Cảnh tuyệt vọng của thổ dân da đỏ tại Mỹ

Tóm tắt Cảnh tuyệt vọng của thổ dân da đỏ tại Mỹ: ...nh sách này vào mô hình tổ chức xã hội của các bộ lạc đã đẩy nhanh sự băng hoại nền văn hóa truyền thống của họ. Năm 1934, chính sách của Chính phủ Mỹ được thay đổi lại một lần nữa với việc ban hành Đạo luật Tái tổ chức người da đỏ nhằm duy trì lối sống bộ lạc và cộng đồng tại những vùng đất... người trong số họ đã định cư vĩnh viễn tại Alaska. Khi Alaska trở thành bang thứ 49 của Hoa Kỳ vào năm 1959, nó đã thế chỗ của Texas với vị trí là bang có diện tích lớn nhất trong liên bang. Trận chiến Tây Ban Nha-Mỹ năm 1898 đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử Hoa Kỳ. Sau trận chiến...ới Cuba và Phillipines nơi những người anh hùng mới của dân tộc được vang danh. Trong số các vị anh hùng đó nổi bật nhất là Thiếu tướng hải quân Dewey và Đại tá Theodore Roosevelt, người đã từ chức trợ lý bộ trưởng hải quân để chỉ huy trung đoàn tình nguyện Rough Riders của mình tại Cuba. Tâ...

pdf8 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 199 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Cảnh tuyệt vọng của thổ dân da đỏ tại Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẢNH TUYỆT VỌNG CỦA THỔ DÂN DA ĐỎ TẠI MỸ 
Cũng như ở phía Đông, việc các thợ mỏ, người chăn nuôi gia súc và người định cư 
tiến ra các đồng cỏ và núi non đã dẫn đến xung đột ngày càng gia tăng với thổ dân 
da đỏ ở phía Tây. Nhiều bộ lạc thổ dân da đỏ - từ Utes thuộc vùng Great Basin cho 
tới Nez Perces thuộc vùng Idaho - đã thi thoảng chiến đấu chống lại người da 
trắng. Nhưng bộ lạc Sioux ở vùng Đồng bằng phía bắc và bộ lạc Apache ở vùng 
Tây Nam là những bộ lạc chống lại việc tiến ra vùng biên giới mạnh mẽ nhất. 
Được lãnh đạo bởi những thủ lĩnh giàu tiềm lực như Red Cloud và Crazy Horse, 
bộ lạc Sioux đặc biệt tinh nhuệ với việc chiến đấu trên lưng ngựa đang phi ở tốc 
độ cao. Bộ lạc Apache cũng giỏi tương đương và rất khó tìm thấy họ khi họ chiến 
đấu trên sa mạc và trong hẻm núi. 
Xung đột với người da đỏ vùng đồng bằng trở nên tồi tệ hơn sau sự kiện người 
Dakota (một nhánh của người Sioux) giết năm người da trắng, tuyên chiến với 
Chính phủ Hoa Kỳ do những bất đồng từ lâu. Các cuộc nổi loạn và tấn công vẫn 
tiếp tục trong suốt thời kỳ Nội chiến. Năm 1876 cuộc chiến nghiêm trọng cuối 
cùng với người Sioux nổ ra khi dòng người đào vàng đổ xô đến Black Hills ở 
Dakota. Quân đội có nhiệm vụ ngăn không cho thợ mỏ đến khu vực săn bắn của 
người Sioux nhưng lại không làm gì để bảo vệ đất đai của người Sinoux. Tuy 
nhiên khi được lệnh hành động chống lại các nhóm người Sioux đi săn trên phạm 
vi quy định của hiệp định thì quân đội lại thực hiện quá nhanh và mạnh. 
Năm 1876, sau một vài lần chạm trán lẻ tẻ, Đại tá George Custer dẫn đầu một 
phân đội kỵ binh giao chiến với lực lượng tinh nhệ đông đảo của bộ lạc Sioux và 
đồng minh của họ trên bờ sông Little Bighorn. Custer và binh lính dưới quyền đã 
bị tiêu diệt hoàn toàn. Tuy nhiên chẳng bao lâu sau, sự nổi loạn của người Mỹ da 
đỏ đã bị đàn áp. Sau đó, vào năm 1890, một lễ nghi nhảy múa kỳ quái tại vùng đất 
dành riêng cho người Sioux phía Bắc ở Wounded Knee bang Nam Dakota đã biến 
thành một cuộc nổi dậy và cuộc chiến cuối cùng đầy bi thương này đã kết thúc với 
gần 300 người Sioux cả nam, nữ, trẻ em bị giết chết. 
Những từ trước đó rất lâu thì lối sống của người Mỹ da đỏ vùng Plains đã bị hủy 
hoại do sự bành trướng của người da trắng, của các tuyến xe lửa, của việc giết mổ 
trâu bò, hầu hết đều bị tàn sát trong thập niên sau năm 1870 do những người định 
cư đã săn bắn bừa bãi. Những cuộc giao tranh với bộ lạc Apache tại miền Tây 
Nam kéo dài cho đến tận khi Geronimo, thủ lĩnh quan trọng cuối cùng của bộ lạc, 
bị bắt vào năm 1886. 
Chính sách của Chính phủ cho tới tận thời Chính quyền Tổng thống Monroe là 
đưa người Mỹ da đỏ ra khỏi biên giới của người da trắng. Những rõ ràng là vùng 
đất riêng của người da đỏ ngày càng bị thu hẹp và trở nên đông đúc. Một số người 
Mỹ bắt đầu phản đối cách cư xử của chính phủ đối với thổ dân da đỏ. Chẳng hạn 
như Helen Hunt Jackson, một người miền Đông đến sinh sống tại miền Tây đã viết 
cuốn Một thế kỷ nhục nhã (năm 1881) kể lại cảnh khốn khổ của người da đỏ và 
khơi dậy lương tâm của cả nước Mỹ. Hầu hết các nhà cải cách đều cho rằng thổ 
dân da đỏ cần được đồng hóa vào nền văn hóa lớn. Chính phủ liên bang thậm chí 
đã xây dựng một trường học ở Carlisle bang Pennsylvania với nỗ lực áp đặt giá trị 
và niềm tin của người da trắng đối với thanh niên thổ dân da đỏ (Chính tại ngôi 
trường này Jim Thorpe, người thường được coi là vận động viên giỏi nhất mà Mỹ 
từng có, đã trở nên nổi tiếng trong đầu thế kỷ XX). 
Vào năm 1887 Đạo luật Dawes (Luật phân đất) đã thay đổi chính sách của Chính 
phủ đối với thổ dân da đỏ, luật này cho phép tổng thống chia đất của các bộ lạc và 
chia nhỏ 65 hec -ta đất cho người chủ của mỗi gia đình. Việc phân đất này được 
tiến hành với sự ủy thác của chính phủ trong suốt 25 năm và sau khoảng thời gian 
này người chủ mảnh đất sẽ có đầy đủ tư cách và quyền công dân. Tuy nhiên những 
mảnh đất không được phân chia cho người da đỏ sẽ được bán cho người định cư. 
Chính sách này tuy có dụng ý tốt những lại gây ra bất hạnh do chính sách này cho 
phép việc chiếm đoạt thêm đất của thổ dân da đỏ. Ngoài ra, sự can thiệp của chính 
sách này vào mô hình tổ chức xã hội của các bộ lạc đã đẩy nhanh sự băng hoại nền 
văn hóa truyền thống của họ. Năm 1934, chính sách của Chính phủ Mỹ được thay 
đổi lại một lần nữa với việc ban hành Đạo luật Tái tổ chức người da đỏ nhằm duy 
trì lối sống bộ lạc và cộng đồng tại những vùng đất dành riêng cho người da đỏ. 
ĐẾ QUỐC NƯỚC ĐÔI 
Những thập niên cuối thế kỷ XIX là giai đoạn bành trướng đế quốc của Hoa Kỳ. 
Tuy nhiên, quá trình đế quốc hóa tại Hoa Kỳ không diễn ra như ở các nước châu 
Âu đối địch khác, bởi lịch sử đấu tranh chống các đế quốc châu Âu của Hoa Kỳ và 
bởi cả sự phát triển độc nhất vô nhị của nền dân chủ tại đây. 
Nguồn gốc dẫn đến sự bành trướng của Hoa Kỳ cuối thế kỷ XIX là do nhiều lý do. 
Xét tình hình quốc tế, đây là giai đoạn mà chủ nghĩa đế quốc phát triển điên 
cuồng. Các thế lực châu Âu xâu xé châu Phi và, cùng với Nhật Bản, cạnh tranh lẫn 
nhau nhằm giành quyền lực chính trị và thương mại tại châu Á. Rất nhiều người 
Mỹ, trong đó có các nhân vật đầy thế lực như Theodore Roosevelt, Henry Cabot 
Lodge và Elihu Root nhận thấy rằng, để đảm bảo quyền lợi của chính mình, nước 
Mỹ cũng cần phải giành lấy cho mình những lợi ích kinh tế. Quan điểm này được 
tiếp sức bởi các cuộc vận động hành lang mạnh mẽ của lực lượng hải quân, theo 
đó mạng lưới các cảng biển và đội tàu của Mỹ được mở rộng, đáp ứng yêu cầu 
phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh quốc gia. Nhìn chung, học thuyết bành 
trướng do định mệnh, trước đây thường được viện dẫn tới nhằm biện minh cho 
công cuộc bành trướng lục địa của Mỹ nay lại được khẳng định lại với tuyên bố 
rằng nước Mỹ có quyền và nghĩa vụ mở rộng ảnh hưởng cũng như nền văn minh 
của mình ra Bán cầu Tây và vùng biển Caribê cũng như các nước bên kia Thái 
Bình Dương. 
 Cũng trong thời gian đó, các tiếng nói chống chủ nghĩa đế quốc từ nhiều liên minh 
của những thành viên Đảng Dân chủ ở phía Bắc và các thành viên Cộng hòa cấp 
tiến vẫn vang lên không ngừng và mạnh mẽ. Điều này khiến cho công cuộc bành 
trướng của đế quốc Mỹ diễn ra chậm chạp và mang tính nước đôi. Các chính 
quyền mang tư tưởng thực dân thường quan tâm nhiều hơn đến vấn đề kinh tế và 
thương mại hơn là đến quyền lực chính trị. 
Phi vụ làm ăn mạo hiểm đầu tiên của nước Mỹ vượt ra khỏi lãnh thổ là vụ mua lại 
Alaska, vùng đất dân cư thưa thớt và là nơi cư ngụ của người Inuit và các nhóm 
dân bản địa khác, từ Nga vào năm 1867. Lúc đó, hầu hết dân Mỹ đều thờ ở hoặc 
phẫn nộ trước hành động này của Ngoại trưởng William Seward và Alaska bị 
những người chỉ trích William gọi là hành động điên rồ của Seward và cái hộp 
băng của Seward. Thế nhưng 30 năm sau khi người ta phát hiện có vàng trên sông 
Klondike của Alaska, hàng ngàn người Mỹ đã đổ xô về phương bắc và rất nhiều 
người trong số họ đã định cư vĩnh viễn tại Alaska. Khi Alaska trở thành bang thứ 
49 của Hoa Kỳ vào năm 1959, nó đã thế chỗ của Texas với vị trí là bang có diện 
tích lớn nhất trong liên bang. 
Trận chiến Tây Ban Nha-Mỹ năm 1898 đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử 
Hoa Kỳ. Sau trận chiến này, Hoa Kỳ nắm hoàn toàn quyền kiểm soát các đảo 
trong vùng biển Caribê và Thái Bình Dương. 
Cho đến trước những năm 1890, Cuba và Puerto Rico là hai thuộc địa duy nhất 
còn sót lại tại Tân Thế giới của đế quốc Tây Ban Nha vốn đã có thời hùng mạnh; 
trong khi đó quần đảo Phillipines là trung tâm quyền lực của Tây Ban Nha tại 
vùng biển Thái Bình Dương. Cuộc chiến nổ ra do ba nguyên nhân chính: thái độ 
phản đối rộng khắp đối với chính sách cai trị độc đoán của Tây Ban Nha tại Cuba; 
sự cảm thông đối với cuộc đấu tranh giành độc lập của những người Cuba; và một 
tinh thần tự tôn dân tộc được thổi bùng lên một phần bởi giới báo chí với những 
bài viết gây xúc cảm mạnh và đầy tính dân tộc. 
những người Cuba đã biến thành một cuộc chiến tranh du kích giành độc lập. Hầu 
hết người Mỹ lúc bấy giờ đồng cảm với người dân Cuba nhưng tổng thống 
Cleveland vẫn cương quyết giữ thái độ trung lập. Tuy nhiên, ba năm sau, vào thời 
Tổng thống William McKinley, chiến hạm Maine của Mỹ được phái tới Havana 
trong một chuyến ghé thăm xã giao nhằm mục đích thể hiện mối quan tâm của 
nước Mỹ trước các cuộc đàn áp đẫm máu của Tây Ban Nha, đã nổ tung trong bến 
cảng. Hơn 250 người thiệt mạng. Có thể chiến hạm Maine bị phá hủy do một vụ 
nổ tai nạn bên trong con tàu nhưng hầu hết người Mỹ cho rằng người Tây Ban 
Nha phải chịu trách nhiệm về con tàu. Sự phẫn nộ, được đổ thêm dầu vào lửa bởi 
các bài báo giật gân, đã lan khắp nước Mỹ. Lúc đầu Tổng thống McKinley cố duy 
trì hòa bình nhưng sau đó vài tháng, tin rằng trì hoãn thêm cũng là vô ích, vị tổng 
thống này đã tuyên bố can thiệp vũ trang vào Cuba. 
Cuộc chiến với Tây Ban Nha diễn ra vô cùng nhanh gọn và chóng vánh. Trong 
suốt bốn tháng diễn ra chiến tranh, quân Mỹ không hề thua một trận nào. Một tuần 
sau khi tuyên bố tình trạng chiến tranh, Thiếu tướng hải quân George Dewey, lúc 
đó đang chỉ huy hạm đội Asiatic Squadron gồm sáu chiến hạm tại Hồng Kông đã 
tiến tới Phillipines. Giáp mặt với toàn bộ đội tàu của Tây Ban Nha tại Vịnh 
Manila, hạm đội của George đã phá hủy toàn bộ đội tàu này mà không hề thiệt 
mạng một người nào. 
Trong khi đó, tại Cuba, quân đội Mỹ đã tiến vào Santiago và tấn công cảng này 
sau một loạt trận thắng chớp nhoáng. Bốn tàu chiến Tây Ban Nha rời Vịnh 
Santiago để chặn hạm đội của Mỹ và bị tiêu diệt gọn. 
Từ Boston tới San Francisco, tiếng còi vang và những lá cờ tung bay khi tin 
Santiago thất thủ bay về. Các tờ báo phái phóng viên tới Cuba và Phillipines nơi 
những người anh hùng mới của dân tộc được vang danh. Trong số các vị anh hùng 
đó nổi bật nhất là Thiếu tướng hải quân Dewey và Đại tá Theodore Roosevelt, 
người đã từ chức trợ lý bộ trưởng hải quân để chỉ huy trung đoàn tình nguyện 
Rough Riders của mình tại Cuba. Tây Ban Nha nhanh chóng yêu cầu chấm dứt 
chiến tranh. Hiệp định hòa bình được ký kết ngày 10/12/1898, theo đó Cuba thuộc 
quyền kiểm soát tạm thời của Mỹ trước khi quốc đảo này giành độc lập. Ngoài ra, 
Tây Ban Nha cũng nhượng lại Puerto Rico và Guam thay cho các đền bù thiệt hại 
do chiến tranh và nhượng lại cho Mỹ quần đảo Phillipines để đổi lấy 20 triệu đô-
la. 
Nước Mỹ vẫn tuyên bố rằng các chính sách của mình khuyến khích các lãnh thổ 
mới theo hướng tự trị dân chủ, một hệ thống chính trị mà chưa một quốc gia nào 
trong số các lãnh thổ này từng trải qua. Trên thực tế, nước Mỹ đã đóng vai trò của 
một nước thực dân. Nó vẫn duy trì quyền kiểm soát về mặt hành chính đối với 
Puerto Rico và Guam, chỉ trao cho Cuba nền độc lập trên danh nghĩa và đàn áp dã 
man phong trào độc lập có vũ trang tại Phillipines (Phillipines giành quyền bầu cử 
cả hai viện lập pháp của mình vào năm 1916. Năm 1939, liên hiệp Phillipines với 
quyền tự trị lớn được thành lập. Năm 1946, sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, 
quần đảo này giành được nền độc lập thực sự). 
Can thiệp của Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương không chỉ giới hạn ở quần đảo 
Phillipines. Trong năm diễn ra cuộc chiến Tây Ban Nha-Mỹ, nước Mỹ còn bắt đầu 
đặt quan hệ với quần đảo Hawaii. Trước kia, các mối liên lạc với Hawaii chủ yếu 
là qua các nhà truyền giáo và các thương gia. Tuy nhiên, sau năm 1865, các nhà 
đầu tư Mỹ bắt đầu khai thác các nguồn tài nguyên trên đảo - chủ yếu là mía và 
dứa. 
Khi chính phủ của Hoàng hậu Liliuokalani bày tỏ thái độ muốn chấm dứt mọi ảnh 
hưởng nước ngoài vào năm 1893, các thương gia Mỹ đã liên kết cùng một số 
người Hawaii có thế lực nhằm lật đổ bà ta. Được khích lệ bởi Đại sứ Mỹ tại 
Hawaii và lực lượng quân đội Mỹ đồn trú tại đây, chính quyền mới đề nghị sáp 
nhập Hawaii vào Mỹ. Tổng thống Cleveland, lúc đó mới bắt đầu nhiệm kỳ hai đã 
bác bỏ đề nghị này. Hawaii trở thành một lãnh thổ độc lập trên danh nghĩa cho đến 
cuộc chiến giữa Tây Ban Nha và Mỹ, khi đó với sự hậu thuẫn của Tổng thống 
McKinley, Quốc hội đã phê chuẩn hiệp định sáp nhập. 
Năm 1959, Hawaii trở thành bang thứ 50 của Mỹ. 
Ở một góc độ nào đó, đặc biệt là trong trường hợp của Hawaii, các lợi ích kinh tế 
đóng vai trò lớn trong việc bành trướng của Hoa Kỳ nhưng đối với các nhà lập 
pháp đầy thế lực như Roosevelt, Thượng nghị sỹ Henry Cabot Lodge, và Ngoại 
trưởng John Hay và đối với các nhà chiến lược nhiều ảnh hưởng như Đô đốc 
Alfred Thayer Mahan, mục đích chính là vị trí địa lý. Đối với họ, lợi ích lớn nhất 
của việc chiếm được Hawaii chính là Trân châu Cảng (Pearl Harbor) nơi sẽ là căn 
cứ hải quân chiến lược của Mỹ tại trung tâm Thái Bình Dương. Quần đảo 
Phillipines và Guam cũng là nơi đặt hai cơ sở khác tại Thái Bình Dương - Wake 
Island, Midway và American Samoa. Puerto Rico là bàn đạp quan trọng tại khu 
vực Caribê nơi đang có vị trí ngày càng quan trọng khi Mỹ đang toan tính về một 
kênh đào của khu vực Trung Mỹ. 
Chính sách thực dân của Mỹ có xu hướng nghiêng về khuyến khích chế độ tự trị 
dân chủ. Cũng giống như đã thực hiện với Phillipines vào năm 1917, Quốc hội Mỹ 
cho người dân Puerto Rico bầu cử tất cả các nhà lập pháp của họ. Một đạo luật 
tương tự đã biến hòn đảo này chính thức trở thành lãnh thổ của Mỹ và mọi người 
dân Puerto Rico được hưởng quyền công dân của Mỹ. Năm 1950, Quốc hội trao 
cho Puerto Rico toàn quyền quyết định tương lai của mình. Năm 1952, dân Puerto 
Rico đã bỏ phiếu chống cả việc biến hòn đảo này thành một bang của Mỹ lẫn việc 
giành quyền độc lập hoàn toàn cho quốc đảo này. Thay vào đó, họ chọn hình thức 
liên hiệp. Hình thức này đã tồn tại suốt từ đó đến giờ bất chấp nỗ lực của phong 
trào lớn tiếng đòi ly khai. Rất đông người Puerto Rico đã tới nước Mỹ nơi họ được 
quyền nhập cư và được hưởng mọi quyền lợi chính trị và công dân như bất kỳ 
công dân Mỹ nào. 

File đính kèm:

  • pdfcanh_tuyet_vong_cua_tho_dan_da_do_tai_my.pdf