Bài giảng Công pháp Quốc tế

Tóm tắt Bài giảng Công pháp Quốc tế: ... chủ thể của nó. Một số quốc gia công nhận và cho rằng thực thể này là quốc gia. Ngược lại, một số quốc gia sẽ không công nhận thực thể này là quốc gia vì cho rằng thực thể đó vẫn chưa thực sự độc lập. Công nhận trong luật quốc tế là một hành vi pháp lý - chính trị của quốc gia công nhận đối... Chế độ đãi ngộ đặc biệt là chế độ mà nước sở tại cho phép một hoặc một nhóm người nước ngoài được hưởng các quyền và ưu đãi đặc biệt nhất định mà những người nước ngoài khác hoặc thậm chí ngay cả công dân trong nước vẫn không được hưởng. Các ưu tiên, ưu đãi, đặc quyền này thường được quy địn... ảnh hưởng tới các quốc gia khác. Một văn bản pháp luật quốc gia liên quan đến việc xác định đường cơ sở không hợp lý có thể gây ra những phản ứng từ phía các quốc gia khác. Do vai trò quan trọng của đường cơ sở và để điều hòa lợi ích của quốc gia ven biển và các quốc gia liên quan, Công ước 1...

pdf72 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Công pháp Quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảo an có trách nhiệm với sự giúp 
đỡ của Uỷ ban tham mưu quân sự như ghi ở điều 47, khởi thảo những kế hoạch xây dựng 
hệ thống sử dụng lực lượng vũ trang để trình lên các thành viên Liên Hợp Quốc. 
Bỏ phiếu 
Điều 27: 
Mối thành viên Hội đồng Bảo an có một lá phiếu; 
Những nghị quyết của Hội đồng Bảo an về các vấn đề thủ tục được thông qua khi 9 uỷ 
viên Hội đồng bỏ phiếu thuận; 
Những nghị quyết của Hội đồng Bảo an về những vấn đề khác được thông qua sau khi 
9 uỷ viên của Hội đồng Bảo an, trong đó có tất cả các uỷ viên thường trực bỏ phiếu thuận, 
dĩ nhiên là bên đương sự trong tranh chấp sẽ không bỏ phiếu về các nghị quyết chiếu theo 
chương VI và điều 52, khoản 3. 
Thủ tục 
Điều 28; 
Hội đồng Kinh tế và Xã hội tổ chức thế nào để có thể thường xuyên thực hiện được 
chức năng của mình. Để đạt được mục đích ấy, mỗi uỷ viên Hội đồng Bảo an phải luôn 
luôn có đại diện tại trụ sở Liên Hợp Quốc; 
Hội đồng Bảo an nhóm họp thường kỳ, trong những phiên họp này, mỗi uỷ viên tuỳ 
theo ý mình có thể cử hoặc một thành viên chính phủ hoặc một đại diện đặc biệt khác nào 
đó; 
Các cuộc họp của Hội đồng Bảo an có thể được tiến hành không những chỉ ở trụ sở của 
Liên Hợp Quốc, mà còn ở bất kỳ nơi nào nếu Hội đồng Bảo an xét thấy thuận tiện nhất cho 
công việc của mình. 
Điều 29: 
 65 
Hội đồng Bảo an có thể thành lập những cơ quan giúp việc, nếu xét thấy cần thiết cho 
việc thực hiện chức năng của mình. 
Điều 30: 
Hội đồng Bảo an quy định những quy tắc thủ tục cho mình, trong đó có thủ tục bầu chủ 
tịch Hội đồng... 
Điều 31: 
Bất kỳ thành viên nào của Liên Hợp Quốc không phải là uỷ viên của Hội đồng Bảo an 
vẫn có thể tham dự các phiên họp của Hội đồng Bảo an nhưng không có quyền biểu quyết, 
kể cả trong những vấn đề đụng chạm đến quyền lợi của thành viên ấy được mang ra thảo 
luận và quyết quyết trong cuộc họp. 
Điều 32: 
Bất kỳ thành viên nào của Liên Hợp Quốc không phải là uỷ viên Hội đồng Bảo an, hay 
bất kỳ quốc gia nào không phải là thành viên của Liên Hợp Quốc, nếu là đương sự trong 
cuộc tranh chấp mà Hội đồng Bảo an xem xét, cũng được mời tham dự, nhưng không có 
quyền biểu quyết trong những cuộc thảo luận về các cuộc tranh chấp ấy. Hội đồng Bảo an 
tạo điều kiện thuận lợi, mà Hội đồng xét thấy là hợp lý, cho những quốc gia không là thành 
viên của Liên Hợp Quốc, trong việc tham gia các cuộc thảo luận nói trên. 
Chương VI: Giải quyết hoà bình các cuộc tranh chấp 
Điều 33: 
Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc kéo dài các cuộc tranh chấp ấy có 
thể đe doạ đến hoà bình và an ninh quốc tế, trước hết, phải cố gắng tìm cách giải quyết 
tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, toà án, sử 
dụng những tổ chức hoặc những hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác 
tuỳ theo sự lựa chọn của mình; 
Hội đồng Bảo an, nếu thấy cần thiết, sẽ yêu cầu các đương sự giải quyết tranh chấp của 
họ bằng các biện pháp nói trên. 
Điều 34: 
Hội đồng Bảo an có thẩm quyền điều tra mọi tranh chấp hoặc mọi tình thế có thể xảy ra 
dẫn đến sự bất hoà quốc tế hoặc gây ra tranh chấp, xác định xem tranh chấp ấy hoặc tình 
thế ấy nếu kéo dài có thể đe doạ đến việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế hay không.
Điều 35: 
Mọi thành viên Liên Hợp Quốc đều có thể lưu ý Hội đồng Bảo an hoặc Đại hội đồng 
đến một vụ tranh chấp hay một tình thế có tính chất như ở điều 34; 
Một quốc gia không phải là thành viên Liên Hợp Quốc có thể lưu ý Hội đồng Bảo an 
hoặc Đại hội đồng đến mọi tranh chấp mà trong đó họ là đương sự, miễn là quốc gia này 
thừa nhận trước những nghĩa vụ giải quyết hoà bình các cuộc tranh chấp như Hiến chương 
Liên Hợp Quốc quy định, để kết thúc vụ tranh chấp đó; 
Theo điều này, Đại hội đồng sẽ giải quyết những việc mà Đại hội đồng lưu ý tới, và 
phải tuân theo những quy định tại các điều 11 và 12. 
Điều 36: 
Trong bất kỳ giai đoạn nào của vụ tranh chấp nói ở điều 33 hoặc của tình thế tương tự, 
 66 
Hội đồng Bảo an có thẩm quyền kiến nghị những thủ tục hoặc những phương thức giải 
quyết thích đáng; 
Hội đồng Bảo an chú trọng mọi thủ tục do các bên đương sự đã áp dụng để giải quyết 
tranh chấp ấy; 
Khi đưa ra kiến nghị trên cớ sở điều này, Hội đồng Bảo an phải lưu ý đối với nhứng 
tranh chấp có tính chất pháp lý, thông thường, các đương sự phải đưa các tranh chấp ấy ra 
toà án Quốc tế theo đúng quy chế của toà án. 
Điều 37: 
Nếu các đương sự trong vụ tranh chấp có tính chất nói ở điều 33 không giải quyết vụ 
tranh chấp này bằng những phương pháp ghi trong điều đó, thì các đương sự đó sẽ đưa vụ 
tranh chấp ấy ra Hội đồng Bảo an. 
Nếu Hội đồng Bảo an nhận sự kéo dài các vụ tranh chấp ấy, trên thực tế, có thể đe doạ 
hoà bình và an ninh quốc tế thì Hội đồng Bảo an quyết định xem có nên hành động theo 
điều 36 hay không, hoặc kiến nghị các điều kiện giải quyết tranh chấp mà Hội đồng Bảo an 
cho là hợp lý. 
Điều 38: 
Hội đồng Bảo an có thẩm quyền đưa ra những kiến nghị mà không làm tổn hại đến nội 
dung các điều 36, 37 nhằm giải quyết hoà bình mọi vụ tranh chấp cho các bên đương sự 
trong các vụ tranh chấp đó nếu họ yêu cầu. 
Chương VII: Hành động trong trường hợp hoà bình bị đe doạ, bị phá hoại hoặc có 
hành vi xâm lược 
Điều 39: 
Hội đồng Bảo an xác định thực tại mọi sự đe doạ hoà bình, phá hoại hoà bình hoặc 
hành vi xâm lược và đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định các biện pháp nào nên áp 
dụng phù hợp với các điều 41 và 42 để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế. 
Điều 40: 
Để ngăn chặn tình thế trở nên nghiêm trọng hơn, Hội đồng Bảo an có thẩm quyền, 
trước khi đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định áp dụng các biện pháp ghi tại điều 39, 
yêu cầu các bên đương sự thi hành các biện pháp tạm thời mà Hội đồng Bản an xét thấy 
cần thiết hoặc nên làm. Những biện pháp tạm thời đó phải không phương hại gì đến các 
quyền, nguyện vọng hoặc tình trạng của các bên hữu quan. Trong trường hợp các biện pháp 
tạm thời ấy không được thi hành, Hội đồng Bảo an phải lưu ý thích đáng đến việc không thi 
hành những biện pháp tạm thời ấy. 
Điều 41: 
Hội đồng Bảo an có thẩm quyền quyết định những biện pháp nào phải được áp dụng mà 
không liên quan tới việc sử dụng vũ lực để thực hiện các nghị quyết của Hội đồng, và có 
thể yêu cầu các thành viên của Liên Hợp Quốc áp dụng những biện pháp ấy. Các biện pháp 
này có thể là cắt đứt toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, hàng 
không, bưu chính, điện tín, vô tuyến điện và các phương tiện thông tin khác, kể cả việc cắt 
đứt quan hệ ngoại giao. 
Điều 42: 
Nếu Hội đồng Bảo an nhận thấy những biện pháp nói ở điều 41 là không thích hợp, 
hoặc đã mất hiệu lực, thì Hội đồng Bảo an có thẩm quyền áp dụng mọi hành động của hải, 
 67 
lục, không quân mà Hội đồng Bảo an xét thấy cần thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục hoà 
bình và an ninh quốc tế. Những hành động này có thể là những cuộc biểu dương lực lượng, 
phong toả và những cuộc hành quân khác, do các lực lượng hải, lục, không quân của các 
nước thành viên Liên Hợp Quốc thực hiện. 
Điều 43: 
1. Để góp phần vào việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, theo yêu cầu của Hội đồng 
Bảo an và phù hợp với những hiệp ước đặc biệt hoặc các hiệp ước cần thiết cho việc duy trì 
hòa bình và an ninh quốc tế, tất cả các nước thành viên Liên Hợp Quốc có nghĩa vụ cung 
cấp cho Hội đồng Bảo an những lực lượng vũ trang, sự yểm trợ, và mọi phương tiện khác, 
kể cả quân đội Liên Hợp Quốc qua lãnh thổ của mình. 
2. Những hiệp định nói trên sẽ ấn định số lượng và binh chủng quân đội, mức độ chuẩn 
bị, sự bố trí và tính chất các phương tiện dịch vụ và giúp đỡ trang bị cho quân đội này. 
3. Các cuộc đàm phán về ký kết một hay những hiệp định nói trên sẽ được tiến hành 
trong thời gian càng sớm càng tốt, theo sáng kiến của Hội đồng Bảo an. 
Các hiệp định này sẽ được ký kết giữa Hội đồng Bảo an với những thành viên của Liên 
Hợp Quốc và phải được các nước ký kết phê chuẩn theo quy định trong Hiến pháp của từng 
nước. 
Điều 44: 
Khi Hội đồng Bảo an đã quyết định dùng vũ lực, thì trước khi yêu cầu một thành viên 
có đại diện ở Hội đồng Bảo an cung cấp các lực lượng vũ trang để thi hành những nghĩa vụ 
đã cam kết theo điều 43, Hội đồng Bảo an phải mời thành viên đó, nếu họ muốn, tham gia 
việc định ra những nghị quyết của Hội đồng Bảo an về sơ bộ sử dụng lực lượng vũ trang 
của thành viên ấy. 
Điều 45: 
Với mục đích đảm bảo cho Liên Hợp Quốc có thể áp dụng những biện pháp quân sự 
khẩn cấp, các thành viên phải báo động cho một số phi đội không quân vào tư thế sẵn sàng 
chiến đấu nhằm phối hợp các hành động quốc tế có tính chất cưỡng chế. Số lượng, mức độ 
chuẩn bị và kế hoạch phối hợp hành động của các phi đội này sẽ được Hội đồng Bảo an, 
với sự giúp đỡ của Uỷ ban tham mưu quân sự, ấn định theo những hiệp ước đặc biệt nói ở 
điều 43. 
Điều 46: 
Những kế hoạch sử dụng lực lượng vũ trang sẽ do Hội đồng Bảo an đề ra với sự giúp 
đỡ của Uỷ ban tham mưu quân sự. 
Điều 47: 
1. Uỷ ban tham mưu quân sự được thành lập làm tư vấn và giúp Hội đồng Bảo an để 
duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, về việc sử dụng và chỉ huy những lực lượng quân sự 
đặt dưới quyền điều hành của Hội đồng Bảo an, cũng như về vấn đề hạn chế vũ trang và 
giải trừ quân bị. 
2. Uỷ ban tham mưu quân sự gồm có các tham mưu trưởng của các uỷ viên thường 
trực Hội đồng Bảo an hay đại diện của các tham mưu trưởng ấy. Uỷ ban tham mưu quân sự 
có thể mời bất cứ thành viên nào của Liên Hợp Quốc không có đại diện thường trực trong 
Uỷ ban hợp tác với mình, khi xét thấy cần thiết có sự tham gia của thành viên này vào 
trong công việc của Uỷ ban, để Uỷ ban tham mưu thực hiện được nhiệm vụ của mình. 
3. Dưới quyền của Hội đồng Bảo an, Uỷ ban tham mưu quân sự chịu trách nhiệm về 
 68 
viẹc chỉ huy chiến lược tất cả những lực lượng vũ trang thuộc quyền điều hành của Hội 
đồng Bảo an. Những vấn đề về việc chỉ huy các lực lượng ấy sẽ được quy định cụ thể sau. 
4. Uỷ ban tham mữu quân sự, theo sự đồng ý của Hội đồng Bảo an và sau khi tham 
khảo ý kiến của các tổ chức, khu vực hữu quan, có thể lập ra cá tiểu ban khu vực. 
Điều 48: 
Những hành động cần thiết cho việc thi hành những nghị quyết của Hội đồng Bảo an để 
duy trì hoà bình và an ninh quốc tế sẽ do tất cả các thành viên hay một số thàh viên của 
Liên Hợp Quốc áp dụng. Tuỳ theo nhận định của Hội đồng Bảo an, những nghị quyết ấy sẽ 
do các thành viên của Liên Hợp Quốc trực tiếp thi hành hay thi hành bằng những hành 
động của họ trong các tổ chức quốc tế hữu quan mà họ là thành viên 
Điều 49: 
Các thành viên Liên Hợp Quốc cần phải hợp tác tương trợ lẫn nhau trong việc thi hành 
các biện pháp đã được Hội đồng Bảo an quyết định. 
Điều 50: 
Nếu Hội đồng Bảo an áp dụng những biện pháp đề phòng hoặc cưỡng bức với một 
quốc gia nào đó, bất cứ một quốc gia nào khác dù là thành viên của Liên Hợp Quốc hay 
không, nếu gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế, do sự thi hành những biện pháp nói trên gây 
ra, có quyền đề xuất lên Hội đồng Bảo an về việc giải quyết những khó khăn ấy. 
Điều 51: 
Không có một điều khoản nào trong Hiến chương này làm tổn hại đến quyền tự vệ cá 
nhân hay tập thể chính đáng trong trường hợp thành viên Liên Hợp Quốc bị tấn công vũ 
trang cho đến khi Hội đồng Bảo an chưa áp dụng được những biện pháp cần thiết để duy trì 
hoà bình và an ninh quốc tế. Những biện pháp mà các thành viên Liên Hợp Quốc áp dụng 
trong việc bảo vệ quyền tự vệ chính đáng ấy phải được báo ngay cho Hội đồng Bảo an và 
không được gây ảnh hưởng gì đến quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng Bảo an, chiểu 
theo Hiến chương này, đối với việc Hội đồng Bảo an áp dụng bất kỳ lúc nào những hành 
động mà Hội đồng thấy cần thiết để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế. 
Chương VIII: Những Hiệp định khu vực 
Điều 52: 
1. Không một quy định nào trong Hiến chương này làm cản trở sự tồn tại của những 
Hiệp định hoặc những tổ chức khu vực nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến duy trì 
hoà bình và an ninh quốc tế bằng những hành động có tính chất khu vực, miễn là những 
hiệp định có tổ chức ấy và những hoạt động của chúng phù hợp với mục đích và nguyên tắc 
của Liên Hợp Quốc. 
2. Các nước thành viên Liên Hợp Quốc ký kết những hiệp định hoặc lập ra những tổ 
chức này phải cố gắng hết sức để giải quyết hoà bình các cuộc tranh chấp có tính khu vực 
bằng cách sử dụng những hiệp định hoặc những tổ chức đó, trước khi đưa những tranh 
chấp này lên Hội đồng Bảo an xem xét. 
3. Hội đồng Bảo an cần phải khuyến khích sự thúc đẩy việc giải quyết hoà bình các 
cuộc tranh chấp có tính chất khu vực, bằng cách sử dụng những hiệp định hoặc các tổ chức 
khu vực, hoặc theo sáng kiến của các nước hữu quan, hoặc do Hội đồng Bảo an giao lại. 
4. Điều này không làm tổn hại đến việc thi hành các điều 34 và 35. 
 69 
Điều 53: 
1. Hội đồng Bảo an sử dụng, nếu thấy cần thiết, những hiệp định hoặc các tổ chức khu 
vực để thi hành những hành động cưỡng chế dưới sự điều khiển của mình. Tuy nhiên, 
không một hành động cưỡng chế nào được thi hành chiếu theo những hiệp định hay do 
những tổ chức khu vực quy định, nếu không được Hội đồng Bảo an cho phép, trừ những 
biện pháp chống lại bất kỳ một quốc gia thù địch nào theo quy định ở khoản 2 điều này 
hoặc những biện pháp quy định chiếu theo điều 107, hoặc trong những hiệp ước khu vực 
thi hành một lần nữa chính sách xâm lược, cho đến khi Liên Hợp Quốc có thể, theo lời yêu 
cầu của các chính phủ hữu quan, được giao nhiệm vụ ngăn chặn một sự xâm lược mới của 
một quốc gia như thế. 
2. Thuật ngữ "quốc gia thù địch" dùng ở khoản 1, điều này áp dụng cho bất cứ quốc 
gia nào trong thời gian chiến tranh thế giới thứ II, đã là kẻ thù của cứ nước nào ký kết hiến 
chương này. 
Điều 54: 
Hội đồng Bảo an phải thường xuyên thông báo một cách đầy đủ những tin tức về mọi 
hành động đã được tiến hành hay đang có dự định tiến hành theo những hiệp định khu vực 
hay do những tổ chức khu vực, để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. 
Chương IX: Hợp tác quốc tế về kinh tế, xã hội 
Điều 55: 
Với mục đích nhằm tạo những điều kiện ổn định và những điều kiện đem lại hạnh phúc 
cần thiết để duy trì những quan hệ hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc, dựa trên sự tôn 
trọng nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc, Liên Hợp 
Quốc khuyến khích: 
a) Việc nâng cao mức sống, đảm bảo cho mọi người đều có công ăn việc làm 
và những điều kiện tiến bộ và phát triển trong lĩnh vực kinh tế, xã hội; 
b) Việc giải quyết những vấn đề quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, y tế và 
những vấn đề liên quan khác; và sự hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực văn hoá và giáo dục; 
c) Sự tôn trọng và tuân thủ triệt để các quyền và các tự do cơ bản của tất cả 
mọi người không phân biệt chủng tộc nam nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo. 
Điều 56: 
Tất cả các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc phải cam kết bằng các hành động chung 
hoặc riêng trong sự nghiệp hợp tác với Liên Hợp Quốc để đạt được những mục đích nói 
trên. 
Điều 57: 
1. Các tổ chức chuyên môn khác nhau được thành lập bằng các hiệp định liên chính 
phủ và theo điều lệ của tổ chức ấy, có trách nhiệm quốc tế rộng rãi trong các lĩnh vực kinh 
tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế và trong những lĩnh vực liên quan khác, sẽ có quan hệ với 
Liên Hợp Quốc theo những quy định của điều 63. 
2. Các tổ chức qốc tế có quan hệ với Liên Hợp Quốc như vậy, trong những điều tiếp 
theo, được gọi là "các tổ chức chuyên môn". 
Điều 58: 
Liên Hợp Quốc, khi cần sẽ đưa ra những sáng kiến về các cuộc đàm phán giữa các quốc 
 70 
gia hữu quan để thành lập các tổ chức chuyên môn mới, cần thiết để đạt được những mục 
đích nói ở điều 55. 
Điều 60: 
Trách nhiệm thi hành những chức năng của Liên Hợp Quốc nêu ở chương này được 
giao cho Đại hội đồng và Hội đồng Kinh tế và Xã hội, đặt dưới quyền của Đại hội đồng. Để 
đạt được mục đích đó, Hội đồng Kinh tế và Xã hội sẽ sử dụng những quyền hạn được giao 
như ghi ở chương X. 
Chương X: Hội đồng kinh tế và xã hội 
Điều 61: 
Hội đồng Kinh tế và Xã hội gồm 54 thành viên Liên Hợp Quốc do Đại hội đồng bầu ra.
Theo quy định của khoản 3 điều này, mỗi nhiệm kỳ có 18 uỷ viên Hội đồng Kinh tế và Xã 
hội được bầu với thời hạn 3 năm. Những uỷ viên vừa mãn hạn có thể được bầu lại ngay.
Ngay trong lần bầu thứ nhất, sau khi nâng số lượng uỷ viên Hội đồng Kinh tế và Xã hội từ 
27 lên 54, số lượng uỷ viên bổ sung sẽ được bầu vào chỗ của 10 uỷ viên sắp mãn hạn, trách 
nhiệm của các uỷ viên này sẽ kéo dài đến ngày cuối của năm đương nhiệm. Số lượng uỷ 
viên được bầu bổ sung là 27. Nhiệm kỳ của 9 uỷ viên trong số 27 uỷ viên bổ sung thường 
là 1 năm, của 9 uỷ viên khác là 2 năm theo quy định của Đại hội đồng. 
Mỗi uỷ viên của Hội đồng Kinh tế và Xã hội có một đại diện ở Hội đồng. 
Chức năng và quyền hạn 
Điều 62: 
1. Hội đồng Kinh tế và Xã hội có qyền tiến hành các cuộc điều tra và làm những báo 
cáo về các vấn đề quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế và những 
lĩnh vực liên quan khác, và có thể gửi những kiến nghị về tất cả các vấn đề cho Đại hội 
đồng, các thành viên Liên Hợp Quốc và các tổ chức chuyên môn hữu quan. 
2. Hội đồng Kinh tế và Xã hội có quyền đưa ra những kiến nghị nhằm khuyến khích sự 
tôn trọng các quyền và những tự do cơ bản của con người. 
3. Hội đồng Kinh tế và Xã hội có quyền chuẩn bị những dự thảo và điều ước về các vấn 
đề thuộc thẩm quyền của mình để trình Đại hội đồng. 
4. Hội đồng Kinh tế và Xã hội có quyền triệu tập những hội nghị quốc tế về những vấn 
đề thuộc thẩm quyền của mình, theo các thủ tục do Liên hHp Quốc quy định. 
Điều 63: 
1. Hội đồng Kinh tế và Xã hội có quyền ký kết với bất kỳ một tổ chức nào nói ở điều 59 
những hiệp định quy định các điều kiện quan hệ giữa các tổ chức ấy với Liên Hợp Quốc. 
Các hiệp định này phải được hội đồng duyệt y. 
2. Hội đồng Kinh tế và Xã hội có quyền phối hợp hoạt động với các tổ chức chuyên 
môn, bằng cách bàn với các tổ chức đó gửi khuyến nghị cho các tổ chức này cũng như bằng 
cách đưa ra kiến nghị cho Đại hội đồng và các thành viên Liên Hợp Quốc. 
Điều 64: 
1. Hội đồng Kinh tế và Xã hội có quyền tiến hành mọi biện pháp thích hợp để nhận 
được các báo cáo thường kỳ của các tổ chức chuyên môn. Hội đồng Kinh tế và Xã hội có 
quyền ký với các thành viên Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn những hiệp định về 
việc các thành viên và các tổ chức này báo cáo cho mình những biện pháp đã được áp dụng 
 71 
để thi hành những nghị quyết của Đại hội đồng và của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. 
2. Hội đồng Kinh tế và Xã hội có quyền báo cáo cho Đại hội đồng những nhận xét của 
mình về các báo cáo ấy. 
Điều 65: 
Hội đồng Kinh tế và Xã hội có thẩm quyền cung cấp những tin tức cho Hội đồng Bảo 
an và giúp Hội đồng Bảo an, nếu Hội đồng Bảo an yêu cầu. 
Điều 66: 
1. Hội đồng Kinh tế và Xã hội thực hiện các chức năng thuộc thẩm quyền của mình, 
có liên quan đến việc chấp hành những nghị quyết của Đại hội đồng. 
2. Với sự đồng ý của Đại hội đồng, Hội đồng Kinh tế và Xã hội có thẩm quyền làm 
những việc do các thành viên Liên Hợp Quốc hoặc các tổ chức chuyên môn yêu cầu. 
3. Hội đồng Kinh tế và Xã hội có nghĩa vụ thực hiện những chức năng khác được quy 
định trong Hiến chương này, hoặc có thể được Đại hội đồng giao cho. 
Bỏ phiếu 
Điều 67: 
Mỗi uỷ viên của Hội đồng Kinh tế và Xã hội sẽ được sử dụng một lá phiếu.
Những nghị quyết của Hội đồng Kinh tế và Xã hội được thông qua theo đa số phiếu của các 
uỷ viên có mặt và bỏ phiếu. 
Thủ tục 
Điều 68: 
Hội đồng Kinh tế và Xã hội thành lập các ban trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội và về 
sự khuyến khích các quyền con người, kể cả thành lập các ban khác cần thiết cho việc thi 
hành những chức năng của Hội đồng Kinh tế và Xã hội. 
Điều 69: 
Hội đồng Kinh tế và Xã hội mời bất kỳ thành viên nào của Liên Hợp Quốc tham gia các 
cuộc thảo luận của Hội đồng Kinh tế và Xã hội nhưng không có quyền bỏ phiếu, nếu như 
vấn đề có liên quan. 
(Nguồn: Bộ Ngoại giao Việt Nam)

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_cong_phap_quoc_te.pdf
Ebook liên quan