Bài giảng Cấu tạo kiến trúc nhà dân dụng - Chương 5: Cầu thang

Tóm tắt Bài giảng Cấu tạo kiến trúc nhà dân dụng - Chương 5: Cầu thang: ...u dài 1 bước chân) 8 = 800 hoặc (800 + n*500) 9Độ dốc: là tỉ lệ giữa chiều cao (h) và chiều rộng bậc thang (b) - Độ cao của bậc thang có quan hệ với chiều dài bước chân người đi (bước chậm: 59cm; trung bình: 62-64cm) - Đảm bảo m = 2h+b = 590 - 630 (thích hợp nhất m=600 và b=300, h=150) -...hang Đủ rộng để đưa ống cứu hỏa và dễ ghép cốp pha ≥ 100 Cấp phòng hỏa Cầu thang ở 2 đầu Cầu thang giữa I và II 40 m 25 m III 30 m 20 m IV 25 m 15 m V 20 m 10 m 12 Chương 5 CẦU THANG 2.2. Cấu tạo chị tiết thang bộ thông thường 2.2.1. Thang bộ BTCT toàn khối a. Cầu thang kiểu bản: Kết ...G 2.2.2. Thang bộ BTCT lắp ghép c. Cầu thang BTCT lắp ghép cấu kiện lớn - Gồm: bản chiếu nghỉ và bản thang - Bản chiếu nghỉ: kết cầu sàn panel gác lên dầm và tường - Bản thang: tựa lên dầm chiếu nghỉ và chiếu tới d. Liên kết giữa các cấu kiện - Liên kết toàn khối: liên kết các thanh thép c...

pdf22 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Cấu tạo kiến trúc nhà dân dụng - Chương 5: Cầu thang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA KIẾN TRÚC - QUY HOẠCH
BỘ MÔN KIẾN TRÚC DÂN DỤNG
CẤU TẠO KIẾN TRÚC
NHÀ DÂN DỤNG
Chương trình dành cho SV các ngành Kiến trúc và Xây dựng
CẤU TẠO KIẾN TRÚC
NHÀ DÂN DỤNG
CHƯƠNG 5
CẦU THANG
Chương 5
CẦU THANG
1. Khái niệm chung
1.1. Khái niệm, yêu cầu của thang
Cầu thang là không gian giao thông theo
chiều đứng, có tác dụng:
 Liên hệ giữa các tầng nhà
 Tăng thêm độ cứng cho nhà
 Tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà
Yêu cầu tác dụng
 Sử dụng thuận tiện (dễ tiếp cận, độ dốc,
hạn chế bậc chéo góc)
 Kinh tế và thẩm mỹ
 Thi công dễ dàng và nhanh chóng
 Bảo đảm an toàn (buồng thang đủ ánh
sáng, bậc thang không trơn trượt)
 Bền vững (chịu tải trọng khi vận chuyển
vật nặng, chịu lửa tốt)
3
Chương 5
CẦU THANG
1.2. Phân loại cầu thang
 Phân loại theo vị trí
- Cầu thang ngoài nhà
- Cầu thang trong nhà
 Phân loại theo chức năng
- Cầu thang chính
- Cầu thang phụ
- Cầu thang thoát hiểm
- Cầu thang phục vụ
 Phân loại theo vật liệu
- Cầu thang gỗ
- Cầu thang gạch, đá
- Cầu thang BTCT
- Cầu thang thép
- Cầu thang kính
4
Chương 5
CẦU THANG
1.2. Phân loại cầu thang
 Phân loại theo hình thức
- Cầu thang thẳng, ngoặt,
vuông góc, kép
- Cầu thang tròn, trôn ốc
- Cầu thang bát giác, lệch
tầng
- Cầu thang 1 vế, 2 vế
chéo nhau, 2 vế đối xứng,
3 vế, 4 vế
5
Một số mặt bằng thang thường gặp
Chương 5
CẦU THANG
1.2. Phân loại cầu thang
 Phân loại theo cấu tạo
- Cầu thang không bậc (đường dốc)
- Cầu thang có bậc
- Thang máy
- Thang tự hành
 Phân loại biện pháp thi công
- Cầu thang toàn khối
- Cầu thang lắp ghép
Cầu thang
(thang bộ)
Thang
máy
Thang
tự hành
CỤM GIAO THÔNG
THEO CHIỀU ĐỨNG TRONG CÔNG TRÌNH
6
Đường
dốc
Chương 5
CẦU THANG
2. Cấu tạo thang bộ thông thường vật liệu BTCT toàn khối
2. 1. Các bộ phận cơ bản và kích thước chung của cầu thang
chiếu
tới
7
chiếu
nghỉ
dầm chân thang
chiếu tới
chiếu nghỉ
bậc thang
dầm
chiếu
nghỉ
dầm
chiếu
tới
Thân thangChiếu tới Chiếu nghỉ
Chương 5
CẦU THANG
2.1. Các bộ phận cơ bản và kích thước chung
của cầu thang
Thân thang :
- Là bản sàn đặt nghiêng, phía trên có bậc để
đi lại. Kích thước: Phụ thuộc lưu lượng, số
người sử dụng, quy phạm tính toán
- Nhà ở: + Nhà ở riêng lẻ: 700 - 1200
+ Chung cư: 1200 - 1400
- Nhà công cộng: thường 1400 - 2000 (căn
cứ vào tính toán thoát người)
- Chung cư và nhà công cộng:
900 ≤ rộng thân thang ≤ 2200
- Số bậc trong 1 đợt thang (n): 3 ≤ n ≤ 18
Chiếu nghỉ (c), chiếu tới
- Kích thước: > hoặc = chiều rộng thân thang
- Thang thẳng: chiều dài chiếu nghỉ 800 hoặc
(800 + n*500) (n: số bước đi, 500: chiều dài 1
bước chân)
8
= 800
hoặc (800 + n*500)
9Độ dốc: là tỉ lệ giữa chiều cao (h) và
chiều rộng bậc thang (b)
- Độ cao của bậc thang có quan hệ với
chiều dài bước chân người đi (bước
chậm: 59cm; trung bình: 62-64cm)
- Đảm bảo m = 2h+b = 590 - 630 (thích
hợp nhất m=600 và b=300, h=150)
- Độ dốc còn tương quan đến công
năng công trình.
- Trong 1 cầu thang không nên thay
đổi độ dốc
- Thông thường: h=140-180;
b=220-320
Chương 5
CẦU THANG
Nhà ở Trường học Hội trường Bệnh viện Nhà trẻ
Chiều cao (h) 150 - 175 140 - 160 130 - 150 150 120 - 150
Chiều rộng (b) 250 - 300 280 - 320 300 - 350 300 250 - 280
Chương 5
CẦU THANG
Lan can, tay vịn: chiều cao tính từ điểm giữa mặt bậc đến
mặt trên lan can
- Phụ thuộc: độ dốc cầu thang (thang dốc ít thì yêu cầu lan
can cao và ngược lại)
- Chiều cao lan can
+ 800 - 1000 đ/v người lớn (trung bình 900)
+ 500 - 600 đ/v trẻ em
- Gồm 2 loại: lan can đặc, lan can rỗng (các khoảng trống
< 150)
- Tay vịn đảm bảo trơn, nhẵn
80
0-
10
00
10
<150
≥ 2
00
0
≥ 2
00
0
≥ 2
00
0
Khoảng cách đi lọt
- Khoảng đi lọt ≥ 2000
(cầu thang xuống tầng
hầm, cửa đi dưới chiếu
nghỉ, mặt thang dưới đến
trần thang trên)
Chương 5
CẦU THANG
Bậc thang
 Mũi bậc thường chườm ra
ngoài 15 - 25 (để mở rộng
mặt bậc)
 Mặt bậc có các giải pháp
chống trơn trượt (nhất là
thang ngoài trời)
11
Chương 5
CẦU THANG
Khoảng cách phòng hỏa
- Là khoảng cách thoát người,
được tính từ nơi làm việc xa nhất
đến cầu thang
Khoảng cách điều hòa (s)
- Để người đi lại ở khu cầu thang
và hành lang không va chạm nhau,
được tính từ mép ngoài của tường
đến mép của bậc thang đầu tiên
- s ≥ 300 (rộng bản thang ≤ 1200),
- s ≥ 600 (rộng bản thang > 1200)
5.2.8. Khoảng giữa 2 vế thang
Đủ rộng để đưa ống cứu hỏa và dễ
ghép cốp pha ≥ 100
Cấp
phòng hỏa
Cầu thang ở 2 đầu Cầu thang giữa
I và II 40 m 25 m
III 30 m 20 m
IV 25 m 15 m
V 20 m 10 m
12
Chương 5
CẦU THANG
2.2. Cấu tạo chị tiết thang bộ thông thường
2.2.1. Thang bộ BTCT toàn khối
a. Cầu thang kiểu bản: Kết cấu là 1 tấm bản phẳng đặt
nghiêng (bậc xây gạch) hoặc bản gãy
- Bản tựa lên tường hoặc dầm chiếu nghỉ, chiếu tới (tải
trọng trên thân thang truyền theo hướng thang đến gối
tựa trên và dưới)
- Phù hợp với thang nhỏ, hẹp, chịu tải trọng nhỏ
b. Cầu thang kiểu bản dầm
- Bản thang tựa lên dầm cốn, bậc xây gạch hoặc đổ liền
1 khối với bản
bản phẳng bản gãy
cốn chìm cốn nổi
13
cốn
nửa nổi
nửa chìm
- Dầm cốn tựa lên dầm chiếu tới và dầm chiếu nghỉ (dầm chân thang
đ/v vế thang đầu)
- Vị trí bản thang và dầm cốn
. Bản thang nằm phía trên dầm cốn (cốn chìm)
. Bản thang nằm phía dưới dầm cốn (cốn nổi)
. Bản thang nằm giữa dầm cốn (cốn nửa nổi nửa chìm)
Các kích thước cơ bản của: bản, dầm được xét theo công thức
kết cấu ở chương sàn
Chương 5
CẦU THANG
2.2.2. Thang bộ BTCT lắp ghép
a. Cầu thang BTCT lắp ghép cấu kiện nhỏ
- Chỉ lắp ghép các bản 1 bậc thang
- Các bản 1 bậc thang kê lên tường hay dầm cốn
(đổ tại chỗ hoặc lắp ghép)
- Ưu điểm: thi công đơn giản, không cần máy móc
- Nhược điểm: thi công chậm, nhiều cấu kiện
b. Cầu thang BTCT lắp ghép cấu kiện trung bình
- 2 loại: cầu thang kiểu bản và kiểu bản dầm
- Cầu thang kiểu bản: bản bậc thang (gác lên sàn
và chiếu nghỉ, có thể là 1 hay nhiều dải bản ghép
cạnh nhau) và bản chiếu nghỉ (giống kết cầu sàn
panel gác lên dầm và tường)
- Cầu thang kiểu bản dầm: bản bậc thang, bản
chiếu nghỉ và dầm cốn (tựa lên dầm chiếu nghỉ và
chiếu tới)
14
Chương 5
CẦU THANG
2.2.2. Thang bộ BTCT lắp ghép
c. Cầu thang BTCT lắp ghép cấu kiện lớn
- Gồm: bản chiếu nghỉ và bản thang
- Bản chiếu nghỉ: kết cầu sàn panel gác lên
dầm và tường
- Bản thang: tựa lên dầm chiếu nghỉ và chiếu
tới
d. Liên kết giữa các cấu kiện
- Liên kết toàn khối: liên kết các thanh thép
chờ của các cấu kiện, đổ BT bảo vệ liên kết 
cấu kiện vững chắc, bền lâu, thi công chậm
- Liên kết hàn: liên kết hàn các bản thép chờ
của các cấu kiện, phủ vữa XM bảo vệ liên kết
 thi công nhanh, không chắc chắn và bền
vững
15
Chương 5
CẦU THANG
2.2.3. Cầu thang BTCT xoáy tròn
 Thường là thang phục vụ, thang phụ hay
thang cấp cứu, phòng hỏa
 Trong phạm vi 1 tầng không cần chiếu nghỉ
 Bản thang rộng ≥ 900, bề rộng giữa bậc ≥ 250
 Thang toàn khối: bản thang có dầm cốn hoặc
1 đầu ngàm vào xung quanh cột tròn
 Thang lắp ghép: bản bậc hình giẻ quạt có vòng
khuyên rỗng lồng vào trụ thép ngàm chặt
16
Chương 5
CẦU THANG
Ví dụ bài tập thiết kế cầu thang
a. Yêu cầu:
Thiết kế cầu thang bản dầm, 2 vế,
có chiếu nghỉ (cho nhà công cộng)
với các kích thước ô thang như hình
vẽ Mặt cắt A - A
17
Mặt bằng
AA
Chương 5
CẦU THANG
Ví dụ bài tập thiết kế cầu thang
b. Lựa chọn các thông số:
- Chọn chiều rộng thông thủy bản
thang (không kể cốn): l = 1350
- Chọn chiều rộng cốn: e = 110
- Rộng khe thang (khoảng cách giữa
2 mép cốn thang): f = 3080-2*(l+e) =
160 đạt
- Chọn cao bậc h = 150  rộng bậc
b = (600 - h)/2 = 300 đạt
- Tổng số bậc = 3300/150 = 22 bậc
- Số bậc trên 1 vế thang
n = (22 - 1 ch.nghỉ - 1 ch.tới)/2 = 10
- l=1350 > 1200 khoảng điều hòa
s ≥ 600 chọn s = 600
- Rộng chiếu nghỉ c = (4880+220)-
(n*b+s+e) = 1390 > l=1350 đạt
Mặt cắt A - A
18
Mặt bằng
AA
Chương 5
CẦU THANG
Ví dụ bài tập thiết kế cầu thang
c. Vẽ
Mặt cắt A - A
19
Mặt bằng tầng 1
AA
Mặt bằng tầng 2
AA
20
Chương 5
CẦU THANG
3. Một số loại thang khác
3.1. Thang máy
 Có 2 loại:
- Thang máy dạng mô tơ (phòng máy đặt
trên cùng)
- Thang máy thủy lực (phòng máy đặt phía
dưới): tối đa 25m. Đa số dùng cho thang
chở hàng vì thang có khả năng nâng được
tải trọng lớn.
- Tốc độ thang máy, kích thước lồng thang
phụ thuộc hãng sản xuất
 Các hình thức thang máy:
- Thang chở khách
- Thang chở hàng
- Thang bệnh viện
- Thang chở thức ăn trong nhà hàng
- Thang gia đình (không cần phòng máy): tối
đa 30m Thang thủy lực Thang mô tơ
21
3.1. Thang máy
Chương 5
CẦU THANG
Thang gia đình
(không phòng máy)Kích thước khoảng đệm trước thang máy
22
Chương 5
CẦU THANG
3.2. Thang băng tải
Vị trí: đặt tại nơi có
nhiều người đi lại liên
tục như nhà ga, sân
bay, siêu thị.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_cau_tao_kien_truc_nha_dan_dung_chuong_5_cau_thang.pdf
Ebook liên quan