Tài liệu Chuẩn đoán virus PRRS (Porcine reproductive and respiratory syndrome virus) bằng kĩ thuật gen

Tóm tắt Tài liệu Chuẩn đoán virus PRRS (Porcine reproductive and respiratory syndrome virus) bằng kĩ thuật gen: ...hai gỗ), chết thai - Đẻ non - Chậm động dục hoặc không động dục trở lại - Rối loạn sinh sản có thể kéo dài đến vài tháng 8 Giai đoạn biểu hiện các triệu chứng hô hấp: - Loạn hô hấp - Lợn biểu hiện đau khi thở Các triệu chứng ở lợn con: - Tỷ lệ chết trước cai sữa cao - Lợn gày yếu... phòng (15 – 250C) Ổn định buffer ở nhiệt độ phòng. Kiểm tra buffer AW1 và AW2 đã pha và để ổn định ở nhiệt độ phòng. 12 Hoà tan lại khối kết tủa Buffer AVL/Carrier RNA bằng nhiệt nếu cần thiết và giữ ở nhiệt độ phòng trước khi sử dụng. Tất cả các bước ly tâm đều thực hiện ở nhiệt độ phò...g đo là DNA 100bp. Các đoạn 484bp outer ORF 7, 252bp outer ORF 1b, 236bp nested ORF 7, 200bp nested ORF 1b được quan sát thấy dưới đèn chiếu UV. b/ Kết quả : - Quan sát điều kiện khuếch đại tối ưu cho phản ứng PCR Để gia tăng mức độ đặc hiệu và độ nhạy của phản ứng PCR, nồng độ MgCl2 đượ...

pdf22 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Chuẩn đoán virus PRRS (Porcine reproductive and respiratory syndrome virus) bằng kĩ thuật gen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u chứng rối loạn sinh sản đối với lợn 
nái và giai đoạn hai là sự biểu hiện của các triệu chứng hô hấp. Trong khoảng 6-12 tuần 
sẽ có biểu hiện bệnh trong đàn lợn. 
Các triệu chứng trong giai đoạn 1 hay các triệu chứng sinh sản bao gồm: 
- Sốt 39-40 độ 
- Bỏ ăn 
- Mệt mỏi 
- Giảm tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra 
- Sảy thai (tỷ lệ này có thể đến 50% trong các đàn mới bị nhiễm virus) 
- Giảm tiết sữa hoặc mất sữa hoàn toàn 
- Thai khô (thai gỗ), chết thai 
- Đẻ non 
- Chậm động dục hoặc không động dục trở lại 
- Rối loạn sinh sản có thể kéo dài đến vài tháng 
8 
Giai đoạn biểu hiện các triệu chứng hô hấp: 
- Loạn hô hấp 
- Lợn biểu hiện đau khi thở 
Các triệu chứng ở lợn con: 
- Tỷ lệ chết trước cai sữa cao 
- Lợn gày yếu 
- Bỏ ăn 
Các triệu chứng thuộc giai đoạn 2 ở lợn con: 
- "Hắt hơi" 
- Tăng tần số hô hấp, thở khó, thở đứt quãng 
- Gày, yếu 
- Phù mắt, các nốt phồng rộp trên da 
- Ỉa chảy, đi không vững và run, đứng choãi chân. 
Lợn lớn có các biểu hiện sốt nhẹ, bỏ ăn. Các triệu chứng khác nhẹ hơn. 
Lợn đực giống có các biểu hiện giảm hưng phấn, giảm thể tích và chất lượng tinh dịch 
(hình thái, hoạt lực và nồng độ tinh trùng). 
I.8. Bệnh tích 
- Đối với lợn nái, ngoài các triệu chứng sảy thai, tăng tỷ lệ thai chết, lợn mắc bệnh 
thường không có các bệnh tích đặc thù. 
- Lợn con thường mang bệnh tích rõ hơn lợn lớn, bao gồm: 
+ Dịch thẩm xuất trong đướng tiêu hóa và đường hô hấp (đặc biệt trong các phế 
quản). 
+ Phù 
9 
+ Thanh dịch trong xoang phúc mạc, xoang ngực, xoang phế mạc và tung cách 
mạc 
+ Sưng hạch bạch huyết 
+ Da nhiều vùng có màu xanh tím 
Lưu ý : 
a/ Các bệnh sau cũng có thể gây triệu chứng rối loạn sinh sản 
- Bệnh Aujesszky 
- Bệnh do xoắn khuẩn (Leptospirosis) 
- Bệnh lở mồm long móng 
- Bệnh sốt lợn cổ điển 
- Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (do virus) 
- Parvovirus 
- Viêm não Nhật Bản 
b/ Các bệnh gây các triệu chứng hô hấp dễ nhầm lẫn: 
- Bệnh cúm lợn 
- Viêm phế quản, phổi 
- Viêm phổi do cúm không điển hình 
I.9. Đường truyền lây 
- Tiếp xúc giữa lợn ốm và lợn khỏe là đường truyền lây chính của bệnh nên bệnh 
có thể lây giữa các cá thể trong một đàn hay từ đàn này sang đàn khác (nếu lợn bị bệnh 
được chuyển đàn, chuyển trại...). Lợn mang virus có thể giải phóng virus trong thời gian 
3-4 tháng gây khó khăn cho công tác theo dõi và phát hiện và khống chế bệnh. 
- Tinh dịch lợn có khả năng nhiễm virus vì vậy bệnh có thể truyền qua đường sinh 
dục. 
10 
- Các chất bài tiết như phân, nước tiểu lợn bệnh cũng có khả năng có virus 
- Virus cũng có thể từ lợn bệnh truyền sang lợn khỏe qua các dung cụ chăn nuôi. 
- Virus có mặt trong hạch lâm ba, phổi với số lượng lớn hơn nhiều trong thịt và có 
khả năng giữa được độc lực trong điều kiện lạnh (khi giữa thức ăn). Tuy vậy, khả năng 
truyền bệnh do cho ăn các phụ phẩm trong quá trình giết mổ các gia súc bênh chưa được 
xác định. Tuy nhiên, tốt hơn hết nên cách ly toàn bộ đàn lợn có nguy cơ với mọi loại 
nguồn bệnh và không cho ăn các nội tạng từ lợn nghi mắc bệnh. 
II. Ứng dụng kỹ thuật gen vào chuẩn đoán virus PRRS 
Có rất nhiều phương pháp để chuẩn đoán PRRS trong phòng thí nghiệm.Cụ thể như là : 
- Chẩn đoán PRRSV trên môi trường nuôi cấy tế bào. 
- Phương pháp kháng thể huỳnh quang (Fluorescent Antibody Staining - FA) và hoá 
mô miễn dịch (immunohistochemistry staining - IHC). 
- Kỹ thuật miễn dịch peroxidase một lớp(Immunoperoxidase Monolayer Asssay) 
- Kỹ thuật huỳnh quang gián tiếp (Indirect Immunoflourescence assay – IFA) 
- Kỹ thuật RT-PCR chẩn đoán PRRSV 
Trong bài tiểu luận này em xin trình bày phương pháp chuẩn đoán virus PRRS sử 
dụng kỹ thuật RT-PCR. 
RT-PCR là một phương pháp hữu dụng cho việc phát hiện PRRSV (Van Woensel 
et al., 1994; Suarez et al., 1994). Bằng cách thiết lập các cặp mồi chuyên biệt, RT-PCR 
có thể phân biệt gữa dòng virus châu Mĩ và dòng virus châu Âu (Mardassi et al.. 1994). 
Phương pháp này được đánh giá nhạy hơn so với phương pháp ly trích virus từ các tế bào 
PAM, có thể dẫn đến kết quả dương tính giả. Tuy vậy, RT-PCR vẫn là một công cụ hiệu 
quả trong việc xét nghiệm PRRSV từ các mẫu tinh dịch và các mẫu mà hoạt động lây 
nhiễm của virus đã bị suy yếu. 
11 
II.1. Chuẩn bị mẫu 
PRRSV có thể được ly trích từ nhiều mô cơ thể khác nhau, nhưng thông thường, 
người ta thường sử dụng huyết thanh, tế bào ở lách và phổi.Các tế bào này sẽ được tiến 
hành ly trích từ 4-6 tuần sau khi PRRSV xâm nhiễm trên heo (Ohlinger et al.. 1992; 
Butner et al., 1994). Sự xuất hiện kháng thể chuyên biệt đối với PRRSV là bằng chứng 
khẳng định sự có mặt của PRRSV trong đại thực bào in vitro (Choi et al.. 1992) hay trong 
cơ thể khi tiêm chủng (Christianson et al., 1993). Khi sử dụng đại thực bào túi phổi ở 
heo (PAM), không nên lấy mẫu từ heo con đã bú mẹ, bởi vì các kháng thể nhận từ sữa 
heo mẹ sẽ làm tăng tính nhạy cảm của PAM đối với PRRSV. Thông thường, người ta 
thường lấy mẫu trên heo từ 4-7 ngày tuổi cho những xét nghiệm trên heo con. Ngoài ra, 
người ta còn lấy mẫu từ huyết thanh của heo trưởng thành và nái đẻ. Sử dụng những mẫu 
PAM này sẽ cho kết quả chính xác nhất trong việc xét nghiệm PRRSV trên heo 
Sự lựa chọn mẫu cũng phụ thuộc vào giai đoạn nhiễm bệnh (cấp tính, hồi phục hay 
mãn tính). Trong trường hợp bệnh ở thể cấp tính, nên lựa chọn các loại mẫu huyết thanh, 
phổi và dịch phế nang để phân lập virus. Nhưng nếu bệnh ở thể mãn tính thì nên dùng các 
loại mẫu hạch bạch huyết, hạch hạnh nhân, dịch thanh khí quản và dịch phế nang. 
Các mẫu bệnh phẩm cần phải được bảo quản ở nhiệt độ 40C hay thấp hơn trong 
quá trình vận chuyển mẫu đến phòng thí nghiệm và thời gian giữ mẫu ở nhiệt độ này tốt 
nhất không quá 48 giờ. Những mẫu bệnh phẩm lưu giữ trong một thời gian dài bắt buộc 
phải được bảo quản ở nhiệt độ -700C, nhưng không bao giờ giữ mẫu ở -200C, không 
được đông và rã đông mẫu nhiều lần. 
II.2. Ly trích RNA từ huyết thanh 
Quy trình ly trích RNA theo bộ kit QIAamp Viral RNA Mini Kit 
Ổn định mẫu ở điều kiện nhiệt độ phòng (15 – 250C) 
Ổn định buffer ở nhiệt độ phòng. 
Kiểm tra buffer AW1 và AW2 đã pha và để ổn định ở nhiệt độ phòng. 
12 
Hoà tan lại khối kết tủa Buffer AVL/Carrier RNA bằng nhiệt nếu cần thiết và giữ 
ở nhiệt độ phòng trước khi sử dụng. 
Tất cả các bước ly tâm đều thực hiện ở nhiệt độ phòng. 
Bước 1: Cho 560 µl Buffer AVL có chứa Carrier RNA vào một tube 1.5 ml. 
Bước 2: Cho 140 µl mẫu vào tube có chứa buffer ở trên. Vortex nhẹ để trộn đều 
trong 15 giây. Nếu mẫu cần phải rã đông thì chỉ nên rã đông một lần. 
Bước 3: Ủ ở nhiệt độ phòng (15-250C) trong vòng 10 phút (thời gian hơi kéo dài 
hơn một chút). 
Bước 4: Ly tâm nhẹ. 
Bước 5: Thêm 560 µl ethanol (96-100%), vortex nhẹ trong 15 giây, sau đó ly tâm 
nhẹ để mẫu dính bên trên rơi xuống. 
Bước 6: Hút 630µl dịch ở trên cho vào QIAamp spin column (trong một tube 
2ml). Chú ý không làm dính vành, đóng nắp, ly tâm với tốc độ 6000 x g (8000 vòng) 
trong 1 phút. Cho QIAamp spin column vào một tube 2 ml sạch và loại bỏ tube có chứa 
dịch lọc. (có thể ly tâm với tốc độ cao hơn ). 
Bước 7: Mở QIAamp spin column và lặp lại bước 6. 
Bước 8: Mở nắp QIAamp spin column một cách cẩn thận và thêm 500 µl Buffer 
AW1, đóng nắp lại và tiến hành ly tâm với tốc độ 6000 x g (8000 vòng) trong 1 phút. Lấy 
QIAamp spin column và cho vào một tube 2 ml mới. Bỏ tube có chứa dịch đi. 
 Bước 9: Mở nắp QIAamp spin column một cách cẩn thận, thêm 500 µl buffer 
AW2, đóng nắp lại và ly tâm với tốc độ 20000 x g (14000 vòng) trong 3 phút. Có thể 
thực hiện ngay bước 10 hay thực hiện bước 9a. 
Bước 9a: Chuyển QIAamp spin column vào một tube 2 ml mới, loại bỏ tube cũ có 
chứa dịch lọc. Ly tâm với tốc độ 14000 vòng trong một phút. 
Bước 10: Chuyển QIAamp spin column vào một tube ly tâm 1,5 ml mới. Loại bỏ 
tube cũ có chứa dịch lọc. Cẩn thận mở nắp QIAamp spin column và thêm 60 µl AVE. 
Đóng nắp lại, giữ ở nhiệt độ phòng trong 1 phút. Sau đó ly tâm với tốc độ 6000 x g (8000 
vòng) trong 1 phút. 
13 
II.3. Thực hiện phản ứng RT-PCR 
RT-PCR được thực hiện với nhiều cặp mồi khác nhau, cho phép phát hiện gene 
của các ORF7, ORF6 hay ORF1b của virus. RT-PCR có thể được thực hiện với nhiều 
loại mẫu khác nhau : máu, huyết thanh, mô, tinh dịch, dịch phế quản, dịch phổitrên cơ 
thể thú sống hoặc thú chết. Đây là ưu điểm quan trọng của RT-PCR. Một vài cặp mồi sử 
dụng trong kỹ thuật RT-PCR : 
- Rovira và cộng sự, 2002 
5’ CCT CGT CAA GTA TCG CCG GTA 3’ 
5’GAC TGT CAA ATT AGC TTG CAC CC 3’ 
- Meritxel Donadeu, 1999 
5’ CCA GCC AGT CAA TAC RCT GTG 3’ 
5’ GCG AAT CAG GCG CAC WGT ATG 3’ 
- Helmi mardassi và cộng sự, 1994 
5’ ATG GCC AGC AGT CAA TCA 3’ 
5’ TCG CCC TAA TTG AAT AGG TG 3’ 
Dưới đây là một thí nghiệm cho thấy khả năng chẩn đoán PRRSV bằng PCR trong mẫu 
tinh dịch 
a/ Vật liệu thí nghiệm và phương pháp 
- Mẫu tinh dịch : Nuôi cấy chủng virus PRRS ATCC VR-2402 trên đại thực bào 
túi phổi. Heo dùng lấy mẫu được tiêm 2ml chủng virus được nuôi cấy ở trên ở nồng độ 
106.5. Tinh dịch được lấy 2 lần mỗi tuần trong suốt 8 tuần sau khi tiêm. 
- Primers : Sử dụng 2 loại primer khác nhau : 
 + Primer được thiết kế từ ORF 7 của chủng virus VR-2332. Trong đó 
 - Primer cho phản ứng outer PCR là : 
14 
 5’-TCGTGTTGGGTGGCAGAAAAGC- 3’ (nucleotides 2763-2785) 
 5’-GCCATTCACCACACATTCTTCC- 3’ (nucleotides 3247-3225) 
 -Primer cho phản ứng nested PCR là : 
 5’-CCAGATGCTGGGTAAGATCATC-3’ (nucleotides 2885-2907) 
 5’-CAGTGTAACTTATCCTCCCTGA-3’ (nucleotides 3121-3099) 
 + Primer được thiết kế từ ORF 1b của chủng virus Lelystad (LV). Trong đó : 
 -Primer cho phản ứng outer PCR là : 
 5’-CCGTCACCAGTGTGTCCAA-3’ (nucleotides 8751-8771) 
 5’-CCGTTCTGAAACCCAGCAT-3’ (nucleotides 9003-8984) 
 -Primer cho phản ứng nested PCR là : 
 5’-ACATGGTATTGTCGGCCTT-3’ (nucleotides 8803-8822) 
 5’-CGTTCTGAAACCCAGCATC-3’ (nucleotides 9002-8983) 
- RNA của PRRSV được phiên mã ngược bằng bộ kit GeneAmp RNA PCR 
(Applied Biosystems, Foster City, Cali). Phản ứng được thực hiện trong các ống tube 
không có dầu (oil-free). Phản ứng được thực hiện như sau : 2 microliters dịch RNA được 
hòa vào một hỗn hợp có nồng độ cuối bao gồm : 5mM MgCl2, 1X buffer II ( 10X dung 
dịch đệm PCR bao gồm 500mM KCl và 100mM Tris-HCl), 1mM mỗi loại dNTP, 1 U 
enzyme Rnase cho mỗi µl, 2.5 U enzyme reverse transcriptase mỗi µl, 0.75 µM mồi 
ngược và 1 µl nước cất cho 20 µl dung dịch. Tất cả hỗn hợp được giữ trong đá lạnh và 
được chạy trong máy luân nhiệt 1 chu kỳ gồm 420C trong 15 phút, 990C trong 5 phút và 
50C trong 5 phút 
- Quá trình PCR được thực hiện qua 2 giai đoạn outer và nested. 
Giai đoạn 1 : cho 80 µl hỗn hợp thực hiện phản ứng PCR với nồng độ : 2mM MgCl2, 1X 
PCR buffer II, 0.15 µM primer outer, 2.5 U enzyme DNA Taq polymerase cho mỗi 100 
µl, 65.5 µl nước cất vào sản phẩm của quá trình phiên mã ngược. Hỗn hợp này (100 µl) 
15 
được tiến hành phản ứng trên máy luân nhiệt trong 40 chu kỳ, bao gồm : 950C trong 25 
giây, 580C trong 5 giây và 740C trong 25 giây 
Giai đoạn 2 : cho 2 µl của sản phẩm outer PCR vào một tube mới có nồng độ 3mM 
MgCl2, 0.4mM mỗi loại dNTP, 2.5 U enzyme DNA Taq polymerase cho mỗi 50 µl, 2.4 
µM cho các primer nested, 8 µl dung dịch đệm PCR II 10X, 19.5 µl nước cất (tube chứa 
tổng cộng 50 µl). Quá trình được thực hiện trong 30 chu kỳ với thời gian và nhiệt độ như 
trên 
Sau khi kết thúc quá trình phóng đại, 9 µl sản phẩm đem hòa với 2 µl dung dịch đệm 1X. 
Hỗn hợp này được tiến hành điện di trên gel SeaKem agarose 1% ( FMC Bioproducts, 
Rockland, Maine) chứa 1 µg ethidium bromide cho mỗi 2ml agarose. Sử dụng thang đo 
là DNA 100bp. Các đoạn 484bp outer ORF 7, 252bp outer ORF 1b, 236bp nested ORF 7, 
200bp nested ORF 1b được quan sát thấy dưới đèn chiếu UV. 
b/ Kết quả : 
- Quan sát điều kiện khuếch đại tối ưu cho phản ứng PCR 
Để gia tăng mức độ đặc hiệu và độ nhạy của phản ứng PCR, nồng độ MgCl2 
được thử nghiệm từ 1.6-5 mM ; nồng độ primer dao động từ 0.2-0.4 µM ; nhiệt độ 
biến tính được thay đổi ở 94, 95 và 980C ; nhiệt độ để primer bắt cặp với khuôn từ 
50-580C và số chu kỳ được thực hiện lần lượt là 30, 40 và 45 chu kỳ. 
Kết quả thí nghiệm cho thấy với 5mM MgCl2, 0.4 µM primer, nhiệt độ bắt 
cặp và biến tính lần lượt là 58 và 950C, thực hiện trong 30 chu kỳ cho kết quả cao 
nhất 
II.4. Điện di sản phẩm PCR 
Cách tiến hành: 
• Pha dung dịch TBE 0,5X. 
16 
• Pha gel agarose với nồng độ 1% : cân 0,15 g agarose cho vào 15 ml dung dịch 
TBE 0,5X. Đun sôi bằng lò vi ba ở 550W trong 3 phút để agarose tan đều. 
• Để nguội đến 50-550C. Chuẩn bị khuôn. Đổ agarose vào khuôn. Chờ 30 phút 
để agarose đông. 
• Gỡ lược ra, để miếng gel vào bồn điện di. Cho TBE 0,5X ngập miếng gel. 
• Đặt mẫu vào các giếng với tỉ lệ 1,5 µl loading dye và 4 µl sản phẩm PCR. 
• Điện di 75 V, 30 phút. 
• Nhuộm ethidium bromide trong 15 phút. Sau đó rửa gel nhiều lần bằng nước 
để loại bỏ bớt ethidium bromide dính bên ngoài miếng gel. Chụp gel bằng tia 
UV. 
• Đọc kết quả điện di: kích thước vùng gene ORF5 723bp; ORF7 670 bp 
Hình 3.1 Sản phẩm sau điện di của phản ứng RT-PCR. (A) Sản phẩm sau điện di của 
phản ứng RT-PCR đoạn ORF5 (723 nt); (B) Sản phẩm sau điện di của phản ứng RT-PCR 
đoạn ORF5 (660 nt). 
- Độ đặc hiệu và độ nhạy của phản ứng PCR 
Các giống Arteriviruses khác (virus Arteritis của ngựa và virus Lactate 
dehydrogenase) không phản ứng với cả hai primer được thiết kế từ đoạn ORF1b 
và ORF7 của genome PRRSV. Primer được thiết kế từ đoạn ORF7 không phản 
A B
500 bp 
723bp 
500 bp 
b
660 bp 
17 
ứng với sáu loại virus khác gây bệnh trên heo (transmissible virus, gastroenteritis 
virus, porcine respiratory coronavirus, rotavirus, pseudorabies virus, parvovirus và 
swine influenza virus) 
Bảy chủng PRRSV được phân lập và thu nhận từ phòng nghiên cứu và chẩn 
đoán bệnh của thú thuộc trường đại học Nam Dakota đều được kiểm tra với cả mồi 
ORF1b và ORF7. Tất cả các mẫu đều cho phản ứng với hai loại cặp mồi này. 
Nhóm nghiên cứu cũng đã cho chạy phản ứng PCR, dùng hai loại primer trên với 
chủng PRRSV LV của châu Âu. Kết quả cho thấy LV có thể được phát hiện bởi 
primer được thiết kế từ gene mã hóa polymerase (ORF1b của LV) nhưng không 
được phát hiện bởi primer thiết kế từ gene mã hóa nhân nucleocapsid (ORF7 của 
VR-2332). Chủng VR-2332 dòng châu Mĩ lại có thể được phát hiện bởi cả hai loại 
primer (Hình 2.1) 
Hình 2.1 : Bảng gel agarose 1% được nhuộm 
bằng Ethidium bromide cho thấy khả năng 
phát hiện PRRSV chủng LV và chủng VR-
2332. Primer được thiết kế từ ORF1b và 
ORF7 được sử dụng cho phản ứng outer (O) 
và nested (N) PCR. Ta sử dụng ladder 
(L)100bp DNA làm thước đo 
Hình 2.2 : Lai probe 32P-oligonucleotide 
đã đánh dấu phóng xạ lên sản phẩm PCR 
outer (O) (484bp) và nested (N) (236bp) 
của primer ORF7 
18 
Hình 2.3 : Độ nhạy của phản ứng outer (O) và nested (N) 
PCR được thể hiện qua phản ứng ở các nồng độ khác nhau 
của mẫu. Kết quả điện di bằng gel agarose 1% nhuộm 
ethidium bromide. Ladder (L) có độ dài 100bp. Số lượng 
phân tử virus ở nồng độ 101 là 10 virion/ml 
19 
III. Kết luận 
Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi người sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm. Việc nuôi 
heo thâm canh đã đáp ứng đòi hỏi của thị trường, chính vì thế đã tạo điều kiện thuận lợi 
cho chủng virus PRRS có cơ hội phát triển và đột biến tạo ra nhiều chủng mới có độc lực 
cao.Thông qua bài tiểu luận này ta phần nào hiểu rõ hơn về virus PRRS,nắm được cấu 
tạo và tác hại mà nó mang đến cho quá trình chăn nuôi  
Vì vậy ,việc chọn ra một phương pháp hiệu quả để chuẩn đoán virus PRRS là rất cần 
thiết. Trong bài tiểu luận này em đã tập trung vào tìm hiểu phương pháp chuẩn đoán 
virus PRRS sử dụng kỹ thuật RT-PCR đây là một trong những phương thức chuẩn chính 
xác và nhanh chóng 
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực của phương pháp ta cần kể đến một số hạn 
chế như chi phí để tiến hành còn cao do vật liệu và thiết bị sử dụng cho kỹ thuật này đa 
phần nhập từ nước ngoài .Bên cạnh đó do độ nhạy của phương pháp nay rất cao nên dễ 
dẫn đến hiện tượng dương tính giả gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm vì thế cần chú 
ý trong quá trình tiến hành và xem xét kỹ quy trình thực hiện để có được kết quả đáng tin 
cậy nhất 
20 
IV. Tài liệu tham khảo 
1. Nguyễn Thái Sơn ,Vai trò gây bệnh trên người của H.pylori luận án tiến sỹ y 
khoa , Hà Nội ,2002,13-15. 
2. Đỗ Ngọc Liêm ,miễn dịch học cơ sở , nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội . 
3. Nguyễn Ngọc Lanh , Văn Đình Hoa ( chủ biên năm 2003 ) miễn dịch học xuất 
bản lần II nhà xuất bản y học Hà Nội . 
4. Vũ Triệu An , Jean claude Homberg (2001 )miễn dịch học in lần II có sủa chữa 
bổ sung , nhà xuất bản y học Hà Nội . 
5. Nguyễn Ngọc Hải (2007), Công nghệ sinh học trong thú y, Nhà xuất bản Nông 
Nghiệp. 
6. Phan Văn Chinh, bài giảng môn học bệnh truyền nhiễm, Khoa chăn nuôi thú Y, 
Trường Đại Học Nông Lâm. 
7. Hướng dẫn phòng trị bệnh ký sinh trùng,bệnh nội khoa và nhiễm độc ở bò sữa. 
PGS.TS Phạm Sỹ Lăng – PGS.TS Lê Văn Tạo. NXB Nông Nghiệp Hà Nội,2006. 
8. Đỗ Ngọc Liêm ,miễn dịch học cơ sở , nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội . 
9. CHO H.J., MCNAB B., DUBUC C., JORDAN L., AFSHAR A., MAGAR R., 
PRINS S. & EERNISSE K. (1997). Comparative study of serological methods for the 
detection of antibodies to porcine reproductive and respiratory syndrome virus. Can. J. 
Vet. Res., 61, 161–166. 
10. E. KOSINOVA, I. PSIKAL, Restriction fragment length polymorphism of 
ORF6 and ORF7 genes of porcine reproductive and respiratory syndrome virus (PRRSV) 
vaccine strains registered in the Czech Republic, Veterinarni Medicina, 51, 2006 (8): 
414–422 
11. S. INDIK, L. VALÍČEK , Differentiation of porcine reproductive and 
respiratory syndrome virus European vaccine strains from Czech field isolates by 
restriction fragment length polymorphism analysis of ORF5 gene, Vet. Med. -Czech, 47, 
2002 (10–11): 295–301 
21 
12. Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (bệnh tai xanh) và bệnh liên cầu khuẩn ở 
lợn. PGS.TS Phạm Sỹ Lăng, TS Văn Đăng Kỳ, nhà xuất bản Nông Nghiệp. 
13. các trang web: 
YBAI2470051721c248b61832&scoid=10682 
www.porcilis-prrs.com 
. 
22 
MỤC LỤC 
Đặt vấn đề.............................................................................................................4 
I. Tình hình dịch bệnh PRRS .............................................................................5 
I.1. Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn.........................................5 
I.2. Virus gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRSV)..........5 
I.3.. Các chủng virus PRRS và sự phân bố của chúng ................................5 
I.4. Cấu trúc phân tử của virus PRRS.........................................................6 
I.5. Cơ chế gây bệnh....................................................................................8 
I.6. Phân bố của bệnh..................................................................................9 
I.7. Triệu chứng lâm sàng ...........................................................................9 
I.8. Bệnh tích ...............................................................................................10 
I.9. Đường truyền lây ..................................................................................11 
II. Một số phương pháp chẩn đoán trong phòng thí nghiệm ............................................12 
II.1. Chuẩn bị mẫu ................................................................................................................13 
II.2. Ly trích RNA từ huyết thanh...............................................................13 
II.3. Thực hiện phản ứng RT-PCR..............................................................15 
III. Kết luận..........................................................................................................20 
IV. Tài liệu tham khảo ........................................................................................21 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_chuan_doan_virus_prrs_porcine_reproductive_and_resp.pdf
Ebook liên quan