Chiến lược marketing đối với hoạt động thông tin thư viện

Tóm tắt Chiến lược marketing đối với hoạt động thông tin thư viện: ... có nhiều đặc điểm khác biệt mà trung tâm thông tin - thư viện cần biết; họ khác nhau về sở thích, về nhu cầu, về thói quen, về giới tính, về tuổi tác, về trình độ giáo dục, về nghề nghiệp và về mục đích tìm kiếm cũng như sử dụng thông tin. Chính vì vậy trung tâm thông tin cần nghiên cứu, đánh...ình này lấy KHÁCH HÀNG là nhân tố quan trọng. Trong thực tế hiện nay mô hình 4P có thể trở thành 5P (Product, Place, Price, Promotion, Packaging) và 4C trở thành 5C (Client/Customer, Cost, Convenience, Communication, Care). Đối với hoạt động thông tin thư viện, Quyết định sản phẩm sẽ trở thàn...phục vụ ở đâu và khi nào cho cộng đồng dân cư vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa qua dịch vụ thư viện di động, thư viện các trường đại học rất ít mở cửa phục vụ cho sinh viên đến khuya và các ngày nghỉ cuối tuần, hạn chế cho mượn sách về nhà, điều này cũng tương ứng với việc không khuyến khíc...

pdf11 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chiến lược marketing đối với hoạt động thông tin thư viện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cũng 
như sử dụng thông tin. Chính vì vậy trung tâm thông tin cần nghiên cứu, đánh giá, phân 
tích, nắm vững các đặc điểm của nhóm khách hàng và tìm ra những giải pháp để thỏa 
mãn nhu cầu của họ một cách tốt nhất. 
 9 Đánh giá thực trạng nội lực trung tâm thông tin thư viện. 
 Các nhà quản lý marketing thường vận dụng phương pháp phân tích SWOT để đánh 
giá nội lực của tổ chức. SWOT là phương pháp xác định hay đánh giá môi trường mà một 
tổ chức hoạt động trong đó. Không một tổ chức nào hoạt động tách rời môi trường nhưng 
lại ảnh hưởng quá nhiều bởi các sự kiện trong và ngoài tầm kiểm soát của tổ chức. Vì vậy 
bất cứ kế hoạch trong tương lai nào cũng cần tính đến những đặc điểm nội lực nhằm cố 
gắng dự đoán sự ảnh hưởng của chúng, tận dụng hoặc khai thác các mặt tích cực và hạn 
chế các mặt tiêu cực. Khả năng thực tế của trung tâm thông tin - thư viện phản ảnh qua 
bốn yếu tố cấu thành quan trọng là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. 
 ● Điểm mạnh chính là là các nguồn lực bên trong tổ chức nắm giữ và phát huy 
cho phép nó cung cấp một dịch vụ chất lượng cao, đối với cán bộ quản lý nhiệm vụ đầu 
tiên là phải phát hiện ra điểm mạnh tồn tại trong tổ chức, sau đó họ phải bảo đảm bất cứ 
chiến lược nào đều phải tính đến điểm mạnh để giảm đến mức tối thiểu những rủi ro. Đối 
với cơ quan thư viện, có thể bộ sưu tập phong phú, tính chuyên nghiệp của nhân viên, 
nhiều dịch vụ cung cấp thông tin, vị trí địa lý thuân lợi được hy vọng là các điểm 
mạnh. 
 ● Điểm yếu luôn hiện diện trong tất cả các tổ chức và hay thay đổi hơn so với 
điểm mạnh. Các nhà quản lý có thể khó nhận ra điểm yếu do sự thân mật của họ và cam 
kết theo đuổi các mục tiêu của tổ chức. Trong cơ quan thông tin – thư viện điểm yếu có 
thể là sự không thông nhất về các chuấn tác nghiệp, có nhiều cơ sở dữ liệu nhưng lại 
không đủ thiết bị viễn thông để liên lạc với khách hàng, thiếu nhân viên có kinh nghiệm, 
kỹ năng tác nghiệp và được đào tạo, các chính sách sưu tập không thích hợp có thể dẫn 
đến bộ sưu tập nghèo nàn. Tuy nhiên một số điểm yếu có thể khắc phục được. 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 3/2005 
19 
 ● Cơ hội là những sự kiện hay nhân tố tồn tại trong môi trường bên ngoài và có 
thể đem lại tiềm năng thực sự để cơ quan thông tin – thư viện khai thác. Chúng ta có thể 
thấy được những cơ hội bằng cách nghiên cứu các khuynh hướng hiện tại và dự đoán 
chúng có thể phát triển như thế nào. Đối với trung tâm thông tin - thư viện, cơ hội có thể 
thấy được có liên quan đến sự phát triển của Internet, nhu cầu đào tạo, trang Web, các 
cuộc triển lãm ảo sự phát triển của thư viện ảo giúp truy cập nhiều thông tin và mối 
quan tâm ngày càng gia tăng của cộng đồng trong việc xây dựng bộ sưu tập địa phương 
về lịch sử, văn hóa khu vực 
 ● Thách thức là những nhân tố bên ngoài, sớm hay muộn thách thức đều tỏ ra bất 
lợi cho sự phát triển và tính hiệu quả hoạt động trung tâm thông tin - thư viện. Đối với bất 
kỳ tổ chức nào, sự cảnh giác với khả năng xuất hiện các thách thức, duy trì độ linh hoạt 
trong phân phối các nguồn lực và quan sát sự phát triển ở những nơi khác của những 
người trong ngành sẽ giúp bảo đảm những thách thức không thể trở thành những mối 
hiểm họa. Sự phát triển Internet có thể thấy là khách hàng không đến thư viện mà họ vẫn 
có thể tìm thấy thông tin họ cần qua hệ máy tính nơi làm việc hay tại nhà. Hơn nữa, các 
nhân tố kinh tế như tỷ số hối đoái giao động, sự cắt giảm ngân sách nhà nước, việc tăng 
giá hàng hóa hay dịch vụ cũng có thể gây bất lợi đối với hoạt động hàng ngày của thư 
viện. 
Kế hoạch hóa chiến lược marketing 
 Một chiến lược marketing sẽ chỉ ra cho cơ quan thông tin - thư viện phương thức 
sử dụng các hoạt động marketing hỗn hợp như thế nào để nhằm lôi cuốn và thỏa mãn các 
nhóm khách hàng và hoàn thành mục tiêu của đơn vị. Chiến lược marketing cần phải xây 
dựng có căn cứ khoa học và mang tính khả thi. 
 9 Xây dựng chiến lược 
 Quy trình xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược gồm các bước như sau : Xác 
định sứ mệnh của tổ chức; xây dựng các bộ phận kinh doanh chiến lược; hoạch định các 
mục tiêu marketing; phân tích thực trạng tình huống; phát triển chiến lược marketing; 
thực hiện các chiến lược, chiến thuật và kiểm tra đánh giá kết quả. 
 Việc sử dụng các công cụ xây dựng chiến lược marketing có liên quan đến việc 
phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức và sự thỏa mãn của 
khách hàng, cán bộ thông tin thư viện còn khẳng định mình có phải là những nhà kinh 
doanh hay không?, có cần phải trở thành các doanh nhân hay không?, đồng thời phải xác 
định nhóm khách hàng nào sẽ phải phục vụ ? những nhu cầu thông tin nào cần thỏa mãn 
? và sử dụng những công nghệ nào để đáp ứng được những nhu cầu thông tin đó?. 
 Công cụ để xây dựng chiến lược marketing thiết thực nhất đó là mô hình chiến 
lược marketing hỗn hợp của Philip Kotler 2. Theo ông marketing hỗn hợp là phần cốt lõi 
trong toàn bộ qúa trình hoạt động marketing của một tổ chức, bao gồm các quyết định sản 
phẩm (Product); định giá (Price); phân phối (Place) và thúc đẩy/ yểm trợ (Promotion) 
được gọi tắt là 4P. 
2 Giáo sư marketing quốc tế trường đại học Northwestern, bang Illinois Mỹ 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 3/2005 
20 
Hình 2: Philip Kotler. Sơ đồ mô tả hệ thống marketing hỗn hợp cổ điển 
 Vào khoảng thập niên 90 Philip Kotler giới thiệu mô hình 4C (Client, Cost, 
Convenince, Communication) tôi thiết nghĩ mô hình này thích hợp với hoạt động thông 
tin thư viện bởi vì mô hình này lấy KHÁCH HÀNG là nhân tố quan trọng. Trong thực tế 
hiện nay mô hình 4P có thể trở thành 5P (Product, Place, Price, Promotion, Packaging) và 
4C trở thành 5C (Client/Customer, Cost, Convenience, Communication, Care). 
 Đối với hoạt động thông tin thư viện, Quyết định sản phẩm sẽ trở thành giá trị sử 
dụng đối với khách hàng, chính sách định giá sẽ là chi phí hoạt động bao gồm cả thời 
gian và sức lực của khách hàng. Quyết định phân phối sẽ là những sản phẩm và dịch vụ 
cung cấp thông tin cho khách hàng một cách thuận lợi nhất cả về mặt thời gian và địa 
điểm. Quyết định yểm trợ sẽ là các kênh truyền thông mà cơ quan thông tin thư viện lựa 
chọn để thu hút và thúc đẩy người dùng tin sử dụng các dịch vụ thư viện và thông tin. 
Quyết định dịch vụ hậu mãi sẽ là các chính sách chăm sóc khách hàng của mình. 
 ● Quyết định sản phẩm ( Giá trị ) 
 Hầu hết hoạt động thông tin thư viện hiện nay đều hướng đến nhu cầu thông tin 
thiết yếu của người dùng tin và làm thế nào để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông 
tin có hiệu quả nhất cho họ. Chẳng hạn dịch vụ thông tin trong các lĩnh vực khoa học 
công nghệ và kinh tế thương mại không đơn thuần chỉ là thu thập thông tin theo nhu cầu 
của khách hàng mà hơn thế nữa còn là công tác quản trị các nguồn lực thông tin. Giá trị 
sử dụng của các nguồn lực thông tin này thật sự có giá trị vô cùng to lớn đầy sức cạnh 
trạnh. Vì vậy giá trị sử dụng và đánh giá của khách hàng chính là SẢN PHẨM mà cơ 
quan thông tin đạt được. 
 Chúng ta cũng có thể áp dụng mô hình về chiến lược sản phẩm của Igor Ansoff 3, 
ông đề cập đến 4 chiến lược : thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triến sản 
3 Giáo sư trường đại học quản trị kinh doanh quốc tế Mỹ. 
Thị 
Trường 
Mục 
Tiêu 
Quyết định phân phối
Quyết định sản phẩm
Quyết định 
yểm trợ 
Quyết định 
định giá Marketing 
P1 
P3 
P4 P2 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 3/2005 
21 
phẩm và đa dạng hóa sản phẩm nhằm duy trì và tăng trưởng các dịch vụ trong một tổ 
chức. 
 Hình 3: Ma trận Ansoff. Chiến lược tăng trưởng sản phẩm 
 Việc xâm nhập thị trường sẽ rất hiệu quả khi thị trường đó là thị trường đang phát 
triển hoặc thị trường chưa bão hòa. Các trung tâm thông tin - thư viện tăng cường nguồn 
lực thông tin nhằm thu hút những khách hàng tiềm năng, lôi kéo và khuyến khích họ sử 
dụng thư viện. Thâm nhập thị trường còn có nghĩa là đánh giá khách hàng hiện tại có 
được khuyến khích sử dụng nhiều và nhiều hơn nữa các dịch vụ cung cấp thông tin hiện 
có của thư viện hay không? Có thể một số khách hàng không nhận biết hết các dịch vụ 
cung cấp thông tin để trở thành người sử dụng thường xuyên. Khi một cơ quan thông tin 
thư viện đã có danh tiếng vững chắc trên thị trường và có một số lượng lớn khách hàng 
đến với thư viện thì cơ quan thông tin này nên sử dụng phát triển các sản phẩm và dịch 
vụ thông tin. Họ cũng có thể phát triển, làm mới hay cải tiến, làm thay đổi sản phẩm 
thông tin để thu hút các khách hàng hiện tại, như cho mượn nhiều bản báo tạp chí, sách 
tham khảo, giờ mở cửa phục vụ nhiều hơn, phòng đọc thoải mái và thuận tiện cho bạn 
đọc, mở nhiều điểm photocopy và máy fax, điện thoại công cộng....Đương nhiên trung 
tâm thông tin - thư viện phải luôn chú trọng đến các dịch vụ cung cấp thông tin, cải tiến 
chất lượng để đưa chúng tới khách hàng và phát triển thị trường. 
Việc đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin khiến cho chúng ta không bị 
lệ thuộc thái quá vào một loại dịch vụ hay sản phẩm thông tin nào đó. Các cơ quan thông 
tin thư viện sẽ phải quan tâm đến các sản phẩm thông tin mới ở các thị trường mới. 
Chúng ta cũng tự đánh giá những dịch vụ nào đang tốt, dịch vụ đó có thể áp dụng thành 
công ở các thị trường khác được không ? ví dụ như phòng đọc không đơn thuần chỉ có 
sách tham khảo mà còn có băng video, đĩa CD - ROM, các thiết bị nghe nhìn dành cho 
việc học ngoại ngữ, xem phim nước ngoài, hệ thống máy tính nối mạng và các cơ sơ dữ 
liệu trực tuyến, nhiều nơi thư giãn, giải trí . 
● Quyết định định giá ( chi phí) 
Thâm nhập thị trường Phát triển dịch vụ/sảnphẩm 
Phát triển thị trường Đa dạng hóa sản phẩm/dịch vụ 
Các dịch vụ/sản phẩm hiện hành Các dịch vụ/sản phẩm mới 
Thị trường hiện 
hành 
Thị trường 
mới 
SẢN PHẨM /DỊCH VỤ 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 3/2005 
22 
 Mỗi cơ quan thông tin thư viện có một chiến lược marketing riêng cũng như các 
dịch vụ cung cấp thông tin khác nhau. Vấn đề định giá sản phẩm và các dịch vụ cung cấp 
thông tin là một vấn đề hết sức khó khăn với hoạt động thông tin thư viện. Chi phí ở đây 
không hàm ý là giá trị tiền mặt, mà còn là giá trị về thời gian và công sức của khách hàng 
thu thập được thông tin hữu ích, kịp thời. Chí phí cũng được xem là công cụ để duy trì và 
thúc đẩy các hoạt động thông tin thư viện trong hoạch định các chiến lược đầu tư, quyết 
định lựa chọn các công cụ yểm trợ. Vấn đề thu phí các dịch vụ cung cấp thông tin cũng 
nan giải cho cán bộ thông tin thư viện. Có nên hay không thu phí, nếu thu thì có thể thu 
một giá cho hai dịch vụ, hai giá cho ba dịch vụ... , có thể giảm giá cho các khách hàng là 
trẻ em, sinh viên, những người lớn tuổi và cán bộ hưu trí và các đối tượng khách hàng 
yếu thế hay không ?. Tất cả điều này đòi hỏi cán bộ thông tin thư viện phải cân nhắc thật 
kỹ các chi phí trong quá trình xây dựng, thực hiện chiến lược marketing. 
● Quyết định phân phối ( Thuận lợi ) 
Các quyết định cung cấp sản phẩm và dịch vụ thông tin cho người sử dụng có ảnh 
hưởng rất lớn tới kế hoạch marketing của cơ quan thông tin thư viện. Việc lựa chọn địa 
điểm, thời gian cung cấp thông tin có ảnh hưởng tới chi phí cũng như nguồn nhân lực. 
Trước đây thư viện công cộng rất khó xác định nên tổ chức và phục vụ ở đâu và khi nào 
cho cộng đồng dân cư vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa qua dịch vụ thư viện di động, 
thư viện các trường đại học rất ít mở cửa phục vụ cho sinh viên đến khuya và các ngày 
nghỉ cuối tuần, hạn chế cho mượn sách về nhà, điều này cũng tương ứng với việc không 
khuyến khích sinh viên sử dụng nguồn thông tin và các dịch vụ. Ngày nay, với tiêu chí 
thuận lợi nhất cho khách hàng thư viện đại học ngoài thư viện trung tâm còn có các thư 
viện nhánh tại các khu học đường, các khoa, đồng thời cung cấp nhiều dịch vụ thông tin 
trên trực tuyến qua hệ thống máy tính nối mạng như dịch vụ 24/7. 
● Chính sách hỗ trợ ( Truyền thông) 
Chính sách truyền thông marketing là một quá trình truyền tải thông tin do cơ 
quan thông tin thư viện thực hiện nhằm gây ảnh hưởng tới thái độ, hành vi và nhận thức 
của người sử dụng. Quá trình truyền thông ảnh hưởng đến quá trình nhận thức; mong 
muốn, khao khát; hành động. Hành động là quá trình triển khai các kế hoạch truyền thông 
marketing thông qua việc sử dụng các công cụ gián tiếp như quảng cáo, quan hệ công 
chúng, triển lãm, trưng bày, hội nghị bạn đọc, phát hành các bản tin, hội chợ 
● Chính sách hậu mãi ( Chăm sóc khách hàng) 
Hiện nay nhiều nhà cung cấp, môi giới thông tin đều hướng tới chính sách chăm 
sóc khách hàng như bảo hành, đào tạo và hướng dẫn sử dụng, các cơ quan thông tin thư 
viện thường xuyên tổ chức các chương trình tiếp nhận thông tin phản hồi của khách hàng 
nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin và phát triển dịch vụ cung cấp thông tin. 
 9 Phát triển chiến lược 
Trong quá trình phát triển chiến lược, người làm công tác marketing cần phải xác 
định một số vấn đề như các giai đoạn của một quá trình và chu kỳ sống của sản 
phẩm/dịch vụ. 
● Giai đoạn của quá trình nhằm xác định một số các vấn đề sau: 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 3/2005 
23 
Hình 4 : Sơ đồ Ian Chaston. Marketing hướng đến khách hàng. 
 ● Chu kỳ sống của sản phẩm/ dịch vụ 
Một khái niệm hết sức lợi hại trong phân tích thành tích của sản phẩm/dịch vụ qua 
thời gian là chu kỳ sống của sản phẩm/dịch vụ. Các sản phẩm/dịch vụ đều trải qua 4 thời 
kỳ : Thời kỳ hình thành, thời kỳ tăng trưởng, thời kỳ sung mãn, thời kỳ suy thoái. Nhiệm 
vụ của cán bộ thông tin thư viện là phải xác định được khi nào thì một thông tin/ dịch vụ 
bắt đầu suy thoái, và làm thế nào để duy trì, phát triển các dịch vụ mới. 
Giai đoạn 
 hình thành 
Giai đoạn 
sung mãn 
Giai đoạn
phát triển
Thời 
gian 
M
ức
 đ
ộ 
th
ỏa
 m
ãn
Mức độ thỏa 
mãn tối 
thiểu 
Phân tích môi trường Đánh giá năng lực nội tại 
Rà soát lại chức năng nhiệm vụ của tổ chức 
Rà soát lại mục tiêu của tổ chức 
Xác định phương hướng chiến lược tương lai 
Xây dựng những kế hoạch dài hạn và ngắn hạn của tổ chức 
Ta đang đi đâu ? 
Hiện nay ta đang ở đâu? 
Làm thế nào ta đến được đó? 
A 
B 
Giai đoạn 
suy thoái 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 3/2005 
24 
Hình 5: Sơ đồ chu kỳ sống của sản phẩm/dịch vụ 
 A : Sản phẩm / Dịch vụ đang thực hiện 
 B : Sản phẩm/ Dịch vụ mới 
 9 Thực hiện chiến lược marketing 
 Thực hiện chiến lược marketing thường thông qua các chiến thuật. Chiến thuật là 
một hành động mang tính ngắn hạn được tiến hành để thực hiện chiến lược marketing đã 
được vạch ra. Hai chiến thuật quan trọng đó là xác định chi phí đầu tư của tổ chức vào 
các hoạt động marketing và thời điểm thực hiện các hoạt động marketing. Quyết định chi 
phí cho việc tổ chức các dịch vụ từ khi bắt đầu hình thành cho đến khi triển khai thực 
hiện là vấn đề quyết định, chi phí này có thể phát sinh nhưng mục tiêu của các cơ quan 
thông tin thư viện là giảm thiểu các chi phí này cả về kinh phí và nhân lực. Quyết định 
thời điểm thích hợp để giới thiệu sản phẩm và các dịch vụ cho khách hàng của mình được 
đề cập chính là các sản phẩm và dịch vụ được giới thiệu lần đầu. Cần phải làm cho sản 
phẩm/ dịch vụ nổi bật lên để khách hàng nhận thấy được. 
 Bước cuối cùng của quy trình xây dựng và thực hiện chiến lược marketing là kiểm 
tra đánh giá. Việc đánh giá kết quả thường được thực hiện bằng cách so sánh giữa việc 
thực hiện thực tế với kế hoạch dự kiến trong từng thời kỳ nhất định. Nếu kết quả thực 
hiện không như kế hoạch đề ra, tổ chức nên định rõ nguyên nhân, chỉ ra bộ phận nào hoạt 
động chưa đồng bộ, sau đó tiến hành điều chỉnh một hoạt động nào đó để cải thiện tình 
hình. 
 Khuynh hướng chiến lược marketing hiện nay 
 9 Chiến lược hướng về các nguồn lực : 
 Một số trung tâm thông tin thư viện tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng hiện đại và 
các nguồn lực thông tin, sau đó mới tìm đến khách hàng sử dụng thông tin. Họ tin rằng 
với nhiều nguồn lực thông tin sẽ tìm được khách hàng của mình. Chiến lược này phát huy 
tác dụng khi trên địa bàn của họ có rất ít các trung tâm thông tin thư viện, tuy nhiên đây 
không phải là một chiến lược Marketing hữu hiệu. 
 9 Chiến lược hướng về các dịch vụ cung cấp thông tin. 
 Bên cạnh những trung tâm thông tin thư viện chú trọng phát triển nguồn lực tài 
nguyên thông tin, một số thông tin thư viện lại quan tâm đến vấn đề mở nhiều dịch vụ 
cung cấp thông tin. Họ tin tưởng rằng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp thì bất kỳ 
dịch vụ thông tin nào cũng đến được với khách hàng. Họ cho rằng khách hàng luôn hài 
lòng với thông tin mà họ được cung cấp. Chiến lược này cho rằng hầu hết các khách hàng 
đều ưa chuộng các sản phẩm và dịch vụ thông tin của trung tâm thông tin thư viện, còn 
những khách hàng không thích thì chắc chắn sẽ quên đi nỗi thất vọng của mình. Đây là 
một trong những giả định thiển cận. Thực tế cho thấy những lời đồn đại về danh tiếng của 
một trung tâm thông tin thư viện từ những khách hàng không hài lòng được truyền đi với 
tốc độ nhanh hơn nhiều so với những lời khen từ những khách hàng hài lòng. 
 Hai chiến lược này đều bỏ qua khái niệm về Marketing. Với các chiến lược này 
khách hàng có thể đến sử dụng thư viện trong một thời gian ngắn, nhưng khó có thể sử 
dụng lâu dài vì nhu cầu và mong muốn thực sự của họ không được đáp ứng. 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 3/2005 
25 
 9 Chiến lược hướng về khách hàng. 
 Đây là một vấn đề không dễ dàng, song trung tâm thông tin thư viện hoàn toàn có 
khả năng sử dụng chiến lược hướng về khách hàng nhằm duy trì khách hàng của mình 
trên cơ sở làm hài lòng khách hàng. Khi yếu tố khách hàng được đặt lên hàng đầu đó 
chính là lúc trung tâm thông tin - thư viện thực hiện chiến lược marketing tổng hợp. Mọi 
thành viên trong đơn vị phải nhận thức được điều này và làm việc trên tinh thần khách 
hàng là thượng đế. 
 Chiến lược này đòi hỏi trung tâm thông tin - thư viện phải nghiên cứu nhu cầu của 
các nhóm khách hàng định trước từ đó thỏa mãn nhu cầu của họ. Điều này sẽ tạo ra mối 
quan hệ lâu dài với khách hàng và khách hàng sẽ quay trở lại sử dụng nhiều dịch vụ cung 
cấp thông tin. 
Chiến lược marketing tương lai 
 Chúng ta đang bước vào thế kỷ 21, cả thế giới đang hướng đến toàn cầu hóa về 
kinh tế cũng như tri thức. Bản thân tri thức đã trở thành sức mạnh kinh tế quan trọng. Nền 
kinh tế tri thức sẽ đem lại cho cuộc sống của con người những tiện ích rất lớn của nó. 
Trong xã hội thông tin ngày nay, thông tin điện tử sẽ là một lực lượng thúc đẩy mạnh 
mẽ, sáng tạo nền kinh tế toàn cầu, và làm cho trái đất trở nên nhỏ bé nhưng đầy sức 
mạnh, điều cốt lõi của nó chính là - mạng Internet. Mục tiêu của các trung tâm thông tin 
– thư viện trong tương lai gần là cung cấp thông tin điện tử và các dịch vụ điện tử thông 
qua hệ thống mạng Internet. Internet đem lại hoạt động thư viện năng động hơn đồng thời 
thiết lập các mối quan hệ toàn cầu mà ở đó cán bộ thư viện có thể giao lưu, tìm hiểu nhu 
cầu thông tin của khách hàng và học tập các kỹ năng hiện đại marketing trên thế giới 
trong hoạt động thông tin của chính mình. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Colin Egan; Michael J.Thomas. The CIM Handbook of Strategic Marketing. 
Oxford, Butterworth,1998 
2. Ngô Xuân Bình. Marketing lý thuyết và vận dụng. Hà Nội, Nxb Khoa Học Xã 
Hội, 2001 
3. Ian Chanston; Vũ trọng Hùng; Phan Đình Quyền dịch và biên soạn. Marketing 
định hướng vào khách hàng. Nxb Đồng Nai, 1999 
4. Mai Thanh Hào. Tiếp thị trong thế kỷ 21. Nxb Trẻ, 2002. 
5. Các khái niệm cơ bản về marketing. Chương trình phát triển dự án Mê Kông, 2001 
6. Kế hoạch hóa và phát triển sản phẩm. Chương trình dự án Mê Kông, 2001 
7. Dương Hữu Hạnh. Các nguyên tắc Marketing . Nxb Thống kê, 2000 
8. Đoàn Phan Tân. Thông tin học. Nxb Quốc Gia Hà Nội, 2001 
9. Eileen Elliot de Sáez. Marketing Concepts for Libraries and Information Services. 
London. Library Assocition Publishing. 

File đính kèm:

  • pdfchien_luoc_marketing_doi_voi_hoat_dong_thong_tin_thu_vien.pdf