thống thông tin tự động, kết nối các TV trong nước và trên thế giới qua mạng nhằm chia sẻ tài nguyên của mình. Những hệ thống đó cũng là bước đầu của loại hình TV điện tử, một bước tiến quan trọng trong việc tự động hóa TV trong tương lai. Tuy nhiên, với hiện trạng của hệ thống TV Việt Nam, muốn kết nối các TV, những nhà quản lí phải giải quyết nhiều vấn đề, từ những vấn đề cơ bản mang tính pháp lí, đến những vấn đề mang tính nghiệp vụ và cả đến những vấn đề mang tính quyền lợi của các đơn vị chia sẻ thông tin. Song, dù khó khăn đến đâu cũng phải thấy rằng chia sẻ nguồn lực thông tin là giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng thiếu thông tin của các TV hoạt động riêng lẻ, đồng thời tránh được việc lãng phí ngân sách do sự trùng lắp tài liệu. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người dùng tin, các TV phải kiên trì theo đuổi xu hướng liên kết và chia sẻ tài nguyên. Hình thức liên kết có thể là cùng mua hoặc trao đổi cơ sở dữ liệu điện tử hay sử dụng dịch vụ mượn liên TV Một tiềm lực thông tin mạnh mẽ cùng với sự đa Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 59 năm 2014 _____________________________________________________________________________________________________________ 38 dạng của loại hình thông tin chắc chắn sẽ đem đến cho người sử dụng một sự lựa chọn rộng lớn, và điều đó rất có ý nghĩa trong tình hình ngân sách của từng trường không thực sự dồi dào và không thể theo sát nhu cầu của người dùng tin. 2.5. Tăng cường hoạt động tiếp thị (marketing) Ngày nay, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực thông tin TV, đều cần đến hoạt động tiếp thị như một công cụ cho phép đạt được mục tiêu mà tổ chức đề ra. Thực tế chứng minh rằng một sản phẩm có chất lượng tốt, nếu được tiếp thị tốt, sẽ mang lại hiệu quả sử dụng cao, và ngược lại. Hoạt động tiếp thị nguồn thông tin của TV được xem như phương cách có hiệu quả nhất trong việc giới thiệu đến bạn đọc những sản phẩm và dịch vụ có tại TV, cũng như khả năng đáp ứng của TV đối với nhu cầu của họ. Cho đến nay, các TV vẫn phải đối mặt với tình trạng vừa thiếu vừa thừa. Một mặt, giảng viên và sinh viên phàn nàn rằng họ không tìm thấy tài liệu cần thiết; mặt khác, nhiều cuốn sách, tạp chí, cơ sở dữ liệu điện tử có giá trị cao và rất đắt tiền lại được ít người sử dụng. Để thông tin được nhiều người biết đến và được sử dụng một cách có hiệu quả, tránh lãng phí trong việc mua sắm, đồng thời làm thay đổi phong cách làm việc của cán bộ TV, các TV đại học hiện nay rất coi trọng hoạt động tiếp thị, quảng bá. Hoạt động tiếp thị không chỉ là phổ biến nguồn lực thông tin, mà còn bao gồm việc giới thiệu cách sử dụng các nguồn lực đó, cách tìm kiếm và tạo lập các nguồn lực bên ngoài. Thay vì thụ động chờ bạn đọc tới TV, cán bộ TV chủ động xây dựng kế hoạch đến với bạn đọc, tạo môi trường thân thiện, thông thoáng, không chỉ bằng trình độ nghiệp vụ, mà còn bằng khả năng giao tiếp. Tuy các ứng dụng của công nghệ thông tin cho phép TV tiếp xúc với bạn đọc thông qua email, bản tin, thư mục thông báo tài liệu, diễn đàn trao đổi trên website, nhưng tiếp xúc trực tiếp với bạn đọc vẫn là phương án tối ưu trong việc thắt chặt mối quan hệ giữa TV và người sử dụng TV, tạo môi trường tương tác hiệu quả cho cả hai bên. 3. Kết luận Ở thời điểm hiện tại, các TV đại học Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn: sự gia tăng nhanh chóng của thông tin, sự gia tăng của nhu cầu thông tin, sự thay đổi thường xuyên về chính sách và quy mô đào tạo của trường đại học, sự hạn hẹp về tài chính của nhà trường trong việc mua sắm tài liệu, sự chậm trễ trong khả năng quản lí của TV so với yêu cầu phát triển của xã hội Tuy nhiên, những tiến bộ về khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, cũng đang đem đến cho chúng ta nhiều giải pháp hữu hiệu, giúp chúng ta giảm bớt những hạn chế của tài liệu ở dạng truyền thống, phương cách phục vụ truyền thống và cách tiếp cận thông tin cũng mang tính truyền thống. Bên cạnh đó, làn sóng toàn cầu hóa buộc những nhà cung cấp thông tin, trên bình diện quốc gia hay quốc tế, liên kết với nhau để có một phạm vi hoạt động lớn hơn, một chất lượng công việc tốt hơn, và bằng cách đó khẳng định chắc chắn hơn vai trò Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Lê Quỳnh Chi _____________________________________________________________________________________________________________ 39 của mình trong xã hội. Nắm bắt được thời cơ đó và tận dụng được những điều kiện thuận lợi hay không, điều đó không chỉ phụ thuộc vào sự năng động của những người làm công tác TV mà còn phụ thuộc rất nhiều vào cách thức quản lí, tầm nhìn của lãnh đạo trường chủ quản. Thực tế cho thấy, các TV đại học ở nước ta đã nhận được sự quan tâm đúng mức của nhà trường và đã có những thay đổi đáng kể theo yêu cầu của thời đại. Song, vì những lí do lịch sử và với một xuất phát điểm khiêm tốn, TV đại học Việt Nam còn nhiều việc phải làm, cả về mặt thể chế lẫn về mặt chuyên môn nghiệp vụ. Trong muôn vàn nhiệm vụ đang đặt ra trước mắt, 5 giải pháp nêu trên là những giải pháp cơ bản mà TV phải kiên trì theo đuổi để hoạt động nghiệp vụ của mình có thể đạt đến một tầm cao mới, không đơn thuần với vai trò của người phục vụ, mà còn với vai trò của người “hoa tiêu” trên đại dương thông tin. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hữu Hùng (1995), “Vấn đề phát triển nguồn lực thông tin trong bối cảnh công nghệ thông tin mới”, Tạp chí Thông tin và tư liệu, (2), tr.11-14. 2. Vũ Bích Ngân (2009), “Hướng đến một mô hình thư viện đại học hiện đại phục vụ chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục đại học”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (1), tr.17-22. 3. Nguyễn Hồng Sinh, Huỳnh Thị Mỹ Phương (2013), “Xây dựng nguồn tài liệu nội sinh trong trường đại học”, Tạp chí Thông tin và tư liệu, (4), tr.19–25. 4. Trần Mạnh Tuấn (2010), “Dịch vụ thông tin tại các Trung tâm Học liệu: Hiện trạng và xu hướng phát triển”, 5. Joseph Branin, Frances Groen, Suzanne Thorin (2002), “The Changing Nature of Collection Management in Research Libraries”, Library Resources and Technical Services, vol.44, pp.23-32. 6. Robert D. Stueart, Barbara B. Moran (2007), “Library and information center management”, Libraries Unlimited, pp.463-467. (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 05-02-2014; ngày phản biện đánh giá: 16-5-2014; ngày chấp nhận đăng: 17-6-2014)
File đính kèm:
- xu_huong_quan_li_nguon_luc_thong_tin_o_thu_vien_dai_hoc_viet.pdf