Tập bài giảng Nhân học ứng dụng - Nguyễn Văn Tiệp (Phần 2)

Tóm tắt Tập bài giảng Nhân học ứng dụng - Nguyễn Văn Tiệp (Phần 2): ...g dân cư mới “bên ngòai”, người mà có thể có các giá trị khác và các đóng góp khác trong cộng đồng. Có thể có vấn đề xuất phát từ mâu thuẫn và sự óan giận giữa “người mới đến” và “cư dân lâu đời”. Việc xây dựng có thể đòi hỏi phải tái định cư. Tái định cư là một vấn đề căng thẳng cho các cá ...ục tiêu hay vai trò của đánh giá, sự tính tóan thời gian của nghiên cứu, và, ở mức độ gián tiếp nào đó có cả thiết kế. Có một số các thảo luận rất hữu ích về tài liệu đánh giá nói đến những hướng này. Chúng ta sẽ nói đầu tiên về thiết kế, và sau đó, về vai trò, và sự tính tóan thời gian. 199...o phép của Đạo luật Hồi hương và Bảo vệ Mồ mả của người Mỹ Bản địa (Native American Graves Protection and Repatriation Act: NAGPRA). Những đóng góp của khảo cổ cho bản sắc và thể hiện văn hoá bao gồm việc phục hồi và trưng bày các tài liệu khảo cổ theo cách gia tăng sự hiện diện của những ng...

pdf87 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 142 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tập bài giảng Nhân học ứng dụng - Nguyễn Văn Tiệp (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tầm quan trọng 
bằng cách có cả những hướng dẫn và rơi vào trong một hoặc tất cả tiêu chuẩn 
(A-D). Ngoài những hướng dẫn, người ta còn có thể sử dụng những đề cử trước 
đó để hướng dẫn quá trình đánh giá tầm quan trọng, dựa vào những tranh luận 
về tầm quan trọng đại diện cho những địa điểm và cấu trúc tương tự. Trong 
trường hợp những địa điểm linh thiêng của Người Mỹ Bản địa, những nhà cố 
vấn Mỹ Bản địa có thể lưỡng lự khi vạch trần những lý do tại sao một địa điểm 
lại quan trọng khiến cho việc xác định tính thích hợp bị khó khăn. 
Đánh giá những tác động 
 Sau khi đã xác định tính thích hợp NRHP, điều cần thiết là phải xác định 
những tác động tiêu cực có thể có đối với tài nguyên hay tài liệu vốn sẽ không 
có tác động ngược. Trong khi “những tiêu chuẩn của tác động ngược” được xuất 
bản trong những quy định của chính phủ, việc xác định tác động thường là một 
vấn đề của việc đánh giá do những chuyên gia CRM và những người tham gia 
thực hiện. Một số những tác động ngược như được King (1998:226) phân loại 
bao gồm sự hư hỏng hay phá huỷ, sự thay đổi môi trường nghe nhìn, việc đưa 
vào những cách sử dụng không phù hợp trong khu vực; bỏ qua một tài nguyên 
do một cơ quan chịu trách nhiệm, và chuyển tài sản ra ngoài sự quan tâm của 
liên bang. 
Tìm kiếm những phương sách làm dịu 
Một khi những tác động ngược được xác định và đồng ý, một kế hoạch để 
làm dịu chúng là điều cần thiết. Sự làm nhẹ có thể bao gồm “việc tránh tác động 
232 
với nhau, tối thiểu hoá những tác động, sửa chửa hay xoá bỏ những tác động 
theo thời gian (và/ hay) đền bù những tác động”. Giống như những khía cạnh 
khác của quá trình đánh giá tác động tài nguyên văn hoá, sự tư vấn mở rộng với 
những cơ quan tham gia là điều cần thiết và quan trọng đối với việc thiết lập một 
kế hoạch làm dịu có thể chấp nhận và khả thi. 
Thiết lập và lưu giữ những phương sách làm dịu 
Một khi những phương sách làm dịu được đồng ý, chúng cần phải được 
lưu lại. Trong trường hợp những tài sản lịch sử, việc lưu trữ có dạng của cái 
được gọi là “Thoả thuận Ghi nhớ” do cơ quan đứng đầu chuẩn bị, đó là SHPO, 
và những cơ quan tham gia kh. ACHP cung cấp sự giám sát trong quá trình này. 
Đối với những dự án mà liên quan đến những vấn đề hay tuyên bố NAGPRA, có 
một tài liệu tương tự được gọi là Kế hoạch Hành động (POA) và Thoả thuận 
Toàn diện (CA). Thương thuyết phương sách làm dịu có thể đầy khó khăn và 
mâu thuẫn. Chẳng hạn như, quá trình này có thể gây ra những cuộc đấu tranh 
quyền lực quan liêu, những áp lực của nhóm lợi ích, những cuộc diễn tập chính 
trị, và sự chia rẽ trong công chúng. Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp, có 
thể tránh việc này bằng sự tham gia đầy đủ của những cơ quan tham gia và 
những trình bày rõ ràng và được nghiên cứu kỹ càng về vấn đề và chiến lược 
giải quyết được đề nghị. Sự khai quật và khôi phục dữ liệu thường được sử dụng 
như phương tiện thích hợp của việc làm dịu những tác động ngược vốn không 
thể tránh đối với những dự án có những tài nguyên khảo cổ quan trọng. 
 Những ý kiến đóng góp ACHP 
ACHP có thể trở nên liên quan vào quá trình nếu sự thoả thuận về sự làm 
dịu không thể đạt đến. Trong trường hợp không có sự thoả thuận phù hợp, 
ACHP được đưa ra để lấy ý kiến. Việc này, đưa đến một hội đồng cố vấn đầy 
đủ, có tác động gia tăng khả năng đạt đến một thoả thuận giữa các bên. King 
(1998:229) viết là, “loại chú ý mức độ cao này có thể có những hàm ý nghề 
nghiệp cho những bên ở xa dây chuyền thực phẩm của cơ quan vì thể đa số 
những tư vấn của Mục 106 dẫn đến sự thoả thuận.” 
233 
Thực thi Sự Làm dịu 
Điều quan trọng cần kết hợp chặt chẽ một phương tiện của tiến trình điều 
khiển trong kế hoạch làm dịu. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng những nhà 
điều chỉnh của bên thứ ba, bao gồm những cung cấp điều khiển theo hợp đồng, 
cho ra những báo cáo định kỳ theo những thời hạn cụ thể, và sự phơi bày công 
chúng với những cơ hội cho công chúng góp ý. Sự làm dịu dự án có thể bao gồm 
sự phân tích và khai quật rộng lớn. 
4. Lưu trữ 
Một phần lớn sự đầu tư công chúng trong nghiên cứu khảo cổ ở Mỹ xuất hiện 
qua quá trình Mục 106 và những dự án CRM nói chung. Một tác động của điều 
này đó là đa số “những ấn phẩm” về những tài nguyên văn hóa ở Mỹ, đặc biệt là 
những di tích kiến trúc và khảo cổ, dưới dạng của cái được gọi là “tài liệu xám.” 
Thuật ngữ “tài liệu xám” đề cập đến những báo cáo kỹ thuật được lưu hành 
không được xuất bản, không được phân loại, và giới hạn, Không may là, tài liệu 
này có rất ít kiểm sóat tham khảo giới hạn khiến cho các nhà nghiên cứu vốn 
không biết đến dự án hay tổ chức tài trợ khó có được chúng. Một thiết chế vốn 
lưu giữ những tài liệu này là Những Báo cáo - Cơ sở Dữ liệu Khảo Cổ học Quốc 
gia.Những Báo cáo – NADB là một bản tóm tắt tham khảo của hơn 240.000 bản 
báo cáo lưu hành giới hạn. Cơ sở dữ liệu có thể được tìm kiếm trên mạng sử 
dụng một loạt các từ nhận diện. Một sự phát triển gần đây trong việc phân phối 
những tài liệu này là việc sử dụng những định dạng có thể tải xuống qua mạng 
và những sưu tập theo chủ đề của các báo cáo có sẵn với giá rẻ trên CD-ROM. 
Chẳng hạn như, dự án Jamestown Rediscovery ở Virginia 
(www.jamestownrediscovery.org) hiện giờ cung cấp những báo cáo khai quật kỹ 
thuật của họ ở dạng những tập tin có thể tải xuống mà người sử dụng có thể in ra 
được. Bộ Vận tải Virginia cũng vừa mới phát hành một sê-ri dựa trên CD-ROM 
mới này được trình bày theo chủ đề những báo cáo CRM được nhóm lại cho sự 
phân phối rộng rãi, sinh lãi. Có khả năng là nhiều vấn đề về việc sử dụng “tài 
liệu xám” sẽ được giải quyết với việc áp dụng kỹ thuật số và địên tử. 
234 
Chúng tôi cũng đã bao gồm ba trường hợp để minh họa những khía cạnh 
của công việc chuyên môn của những nhà nhân học tham gia vào CRM. Trường 
hợp thứ nhất minh họa một dự án CRM được thực hiện để đáp lại việc xây dựng 
một lô đậu xe búyt. Dự án này đi kèm với một miêu tả về Dự án Làm Dịu Khảo 
cổ học Viện trợ Liên bang giữa các Tiểu bang 270. Dự án này được chọn lọc do 
nó rất lớn, kéo dài, và thường được trích dẫn như một dự án điển hình. Hai 
trường hợp này được bổ sung bằng một công trìh CRM được những nhà nhân 
học văn hóa thực hiện ở Tây nam nước Mỹ. 
Ví dụ 1: Dự án lô đậu xe buýt pentran, một dự án điển hình mục 106 CRM: 
một nghiên cứu trường hợp 
Dự án Lô Đậu xe Búyt Pentran bắt đầy như đa số những dự án Mục 106 
với một yêu cầu từ Bộ Vận Tải Virginia (VDOT) (đại diện cho Thành phố 
Hampton) đối với Bộ Tài Nguyên Lịch sử Virginia (VDHR) (Virginia SHPO) để 
xem xét việc thực hiện. Do vị trí của dự án nằm trong một khu vực của thành 
phố Hampton được biết đến đã được sử dụng từ cư trú ban đầu ở thời tiền sử và 
cho đến hiện nay, VDHR yêu cầu một cuộc khảo sát giai đoạn I về tài sản rộng 
gần một mẫu Anh. Khảo sát bước đầu này do một đội ngũ những nhà khảo cổ 
học ở Văn Phòng Quận Suffolk của VDOT thực hiện. 
Khảo sát Giai đoạn I bao gồm một sê-ri 17 hố thử đào bằng xẻng (đo 
đường kính từ 25-30 cm và đào đến tầng đất cái khô cằn) trải rộng khắp khu 
vực. Những thử nghiệm này tìm được 1.999 mẫu vật, 50 (2.5%) trong số chúng 
có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19; những mẫu vật còn lại có liên quan đến 
một nơi để đồ phế thải xe ô tô trước đó tại địa điểm. Sự hiện diện của một lượng 
ít những mẫu vật của thế kỷ 17, gốm thô, chai thủy tinh màu xanh lá cây đậm, 
những cái đinh được rèn, và những cái tẩu thuốc lá bằng đất sét màu trắng và đỏ, 
cùng với một lượng lớn những địa điểm giai đoạn cư trú sớm được xác định 
trước đây ở Hampton, đã cho nhà khảo cổ học VDOT thấy tiềm năng đây là một 
địa điểm cư trú sớm quan trọng trên địa bàn. Vì thế, địa điểm được xem xét tính 
khả năng tiềm ẩn cho một đề cử vào Sổ Đăng ký Quốc gia và khuyến cáo nên 
tránh một đánh giá Giai đoạn II (Stuck và Downing 1995). 
235 
Dự án đánh giá Giai đoạn II được VDOT ký hợp đồng với Trung tâm 
Nghiên cứu Khảo cổ William & Mary. Điền dã bao gồm những hố thử đào bằng 
xẻng, khai quật đơn vị thử, và quét bằng máy khu vực đã xới hay lớp trên của 
những lớp đất tạp. Công việc này xác định được trên 1.000 mẫu vật và 40 đặc 
điểm văn hóa, gồm có một hố hầm chứa, hố trụ cấu trúc, những rãnh hàng rào 
hẹp, và rác thải kết lại thành mảng có niên đại nửa sau thế kỷ 17. Nghiên cứu 
lịch sử về tài sản (khu vực) cho thấy là địa điểm có thể là một đồn điền thương 
mại của cư dân Hampton ban đầu William Claiborne và Thomas Jarvis. Điền dã 
Giai đoạn II kết luận với một khuyến nghị là địa điểm nên được xem xét đủ khả 
năng vào Sổ Đăng ký Quốc gia do tiềm năng của nó cung cấp những thông tin 
quý báu về đời sống thuở ban đầu ở một đồn điền Hampton và địa điểm này 
thích hợp như thế nào với bối cảnh kinh tế văn hóa xung quanh (Stuck và 
Downing 1995). 
Với địa điểm chiếm đa số khỏanh đất dự án, có rất ít hy vọng sẽ thiết kế 
lại dự án để tránh tổn hại đến tài nguyên khảo cổ. Vì thế một kế họach làm dịu 
phục hồi dữ liệu Bước III được chuẩn bị vốn chi tiết thiết kế và mục tiêu nghiên 
cứu, bao gồm phương pháp luận cho sự khai quật thêm, nghiên cứu lịch sử, phân 
tích và những câu hỏi nghiên cứu. Khai quật tiếp theo dẫn đến một bộ sưu tập 
của hơn 17.000 mẫu vật và khai quật hàng trăm đặc điểm văn hóa có niên đại 
thế kỷ 17, bao gồm một căn nhà ở đóng trụ dưới nền đất, một chuồng ngựa đóng 
trụ dưới nền đất, một vài công trình phụ nhỏ hơn, một cái giếng, và vô số mảnh 
đất có rào vây quanh (Higgins, Howning, và Linebaugh 1999). Sự phân tích bao 
gồm công trình của những nhà sử học, những chuyên gia mẫu vật và những nhà 
phân tích động vật để nghiên cứu hơn 6.000 xương động vật để xác định đồ ăn 
hàng ngày, và vân vân; và những nhà chuyên nghiên cứu thực vật khảo cổ học 
để nghiên cứu những dấu vết thực vật còn lại (hạt và lá) để tái dựng lại môi 
trường xung quanh đồn điền. 
Nghiên cứu đa ngành này cung cấp một sự hiểu biết chi tiết về đồn điền 
của Thomas Jarvis, từ khoảng năm 1661 đến khoảng năm 1700, và địa điểm của 
nó trong vòng khu định cư đang hình thành của Kecoughtan (sau này là thành 
236 
phố Hampton). Một khía cạnh đặc biệt quan trọng khác của dự án là cơ hội cho 
một thành phần khảo cổ học công khai. Một căn nhà mở rất thành công được tổ 
chức gần cuối nơi thực địa, cho phép công chúng (hơn 500 khách) đến tham 
quan địa điểm, xem những mẫu vật, và nói chuyện với những nhà khảo cổ. Loại 
diễn giải và tham dự công chúng loại này hiện nay được hợp nhất vào đa số 
những dự án làm dịu to lớn, khi những nhà điều chỉnh và những nhà khảo cổ học 
bắt đầu trân trọng tầm quan trọng của những người tham gia bao gồm trong dự 
án, dặc biệt thông qua những cơ hội giáo dục. 
Ví dụ 2: Dự án Fai – 270 một dự án làm dịu quy mô lớn 
Dự án Làm dịu Khảo cổ học Viện Trợ Liên bang Liên Tiểu bang – 270 là 
một sự hợp tác giựa Khoa Vận tải Illinois (IDOT) và những nhà khảo cổ học Đại 
học Illinois. Dự án, do Charles J. Bareis và Hames W. Porter của Đại học 
Illinois ở Urbana-Champaign điều hành và do nhà khảo cổ học Bennie C. Keel 
của Bộ Nội Vụ Mỹ giám sát, thì quan trọng do cả tầm quan trọng và thời gian 
thực hiện của nó. Đây là một dự án CRM lớn và rất thành công. Dự án làm dịu 
này hưởng lợi từ một lịch sử cộng tác lâu dài giữa Khoa Vận tải Illinois và các 
kỹ sư của khoa và cộng đồng khảo cổ của Illinois. Dự án được tập trung vào làm 
dịu tác động đối với tài nguyên khảo cổ của việc xây dựng một đường cao tốc 6 
làn xe mà sẽ đi ngang qua khoảng 1.000 mẫu Anh đất ở vùng phía nam Illinois. 
Dự án được đặt ở American Bottom, một phần của vùng đồng bằng dòng 
Sông Mississippi nằm ở ba hạt Illinois vắt ngang Mississippi từ St.Louis trung 
tâm. Vùng đồng bằng phù sa này là vùng đất rất màu mỡ, và sự màu mỡ này có 
liên quan trực tiếp đến rất nhiều di tích khảo cổ mà vùng đất có. Một ảnh hưởng 
của số lượng di tích này đó là rất khó thay đổi địa điểm của con đường cao tốc 
bên phải đường để tránh những di tích quan trọng; gần như bất cứ địa điểm nào 
đều sẽ tổn hại tài nguyên văn hóa. Di tích nổi tiếng nhất ở American Bottom là 
Cahokia Mounds, một di tích Mississippi có niên đại từ 800 đến 1400 sau công 
nguyên. Di tích này bao gồm một đồi đất lớn và một khu vực cư trú xung quanh 
được cho là có một dân cư khỏang 20.000 đến 25.000. Ngày này, nó được Công 
Viên Quốc gia Cahokia Mounds bao quanh, nằm vài dặm bên kia Sông 
237 
Mississippi từ khu phố St.Loius. Nghiên cứu khảo cổ quan trọng đã được thực 
hiện ở Cahokia từ những năm 1920. Dự án FAI-270 bắt đầu năm 1975 với một 
khảo sát thăm dò về con đường bên phải con đường do đội ngũ IDOT thực hiện. 
Một thành tố quan trọng của nghiên cứu là sự phát triển của một thiết kế 
hay kế hoạch nghiên cứu vốn chỉ rõ phương pháp luận phân tích và chọn mẫu và 
tóm tắt những câu hỏi cơ bản. Thiết kế nghiên cứu cho phép dự án để đưa ra 
những câu hỏi khoa học “để trả lời những câu hỏi địa phương và khu vực như 
được nhận thức bởi những người mà biết rõ về khảo cổ học của vùng American 
Bottom” (Barei và Porter 1984:3). 
Cuối cùng có gần 100 di tích khảo cổ được khai quật và lưu giữ. Khỏang 
hai phần ba số di tích đó nằm gần đường cao tốc chính và phần còn lại nằm ở 
những vùng dốc dứng gần đó. Ở đây, những cuộc khai quật được thực hiện để 
làm dịu những tác động của việc tháo dỡ hay đặt nền đường được sử dụng cho 
việc xây dựng nền đường. Kết quả là một cơ sở dữ liệu khổng lồ được đặt ở Đại 
học Illinois. 
Ví dụ 3: Dự án hành lang sông Colorado Paiute phía nam, miêu tả dân t6ọc 
học ở CRM: một nghiên cứu trường hợp 
Mặc dù với ít nhiều tần suất hơn trong khảo cổ học hay kiến trúc, miêu tả 
dân tộc học cũng được sử dụng trong bối cảnh đánh giá tài nguyên văn hóa. Một 
sê-ri những dự án miêu tả dân tộc học có tương quan với nhau được khởi xướng 
vào năm 1992 để bắt đầu một quá trình tư vấn chi tiết với cư dân Phía nam 
Paiute, liên quan đến quản lý tài nguyên văn hóa trong lãnh thổ truyền thống của 
họ. Bước đầu tiên của dự án, kết thúc năm 1994, nghiên cứu tài nguyên văn hóa 
trong khu vực hành lang Sông Colorado. Báo cáo đầu tiên của dự án miêu tả 
những mối quan tâm dân tộc học về cư dân Phía Nam Paiute, và thứ hai, được 
trình năm 1995, miêu tả tác động của Đập Glen Canyon và những thay đổi nó 
gây ra cho Sông Colarado. Khu vực dự án năm 1997 là Công Viên Quốc gia 
Zion, Utah, và Đài Tưởng niệm Quốc gia Pipe Spring, Arizona. Mỗi dự án sử 
dụng những phỏng vấn tại chỗ những cư dân lớn tuổi người Paiute, những cuộc 
phỏng vấn người Paiute lớn tuổi được lưu trữ trước đây, và những tài liệu tổng 
238 
quát và luật pháp khác về vấn đề này và những chủ đề liên quan. Những dự án 
này bao gồm sự điều tra của khảo cổ dân tộc học, thực vật dân tộc học, động vật 
dân tộc học, nghệ thuật đá, những tài sản văn hóa truyền thống (thường được 
những người Da đỏ biết đến như những nơi quyền lực), địa lý dân tộc học, và 
phong cảnh văn hóa. Một nhóm nghiên cứu liên ngành do Richard W. Stoffle 
dẫn đầu, được tập hợp để nói lên sự liên quan của những khía cạnh đa dạng này. 
Quá trình cho thấy sự hợp nhất rộng rãi, Stoffle đã viết, “Lý tưởng mà nói, quá 
trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên văn hóa đòi hỏinhững nghiên cứu riêng rẽ 
về những lĩnh vực văn hóa đóng khung cụ thể, hay những loại kiến thức liên 
quan đến những lĩnh vực nào đó chẳng hạn như thực vật, động vật, nước, lịch sử 
văn hóa, và đại loại như thế: (Stoffle, Austin, Halmo, và Phillips 1997:93). Một 
phần của dự án bao gồm công việc với một chươgn trình giáo dục môi trường 
cho thanh niên Southern Paiute vốn tập trung vào “sự hợp nhất của những khái 
niệm thông qua những hoạt động trải nghiệm, trình bày, và thảo luận” (Stoffle, 
Austin, Fulfrost, Phillips, và Drye 1995:142). Dự án 1997 cũng nghiên cứu lịch 
sử luật pháp của cả hai địa điểm và tìm thấy là “nhân viên sở công viên và 
những người đại diện của bộ lạc đã thể hiện một sự sẵn sang để di chuyển ra 
ngòai sự tuân thủ luật pháp tối thiểu để thiết lập một sự tham gia có ý nghĩa cho 
sự diễn dịch và bảo tồn tài nguyên văn hóa” (Stoffle và những người khác. 
1997:67). Những thông tin từ địa điểm này sang địa điểm khác được bao gồm 
trong mỗi báo cáo cùng với những khuyến nghị. Dự án kêu gọi sự gắn bó dài 
hạn cho sự kết hợp kiến thức và những kỹ năng của cả Sở Công viên Quốc gia 
và những bộ lạc Southern Paiute. 
Tóm tắt 
Quản lý tài nguyên văn hóa là một khu vực khổng lồ của thực hành chuyên môn 
do luật và những giá trị quốc gia định hình. Từ sự xuất hiện của khu vực thực 
hành này đã có một sự gia tăng không ngừng về cơ hội việc làm ở mọi mức độ 
bằng cấp (chẳng hạn như cử nhân, thạc sĩ, và tiến sĩ). Đây là một trong số ít 
những khu vực nơi bằng cấp nhân học thể hiện một năng lực kỹ thuật trong 
ngành Khảo cổ học được thực hiện cho mục đích quản lý tài nguyên văn hóa 
239 
đóng vai trò nổi trội phân ngành theo số lựơng người tham gia và số lượng 
nghiên cứu thực hiện. Đa số khảo cổ được thực hiện ở Mỹ là cho mục đích quản 
lý tài nguyên văn hóa, và một phần lớn của điều này được thực hiện bởi những 
công ty tư vấn tư nhân. Nhu cầu của tất cả những người này đã khuyến khích sự 
phát triển của chương trình bằng cấp và đào tạo đặc biệt. Những người làm việc 
trong lĩnh vực này trải nghiệm sự giao lưu hàng gành của quyết định chính sách 
và nhưng huấn luyện chuyên môn của họ. Trong khi đây đa phần là lĩnh vực của 
khảo cổ, những nhà nhân học văn hòa cũng tham gia vào CRM. Ngoài ra, có 
những tương đồng thực tiễn và khái niệm rõ và sự tương tác với lĩnh vực của 
đánh giá tác động xã hội. 
240 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.Satish John Van Willigen. Applied Anthropology. Third Edition, Bergin & 
Garvey, First published in 2002 
2.Applied Anthropology, Domains of Application, Editied by Kedia and John 
Van Willigen. Praeger. First Published in 2005. 
3.Applying Anthropology. An introductory Reader. Sixth Edition. Aron 
Podolefsky, Peter J.Brown. Mc. Graw Hill. Copyright 2001 
4.Vũ Hồng Anh. Nhân học phát triển tại Mỹ. Tạp chí dân tộc học số 2/2007 
5.Barbara Rylko- Bauer, Merrill Singer, John Van Willgen. Nhận định lại nhân 
học ứng dụng: quá khứ, hiện tại và tương lai. Người dịch: PGS.TS Nguyễn 
Xuân Thơm. Nhà nhân học Mỹ, tập 108, số 1, tr, 178-190, ISSN 002-7294, Bản 
dịch điện tử ISSN: 1548- 1433, bản quyền 2008 bởi Hiệp hội nhân học Hoa Kỳ. 
Quyền và phép xuất bản trực tuyến tại Vebsite: 
httt://www.ucpress.edu/journals/right.html 
6.Paul Sillitoe. Trường đại học Durham. Các nhà nhân học chỉ cần ứng dụng: 
các thách thức của nhân học ứng dụng. tạp chí Viện Hoàng gia Anh (N.S) 13, 
147-165. Bản quyền Viện Nhân học Hoàng gia Anh 2007. Người dịch PGS.TS 
Nguyễn Xuân Thơm. 
7.Zenia Kotnal. Trường đại học Michigan, Hoa Kỳ. Mối liên hệ giữa lý thuyết 
và thực hành phát triển cộng đồng: đó là trực giác hay điều không thích hợp? 
Nghiên cứu trường hợp New Britain, Conecticut. Bài đăng trên “ Tạp chí phát 
triển cộng đồng”, tập 41, số 1, tháng 1/2006. 
8.Đồng chủ biên Ngô Văn Lệ, Nguyễn Minh Hòa. Đồng tham gia trong giảm 
nghèo đô thị. Nxb, KHXh, Hà Nội, 2003. 
9.Đồng chủ biên Phạm Xuân Nam – Peter Boothroyd. Về đánh giá chính sách và 
hoạch định chính sách giảm nghèo. (Kỷ yếu Hội thảo). Nhà xuất bản KHXH, Hà 
Nội, 2003. 
10.Chương trình hợp tác Việt nam – Canada (LPRV). Cùng tham gia giảm 
nghèo. Hà Nội tháng 2/2002 Đại học Thái nguyên. Trung tâm nghiên cứu Giảm 
241 
nghèo. Giáo trình xây dựng và quản lý dự án có sự cùng tham gia. Thái nguyên, 
thnág 9/2001. 
11.Chương trình Việt nam- Canada (LPRV). Một số ví dụ chọn lọc về nghiên 
cứu tham dự. 
12. Đại học Đà Lạt. Trung tâm nghiên cứu giàm nghèo. Giáo trình tóm tắt Đánh 
giá chính sách đồng tham gia. Đà Lạt, tháng 12/2000. 
13.Sussan B. Rifkin & Pat Pridmore. Các đối tác cộng sự trong lập kế hoạch. 
Thông tin, sự tham gia của người dân và tạo quyền, nâng cao vị thế. Macmillan 
14.Trường Đại học Vinh. Trung tâm nghiên cứu giảm nghèo. Nghiên cứu đồng 
tham gia trong công tác giảm nghèo và phát triển nông thôn. Vinh, 8/2001. 

File đính kèm:

  • pdftap_bai_giang_nhan_hoc_ung_dung_nguyen_van_tiep_phan_2.pdf