Phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ: Thực trạng và giải pháp

Tóm tắt Phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ: Thực trạng và giải pháp: ...ế hoạch và định hướng đầu tư phát triển du lịch cội nguồn của tỉnh, trong đó xác định dự án trọng điểm đầu tư là Khu du lịch quốc gia Đền Hùng. Bảng 2. Kết quả phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012 Chỉ tiêu ĐVT 2000 2006 2012 Tốc độ phát triển BQ (%) 1. Khách th...ánh giá của 88,09% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các tuyến điểm được tập trung đưa vào khai thác để phát triển du lịch cội nguồn mới chỉ có Khu du lịch Đền Hùng và tuyến Phú Thọ - Lào Cai - Yên Bái (theo Chương trình Du lịch về cội nguồn), còn lại phần lớn các tuyến du lịch cội nguồn...t hãng lữ hành. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phú Thọ chưa xây dựng trang web riêng cho “du lịch cội nguồn”, các chương trình, chuyên mục giới Bảng 6. Tình hình lao động du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012 Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2006 Năm 2012 Tốc độ phát triển BQ (%) SL (ngư...

pdf10 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cội nguồn; Các 
chính sách khuyến khích liên kết, phối hợp liên 
ngành để phát triển du lịch cội nguồn chưa phát 
huy tác dụng. 
3.2.2 Phát triển tài nguyên du lịch cội 
nguồn 
Trong thời gian qua, tỉnh Phú Thọ đã triển 
khai nhiều hoạt động nhằm phát triển tài 
nguyên du lịch cội nguồn. Tổng vốn đầu tư phát 
triển du lịch giai đoạn 2006-2010 là 789,63 tỷ 
đồng, đặc biệt từ khi Nghị quyết 09 được ban 
hành, nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch 
trong 2 năm 2011, 2012 tăng gần 3 lần so với 
giai đoạn 2006-2010. Trong đó, công tác tu bổ, 
tôn tạo các di tích và phục hồi các lễ hội truyền 
thống ngày càng được quan tâm. Tổng kinh phí 
tu bổ tôn tạo di tích giai đoạn 2011-2012 trên 20 
tỷ đồng (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh 
Phú Thọ, 2013). 
Số lượng di tích trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 
được xếp hạng không ngừng tăng, năm 2000 có 
138 di tích, sau 12 năm đã tăng lên gấp hơn 2 
lần với 286 di tích (Hình 1). Nhiều lễ hội dân 
gian được khôi phục trở lại và có xu hướng 
tăng. Tính đến năm 2000, trên địa bàn tỉnh có 
70 lễ hội đã được khôi phục, riêng năm 2000 
khôi phục được 06 lễ hội. Đến năm 2002, khôi 
phục thêm được 08 lễ hội (Sở Văn hóa, Thể thao 
và Du lịch, 2013). Bên cạnh đó, Bảo tàng Hùng 
Vương được xây dựng vào năm 2010, là bảo tàng 
tổng hợp thuộc hệ thống Bảo tàng Việt Nam có 
giá trị khoa học rất cao. 
Đặc biệt, năm 2011, Hát Xoan Phú Thọ 
được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi 
Lê Thị Thanh Thuỷ, Đinh Văn Đãn, Kim Thị Dung 
263 
Hình 1. Số lượng di tích được xếp hạng cấp ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012 
vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp. 
Năm 2012, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở 
Phú Thọ được UNESCO công nhận là Di sản 
văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự 
tăng lên cả về lượng và chất của các tài nguyên 
du lịch cội nguồn này đã góp phần làm tăng lợi 
thế của tỉnh Phú Thọ trong phát triển du lịch 
cội nguồn. 
Tổng hợp kết quả đánh giá của các cán bộ 
quản lý Nhà nước về du lịch, tài nguyên du lịch 
cội nguồn của tỉnh Phú Thọ có độ hấp dẫn khá 
cao (đạt 71,15%) và có nhiều lợi thế về khả năng 
khai thác. Theo đánh giá của khách du lịch cội 
nguồn, có 71,2% đánh giá Phú Thọ là nơi giàu di 
sản văn hóa, có tới 50,3% đánh giá Phú Thọ là 
điểm đến hấp dẫn. Trong hành trình du lịch tại 
Phú Thọ, phần lớn khách du lịch cội nguồn 
(56,9%) đến nhiều điểm nhưng chỉ có 21,1% 
trong số đó là cảm thấy hài lòng. 
Tuy nhiên, công tác bảo tồn tài nguyên du 
lịch cội nguồn vẫn còn thiếu chặt chẽ, chưa có 
quy chế quản lý cụ thể, có di tích đang bị kiến 
trúc hiện đại lấn át (Đền Đại Nghĩa- Đoan 
Hùng), đồng thời chưa phát huy được giá trị của 
tài nguyên du lịch để phục vụ du lịch cội nguồn 
nên chưa mang lại sự hài lòng cho khách du 
lịch. Đây là vấn đề đặt ra cần sớm được giải 
quyết trong quá trình phát triển du lịch cội 
nguồn tại Phú Thọ. 
3.2.3. Quy hoạch phát triển du lịch cội 
nguồn 
Công tác quy hoạch phát triển du lịch nói 
chung và du lịch cội nguồn nói riêng ở tỉnh Phú 
Thọ ngày càng được coi trọng. Các quy hoạch đã 
được phê duyệt như Quy hoạch phát triển Khu 
di tích lịch sử Đền Hùng đến năm 2015; Quy 
hoạch điều chỉnh phát triển du lịch Phú Thọ 
giai đoạn 2006-2010; Đề án 2030 về xây dựng 
điểm du lịch tạo tuyến du lịch giai đoạn 2009 - 
2020; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai 
đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030,... 
Vốn đầu tư cho công tác quy hoạch giai đoạn 
2006-2012 là 6,77 tỷ đồng (Sở Văn hóa, Thể 
thao và Du lịch, 2013). 
Theo đánh giá của 88,09% cơ sở kinh doanh 
dịch vụ du lịch, các tuyến điểm được tập trung 
đưa vào khai thác để phát triển du lịch cội 
nguồn mới chỉ có Khu du lịch Đền Hùng và 
tuyến Phú Thọ - Lào Cai - Yên Bái (theo 
Chương trình Du lịch về cội nguồn), còn lại 
phần lớn các tuyến du lịch cội nguồn được quy 
hoạch nhưng vẫn chưa hoặc mới đưa vào khai 
thác, còn manh mún và chưa hiệu quả. 
3.2.4. Phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh 
dịch vụ phục vụ du lịch cội nguồn 
Tỉnh Phú Thọ đã thực hiện công tác xã hội 
hóa du lịch, thông qua các hoạt động xúc tiến đã
74
386
42 61
215
138
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
2000 2006 2012 năm
Số lượng di tích
Số lượng di tích xếp hạng cấp Quốc gia
Số lượng di tích được xếp hạng
Phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ: Thực trạng và giải pháp 
264 
 Bảng 4. Hệ thống cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012 
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2006 Năm 2012 Tốc độ phát triển BQ (%) 
1. Nhà nghỉ, khách sạn 12 60 202 126,53 
Trong đó: Số phòng 345 1021 2.754 118,90 
2. Nhà hàng 2.771 3.922 4.934 104,93 
3. Cơ sở du lịch lữ hành - - 11 
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Phú Thọ (2013) 
khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây 
dựng hệ thống cơ sở kinh doanh dịch vụ phục vụ 
du lịch. Tính đến năm 2012, toàn tỉnh có 202 cơ sở 
nhà hàng, khách sạn với 2.754 phòng, 4.934 nhà 
hàng ăn uống và 11 cơ sở du lịch lữ hành (Bảng 4). 
Tổng số vốn đầu tư của tỉnh giai đoạn 2006-2012 
cho hoạt động này là 573 tỷ đồng (Sở Văn hóa, Thể 
thao và Du lịch, 2013). 
Tổng hợp kết quả điều tra từ 12 cán bộ 
quản lý nhà nước về du lịch, 42 cơ sở kinh doanh 
dịch vụ du lịch và 100 người dân cho thấy số 
lượng khách sạn được xếp vào nhóm tiêu chuẩn 
sao trên địa bàn tỉnh thay đổi rõ rệt. Từ chỗ 
không có khách sạn nào đạt tiêu chuẩn chất 
lượng sao vào năm 2000, đến năm 2012 đã có 01 
khách sạn 4 sao, 01 khách sạn 3 sao, 09 khách 
sạn 2 sao và 08 khách sạn 1 sao. 
Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát và đánh 
giá của cán bộ quản lý nhà nước về du lịch và 
khách du lịch, hầu hết các nhà nghỉ mới chỉ cơ 
bản đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách du lịch; 
các nhà hàng ăn uống đều có quy mô nhỏ, bài trí 
đơn giản, các món ăn chưa phong phú; các cơ sở 
lữ hành có năng lực yếu, chưa phát huy được vai 
trò cầu nối trong phát triển du lịch cội nguồn. 
Các điểm vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh 
bước đầu được quan tâm đầu tư, song chủ yếu là 
các điểm nhỏ, phương tiện vui chơi giải trí còn 
nghèo nàn. Bên cạnh đó, các cửa hàng lưu niệm 
chưa có nhiều chủng loại hàng hoá, hình thức và 
kiểu dáng sản phẩm đơn điệu,... nên chưa thu 
hút được du khách (Lê Thị Thanh Thủy và cs., 
2013). 
Theo kết quả đánh giá của khách du lịch cội 
nguồn, chất lượng hạ tầng dịch vụ du lịch tại 
điểm đến Phú Thọ đạt mức bình thường và tốt 
(Bảng 5). Trong đó, tốt nhất là hạ tầng dịch vụ 
tham quan (3,63/5 điểm). 
Trong giai đoạn 2000-2012, hệ thống các cơ 
sở kinh doanh dịch vụ du lịch cội nguồn ở Phú 
Thọ có xu hướng tăng nhưng chất lượng còn 
thấp. Do vậy, tỉnh Phú Thọ cần có giải pháp 
nâng cao chất lượng các cơ sở này để phục vụ tốt 
hơn cho khách du lịch cội nguồn. 
Bảng 5. Tỷ lệ du khách đánh giá về chất lượng hạ tầng dịch vụ du lịch tại Phú Thọ 
Diễn giải Rất tốt Tốt Bình thường Kém Rất kém 
Dịch vụ vận chuyển 4,3 45,4 45,6 4,7 0,0 
Dịch vụ tham quan 5,4 53,2 41,0 0,5 0,0 
Dịch vụ lưu trú 4,7 27,6 54,6 11,0 2,1 
Dịch vụ ăn uống 3,2 32,0 47,1 15,3 2,4 
Dịch vụ giải trí 3,5 26,0 46,2 20,8 3,5 
Hàng lưu niệm 3,2 31,4 54,9 7,6 2,9 
Dịch vụ khác 2,0 26,0 71,5 0,5 0,0 
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2012 
Lê Thị Thanh Thuỷ, Đinh Văn Đãn, Kim Thị Dung 
265 
3.2.5. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát 
triển du lịch cội nguồn 
Theo số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và 
Du lịch, năm 2012 tổng số lao động ngành du 
lịch của tỉnh Phú Thọ là 13.700 người. Trong đó, 
lao động tại các cơ sở lưu trú 1.244 người, tại 
công ty lữ hành là 75 người. 
Số lượng lao động trực tiếp trong ngành du 
lịch Phú Thọ tăng mạnh qua các năm. Năm 
2000, lao động làm việc trực tiếp trong ngành 
có 375 người, đến năm 2012 lực lượng lao động 
này đã lên tới 2.250 người (Bảng 6), tuy nhiên, 
trong số lao động được đào tạo từ trung cấp trở 
lên thì chỉ có 54,96% số lao động được đào tạo 
đúng chuyên ngành du lịch. 
Kết quả đánh giá của khách du lịch cội 
nguồn về sự phục vụ của lao động du lịch cho 
thấy: 24,2% du khách nhận định sự phục vụ của 
nhân viên tại các khu vui chơi, giải trí là kém; 
hơn 10% du khách đánh giá nhân viên tại nhà 
hàng, nhà nghỉ, khách sạn và hướng dẫn viên 
du lịch cũng là kém. 
Như vậy, số lượng lao động du lịch tăng 
nhưng tỷ lệ được đào tạo bài bản về du lịch chưa 
cao, chất lượng phục vụ thấp. Cơ cấu lao động 
không hợp lý, số lao động trong cơ sở lưu trú ít so 
với số phòng (0,45 người/phòng, quy định là 1,5 – 
2 người/phòng), trong khi lao động dịch vụ gián 
tiếp khác quá nhiều (05 lao động gián tiếp/01 lao 
động trực tiếp, trong khi tỷ lệ chung phù hợp của 
ngành là 02/01). Đây là những bất cập về cơ cấu 
và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển 
du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ. 
3.2.6. Tăng cường quảng cáo xúc tiến du 
lịch cội nguồn 
Trong thời gian qua, việc giới thiệu, quảng 
bá về du lịch cội nguồn của Phú Thọ đã có sự 
cộng tác của nhiều đơn vị. Cụ thể, Báo Phú Thọ 
điện tử đã lập riêng chuyên mục “Du lịch- Lễ 
hội” cập nhật đầy đủ các sự kiện văn hóa du 
lịch, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, ẩm thực 
- nhà hàng, Đài Phát thanh và Truyền hình 
tỉnh, các sở ngành liên quan đều có trang thông 
tin điện tử đặt tại Cổng giao tiếp điện tử tỉnh. 
Nhiều thông tin về du lịch cội nguồn của tỉnh đã 
được các trang web khác, kể cả ở Trung ương và 
các địa phương dẫn lại nguồn. Mặt khác, nhiều 
đơn vị, doanh nghiệp cũng đã quan tâm đến việc 
quảng bá hình ảnh về đất Tổ và các loại hình du 
lịch, thông tin du lịch cội nguồn trên internet 
(Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2013). 
Tuy nhiên, theo kết quả điều tra, chủ yếu 
thông tin về du lịch cội nguồn ở Phú Thọ đến với 
khách du lịch là thông qua nguồn tin tổng hợp 
(43,7%), từ bạn bè, người thân (23,7%) và truyền 
hình (20,6%). Thông tin từ báo chí, internet và 
đặc biệt thông tin du lịch cội nguồn đến với du 
khách từ công ty lữ hành còn chiếm tỷ lệ quá 
thấp (Hình 2). Kết quả điều tra từ các hãng lữ 
hành cũng cho thấy, việc cung cấp thông tin về 
du lịch cội nguồn tới du khách còn yếu, họ cũng 
thừa nhận là chưa phát huy được vai trò thực sự 
của một hãng lữ hành. 
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phú 
Thọ chưa xây dựng trang web riêng cho “du lịch 
cội nguồn”, các chương trình, chuyên mục giới
Bảng 6. Tình hình lao động du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012 
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2006 Năm 2012 Tốc độ 
phát triển 
BQ (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 
I. Tổng số lao động trực tiếp 375 874 2.250 116,10 
1. Thạc sĩ - - 27 1,20 
2. Đại học 22 5,87 85 9,73 145 6,45 117,02 
3. Cao đẳng, trung cấp 123 32,80 351 40,16 1.067 47,42 119,73 
4. Phổ thông 230 61,33 438 50,11 1.011 44,93 113,13 
II. Tổng số lao động gián tiếp - 5.826 11.450 111,92 
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2013 
Phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ: Thực trạng và giải pháp 
266 
Hình 2. Cơ cấu nguồn thông tin về du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ 
theo đánh giá của du khách 
thiệu du lịch cội nguồn còn chung chung, chưa 
phân khúc thị trường khách du lịch cội nguồn 
và cũng chưa xây dựng được chiến lược xúc tiến 
cụ thể. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, 
quảng bá du lịch cội nguồn tại tỉnh còn mang 
tính “thời vụ”, chỉ tập trung vào dịp lễ hội đầu 
năm và Lễ hội Đền Hùng. Vì vậy, trong thời 
gian tới, tỉnh Phú Thọ cần đổi mới công tác 
tuyên truyền để nâng cao chất lượng quảng bá, 
góp phần phát triển du lịch cội nguồn. 
3.3. Một số giải pháp phát triển du lịch cội 
nguồn ở tỉnh Phú Thọ 
3.3.1. Cải thiện cơ chế, chính sách phát 
triển du lịch cội nguồn 
Tỉnh Phú Thọ cần ưu tiên đối với các hoạt 
động nghiên cứu thị trường du lịch cội nguồn. 
Xã hội hoá hoạt động xúc tiến quảng bá, đặc 
biệt đối với việc tạo dựng hình ảnh du lịch cội 
nguồn. Khuyến khích các thành phần kinh tế 
tham gia hoạt động kinh doanh du lịch cội 
nguồn dưới các hình thức kết hợp công tư. 
Khuyến khích các địa phương trong tỉnh 
liên kết phát triển sản phẩm, kết nối tuyến du 
lịch cội nguồn, xúc tiến quảng bá, đầu tư, xây 
dựng thương hiệu du lịch cội nguồn. 
Xây dựng và phát huy cơ chế phối hợp liên 
ngành, tạo thuận lợi cho phát triển du lịch cội 
nguồn giữa các ngành giao thông, nông nghiệp, 
dịch vụ,... 
3.3.2. Bảo tồn và phát huy giá trị của tài 
nguyên du lịch cội nguồn 
Kiểm kê và đánh giá lại toàn bộ tài nguyên 
du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ. Đối với những 
tài nguyên đang khai thác cần đánh giá tình 
trạng xuống cấp của tài nguyên và chỉ ra các 
biện pháp bảo tồn cần thực hiện phù hợp với 
từng loại tài nguyên. 
Nghiên cứu hoàn thiện nội dung, nghi thức, 
nghi lễ,... các lễ hội truyền thống nhằm phát 
huy giá trị văn hóa đặc sắc vùng Đất Tổ phục vụ 
phát triển du lịch cội nguồn; điều tra, đánh giá 
và xây dựng quy chế bảo vệ, phát triển, khai 
thác tài nguyên tại các khu, điểm du lịch cội 
nguồn, đảm bảo phát triển du lịch cội nguồn 
một cách bền vững. 
43,7
4,0
20,6
23,7
1,1
6,9
0 10 20 30 40 50
Báo chí
Hãng lữ hành
Bạn bè, người thân
Truyền hình
Internet
Tổng hợp
(%)
Lê Thị Thanh Thuỷ, Đinh Văn Đãn, Kim Thị Dung 
267 
Bảng 7. Đề xuất bảo tồn phát triển tiềm năng du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ 
Hoạt động Đơn vị thực hiện chính 
1. Thành lập Tiểu ban phát triển du lịch cội nguồn. Thành lập Trung tâm Bảo tồn và phát 
huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hát Xoan gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. 
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 
2. Hàng năm tổ chức Diễn đàn “Du lịch cội nguồn” cho các bên liên quan gồm cộng đồng, 
cơ sở kinh doanh du lịch, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. 
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 
3. Xây dựng hướng dẫn để hỗ trợ việc thành lập các hoạt động thương mại tại khác khu 
du lịch cội nguồn 
Sở Văn hóa, Thể thao và Du 
lịch; Sở Công thương; Sở Kế 
hoạch - Đầu tư 
3.3.3. Thực hiện quy hoạch chi tiết các khu, 
điểm du lịch cội nguồn 
Tỉnh từng bước thực hiện Quy hoạch đã phê 
duyệt đồng thời rà soát, điều chỉnh quy hoạch 
phù hợp với tình hình mới. Tập trung xây dựng 
Khu di tích lịch sử quốc gia Đền Hùng thành 
khu du lịch cội nguồn nổi tiếng với chiều sâu 
văn hoá, có tính chuyên nghiệp rõ rệt, có cơ sở 
hạ tầng tiện nghi và đầy đủ. Xây dựng Thành 
phố Việt Trì với hạt nhân là Đền Hùng thành 
trung tâm lễ hội, trung tâm du lịch cội nguồn 
toàn tỉnh từ đó phát triển đi các điểm du lịch 
khác trên địa bàn. 
Thiết kế các tour, tuyến du lịch cội nguồn 
nội tỉnh có sức hấp dẫn hơn. 
3.3.4. Nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở 
kinh doanh dịch vụ phục vụ du lịch cội 
nguồn 
Đầu tư phát triển hệ thống khách sạn, nhà 
hàng theo hướng khuyến khích các doanh 
nghiệp nước ngoài, các nhà đầu tư lớn đầu tư 
xây dựng hệ thống các khách sạn cao cấp tại các 
trung tâm du lịch lớn. Đa dạng hóa các dịch vụ 
du lịch bổ sung như ăn uống, massage, hàng lưu 
niệm, 
Đối với hệ thống dịch vụ vui chơi giải trí cần 
ưu tiên đầu tư xây dựng các loại hình giải trí 
tổng hợp hiện đại tại các trung tâm du lịch lớn 
kết hợp với việc đầu tư khai thác các trò chơi 
dân gian trong các lễ hội ở các địa phương. 
Tăng cường vai trò và năng lực của các 
doanh nghiệp du lịch lữ hành trong liên kết các 
khu, điểm, tuyến du lịch cội nguồn. 
3.3.5. Nâng cao chất lượng lao động du lịch 
cội nguồn 
Cân đối cơ cấu lao động du lịch trực tiếp-
gián tiếp và lao động phục vụ buồng phòng theo 
quy định của ngành du lịch. 
Tập trung nâng cao số lượng lao động được 
đào tạo bài bản đúng chuyên ngành du lịch cho 
các cơ sở kinh doanh du lịch. Thường xuyên đào 
tạo, bồi dưỡng tay nghề cho nhân viên phục vụ, 
đặc biệt là hướng dẫn viên du lịch cội nguồn. 
Phối hợp thực hiện nâng cao chất lượng hệ 
thống đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Xây dựng và 
xúc tiến một chương trình đào tạo đặc biệt thông 
qua phương tiện truyền thông đại chúng, các 
trường phổ thông để giáo dục người dân hiểu biết 
về du lịch cội nguồn, về cách ứng xử với du khách. 
3.3.6. Xây dựng trang web và chiến lược 
xúc tiến du lịch cội nguồn 
Xây dựng trang Web cho du lịch cội nguồn 
của tỉnh nhằm tăng cường, quảng bá, cung cấp 
thông tin về du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ tới 
du khách trong và ngoài nước 
( 
Tỉnh Phú Thọ phải triển khai sớm công tác 
tuyên truyền tới khách du lịch ở thị trường tiềm 
năng (các trường học phổ thông cơ sở, phổ thông 
trung học) các tour du lịch cội nguồn nội tỉnh. 
Hoặc các cơ quan trường học tự tổ chức các tour 
này, liên kết với các trường học về chương trình 
giảng dạy để định hướng cầu về sản phẩm du 
lịch cội nguồn ở Phú Thọ. Chúng tôi đề xuất một 
số hoạt động xúc tiến phát triển du lịch cội 
nguồn ở tỉnh Phú Thọ như sau: 
Phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ: Thực trạng và giải pháp 
268 
Bảng 8. Đề xuất một số hoạt động xúc tiến phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ 
Hoạt động Đơn vị thực hiện chính 
1. Xây dựng chiến lược giới thiệu về du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 
2. Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho mỗi khu du lịch cội nguồn và phát huy giá trị của 02 Di 
sản để phục vụ du lịch cội nguồn 
Các khu du lịch cội nguồn 
3. Phân tích rõ thị trường tiềm năng là ngành giáo dục, liên kết với các trường học về chương 
trình giảng dạy 
Các khu du lịch cội nguồn 
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 
4. Đảm bảo du lịch cội nguồn như một thương hiệu. Duyệt các nội dung về du lịch cội nguồn 
trên trang web “DulichcoinguonPhuTho” 
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 
5. Xây dựng nguồn tài nguyên số nhằm mang lại lợi ích cho du khách và người dân địa 
phương, giúp kết nối khách du lịch và cộng đồng với những địa danh trên địa bàn có di tích 
lịch sử, di sản, bảo tàng, lễ hội 
4. KẾT LUẬN 
Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch cội 
nguồn ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua cho 
thấy, tỉnh đã quan tâm phát triển du lịch cội 
nguồn và đạt được những kết quả nhất định. 
Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách liên quan 
đến phát triển du lịch cội nguồn; Số lượng và 
chất lượng tài nguyên du lịch cội nguồn có xu 
hướng tăng; Công tác xúc tiến phát triển du lịch 
cội nguồn được đẩy mạnh; Các cơ sở kinh doanh 
dịch vụ du lịch tăng; Số lượng lao động du lịch 
trực tiếp bình quân mỗi năm tăng 16,1%; GDP 
du lịch cội nguồn đạt tốc độ phát triển bình 
quân 14,78%/năm. Tuy nhiên, việc xây dựng và 
ban hành chính sách phát triển du lịch cội 
nguồn còn hạn chế, công tác bảo tồn tài nguyên 
du lịch cội nguồn chưa được coi trọng, cơ cấu lao 
động du lịch chưa cân đối và chất lượng còn 
yếu,... Để khắc phục những hạn chế trên, 
nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp phát triển 
du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ, gồm: Cải thiện 
cơ chế, chính sách phát triển du lịch cội nguồn; 
Bảo tồn và phát huy giá trị của tài nguyên du 
lịch cội nguồn; Thực hiện quy hoạch chi tiết các 
khu điểm du lịch cội nguồn; Nâng cao chất 
lượng hệ thống cơ sở kinh doanh dịch vụ phục 
vụ du lịch cội nguồn; Nâng cao chất lượng lao 
động du lịch cội nguồn; Xây dựng trang web và 
chiến lược xúc tiến du lịch cội nguồn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Cục thống kê tỉnh Phú Thọ (2013). Niên giám thống kê 
2012. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 
Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2010). Văn kiện Đại hội Đảng 
bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2010 - 2015. 
Bùi Tuyết Mai (2011). Người Mường trên đất Tổ 
Hùng Vương. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà 
Nội. 
Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2012). 
Quy hoạch điều chỉnh phát triển du lịch tỉnh Phú 
Thọ giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 
2030. 
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2013). 
Tài liệu tổng hợp về du lịch của tỉnh Phú Thọ. 
Lê Thị Thanh Thủy, Đinh Văn Đãn, Kim Thị Dung, 
Trần Đức Trí (2013). Tiềm năng và thực trạng phát 
triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ. Tạp chí 
Kinh tế & Phát triển - Trường Đại học Kinh tế 
Quốc dân, 195 (II): 27-33. 
UBND tỉnh Phú Thọ (2012). Quyết định số 
04/2012/QĐ-UBND ngày 12/01/2012 về việc hỗ 
trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh 
Phú Thọ. 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_du_lich_coi_nguon_o_tinh_phu_tho_thuc_trang_va_gi.pdf