Bài giảng Cấu tạo máy trục - Vũ Ngọc Chiến

Tóm tắt Bài giảng Cấu tạo máy trục - Vũ Ngọc Chiến: ...ng lót; 10. Bạc trượt; Cần chính gồm: Đoạn cần số 7. Đoạn cần số 8. Đoạn cần số 6. Các đoạn cần được liên kết với nhau bằng các trục chốt để dễ dàng tháo lắp ( cụm chi tiết I và II hình 2-28) đôi khi các đoạn cần được liên kết với nhau bằng bu lông. Đoạn chân cần liên kết khớp với bàn quay của cầ... Muốn biết tổ múp nâng đang làm việc thì bật công tắc 6. Để đạt và chuyển đổi thiết bị tương ứng với loại hệ thống kết cấu thép đang dùng với đường đặc tính của nó, có thể bật công tắc chuyển chế độ làm việc về 13 các số trên kí hiệu 10 chỉ loại thông số cần biết trên công tắc 8. Công tắc 11 để tắt... việc. Khi gầu lên xuống theo phương thẳng đứng, một đầu cáp cố định được cố định lên gầu và đầu kia cố định vào đối trọng ổn định gầu. Khi gầu đi từ trên xuống (hạ gầu) thì đối trọng đi theo chiều từ dưới lên và khi gầu đi lên (nâng gầu) thì đối trọng có hành trình ngược lại. Thông số kỹ thuật của...

doc156 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Cấu tạo máy trục - Vũ Ngọc Chiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 không đồng bộ
Tốc độ quay n của roto luôn nhỏ hơn tốc độ của từ trường quay n1. Độ chênh lệch giữa tốc độ của từ trưòng quay n1và tốc độ roto n gọi là tốc độ trượt n2.
	n2 = n1. n
Hệ số trượt S = 
Khi roto đứng yên thì n = 0 ; S = 1
Khi roto quay định mức thì S = 0,02 0.06 . 
Thì tốc độ của động cơ n = n1( 1.S ) = 60 (1.S )/p
3. M? máy và d?i chi?u quay c?a d?ng co không d?ng b? ba pha
a. é?c di?m c?a d?ng co
Động cơ không đồng bộ ba pha có mô men mở máy . Muốn mở được máy mô men mở máy động cơ phải lớn hơn mô men cản của tải lúc mở máy đồng thời mô men động cơ phải đủ lớn để thời gian mở máy trong phạm vi cho phép.
Khi mở máy hệ số trượt S = 1. Dòng điện pha lúc mở máy
Dòng điện mở máy lớn gấp 5 7 dòng điện định mức. Với lưới điện công suất nhỏ sẽ làm điện áp mạng điện tụt xuống ảnh hưởng đến sự làm việc của các thiết bị máy điện khác vậy ta cần có các biện pháp mở máy.
b. Các phuong pháp m? máy
 Mở máy trực tiếp
Hình 8.22
Đóng cầu dao trực tiếp dây cuốnastato vào lưới điện
Khởi động dùng cuộn kháng mắc nối tiếp vào stato
	Hình 8.23
Khi khởi động cầu dao CD2 cắt, đóng cầu dao CD1 để nối dây cuốn stato vào lưới điện thông qua cuộn kháng ĐK. Động cơ quay ổn định đóng cầu dao CD2 để làm ngắn mạch cuộn kháng ĐK để nối trực tiếp dây cuốn stato vào lưới điện.
Khởi động dùng biến áp tự ngẫu
	Hình 8.24
Trước khi khởi động cắt cầu dao CD2. đóng cầu dao CD3. Máy biến áp tự ngẫu để ở vị trí điện áp đặt vào động cơ khoảng (0,6 0,8 )Uđm. Đóng cầu dao CD1 để dây cuốn stato vào lưới điện thông qua biến áp tự ngẫu. Động cơ quay ổn định cắt cầu dao CD3, đóng cầu dao CD2 để nối trực tiếp dây cuốn stato vào lưới điện.
Khởi động bằng cách nối Y ( nối hình sao thành tam giác)
Hình 8- 25:
Lúc máy làm việc bình thường động cơ nối tam giác . Khi khởi động nối hình sao Y sau khi tốc độ ổn định chuyển về nối tam giác để làm việc.
Khi khởi động đóng cầu dao CD2 sau đó đóng cầu dao CD, khi máy ổn định đóng cầu dao CD1.
é?i chi?u quay b?ng c?u dao 2 chi?u
Để đổi chiều quay của động cơ không đồng bộ ta phải đổi chiều từ trường quay bằng cách đảo hai dây pha bằng cầu dao hai chiều. 
	- Nếu đóng cầu dao CD lên trên động cơ sẽ quay theo chiều phải.
	- Nếu đóng cầu dao CD xuống dưới động cơ sẽ quay theo chiều ngược lại (chiều trái).
	Hình 8-26:	
8.2. Thiết bị điện thường dùng trên cần trục
8.2.1. Thiết bị điện điều khiển, bảo vệ
Được lắp các trang bị điện để đóng ngắt điện nguồn cung cấp cho các động cơ của cần trục. bảo vệ động cơ khi ngắn mạch hoặc quá tải lâu, đảm bảo không tự động mở máy động cơ sau khi mất điện nguồn và có lại, ngắt mạch điện điều khiển động cơ khi có sự cố với trang thiết bị điện.
1. Cầu dao
a. Công dụng
Là loại khí cụ đóng cắt đơn giản nhất được sử dụng trong hệ thống điện có điện áp đến 380V. Cỗu dao thường dùng để đóng cắt mạch có công suất nhỏ và không yêu cầu thao tác đóng ngắt thường xuyên. Nhiều khi ở cầu dao có lắp cả cầu chì bảo vệ ngắn mạch.
b. Phân loại
- Theo dòng điện định mức. 15, 25, 30, 60, 100, 200 A ....
- Theo điện áp định mức. 250V, 500 V.
- Theo kết cấu có loại. một cực, hai cực, ba hoặc 4 cực.
- Theo cật liệu cách điện có loại đế sứ, loại nhựa bakelit.
Cầu dao có cấu tạo như hình vẽ và ký hiệu cầu dao. 
Hình 8-27: Cấu tạo và ký hiệu cầu dao
2. C?u chì
a. Công d?ng
Cầu chì là loại khí cụ điện dùng để bảo vệ thiết bị điện và lưới điện khi bị sự cố quá tải hoặc ngắn mạch. 
b. Phân lo?i
- Cầu chì hạ áp dùng cho mạng điện dưới 1000V.
- Cầu chì cao áp dùng cho mạng điện trên 1000V.
- Cầu chì hạ áp gồm 5 loại.
Cầu chì lá.
Cầu chì ống.
Cầu chì tháo được.
Cầu chì không tháo được.
Cầu chì ren.
c. Nguyên t?c c?u t?o và ho?t d?ng
Hình 8- 28:
Cấu tạo
 	Cầu chì gồm có một ống sứ hai đầu có gắn hai tiếp điểm hình trụ bằng đồng. Dây chì được đặt trong ống sứ và nối vào hai tiếp điểm và ống sứ này được lắp vào đầu tiếp xúc bắt trên giá cố định của đầu cầu chì. Giá cố định được nối với dây điện.
Nguyên lý hoạt động
Khi cho dòng điện chạy qua cầu chì với cường độ dòng điện nhỏ hơn cường độ dòng điện định mức của dây chảy thì dây chảy cho dòng điện qua và cầu chì làm việc bình thường. 
Khi dòng điện chạy qua lớn hơn dòng định mức nó toả nhiệt trên dây chảy và dây chảy chảy ra không cho dòng điện chạy qua.
Tuỳ theo chế độ tải của mạng điện ta phải chọn cỡ dây chảy cho hợp lý
3. Nút b?m
a. Công d?ng
 Nút bấm là loại khí cụ điện dùng để đóng ngắt các thiết bị điện bằng tay
Hình 8-29:	
b. Phân lo?i. 3 loại
. Nút bấm thường mở 
. Nút bấm thường đóng
. Nút bấm liên động
	 Hình 8-30:	
c. Nguyên t?c c?u t?o và ho?t d?ng.
- Đối với nút bấm thường mở và thường đóng có 1 cặp tiếp điểm mỗi tiếp điểm được đấu với 1 đầu dây điện và 1 lò xo.
+ Với nút bấm thường mở ta tác dụng lực vào nút thì tiếp điểm được đóng lại, khi buông tay tiếp điểm vẫn đóng.
+ Với nút bấm thường đóng ta tác lực vào thì tiếp điểm mở ra, khi buông tay tiếp điểm vẫn mở.
- Đối với nút bấm liên động có chứa 2 tiếp điểm thường đóng và thường mở. Khi tác dụng lực vào nút bấm tiếp điểm thường mở đóng lại tiếp điểm thường đóng mở ra, khi buông tay ra tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu. 
3. Công t?c to
a. Công dụng
Công tắc tơ là khí cụ điện đóng ngắt mạch điện hạ áp truyền động điện từ. Công tắc tơ dùng để điều khiển mạch điện từ xa thường là đóng ngắt mạch DC hay AC (U = 500V)
b. C?u t?o và nguyên lý làm vi?c. 
Cấu tạo
Công tắc tơ gồm có các tiếp điểm chính 5 và các tiếp điểm phụ 6,7. Các tiếp điểm chính 5 dùng để đóng ngắt dòng điện phụ tải, chúng thường đặt trong buồng dập hồ quang. Các tiếp điểm phụ dùng để thực hiện các chức năng đóng ngắt mạch điện điều khiển 
Công tắc tơ gồm có 2 loại tiếp điểm phụ. Tiếp điểm phụ thường đóng và tiếp điểm phụ thường mở 7.
Hình 8-31: Sơ đồ cấu tạo công tắc tơ
 	 1. Cuộn dây	
 2. Lõi thép cố định
 3. Lõi thép di động
 4. Lò xo
 5. Tiếp điểm chính
 6. Tiếp điểm phụ thường đóng
 	 7. Tiếp điểm phụ thường mở
 	 K. Khoảng di chuyển
Hình 8-31:	
Nguyên lý làm việc. 
Khi cuộn dây rơ le số 1 có dòng điện chạy qua, lực từ của cuộn dây sẽ hút mạch từ di động số 3 làm cho các tiếp điểm chính số 5 tiếp điểm phụ thường mở số 7 đóng lại và các tiếp điểm phụ 6 mở ra.
Khi cuộn dây rơ le mất điện dưới tác dụng của lò xo 4 các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.
4. Role nhi?t
a. Công d?ng
Rơ le nhiệt là loại khí cụ điện tự động đóng ngắt các tiếp điểm nhờ sự co d•n vì nhiệt của các thanh kim loại để bảo vệ mạch điện.
b. C?u t?o và nguyên lý làm vi?c
Cấu tạo (Hình 8.32)
Rơ le nhiệt gồm có tiếp điểm thường đóng 2 được điều khiển bởi cần gạt 8 thông qua đòn bẩy1 và tiếp điểm thường mở 3 nối với bộ phận báo sự cố (đèn nháy và còi báo). Cần nối 6 dẫn điện tới động cơ điện qua các thanh lương kim 5 và dây đốt nóng 7.
Mạch điều khiển được mắc thông qua công tắc tơ.
Nguyên lý làm việc.
Khi ấn nút bấm công tắc tơ cuộn dây K đóng tiếp điểm K lại và điện được đưa vào động cơ điện qua cầu nối 6, thanh lưỡng kim 5 và dây đốt nóng 7.
Khi động cơ điện bị quá tải hoặc ngắn mạch dòng điện lớn đốt nóng dây 7 làm thanh lưỡng kim d•n ra đẩy cần 8 xuống dưới làm tiếp điểm 2 mở ra cuộn dây K mất điện làm tiếp điểm K mở ra không có dòng điện vào động cơ điện. Cuộn dây 7 mất điện sau thời gian thanh lưỡng kim co lại tiếp điểm 2 được đóng lại tiếp tục cho dòng điện vào động cơ điện.
Hình 8-32: Cấu tạo rơ le nhiệt
1.Đòn bẩy
2.Các tiếp điểm thưòng đóng
3.Tiếp điểm thường mở
4.Vít điều chỉnh
5.Thanh lưỡng kim
6. Cầu nối
7.Dây đốt nóng
8.Cần gạt
	 Hình 8-32:	
5. Role di?n t?
a. Công dụng
Rơle điện từ để bảo vệ các thiết bị điện khi dòng điện hay điện áp của nó tăng hay hạ quá mức quy định.
b. C?u t?o và nguyên lý làm vi?c
Cấu tạo
Rơle điện từ gồm có mạch từ dạng chữ C trên hai đầu mỏ có quấn hai nửa cuộn dây 2. Hai nửa cuộn dây này có thể đấu song song hay nối tiếp. Trục quay phần động có mang lá thép động 8, tiếp điểm động 6. Lò xo 3 nối với kim chỉ định 5 để thay lực căng của lò xo do đó theo dõi được dòng điện tác động của rơ le.
 Hình 8-33: Cấu tạo rơ le điện từ 	
1. Khung từ hình chữ C
2. Cuộn dây
3. Lò xo
4. Mặt Số đồng hồ của Rơle
5. Kim chỉ định
6. Tiếp điểm động
7. Tiếp điểm tĩnh
8. Lá thép	 
9. Đầu đấu dây Hình 8-33 
Nguyên lý làm việc
Khi dòng điện qua cuộn dây 2 vượt quá trị số tác động lên lực điện từ của cuộn dây 2 thắng sức căng của lò xo 3 hút lá thép 8 chuyển động về phía đầu cực, mạch từ tĩnh và tiếp điểm 6 nối tắt hai đầu tiếp xúc tiếp điểm 7 ta bảo vệ rơ le tác động.
6. Khởi động từ
Là một công tắc đóng ngắt, nhỏ gọn, dùng để mở máy, dừng và đảo chiều quay của động cơ không đồng bộ ba pha với rô to lồng sóc và đóng ngắt các mạch điện theo chu kỳ lặp lại.
Trong các khởi động từ PMA và PML các tiếp điểm chính dùng để đóng ngắt mạch động lực còn các tiếp điểm phụ để đóng mạch điều khiển.
Khởi động từ được chọn theo công suất của động cơ, theo dạng bảo vệ dưới dạng tác động của môi trường (loại kín loại hở) theo chức năng loại có (hoặc không) đảo chiều quay của động cơ, có hoặc không có rơ le nhiệt. Các cuộn dây của khởi động từ có nút bấm tại bàn điều khiển trong ca bin.
7. át tô mát
Dùng để bảo vệ động cơ với rô to lồng sóc nó tự động ngắt mạch khi quá tải hoặc khi ngắn mạch. Sau khi tự động ngắt mạch, đóng át tô mát được thực hiện bằng tay.
a)	b)
Hình 8-34: Nguyên lý làm việc của áp tô mát
a) áp tô mát dòng điện cực đại; b) áp tô mát điện áp thấp
Trên hình (8-34a) khi áp tô mát ở trạng thái bình thường sau khi đóng điện, các tiếp điểm được duy trì ở vị trí đóng kín nhờ móc răng 1 với cần răng 5, khi ngắn mạch hay quá tải xảy ra trong mạch điện, nam châm điện 2 hút phần ứng khiến móc nhả ra cần 5 được tự do nên lò xo 6 kéo ra ngắt tiếp điểm ra.
Trên hình (8-34b) khi điện áp giảm quá mức thì nam châm điện 1 sẽ nhả phần ứng 6 làm cho móc 2 dời khớp với cần 5 dưới tác dụng của lò xo 3. Cần 5 được tự do bị lò xo 4 kéo để mở các tiếp điểm của mạch điện.
8. Bộ biến trở
 Dùng để khởi động và phanh động cơ rô to dây cuốn bằng cách hạn chế dòng điện vào động cơ (thay đổi điện trở) làm cho quá trình khởi động được êm dịu. Bộ biến trở được mắc vào mạch của rô to dây cuốn của động cơ là được tính toán với chế độ làm việc ngắn hạn.
9. Bộ điều khiển
Khởi động và điều khiển tốc độ của động cơ (gọi tắt là bộ điều khiển) dùng để khởi động, đảo chiều quay, điều chỉnh tốc độ quay và dừng động cơ.
10. Công tắc hành trình
Công tắc hành trình dùng để đóng ngắt ở mạch điện điều khiển trong truyền động điện tự động tự động hoá nhằm tự động điều khiển hành trình làm việc hay tự động đóng ngắt điện ở cuối hành trình để đảm bảo an toàn. Công tắc hành trình thường có một tiếp điểm đóng và một tiếp điểm thường hở trong đó tiếp điểm động là chung.
Công tắc hành trình trên cần trục tự hành là loại công tắc có tiếp điểm luôn đóng, tiếp điểm chỉ mở để khi ngắt mạch động cơ khi có tác động của các tay đòn từ bên ngoài. Công tắc hành trình được dùng phổ biến trên các cần trục.
11. Nam châm điện tử và con đẩy điện 
Thuỷ lực của phanh dùng để mở các má phanh của cơ cấu trên cần trục khi động cơ có điện và cơ câu bắt đầu làm việc.
Nam châm điện từ được mắc song song với stato của động cơ và vì vậy mà khi mở máy động cơ thì đồng thời nam châm hút tay đòn để mở phanh.
12. Thiết bị khởi động, động cơ điện áp thấp. (12v và 24v)
 	 Thiết bị là một động cơ điện một chiều dùng điện áp thấp từ ắc quy của cần trục. Động cơ điện một chiều của thiết bị khởi động có bánh răng dẫn động và ăn khớp vành răng trên bánh đà của động cơ cần trục để quay bánh đà khi khởi động.
8.3. Một số hệ thống điều khiển cần trục điển hình
8.3.1. Những đặc điểm đặc trưng cơ bản của hệ truyền động
a. Đặc điểm đặc trưng cho cho hệ thống làm việc
Máy trục thường được lắp đặt trong nhà xưởng hoặc để ngoài trời, môi trường làm viêc của máy trục rất khắc nghiệt đặc biệt là các máy trục làm việc ở bến cảng, các nhà máy lớn như luyện kim, hóa chất... các khí cụ điện, thiết bị điện trong hệ thống truyền động điện của máy trục. Phải làm việc đảm bảo tin cậy trong mội điều kiện làm việc nghiệt ng• của môi trường nhằm nâng cao năng suất, an toàn trong quá trình vận hành.
	Hệ truyền động phải đảm bảo khởi động động cơ truyền động khi đầy tải, đặc biệt vào mùa đông khi nhiệt độ môi trường giảm làm tăng mô men ma sát trong các ổ đỡ dẫn đến tăng ma sát cản.
	Khi tốc độ bằng không mô men cản tăng từ 2?2,5 lần mô men cản ở tốc độ định mức.
Yêu cầu quá trình tăng tốc và giảm tốc độ phải êm, bởi vậy mô men động trong quá trình quá độ phải được hạn chế theo yêu cầu kỹ thuật an toàn cho nên phụ tải đối với động cơ chỉ đạt (60?70%) công suất định mức.
b. Hệ truyền động
Hệ truyền động điện dùng trong máy trục sử dụng phổ biến là hệ truyền động với động cơ điện xoay chiều và động cơ điện một chiều. Trong đó chủ yếu dùng động cơ điện xoay chiều có hiệu quả kinh tế cao, đạt yêu cầu về đặc tính khởi động cũng như điều chỉnh.

 để đáp ứng các yêu cầu về an toàn và độ tin cậy khi làm việc dài hạn của hệ truyền động điện các trục nâng cao tuổi thọ của các khí cụ điện điều khiển, nên dùng các khí cụ phi tiếp điểm thay cho các khí cụ có tiếp điểm (rơ le, công tắc tơ).
Các khí cụ phi tiếp điểm đó có thể chế tạo lắp rắp từ các phần tử điện từ, điện tử, bán dẫn.
Do sự phát triển nhanh của kỹ thuật bán dẫn, kỹ thuật biến đổi tăng công suất lớn, các bộ truyền động điện đ• dùng nhiều, các bộ biến đổi thyristo thay thế cho các hệ cổ điển dùng máy khuyếch đại, cũng như khuyếch đại từ.
Biến đổi thyristo có nhiều ưu điểm như độ nhậy cao, kích ththay thế cho các hệ cổ điển dùng máy khuyếch đại, cũng như khuyếch đại từ.
8.3.2. Trang bị điện cho cần trục
a. Trang bị điện cho pa lăng điện
để điều khiển cho pa lăng cơ động và thuận tiện người ta dùng các hộp nút bấm điều khiển di động. Sơ đồ nguyên lý làm việc như sau
Cấu tạo. 
Hình 8-35: Sơ đồ điện pa lăng điện
Gồm 2 mạch động lực và mạch điều khiển.
Động cơ ĐK3F1 là động cơ chính dùng cho việc nâng hạ tải bằng móc treo được điều khiển bằng công tắc tơ N(nâng) và H (hạ) nhờ các nút ấn thường mở Mn và Mh có liên động với các nút dừng DH và Dn tương ứng, KHn là công tắc hành trình để hạn chế chiều cao nâng móc. Phanh PH là loại phanh thường đóng. 
Động cơ ĐK 3F2 là động cơ chính dùng cho cơ cấu di chuyển Tiến (T) lùi (L) được điều khiển bằng công tắc tơ T, L nhờ nút ấn MT, ML, liên động với nút dừng DT và DL. Các tiếp điểm thường mở T, L, N, H. Các tiếp điểm thường đóng N4, H4, T4, L4. được đấu chéo nhau trong cơ cấu nhằm đảm bảo an toàn khi ta ấn cùng lúc 2 nút Mn và Mh hoặc ấn MT, ML sẽ gây ra hiện tượng chập mạch. CD cầu dao, CC cầu chì để đóng mở và bảo vệ các thiết bị điện trong hệ thống điện.
Nguyên lý làm việc 
Khi đóng CD dòng điện đi từ nguồn vào trong mạch động lực và ở các tiếp điểm thường mở vì vậy động cơ ĐK3F1, ĐK3F2 không có điện, phanh h•m PH đóng.
Động cơ của cơ cấu nâng hạ.
- Khi ấn nút Mn có dòng chạy qua công tắc tơ N đóng các tiếp điểm thường mở N cung cấp điện cho động cơ. Phanh PH mở động cơ quay dẫn động cho tang cuốn cáp nâng móc.
- Khi nhả nút Mn dòng điện qua công tắc tơ N mất các tiếp điểm N mở động cơ dừng làm việc, phanh PH đóng.
Công tắc hành trình sẽ ngắt động cơ khi móc đạt tới chiều cao nâng móc giới hạn.
- Khi ấn nút MH có dòng chạy qua công tắc tơ H đóng các tiếp điểm thường mở H động cơ có điện đồng thời đảo pha nguồn điện làm cho động cơ quay theo chiều ngược lại, dẫn động cho tang nhả cáp hạ móc.
Động cơ của cơ cấu di chuyển cũng có nguyên lý tương tự.
b. Trang bị điện cho cần trục 
Trong xây dựng có nhiều loại cần trục như cần trục bánh lốp, cần trục tháp... Việc truyền động và điều khiển phải đảm bảo cho cần trục hoạt động cơ động trong hiện trường xây dựng thỏa m•n các tọa độ không gian x,y,z. Do vậy phải có những truyền động điều khiển cho di chuyển, quay, nâng hạ cần, nâng hạ móc treo. Chúng ta xét một sơ đồ điều khiển cho cần trục tháp KB-100 của Liên Xô.
Cấu tạo.
Hình 8-36a: Sơ đồ động lực cần trục tháp KB.100
1.2; Động cơ cơ cấu di chuyển. 3; Động cơ nâng hạ tải (móc treo). 4; Động cơ cấu quay. ĐK5; Động cơ nâng hạ cần. CD1.CD2; cầu dao. MBA; máy biến áp hạ điện áp xuống 12v. CC; các cầu chì tương ứng. 1C.2C; các công tắc tơ cho còi và đèn chiếu sáng. PH; là phanh h•m ứng với các cơ cấu.
Hình 8-36b: Sơ đồ điều khiển cần trục tháp KB.100
 1M,2M,3M; các nút ấn thường mở, để mở máy làm việc của các động cơ tương ứng 1,2,4,5. còn điều khiển cho động cơ 3 nâng hạ tải bằng bộ khống chế KC gồm 3 vị trí; N.O.T (ngược – không – thuận) với 2 tiếp điểm KC1, KC2. Sơ đồ điều khiển còn các công tác hành trình 1KH, 2KH, 3KH để hạn chế hành trình di chuyển, quay, nâng hạ cần của cần trục. Còn công tắc hành trình 1 để hạn chế chiều cao của móc treo.
Nguyên lý làm việc
Cơ cấu di chuyển. Khi đóng cầu dao nguồn tất cả các tiếp điểm của công tắc tơ đang ở trạng thái thường mở, vì động cơ không có điện phanh PH1, PH2 đóng. Khi ấn công tắc 2MT có dòng điện chạy qua công tắc tơ T1.2 là cho nó tác động, đóng các tiếp điểm thường mở T1.2, mở tiếp điểm thường đóng T1.2 để tránh chập mạch. Phanh PH1, PH2 lập tức được mở, động cơ 1,2 quay làm xe con tiến về phía trước.
Khi nhả nút ấn 2MT dòng điện qua công tắc tơ T1.2 mất các tiếp điểm thường mở T1.2 nhả ra động cơ 1, 2 mất điện đồng thời phanh PH1, PH2 đóng nhờ áp lực của lò xo.
Khi ấn nút 2Mn thì công tắc tơ N1-2 có điện tác động các tiếp điểm thường mở N1-2 trên mạch động lực đóng lại, đồng thời tiếp điểm thường đóng trên mạch điều khiển mở tránh chập mạch. Phanh PH1, PH2 lập tức được mở, động cơ 1,2 quay làm xe con lùi lại.
Các tiếp điểm thường đóng T1-2, N1-2 được đấu chéo nhau trong mạch điều khiển nhằm đảm bảo an toàn khi ấn cùng một lúc 2 nút 2MT, 2Mn hoặc một trong hai nút bị kẹt gây hiện tượng chập mạch.
Tiếp điểm thường đóng sẽ ngắt khi xe con đi hết hành trình.
Các cơ cấu nâng hạ cần, móc, quay cũng có nguyên lý tương tự.
8.4. Hệ thống đèn trên cần trục.
 Hệ thống đèn trên cần trục dùng để chiếu sáng cho ca bin cần trục và phục vụ cho quá trình di chuyển, làm việc. Đối với cần trục bánh lốp, hệ thống đèn phải tuân thủ theo quy phạm giao thông đường bộ. 
Hình 8-37: Hệ thống đèn trên cần trục
1, 4. Đèn chiếu sáng; 2, 8. Bộ phận phản quang; 3, 6 . Đèn tín hiệu kích thước; 
5. Đèn xi nhan; 7. Đèn phanh; 9 . Đèn pha
8.5. Cơ cấu quấn cáp điện với hộp ống lồng.
Để lắp các trang thiết bị điện và đèn chiếu sáng trên đầu cần hộp ống lồng và mắc trùm vào mạch điện phải dùng cáp điện 5 cuốn trên tang 7 với vòng lấy điện 9 (hình 8-38) tang cuốn cáp điện 7 được lắp trên cùng một trục với tang 8 và cáp 1 cuốn trên tang 8 được lắp qua các pu ly 2 gắn ở đầu đoạn cần cơ bản và ở các đoạn cầu lồng khác.
Hình 8-38: Cần hộp ống lồng với tang cuốn cáp điện
1. Cáp; 2. Puli; 3. Lò xo; 4. Đầu kẹp; 5. Cáp điện; 6 . Nút ấn; 7. Tang cuốn cáp điện 5; 8. Tang cuốn cáp 1; 9 – Vòng lấy điện
 Khi đẩy các đoạn cần thì cáp điện được nhả ra từ tang làm tang 8 cũng quay theo cuốn cáp 1 vào (cáp điện 5 và cáp 1 được cuốn trên 2 tang theo 2 chiều khác nhau thì cáp được kéo ra khỏi tang 8 làm tang 7 quay theo và cuốn cáp điện 5 vào. lò xo 3 để giữ cho cáp điện khỏi bị đứt khi nó bị lật trong quá trình làm việc.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Máy nâng chuyển và thiết bị cửa van ; Nguyễn Đăng Cường 
Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội 1996;
2. Giáo trình Máy trục. Trần Văn Luyện. 2005
	Trường Công nhân Lilama I, Ninh Bình
3. Máy và thiết bị xây dựng; Nguyễn Văn Hùng
Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội 2001
4. Máy xây dựng; Nguyễn Đăng Cường
Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội 2004
5. Sửa chữa máy xây dựng; Dương Văn Đức
Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội 2004
6. Giáo trình Máy đóng cọc và sản xuất vật liệu; Lê Hải Thư 
	Trường Đại học thủy lợi, Hà Nội 1998
7. Sử Dụng Ôtô cần cẩu. Văn Bảo . Quang Hùng
Nhà xuất bản kỹ thuật công nhân 1979
8. Hệ thống thủy lực.
	Nhà xuất bản giao thông vận tải
9. Sách hướng dẫn sử dụng một số loại cần trục. 
10. Giáo trình kỹ thuật thi công. Ths Nguyễn Đức Chương
	Nhà xuất bản xây dựng 2000
11. Trang bị điện máy xây dựng. PTS. Đỗ Xuân Tùng
Nhà xuất bản xây dựng 1998
12. Máy trục vận chuyển. Nguyễn Văn Hợp
Nhà xuất bản giao thông vận tải 2000

File đính kèm:

  • docbai_giang_cau_tao_may_truc_vu_ngoc_chien.doc