Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt nam - Nghề: Phục vụ trên tàu thủy du lịch (Phần 2)

Tóm tắt Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt nam - Nghề: Phục vụ trên tàu thủy du lịch (Phần 2): ...ại nơi làm việc theo các mục tiêu đã đề ra để xác định mức độ hoặc thành tích thực hiện của từng cá nhân • Đánh giá dựa trên các chứng cứ thực tế • Phản hồi về việc thực hiện công việc đã định • Hỗ trợ cá nhân tiếp tục thực hiện công việc đã được chấp nhận và điều chỉnh những kết quả th...ách hàng và nhân viên cũng như tầm quan trọng của việc liên tục tiến hành công việc đó K14. Rà soát các loại dữ liệu dịch vụ khách hàng có sẵn và trình bày cách thức phân tích các dữ liệu đó để xác định nguyên nhân của các vấn đề và tìm cách cải thiện dịch vụ khách hàng YÊU CẦU KIẾN THỨC...g 5. Một lần thao tác hô hấp nhân tạo (CPR) và kỹ thuật hồi sức Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá thông qua tình huống mô phỏng để kiểm tra kinh nghiệm ứng dụng năng lực: • Việc đánh giá phải bao gồm thao tác thực tế thông qua hoạt động mô phỏng, kèm theo các phương pháp đánh gi...

pdf57 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 151 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt nam - Nghề: Phục vụ trên tàu thủy du lịch (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận chứng từ cho nhà cung cấp có thể 
bao gồm:
• Ghi chú về các vấn đề nảy sinh trong các tài 
liệu, chứng từ
• Ghi lại công việc đã thực hiện liên quan tới các 
vấn đề đã xác định
• Ký, ký tắt và/hoặc ghi ngày tháng vào tài liệu
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁC YẾU TỐ THAY ĐỔI
Đơn vị năng lực này phải được đánh giá thông qua 
các tài liệu minh chứng về thực hiện công việc và 
kiểm tra vấn đáp hoặc kiểm tra viết. 
Các chứng cứ cần bao gồm:
1. Ba ví dụ đã ghi chép lại về hàng hóa đã nhận, 
đã kiểm tra, đã chứng nhận và các công việc 
đã thực hiện khi có sự khác nhau về hàng hóa, 
hàng không phù hợp và đảm bảo lưu kho hàng 
hóa chống trộm cắp và hư hỏng
2. Hai ví dụ đã ghi chép lại về mặt hàng đã được 
di dời, tháo dỡ, lưu kho và dán nhãn chính xác 
đúng nơi quy định
3. Hai ví dụ đã ghi chép lại về cách luân chuyển, 
kiểm tra và giám sát hàng hóa
4. Hai ví dụ đã ghi chép lại về tài liệu hàng hóa, 
bao gồm hệ thống kho, báo cáo cập nhật và xác 
nhận chứng từ chuyển đến nhà cung cấp để 
thanh toán
Có thể sử dụng các phương pháp sau để đánh 
giá đơn vị năng lực này:
• Quan sát ứng viên thực hiện công việc
• Phân tích các tài liệu sử dụng trong việc nhận 
hàng và lưu kho
• Kiểm tra hàng hóa và khu vực kho
• Bài tập đóng vai
• Kiểm tra vấn đáp và kiểm tra viết
• Các báo cáo khách quan do giám sát viên thực 
hiện
• Các công việc hay dự án được giao 
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Các nhân viên trong ngành Du lịch D1.HGA.CL6.09-10 
CÁC CHỨC DANH NGHỀ LIÊN QUAN SỐ THAM CHIẾU VỚI TIÊU CHUẨN ASEAN 
© 2015 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội 
do Liên minh châu Âu tài trợ
TIÊU CHUẨN NGHỀ DU LỊCH VIỆT NAM: NGHỀ PHỤC VỤ TRÊN TÀU THỦY DU LỊCH
101
GES8. TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: DUY TRÌ VỆ SINH VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM
MÔ TẢ CHUNG
Đơn vị năng lực này bao gồm các năng lực cần thiết để đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm trong một khách sạn, nhà 
hàng hoặc các đơn vị có chế biến thực phẩm.
E1. Tuân thủ quy trình vệ sinh và xác định các 
nguy cơ ô nhiễm thực phẩm
P1. Thực hiện các quy trình vệ sinh của đơn vị
P2. Xác định các nguy cơ ô nhiễm thực phẩm có 
thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của 
khách hàng, đồng nghiệp và bản thân
P3. Loại bỏ hoặc giảm thiểu các mối nguy hiểm liên 
quan đến vấn đề vệ sinh
P4. Tránh các hoạt động chế biến thực phẩm khi 
vấn đề sức khỏe có thể gây ô nhiễm thực phẩm
E2. Báo cáo bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe cá 
nhân 
P5. Báo cáo các hành động không an toàn do 
không tuân theo quy trình vệ sinh
P6. Báo cáo bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sức 
khỏe cá nhân có khả năng gây ra mất vệ sinh 
thực phẩm
P7. Báo cáo sự cố về ô nhiễm thực phẩm do sức 
khỏe cá nhân gây ra
E3. Ngăn ngừa ô nhiễm thực phẩm 
P8. Giữ quần áo sạch sẽ, yêu cầu mặc bảo hộ cá 
nhân và mũ đội đầu
P9. Ngăn ngừa ô nhiễm thực phẩm từ quần áo và 
các trang phục khác
P10. Tránh tiếp xúc trực tiếp không cần thiết với 
thức ăn đã chế biến xong
P11. Tránh sự tiếp xúc của những cá nhân không 
đảm bảo vệ sinh với thực phẩm hoặc bề mặt 
thực phẩm
P12. Tránh các thao tác vệ sinh không sạch có thể 
gây ra bệnh tật phát sinh từ thực phẩm
E4. Ngăn chặn lây nhiễm chéo bằng cách rửa 
tay
P13. Rửa tay tại các thời điểm thích hợp và tuân 
theo đúng các quy trình rửa tay một cách nhất 
quán
P14. Sử dụng các phương tiện rửa tay thích hợp
THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN
K1. Xác định các quy định và quy trình về vệ sinh và 
an toàn thực phẩm 
K2. Trình bày các lý do dẫn đến nguy cơ ô nhiễm 
thực phẩm
K3. Liệt kê các nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến 
sức khỏe và sự an toàn của khách hàng, đồng 
nghiệp và bản thân
K4. Trình bày các phương pháp ngăn ngừa ô nhiễm 
thực phẩm
K5. Giải thích cách phòng tránh tiếp xúc trực tiếp 
không cần thiết với thức ăn đã chế biến
K6. Giải thích cách tránh sự tiếp xúc của những cá 
nhân không đảm bảo vệ sinh với thực phẩm 
hoặc bề mặt tiếp xúc với thực phẩm
K7. Giải thích cách tránh các thao tác vệ sinh 
không sạch có thể gây ra bệnh tật phát sinh từ 
thực phẩm
K8. Giải thích tầm quan trọng của việc tách riêng 
khu vực bảo quản thực phẩm tươi sống và thực 
phẩm đã chế biến
K9. Giải thích việc cần làm khi khách hàng yêu cầu 
phải bảo đảm món ăn nào đó không gây dị ứng 
thực phẩm 
K10. Giải thích tầm quan trọng của việc rửa tay
YÊU CẦU KIẾN THỨC
TIÊU CHUẨN NGHỀ DU LỊCH VIỆT NAM: NGHỀ PHỤC VỤ TRÊN TÀU THỦY DU LỊCH
© 2015 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội 
do Liên minh châu Âu tài trợ102
1. Các cách đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh và 
an toàn thực phẩm có thể bao gồm:
• Bảo quản thực phẩm
• Xử lý và loại bỏ rác thải
• Vệ sinh cá nhân
• Rửa tay thường xuyên
• Xử lý theo cách an toàn và vệ sinh đối với thực 
phẩm và đồ uống
• Xử lý theo cách an toàn và loại bỏ vải vóc, đồ 
giặt là
• Trang phục, quần áo và thiết bị bảo hộ cá nhân 
phù hợp
• Sử dụng thiết bị, quần áo và các vật liệu sạch để 
tránh ô nhiễm thực phẩm
• Tuân thủ biển chỉ dẫn về vệ sinh
• Tuân thủ hướng dẫn của giám sát viên và/hoặc 
người quản lý
• Tuân thủ quy định về vệ sinh và an toàn thực 
phẩm
2. Tránh gây ô nhiễm cho thực phẩm bằng 
cách:
• Loại bỏ thức ăn bị ô nhiễm
• Loại bỏ rác thải bị ô nhiễm
• Làm sạch thiết bị và đồ dùng bẩn
• Đảm bảo các thiết bị như tủ lạnh và máy đo 
nhiệt độ hoạt động tốt
• Sử dụng các mặt hàng sạch
• Ngăn ngừa máu và các chất bài tiết của cơ thể 
• Tránh những việc không phù hợp với các hoạt 
động hiện tại của đơn vị
• Ngăn ngừa côn trùng và sâu bọ từ nhà bếp 
hoặc nhà hàng
3. Giải quyết vấn đề sức khỏe có thể bao gồm:
• Báo cáo bệnh phát sinh từ không khí 
• Báo cáo bệnh phát sinh từ thực phẩm 
• Báo cáo bệnh truyền nhiễm
4. Xử lý thực phẩm gây mất vệ sinh và an toàn 
thực phẩm có thể bao gồm:
• Vật dụng cá nhân:
• Băng
• Phụ kiện tóc
• Đồ trang sức
• Đồng hồ
• Nhẫn
• Tiếp xúc cá nhân có thể bao gồm:
• Hỉ mũi
• Ho
• Uống
• Ăn
• Trầy xước da và tóc
• Hắt hơi
• Khạc nhổ 
• Chạm vào các vết thương
• Hút thuốc lá
• Bề mặt tiếp xúc với thực phẩm có thể bao gồm:
• Thớt
• Đồ đựng thức ăn
• Dụng cụ nấu ăn
• Đồ sành sứ
• Dao kéo
• Đồ thủy tinh
• Nồi và chảo
• Bồn/chậu rửa
• Bàn/kệ
• Thao tác mất vệ sinh có thể liên quan đến:
• Làm vệ sinh các bề mặt tiếp xúc với thực 
phẩm
• Làm sạch các loại khăn lau
• Làm sạch các loại khăn lau cốc, chén
• Lây lan vi khuẩn từ các khu vực khác
5. Rửa tay nên diễn ra:
• Trước khi tiếp xúc hoặc tiếp xúc lại với thực 
phẩm
• Ngay sau khi:
• Xử lý thực phẩm tươi sống
• Hút thuốc
• Ho
• Hắt hơi
• Hỉ mũi
• Ăn
• Uống
• Chạm vào tóc
• Chạm vào da đầu hoặc vết thương 
• Đi vệ sinh
6. Các phương tiện thích hợp để rửa tay có thể 
bao gồm:
• Bồn rửa tay cố định
• Xà phòng loại chất lỏng
• Khăn sử dụng một lần
• Nước ấm chảy từ vòi
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁC YẾU TỐ THAY ĐỔI
© 2015 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội 
do Liên minh châu Âu tài trợ
TIÊU CHUẨN NGHỀ DU LỊCH VIỆT NAM: NGHỀ PHỤC VỤ TRÊN TÀU THỦY DU LỊCH
103
Các bằng chứng sau cần phải có:
1. Bốn nguồn gây ô nhiễm thực phẩm đã được xác 
định
2. Bốn cách loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy hiểm 
liên quan đến vấn đề vệ sinh
3. Bốn trường hợp tiếp xúc cá nhân đảm bảo vệ 
sinh với thực phẩm hoặc bề mặt tiếp xúc với 
thực phẩm
4. Bốn lần thực hiện quy trình vệ sinh
5. Bốn lần rửa tay
Các phương pháp sau đây có thể được sử dụng 
để đánh giá đơn vị năng lực này:
• Quan sát ứng viên thực hiện công việc
• Bài tập thực hành phản ánh việc áp dụng tiêu 
chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm tại nơi làm 
việc
• Kết quả kiểm tra vấn đáp và/hoặc kiểm tra viết 
cùng các câu hỏi trắc nghiệm
• Báo cáo khách quan do giám sát viên thực hiện
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Tất cả các nhân viên phục vụ nhà hàng D1.HRS.CL1.02 & 05
CÁC CHỨC DANH NGHỀ LIÊN QUAN SỐ THAM CHIẾU VỚI TIÊU CHUẨN ASEAN 
TIÊU CHUẨN NGHỀ DU LỊCH VIỆT NAM: NGHỀ PHỤC VỤ TRÊN TÀU THỦY DU LỊCH
© 2015 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội 
do Liên minh châu Âu tài trợ104
GES9. TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG
MÔ TẢ CHUNG
Đơn vị năng lực này bao gồm các năng lực cần thiết để bắt đầu làm quen và phát triển mối quan hệ tốt với khách hàng. 
E1. Gặp và chào khách 
P1. Chào đón khách theo cách phù hợp
P2. Giới thiệu bạn và những người khác với khách
P3. Đưa ra câu hỏi để làm quen với khách 
E2. Xử lý các câu hỏi hoặc yêu cầu của khách 
hàng 
P4. Trả lời câu hỏi một cách rõ ràng và trung thực 
P5. Yêu cầu nhắc lại hoặc làm rõ câu hỏi hoặc yêu 
cầu của khách
P6. Sẵn sàng giải quyết kịp thời yêu cầu của khách 
P7. Đưa ra lời giải thích và xin lỗi nếu không thể 
trả lời câu hỏi hoặc đáp ứng ngay yêu cầu của 
khách và hứa sẽ trả lời vào thời gian nhất định
P8. Tìm kiếm sự trợ giúp từ các nguồn khác nếu 
không thể đáp ứng yêu cầu hoặc không trả lời 
được câu hỏi của khách 
E3. Tham gia cuộc nói chuyện ngắn và cởi mở 
với khách 
P9. Bắt đầu câu chuyện bằng các chủ đề phù hợp 
P10. Thể hiện kỹ năng nói luân phiên, ngừng hay 
tiếp tục nói khi tới lượt mình
P11. Thể hiện sự quan tâm đến những gì khách 
đang nói 
P12. Cắt ngang cuộc nói chuyện một cách lịch sự 
P13. Kết thúc cuộc nói chuyện một cách lịch sự 
THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN
K1. Gặp và chào đón khách nồng nhiệt
K2. Giải thích cách nói chuyện ngắn với khách dùng 
kỹ năng nói luân phiên 
K3. Giải thích cách sử dụng đúng các dạng câu hỏi 
mở và câu hỏi đóng, bao gồm cả việc sử dụng 
các trợ động từ, các câu hỏi để lôi cuốn khách 
vào câu chuyện 
K4. Mô tả cách thức bàn luận nhiều chủ đề 
K5. Giải thích cách nói chuyện về các sự kiện quá 
khứ, hiện tại và tương lai 
K6. Mô tả cách nhận biết các chủ đề cấm kỵ có khả 
năng xúc phạm khách 
K7. Giải thích cách sử dụng các phương pháp khác 
nhau khi trả lời câu hỏi và yêu cầu của khách 
YÊU CẦU KIẾN THỨC
1. Phát triển quan hệ khách hàng có thể bao 
gồm: 
• Cung cấp thông tin và tư vấn 
• Tư vấn 
• Nêu gợi ý 
• Đặt câu hỏi 
• Đưa ra định hướng
• Đưa ra chỉ dẫn
• Đưa ra lời giải thích 
2. Phát triển các hành vi và cách ứng xử phù 
hợp bao gồm: 
• Đưa ra ý kiến 
• Đồng ý và không đồng ý một cách lịch sự 
• Xin lỗi 
• Hứa sẽ theo dõi yêu cầu 
• Cung cấp thông tin thực tế 
• Cân nhắc sự khác biệt văn hóa 
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁC YẾU TỐ THAY ĐỔI
© 2015 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội 
do Liên minh châu Âu tài trợ
TIÊU CHUẨN NGHỀ DU LỊCH VIỆT NAM: NGHỀ PHỤC VỤ TRÊN TÀU THỦY DU LỊCH
105
Đánh giá năng lực phải bao gồm: 
1. Quan sát hay ghi lại được ít nhất ba lần chào 
đón khách theo cách phù hợp
2. Quan sát hay ghi lại được ít nhất ba lần trả lời 
câu hỏi và yêu cầu của khách 
3. Quan sát hay ghi lại được ít nhất ba trường hợp 
tham gia cuộc nói chuyện ngắn và cởi mở với 
khách, biểu đạt các hành vi và cách ứng xử phù 
hợp 
Đánh giá kiến thức qua kiểm tra vấn đáp hoặc kiểm 
tra viết
Các phương pháp đánh giá phù hợp có thể bao 
gồm:
• Quan sát ứng viên thực hiện công việc
• Tiến hành các cuộc phỏng vấn 
• Thông qua bài tập đóng vai 
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Tất cả nhân viên tiếp xúc với khách hàng trong 
ngành Du lịch
D2.TTG.CL3.14
CÁC CHỨC DANH NGHỀ LIÊN QUAN SỐ THAM CHIẾU VỚI TIÊU CHUẨN ASEAN 
TIÊU CHUẨN NGHỀ DU LỊCH VIỆT NAM: NGHỀ PHỤC VỤ TRÊN TÀU THỦY DU LỊCH
© 2015 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội 
do Liên minh châu Âu tài trợ106
GES11. TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: TỔ CHỨC THĂM QUAN VÀ DU LỊCH
MÔ TẢ CHUNG
Đơn vị năng lực này bao gồm các năng lực cần thiết để tổ chức và thực hiện các hoạt động du lịch, bao gồm cả các chuyến 
thăm quan ngắn hoặc du lịch trong ngày. 
E1. Chuẩn bị hoạt động du lịch 
P1. Chuẩn bị chuyến du lịch cho bản thân và 
những người khác 
P2. Lập kế hoạch đạt được kết quả bền vững tích 
cực cho cả khách và cộng đồng địa phương
P3. Tham vấn các bên liên quan (khách du lịch, 
cộng đồng địa phương và các thành phần khác) 
về cách tổ chức sắp xếp hoạt động du lịch 
E2. Thực hiện hoạt động du lịch theo các tiêu 
chuẩn về du lịch có trách nhiệm
P4. Đưa ra lời khuyên cho khách hàng về nguyên 
tắc ứng xử có trách nhiệm trước khi đến điểm 
du lịch
P5. Đảm bảo an toàn cho du khách và bảo vệ môi 
trường
P6. Giám sát và duy trì thực hiện nguyên tắc ứng 
xử du lịch có trách nhiệm
E3. Đánh giá hoạt động du lịch
P7. Thu thập phản hồi của du khách về chuyến đi
P8. Báo cáo với các cấp quản lý/giám sát về phản 
hồi của du khách để cải thiện chất lượng các 
chuyến đi trong tương lai
THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN
K1. Giải thích và liệt kê các vấn đề về địa bàn hoạt 
động, bao gồm cả những vấn đề cụ thể về du 
lịch và đặc biệt là môi trường hoạt động
K2. Mô tả tác động của các hoạt động du lịch
K3. Mô tả và xác định các điểm đến/địa bàn hoạt 
động có thể tổ chức thực hiện các hoạt động 
du lịch
K4. Liệt kê và giải thích các quy định đối với du 
khách, ví dụ như các điều luật, các hướng dẫn 
hay quy tắc thực hiện của ngành
K5. Mô tả cách giám sát và duy trì thực hiện 
nguyên tắc ứng xử du lịch có trách nhiệm
K6. Giải thích các phương pháp có thể sử dụng 
để thu thập và chia sẻ thông tin phản hồi về 
chuyến đi
YÊU CẦU KIẾN THỨC
1. Có trách nhiệm với sự bền vững của môi 
trường, xã hội và kinh tế có thể liên quan 
tới:
• Các khía cạnh tiêu cực về môi trường
• Các khía cạnh tiêu cực về xã hội 
• Các khía cạnh tiêu cực về kinh tế
• Các khía cạnh tích cực về môi trường
• Các khía cạnh tích cực về xã hội
• Các khía cạnh tích cực về kinh tế
2. Các kỹ thuật và quy trình giảm thiểu tác 
động có thể liên quan đến:
• Giới hạn hoặc hạn chế sự tiếp cận
• Mức độ xây dựng trong khu vực
• Tính xác thực theo từng giai đoạn 
• Các giải pháp công nghệ
• Bảo tồn di sản
3. Sự thay đổi môi trường tự nhiên bao gồm: 
• Các vấn đề sinh sản
• Thay đổi trong hệ động vật
• Thay đổi trong hệ thực vật
• Hiện tượng xói mòn
• Cac loài động vật làm cảnh
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁC YẾU TỐ THAY ĐỔI
© 2015 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội 
do Liên minh châu Âu tài trợ
TIÊU CHUẨN NGHỀ DU LỊCH VIỆT NAM: NGHỀ PHỤC VỤ TRÊN TÀU THỦY DU LỊCH
107
Việc đánh giá khả năng thực hiện công việc 
phải bao gồm:
1. Ít nhất hai hoạt động du lịch đã được tổ chức, 
thực hiện và ghi lại thành văn bản làm bằng 
chứng
2. Ít nhất ba bản đánh giá về các chuyến du lịch 
đã hoàn thành
Các phương pháp đánh giá phù hợp có thể bao 
gồm: 
• Quan sát trực tiếp ứng viên tổ chức một chuyến 
du lịch hay một hoạt động tại địa bàn du lịch
• Sử dụng nghiên cứu tình huống để đánh giá 
khả năng áp dụng các cách tiếp cận phù hợp 
nhằm giảm thiểu tác động đối với môi trường
• Các tài liệu về kế hoạch chuyến du lịch cũng 
như phản hồi và đánh giá của khách hàng
• Kiểm tra vấn đáp hoặc kiểm tra viết để đánh giá 
kiến thức về tác động của du lịch, kỹ năng giảm 
thiểu tác động và các yêu cầu bắt buộc
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Tất cả các nhân viên tham gia tổ chức các chuyến du 
lịch theo nhóm
D2.TTG.CL3.05
CÁC CHỨC DANH NGHỀ LIÊN QUAN SỐ THAM CHIẾU VỚI TIÊU CHUẨN ASEAN 
TIÊU CHUẨN NGHỀ DU LỊCH VIỆT NAM: NGHỀ PHỤC VỤ TRÊN TÀU THỦY DU LỊCH
© 2015 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội 
do Liên minh châu Âu tài trợ108
GES12. TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: ÁP DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC DU LỊCH 
CÓ TRÁCH NHIỆM
MÔ TẢ CHUNG
Đơn vị năng lực này bao gồm các năng lực cần thiết để áp dụng các nguyên tắc du lịch có trách nhiệm trong môi trường 
du lịch. 
E1. Áp dụng các nguyên tắc văn phòng xanh
P1. Góp phần tiết kiệm năng lượng 
P2. Giảm thiểu việc in ấn và sử dụng giấy 
P3. Tăng cường tái sử dụng bất cứ khi nào có thể 
P4. Áp dụng các quy trình của đơn vị về tiết kiệm 
nước và giảm thiểu/phân loại/tách biệt rác thải
E2. Đóng góp cho các hoạt động du lịch có 
trách nhiệm 
P5. Ủng hộ các hoạt động du lịch có trách nhiệm 
tại nơi làm việc 
P6. Quảng bá và tuyên truyền các hoạt động du 
lịch có trách nhiệm đến khách hàng 
P7. Khuyến khích các nhà cung cấp áp dụng các 
nguyên tắc du lịch có trách nhiệm 
E3. Cập nhật các kiến thức du lịch có trách 
nhiệm 
P8. Hành động để tiếp nhận thông tin từ các tổ 
chức liên quan 
P9. Lưu trữ và chia sẻ thông tin mới 
P10. Kết hợp kiến thức mới vào các hoạt động hiện 
tại 
THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN
K1. Liệt kê và giải thích tầm quan trọng của việc áp 
dụng các nguyên tắc văn phòng xanh 
K2. Mô tả các quy trình giảm thiểu tiêu thụ năng 
lượng trong đơn vị
K3. Xác định tầm quan trọng của tiết kiệm nước và 
giảm thiểu/phân loại/tách biệt rác thải ở phạm 
vi đơn vị
K4. Giải thích cách áp dụng các nguyên tắc du lịch 
có trách nhiệm trong thực tiễn
K5. Liệt kê và mô tả các nguồn thông tin về du lịch 
có trách nhiệm 
K6. Mô tả các kênh và công cụ xúc tiến quảng bá 
các hoạt động du lịch có trách nhiệm 
K7. Liệt kê và mô tả các cách tương tác với khách 
hàng qua các hoạt động quảng bá du lịch có 
trách nhiệm 
K8. Mô tả các cách mà các nhà cung cấp có thể 
thực hành du lịch có trách nhiệm 
K9. Giải thích cách tổ chức và sử dụng thông tin du 
lịch có trách nhiệm 
YÊU CẦU KIẾN THỨC
© 2015 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội 
do Liên minh châu Âu tài trợ
TIÊU CHUẨN NGHỀ DU LỊCH VIỆT NAM: NGHỀ PHỤC VỤ TRÊN TÀU THỦY DU LỊCH
109
1. Các nguyên tắc du lịch có trách nhiệm bao 
gồm:
• Sử dụng tối ưu các nguồn tự nhiên 
• Tôn trọng và bảo tồn các giá trị văn hóa - xã hội 
đích thực 
• Đảm bảo lợi ích kinh tế bền vững và có thể đạt 
được cho các bên liên quan 
2. Các quy trình và chủ đề của đơn vị có thể 
bao gồm: 
• Sử dụng năng lượng tái tạo hoặc năng lượng 
mặt trời khi có thể 
• Giảm thiểu khí thải nhà kính 
• Giảm thiểu sử dụng các tài nguyên không tái 
tạo được 
• Sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên, 
năng lượng và nước 
• Tối đa hóa cơ hội tái sử dụng, tái chế và phục 
hồi các vật liệu 
3. Xác định chiến lược bù đắp hoặc giảm nhẹ 
tác động môi trường bao gồm: 
• Bảo tồn năng lượng 
• Giảm sử dụng các chất hóa học 
• Giảm tiêu thụ các vật liệu 
• Từ bỏ việc sử dụng các vật liệu độc hại và nguy 
hiểm
4. Áp dụng các chủ đề và ý tưởng về du lịch có 
trách nhiệm có thể bao gồm:
• Bảo vệ thiên nhiên, giới hạn tác động nguy 
hiểm, xác định thời gian hay địa bàn tổ chức
• Trình bày các thông tin du lịch có trách nhiệm, 
như việc tái sử dụng các loại khăn lau, tiết kiệm 
nước, thông báo cho khách về sự khan hiếm 
của các tài nguyên vật chất 
5. Xúc tiến và quảng bá các hoạt động du lịch 
có trách nhiệm có thể bao gồm:
• Đưa hoạt động du lịch có trách nhiệm vào 
các ấn phẩm quảng cáo, các gói thông tin và 
chương trình du lịch hiện tại và tương lai
• Dựng các bảng, biển chỉ dẫn để hỗ trợ hoạt 
động 
• Thông báo với các đồng nghiệp và nhà cung cấp 
liên quan đến hoạt động
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁC YẾU TỐ THAY ĐỔI
Đánh giá việc thực hiện phải bao gồm:
1. Ít nhất một hoạt động du lịch có trách nhiệm 
được thực hiện (và được ghi lại với chứng cứ tư 
liệu hoặc qua quan sát) trong khách sạn hoặc 
công ty du lịch/lữ hành
2. Ít nhất hai trường hợp xúc tiến quảng bá du lịch 
có trách nhiệm trong khách sạn hoặc trong các 
công ty du lịch 
3. Ít nhất một lần áp dụng quy trình của đơn vị về 
nguyên tắc văn phòng xanh
Các phương pháp đánh giá phù hợp có thể bao 
gồm: 
• Quan sát ứng viên thực hiện công việc
• Tập hợp hồ sơ các hoạt động du lịch có trách 
nhiệm như tài liệu, tờ rơi, bài bình luận, hay 
những tài liệu khác
• Phản hồi của những người đã tham gia hoạt 
động du lịch có trách nhiệm
• Thông qua bài tập đóng vai
• Kiểm tra vấn đáp và kiểm tra viết 
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Tất cả các nhân viên trong các tổ chức ngành Du lịch Không có
CÁC CHỨC DANH NGHỀ LIÊN QUAN SỐ THAM CHIẾU VỚI TIÊU CHUẨN ASEAN 

File đính kèm:

  • pdftieu_chuan_nghe_du_lich_viet_nam_nghe_phuc_vu_tren_tau_thuy.pdf
Ebook liên quan