An sinh xã hội ở Việt Nam lũy tiến đến mức nào?
Tóm tắt An sinh xã hội ở Việt Nam lũy tiến đến mức nào?: ...ương hưu trí cho những thế hệ người lao động trước đó. Các khu vực miền Bắc có thể có tỉ lệ người già hưởng lương hưu cao hơn vì cả lý do nhân khẩu học và vì số người làm việc ở miền Bắc trước chiến tranh được nhà nước công nhận đã có đóng góp làm tăng số người được hưởng lương hưu hiện nay. Đây ... 0,001 *** 0,175 0,000 *** 0,000 *** 0,310 0,000 *** 0,000 *** 0,000 *** 0,000 *** 0.066 * 0,242 0.418 0,085 * 0,988 0,082 * 0,012 ** 0,596 0,015 ** 0,000 *** 0,000 *** 0,000 *** 0,000 *** 0,000 *** 0,224 *** 0,053 0,000 *** 0,000 *** 0,008 *** 0,000 *** 0,000 *** 0,000...h hộ hoặc sống chung. Ngoài ra cũng có các tác động kinh tế vĩ mô, đối với việc làm và mức lương, và những thay đổi trong chi tiêu công có thể làm thay đổi mức chuyển khoản trong nền kinh tế. Do đó có rất nhiều vấn đề nghiên cứu đặt ra. Chương này sẽ chỉ tập trung vào một phần những vấn đề sơ bộ ...
ia đình và hiệu quả kinh tế nhờ quy mô của nó. Tuy nhiên, chúng tôi không đề cập tới vấn đề này ở đây mà sẽ nói tới trong nghiên cứu song song của chúng tôi về thu nhập của người cao tuổi. Trong thời gian chúng tôi tiến hành nghiên cứu và phân tích, các mức nghèo được tính toàn dựa vào VHLSS 2004 được công bố và làm dấy lên tranh luận về cách lý giải cho sự giảm tỉ lệ nghèo nhanh và mối quan ngại của chính phủ Việt Nam về sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn trong hình thái tiêu dùng và chuẩn nghèo. Đồng thời, cũng nhiều người lo lắng về độ nhạy cảm của cách đo mức nghèo đối với các cấu thành tiêu dùng mà đang làm thay đổi giá cả nhanh chóng và có sự chênh lệch giữa thành phố và nông thôn. Chính vì vậy, chúng tôi đã xem xét khả năng sử dụng chi phí nhà ở để thay thế các cách đo mức nghèo và chênh lệch thành thị nông thôn khác và đưa ra một số cách ước lượng lại mức nghèo sơ khởi và chưa hoàn chỉnh trong đó bỏ qua chi phí nhà ở. Qua đó chúng tôi đã thay đổi đáng kể sự so sánh nghèo giữa thành thị-nông thôn và chúng tôi rất mong sẽ có thêm nghiên cứu dựa trên bước đi đầu tiên này để đưa ra một sự phân tách và ước lượng lại các chuẩn nghèo dựa trên mức tiêu dùng một cách hoàn chỉnh hơn. Hơn nữa, trong phần thảo luận về nghèo, chúng tôi nhấn mạnh tới độ sâu của nghèo khoảng cách tới chuẩn nghèo cùng với tỉ lệ nghèo chung. Điều này hết sức quan trọng trong việc đánh giá tác động của hệ thống an sinh xã hội không chỉ để giảm tỉ lệ nghèo mà còn giảm khoảng cách nghèo hoặc làm tăng mức độ rõ ràng vượt lên trên chuẩn nghèo, và nhờ đó giảm thiểu khả năng trở lại dưới chuẩn nghèo. 5.3 Phát hiện về mức độ luỹ tiến của hệ thống an sinh xã hội Hệ thống an sinh xã hội ở Việt nam có thể được coi là có hai nhóm thụ hưởng chính. Thứ nhất là các hộ thu nhập từ thấp đến trung bình được nhận các loại chuyển khoản nhằm hỗ trợ họ trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và một số trợ cấp xã hội khác. Các chuyển khoản này có liên quan tới thu nhập và một số được cung cấp trực tiếp thông qua các chương trình giảm nghèo. Nhóm thứ hai gồm hai loại đối tượng được thụ hưởng các công chức trước thời kỳ đổi mới đã về hưu hiện nhận lương hưu từ quỹ lương hưu BHXH và các thương binh, gia đình liệt sĩ. Quyền được nhận trợ cấp dưới hình thức chuyển khoản của nhóm này không dựa trên thu nhập hiện thời mà dựa vào thu nhập trước đây của họ (và quá trình được cho là có đóng BHXH) hoặc thuộc diện được phân loại hưởng trợ cấp do những mất mát của họ trước đây trong chiến tranh. Sự mô tả này đơn giản hoá hệ thống an sinh xã hội Việt Nam vì trên thực tế có nhiều hộ có thu nhập cao được nhận trợ cấp y tế dưới hình thức chuyển khoản và nhiều người thụ hưởng phúc lợi xã hội gần đây là do những dị dạng di truyền do hậu quả chiến tranh. Nhưng tác động luỹ tiến chung của những chuyển khoản trợ cấp lại chủ yếu đối với hai loại đối tượng được thụ hưởng trên. 81 5.Tóm tắt và kết luận Nếu xem xét sự phân bổ của loại đối tượng thụ hưởng này, có thể thấy họ sống chủ yếu ở miền Bắc, hiếm khi là người dân tộc thiểu số, và thường là các công chức trước đây, và thường tập trung ở vùng thành thị. Cũng không có gì ngạc nhiên khi các đặc điểm của trợ cấp an sinh xã hội dưới hình thức chuyển khoản cũng tương tự, không phụ thuộc vào thu nhập; nhưng an sinh xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với khu vực, dân tộc và vùng thành thị. Khó khăn trong xác định tác động luỹ tiến là chúng tôi chỉ có thể nghiên cứu dựa trên cơ sở dữ liệu giữa các nhóm tại một thời kỳ và không thể chỉ ra được tác động đối với hai loại đối tượng thụ hưởng. Một nhân tố quan trọng khác của toàn bộ hồ sơ về an sinh xã hội là nhiều loại trợ cấp an sinh xã hội dưới hình thức chuyển khoản khác không chỉ được chi trả theo mức thu nhập, mà còn được trả để hỗ trợ chi phí cho giáo dục và y tế. Như vậy để đánh giá mức độ luỹ tiến của các chuyển khoản này, chúng tôi phải tính đến các loại phí và các nghĩa vụ chi trả cho các dịch vụ này bên cạnh các hình thức trợ cấp thu nhập bằng chuyển khoản để có thể so sánh giữa người thụ hưởng và không thụ hưởng một cách thống nhất. Hai nhân tố trên quyết định mức độ luỹ tiến cơ cấu của hệ thống nhưng nếu sử dụng các định nghĩa thu nhập giản đơn và phân tích dựa vào dữ liệu giữa các nhóm nghiên cứu tại một thời kỳ thì sẽ rất khó xác định mức lũy tiến này. Khi khởi đầu phân tích bằng định nghĩa thu nhập đơn giản cũng đã cho thấy hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam luỹ thoái. Gần 40% tất cả trợ cấp an sinh xã hội là dành cho nhóm ngũ vị giàu nhất trong dải phân phối thu nhập và hơn một phần tư là cho nhóm giàu thứ hai. Nhóm ngũ vị nghèo nhất chỉ nhận được chưa đầy 7%. Lý do là trợ cấp cao hơn thường rơi vào người có thu nhập cao nhất, nhiều người được thụ hưởng nhưng mức thụ hưởng không nhiều trong nhóm thiểu số người thụ hưởng lại nhận được rất nhiều. Việc đa số nhận được khoản trợ cấp y tế và giáo dục nhỏ so với hai loại đối tượng được thụ hưởng nêu ở trên có nghĩa là để đo lường được mức độ luỹ tiến chúng tôi cần phải xem xét cả thu nhập trước và sau khi nhận chuyển khoản và tác động ròng đối với thu nhập của thuế, chuyển khoản và phí. Và khi nghiên cứu theo hướng này, kết quả phức tạp hơn nhiều bức tranh thu nhập trước chuyển khỏan thể hiện sự lũy tiến. Những người thuộc các nhóm ngũ vị nghèo nhất có tác động ròng của thuế và chuyển khỏan lớn nhất và sau khi trừ đi chi tiêu cho y tế và giáo dục họ có mức giảm thu nhập ít nhất. Tuy nhiên, những kết quả này chỉ cho phép xem xét một định nghĩa rất lạ về thu nhập ban đầu thu nhập của những người hưu trí hiện nay nếu không nhận được lương hưu. Thực tế, có một nhóm nhỏ cựu công chức có thu nhập cao hơn mức thu nhập trung bình trong suốt thời gian làm việc của họ, và do đó nếu đưa thu nhập của họ trở thành không trong tình huống ngược với thực tế để so sánh thì sẽ rất khó phân tích. Kể cả như vậy thì có thể thấy một phát hiện quan trọng là sau khi tính phí sử dụng và chi tiêu cho y tế và giáo dục, những lợi ích từ trợ cấp an sinh xã hội dưới hình thức chuyển khoản đối với nhóm ngũ vị nghèo nhất bị giảm xuống còn bằng không. Phân tích của chúng tôi sử dụng số liệu về tiêu dùng và nghèo đã khẳng định được rằng trợ cấp giáo dục và nhận phúc lợi xã hội cao nhất ở những nhóm ngũ vị nghèo nhất và với những nhóm ít nghèo hơn thì thấp hơn rất nhiều trong khi đối với lương hưu thì kết quả hoàn toàn trái ngược các hộ giàu hơn được nhận nhiều hơn nhiều. Chuyển khoản theo giá trị danh nghĩa là cao nhất đối với lương hưu, sau đó là phúc lợi xã hội. Đối với hầu hết các loại trợ cấp, giá trị tuyệt đối của các trợ cấp hộ ít nghèo hơn nhận được (trên đầu người) cao hơn nhiều - đôi khi gấp đến 10 lần những người trong các hộ nghèo nhất. Mức độ luỹ tiến hơn được thấy khi coi các khoản chuyển khoản trợ cấp như một phần của chi tiêu tiêu dùng cá nhân trên đầu người; lúc đó ít nhất lương hưu được coi là cao cho các hộ nghèo nhất so với các hộ ít nghèo hơn. Chi trả phúc lợi xã hội so với mức tiêu dùng cao hơn đối với nhóm trên chuẩn nghèo so với nhóm dưới chuẩn nghèo. Trợ cấp giáo dục rất nhỏ so với mức tiêu dùng, nhưng lợi ích của nó cao hơn đối với nhóm ngũ vị nghèo nhất so với nhóm có mức tiêu dùng cao hơn. Tác động của chi chuyển khoản an sinh xã hội đối với nghèo thể hiện ở sự gia tăng tỉ lệ nghèo theo đầu người lên thêm 4,6% khi không có bất kỳ chuyển khoản trợ cấp an sinh xã hội nào. Chủ yếu tác động là nhờ vào lương hưu còn các loại trợ cấp chuyển khoản khác có tác động không đáng kể dựa trên điểm phần trăm tăng tỷ lệ nghèo. Những ước lượng này không cố gắng tính tới tính huống giả định về sự thay đổi của mức tiêu dùng khi không có trợ cấp an sinh xã hội dưới hình thức chuyển khoản. 82 An sinh xã hội ở Việt Nam Lũy tiến đến mức nào? 5.4 Tác động hành vi Chúng tôi tiếp cận vấn đề tác động hành vi của chuyển khoản an sinh xã hội với sự cẩn trọng cao vì những hạn chế số liệu và các khía cạnh lý thuyết khiến cho khó có thể xác lập được một giả định tình huống trái với thực tế rõ ràng do những hành vi không quan sát được như quyết định sống chung, sống riêng và di cư có tầm quan trọng rất lớn với việc tụ hợp và chia sẻ thu nhập ở Việt nam. Chúng tôi không cố gắng sử dụng dữ liệu hai chiều để quan sát nữhng thay đổi hành vi giữa năm 2002 và 2004 trong mối liên hệ với việc nhận được trợ cấp an sinh xã hội. Chúng tôi thấy rằng trợ cấp an sinh xã hội thường xuyên dưới hình thức chuyển khoản như lương hưu và phúc lợi xã hội có quan hệ với những quyết định tích cực cho con cái tiếp tục đi học trên tiểu học. Mặt khác, sự tham gia hoạt động kinh tế của nam giới trong độ tuổi lao động (từ 16 đến tuổi nghỉ hưu) giảm trong các hộ được nhận lương hưu BHXH. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế lại tăng đối với nữ trong độ tuổi lao động trong các hộ gia đình nhận phúc lợi xã hội. Việc hộ nhận trợ cấp an sinh xã hội cũng có quan hệ với việc tăng xác suất hộ gửi và nhận quà biếu và tiền hỗ trợ không chính thức. Tuy nhiên đánh giá tác động của an sinh xã hội đối với hành vi tiết kiệm bị hạn chế bởi số ít người và đặc điểm mang tính có chọn lọc của những người được quan sát là có duy trì và sử dụng các khoản tiết kiệm. Chúng tôi xem xét cả tài sản và tiền tiết kiệm cùng với các luồng ra và vào của các tài khoản tiết kiệm và nhận thấy rằng mức tiết kiệm và tài sản có quan hệ tích cực và có ý nghĩa với việc nhận trợ cấp an sinh xã hội trong các hộ. 5.5 Những lựa chọn chính sách và tương lai chính sách Nếu xem xét định nghĩa an sinh xã hội một cách nghiêm ngặt, và do đó tập trung vào lương hưu, thì nguồn chi trả lương hưu trong tương lai cho những người hiện đang làm việc phải được tạo ra ngay từ bây giờ bằng việc thúc đẩy các khoản tiết kiệm/đóng bảo hiểm tự nguyện cùng với việc tăng chi phí của BHXH bắt buộc hiện nay đối với nhóm lao động hưởng lương chính thức. Tác động của quyết định này, nhất là nếu nó dẫn tới phản ứng hành vi làm tăng việc làm trong khu vực không chính thức, chắc chắn sẽ làm tăng mức luỹ thoái từ ngắn đến trung hạn trong bất kỳ phân tích sử dụng dữ liệu giữa các nhóm tại một thời kỳ. Chúng ta chắc chắn sẽ thấy những người đóng góp cho an sinh xã hội có thu nhập ròng thấp hơn so với những người đang được thụ hưởng lương hưu những người sẽ tiếp tục duy trì mức thu nhập trung bình hoặc trên trung bình. Do đó vấn đề chính đối với lương hưu và sự lũy tiến là đảm bảo sự bình đẳng và luỹ tiến lớn cho những người cao tuổi hiện nay những người ít được bao phủ bởi các chuyển khoản từ nhà nước nhưng như chúng ta đã thấy lại là nhân tố quan trọng làm giảm nguy cơ nghèo của hộ. Cách tiếp cận rộng của chúng tôi nhấn mạnh tới hỗn hợp các chương trình bảo trợ xã hội hơn là một định nghĩa nghiêm ngặt về an sinh xã hội. Hỗn hợp các hình thức bảo trợ xã hội này nhấn mạnh tới cả những luồng chuyển khoản tư nhân giữa các hộ và các trợ cấp cho việc sử dụng dịch vụ y tế và giáo dục tư nhân cùng với việc nhà nước cung cấp các dịch vụ và các chuyển khoản trợ cấp. Vấn đề là hiện nay theo định nghĩa này, hỗn hợp các chương trình bảo trợ này mang tính luỹ thoái. Tác động ròng của các chuyển khoản tư nhân giữa các hộ tích cực hơn đối với nhóm ngũ vị giàu hơn trong khi các hộ nghèo hơn phải dùng phần lớn thu nhập để chi trả các loại phí sử dụng và dịch vụ y tế và giáo dục. Bổ sung phát hiện này vào bức tranh lũy thoái cơ cấu chính do việc tài trợ và chi trả lương hưu ở trên, đặt ra yêu cầu cấp bách phải nâng cao hơn sự bình đẳng và mức độ luỹ tiến của hệ thống. Nhưng điều khả quan là những nguồn chi trả cho hỗn hợp bảo trợ xã hội này từ chi chuyển khoản của nhà nước nhìn chung mang lại tác động tích cực tỉ lệ đi học tăng, các quỹ của các hộ gia đình tăng giúp tiếp tục và mở rộng các luồng hỗ trợ có đi có lại giữa các hộ gia đình. Cách tiếp cận rộng hơn đối với hỗn hợp các hình thức bảo trợ xã hội cho phép cân bằng giữa các dịch vụ, chuyển khoản, phí và thuế của nhà nước với các khoản hỗ trợ tư nhân không chính thức. Để có được tác động lũy tiến và tích cực của an sinh xã hội, nhà nước cần có hành động để giải quyết nạn tham nhũng. Ngay cả khi không thay đổi các chương trình trợ cấp hiện nay thì tính lũy tiến cũng sẽ cao hơn nhiều nếu tham nhũng bị xoá bỏ. Khi không còn các khoản phí và những yêu sách tham nhũng của các cơ sở cung cấp dịch vụ thì những người quyết định không sử dụng dịch vụ do không có khả năng tài chính để chi trả cho các phí tham nhũng sẽ không phải tìm đến các dịch vụ tư nhân và trả phí mức thấp cho dịch vụ không trọn vẹn. Nhưng đây chỉ là bước khởi đầu, nhằm cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ chứ chưa phải chương trình nghị sự cho tương lai của hệ thống an sinh xã hội. Chương trình này sẽ rộng hơn thế rất nhiều, và thậm chí rộng hơn việc 83 5.Tóm tắt và kết luận chỉ xét tới các mô hình thay thế chuyển khoản mà Justino đã gợi ý xem xét (Justino 2005) Thúc đẩy một hỗn hợp các hình thức bảo trợ xã hội tối ưu đòi hỏi xem xét các luồng nguồn quỹ chi trả và tập hợp các loại trợ cấp. Ngoài ra phải xây dựng năng lực lập mô hình và kiểm định một loạt các gói cải cách với nhiều chiến lược thực hiện và lộ trình khác nhau. Chúng tôi rất ủng hộ việc đầu tư đồng thời vào lập mô hình và thực hiện mô phỏng vi mô cùng với việc cải thiện chất lượng số liệu và các cách tiếp cận phương pháp luận như đã nêu ở trên. Nên dành gói dịch vụ và hỗ trợ thu nhập nào cho trẻ em? Trợ cấp giáo dục, cả bằng hiện vật và qua học bổng, trợ cấp cần được xem xét lại kỹ lưỡng nhất là nếu muốn đạt được mục tiêu phổ cập giáo dục THCS. Việc bắt buộc trẻ em ở độ tuổi thiếu niên tham dự học ở trường làm tăng chi phí cơ hội của việc giáo dục, nhất là đối với người nghèo, và do đó cần phải cân nhắc cẩn thận các loại chi phí và các hình thức hỗ trợ. Phí y tế và các trợ cấp thu nhập cho y tế và các trợ cấp khác cũng cần được xem xét cẩn thận. Các mô hình chi phí và hành vi cụ thể hơn nhằm cân nhắc những giải pháp chính sách cho lĩnh vực dịch vụ y tế cần được xem xét và áp dụng cẩn thận. Liệu có thể sử dụng các hình thức bảo hiểm lũy tiến có hoặc không có phí và cùng chi trả để phổ cập chi phí giữa các nhóm không? Vấn đề người cao tuổi đặt ra một khó khăn về chính sách sẽ được đề cập trong nghiên cứu kèm theo của chúng tôi. Rõ ràng với một chương trình hỗ trợ thu nhập toàn quốc chỉ dựa trên định nghĩa hiện nay về tuổi về hưu đòi hỏi phải xác định mục tiêu rõ ràng nhằm tránh chi trả trùng lặp cho những người hưu trí hiện nay và đảm bảo là có khả năng chi trả. Có rất nhiều lựa chọn có thể được coi như mục tiêu và được lập mô hình. Chúng tôi đề xuất rằng những cải cách chính sách này nên được thúc đẩy trên cơ sở những nguồn thông tin và số liệu tốt nhất cũng như cân nhắc một cách cẩn thận nhất những tác động và hậu quả có thể có. Việc tối ưu hóa hỗn hợp các hình thức bảo trợ xã hội là quan trọng nhưng phải được cân bằng để tránh một số những bất bình đẳng do cho phép hỗn hợp các bảo trợ hiện nay tiếp tục không được kiểm tra lại. Ví dụ, việc tiếp tục duy trì các hình thức hỗ trợ tư nhân giữa các hộ là hết sức quan trọng nhưng cũng quan trọng không kém là phải bù lấp những hậu quả của nó nếu một nhóm thiểu số bị bỏ qua và không được hưởng lợi ích này ví dụ như nhóm dân tộc thiểu số. 84 Axelson và các tác giả khác, (2005) Tác động của Quỹ Y tế cho hộ nghèo ở hai tỉnh của Việt Nam, Báo cáo tại Diễn đàn nghiên cứu y tế toàn cầu 9, Mumbai, ấn Độ, tháng 9/2005 Balch B., Chuyen T.T.K., Haughton D. and Haughton J. (2004) Sự phát triển của dân tộc thiểu số ở Việt Nam: Xét từ viễn cảnh kinh tế xã hội trong Glewwe P., Agrawal N, và Dollar D. (eds) Tăng trưởng kinh tế, nghèo, và phúc lợi hộ ở Việt Nam, Washington DC: Ngân hàng Thế giới Cowell F (2006) Đo lường bất bình đẳng, DARP báo cáo thảo luận 86, London: STICERD London School of Economics Cox D. (2004) Chuyển khoản tư nhân giữa các hộ gia đình trong Glewwe P., Agrawal N, and Dollar D. (Eds) Tăng trưởng kinh tế, nghèo, và phúc lợi hộ ở Việt Nam, Washington DC: Ngân hàng Thế giới Đặng, N. A., Tacoli C. và Hoàng X. T. (2003), Di cư ở Việt Nam: Tổng quan thông tin về các xu hướng và hình thái hiện tại và ý nghĩa chính sách, tháng 4/2003. Economist Intelligence Unit (205) Đất nước Việt Nam, 2005, London, EIU Edwin Shanks và Carrie Turk, Khuyến nghị chính sách từ người nghèo, Tham vấn địa phương về Chiến lược giảm nghèo và tăng trưởng toàn diện (Tập II: Tổng hợp kết quả và các phát hiện), báo cáo cho Nhóm công tác nghèo, Hà Nội EU (2005) Hướng tới việc xây dựng Chương trình hành động cho khu vực Tây Nguyên Việt Nam, dự thảo báo cáo, tháng 8/2005, trang 7 Evans M. Gough G. Harkness S., McKay A., Thanh Dao H., và Le Thu N. (2007) Mối liên quan giữa tuổi cao và nghèo ở Việt Nam Báo cáo thảo luận chính sách của UNDP2007/2, Hanoi: UNDP Falkingham J. and Hills J. (Eds) (1995) Sự năng động của Phúc lợi: phúc lợi và chu kỳ cuộc sống, London: Harvester-Wheatsheaf Glewwe P (2005) Báo cáo của nhóm nghiên cứu, 22 tháng 11 năm 2005, Ngân hàng thế giới, Hà Nội. Mimeo TCTK và Quỹ Dân số Gia đình LHQ (UNFPA)(2004), Điều tra di cư Việt Nam năm 2004: những phát hiện chính, Nhà xuất bản thống kê Haughton J., The Quan N., và Hoang Bao N. (2006) Đánh thuế ở Việt Nam, Asian Economic Journal Vol 20, No 2 217-239 KPMG (2004) Flash International Executive Alert, KPMG, download on February 1, 2006 from http:www.us.kpmg.com/ies/flashalerts Jowetta M., Contoyannis P. and Vinh N.D. (2003) Tác động của bảo hiểm y tế tự nguyện đến chi tiêu y tế ở Việt Nam, Social Science & Medicine V56 #2 333342 Justino P. (2005) Ngoài Xóa Đói Giảm Nghèo: Khuôn khổ Hệ thống An sinh Xã hội Quốc Gia Hợp nhất ở Việt Nam Báo cáo đối thoại chính sách của UNDP 2005/1, Hanoi: UNDP Le, M. T. và Nguyen D. V (1999), Tiền gửi và phân phối thu nhập trang 167-181 trong Haughton, Dominique, và những người khác (eds.) Sức khỏe và Phúc lợi ở Việt Nam Phân tích mức sống hộ gia đình, Singapore: Institute of Southeast Asian Studies Bộ GD&ĐT, Kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục 5 năm, 2006-2010, Hà Nội, tháng 7/2005, trang 9 Bộ Y tế và Tổng cục Thống kê, Hà Nội (2003), Điều tra y tế quốc gia 2001-2002, Báo cáo chủ đề: Tình hình khu vực y tế tư nhân, trang 38. Bộ Y tế và Tổng Cục Thống kê, 2003, Điều tra y tế toàn quốc 2001-2002, Báo cáo chủ đề: Tình hình Bảo hiểm y tế ở Việt Nam (trang 4) Bộ Y tế (2004) Báo cáo đánh giá 1 năm khám chữa bệnh cho người nghèo, Hà Nội, tháng 3 2004 Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2006) Phát triển hệ thống bảo trợ xã hội phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Tài liệu tham khảo 85 Tài liệu tham khảo P Pham T Dong, Pham T Thanh, Dam V Cuong, Duong H Lieu, Nguyen H Long (2002) Phí sử dụng, bảo hiểm y tế và sử dụng dịch vụ y tế, Bộ Y tế và Uỷ ban Khoa học và giáo dục trung ương, tháng 9/2002 CHXHCN Việt Nam (2005), Việt Nam quản lý chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo - Đánh giá tổng hợp chi tiêu công, đấu thầu, mua sắm công và trách nhiệm tài chính. Nhà xuất bản tài chính, tháng 4/2004 Trivedi P.K. (2004) Các hình thái sử dụng dịch vụ chăm sóc y tế ở Việt Nam: Phân tích điều tra mức sống hộ Việt Nam năm 1998 trong Glewwe P., Agrawal N, and Dollar D. (Eds) Tăng trưởng kinh tế, nghèo, và phúc lợi hộ ở Việt Nam, Washington DC: Ngân hàng Thế giới UNDP, 2004, Đánh giá và lập kế hoạch cho tương lai: Đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và Chương trình 135 , Hà Nội, Việt Nam UNICEF, (2005) Tình hình giáo dục trẻ em gái ở Việt Nam. Lấy từ trang web của UNICEF ngày 29/11/2005: Van de Walle D. (2004) Tình hình động và tĩnh của hệ thống bảo trợ công ở Việt Nam trong Glewwe P., Agrawal N, và Dollar D. (Eds) Tăng trưởng kinh tê, Nghèo và Phúc lợi Hộ gia đình ở Việt Nam, Washington DC: Ngân hàng thế giới Báo cáo chung của các nhà tài trợ cho Hội nghị Nhóm các nhà Tư vấn của Việt Nam (2004) Báo cáo Phát triển Việt Nam 2003, Nghèo, , Hà Nội tháng 12/2003 Báo cáo chung của các nhà tài trợ cho Hội nghị Nhóm các nhà Tư vấn của Việt Nam (2005) Báo cáo Phát triển Việt Nam 2005, Kinh doanh, , Hà Nội, tháng 12/2005
File đính kèm:
- an_sinh_xa_hoi_o_viet_nam_luy_tien_den_muc_nao.pdf