Bài giảng Đại cương tâm thần - Đinh Đăng Hòe
Tóm tắt Bài giảng Đại cương tâm thần - Đinh Đăng Hòe: ...nh gây bệnh của SCTT phần lớn phụ thuộc vào ý nghĩa thông tin đối với một cá thể nhất định SCTT càng bất ngờ càng có tính gây bệnh Tính gây bệnh của SCTT càng lớn nếu như người chịu SCTT không tìm được lối thoát trong tương lai Những CSTT gây...g theo Bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 ( ICD- 10) Tư duy vang thành tiếng Hoang tương bị chi phối ảo thanh bình luận Các loại hoang tương dai dẳng ảo giác các loại Rối loạn tư duy ( ngôn ngữ) Rối loạn hành vi ( căng trương lự...ố di truyền ( người thân bị bệnh TTPL để phát hiện bệnh sớm và can thiệp kịp thời Tiếp tục theo dõi bn sau khi ra viện, tránh cho bn các yếu tố nguy cơ để đề phòng tái phát BÀI 4. RỐI LOẠN TRẦM CẢM 1. Khái niệm: Trầm cảm là một bệnh rất thường ...
ĐẠI CƯƠNG TÂM THẦN HỌC TS ĐINH ĐĂNG HÒE BỘ MÔN TÂM THẦN ĐHYHN 1. KHÁI NIỆM VỀ SỨC KHOẺ TÂM THẦN SKTT không chỉ là trạng thái không có rối loạn hay dị tật về tâm thần mà còn là một trạng thái tâm thần thoải mái. Thực chất SKTT ở cộng đồng là: Một cuộc sống thật sự thoải mái Đạt được vào niềm tin vào giá trị bản thân Có khả năng ứng xử bằng cảm xúc , hành vi hợp lí trước mọi tình huống Có khả năng tạo dựng, duy trì và phát triển thoả đáng các mối quan hệ Có khả năng duy trì cân bằng khi có các sự cố gây mất thăng bằng, căng thẳng 2. Nội dung của tâm thần học 1. Tâm thần học đại cương: Dịch tễ, triệu chứng, phân loại bệnh. 2. Bệnh học tâm thần: Bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc, các rối loạn liên quan stress, lạm dụng và nghiện chất 3. Các phương pháp điều trị: Liệu pháp hoá dược, LP tâm lí, LP tái thích ứng xã hội 4. Tâm thần học cộng đồng: Vệ sinh phòng bệnh các rối loạn tâm thần, tâm thần học xã hội. 3. Phân loại loại bệnh theo bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 4. Nguyên nhân gây ra các RLTT: Nguyên nhân thực tổn Nguyên nhân tâm lí Nguyên nhân cấu tạo thể chất bất thường Nguyên nhân chưa rõ ràng 5. Một số vấn đề về sức khoẻ tâm thần hiện nay: Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên, lạm dụng chất, trầm cảm. 6. Một số vấn đề nhằm phát triển công tác chăm sóc SKTT Xây dựng và phát triển mạng lưới chăm sóc SKTT từ trung ương tới đia phương Tăng cường đào tạo cán bộ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học Làm tốt công tác truyền thông Trang bị đủ thuốc và các trang thiết bị trong công tác quản lí bệnh nhân tại công đồng BÀI 2.CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN ĐẾN STRESS 1. Khái niệm: Các RL liên quan stress bao gồm nhiều loại bệnh trong đó nhiều nhất là các bệnh tâm căn Tỉ lệ bênh TC trong dân số khoảng 5%, hay gặp ở lứa\tuổi lao động và có xu hướng gia tăng cùng với vấn đề đo thị hoá, hiện đại hoá Nguyên nhân chủ yếu là stress (sang chấn tâm lí), nhân cách đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh, môi trường và cơ thể là nhân tố thuận lợi Định nghĩa: Bênh TC là những bệnh tâm thần chức năng, xuất hiện do những SCTT có ý nghĩa thông tin riêng, tác động vào một nhân cách có cấu trúc đặc biệt trong những điều kiện ảnh hưởng của cơ thể và môi trường” Một số tính chất chung Các rối loạn ít nặng nề và do vậy người bệnh còn thích nghi khá tốt với cuộc sống Người bệnh nhân thức, hiểu và phê phán được các rối loạn của mình Thường có hội chứng lo âu Các rối loạn có thể giải thích được, hiểu được về tâm lí 2.Nguyên nhân gây ra các bệnh tâm căn: các stress (sang chấn tâm thần) 2.1 Khái niệm về stress: Có thể xem như là các SCTT tất cả các sự vệc, hoàn cảnh xảy ra trong các điều kiện sinh hoạt xã hội,trong mối liên quan phức tạp giữa người và người, tác động vào tâm thần gây nên những cảm xúc mạnh, phần lớn là tiêu cực: sợ hãi, lo lắng, buồn rầu, ghen tuông, tức giận, thất vọng 2.2.Tính chất và phương thức gây bệnh của SCTT SCTT có thể mạnh, cấp diễn hay không mạnh nhưng trường diễn Bệnh có thể do một SCTT duy nhất gây ra nhưng cũng có thể do nhiều SCTT kết hợp với nhau gây ra Bệnh có thể xuất hiện ngay sau khi có SCTT hoặc sau một thời gian ngấm SCTT Có thể SCTT là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tâm căn nhưng cũng có thể chỉ là nhân tố thúc đẩy cho một bệnh cơ thể hoặc một bệnh loạn thần mới phát sinh 2.2.Tính chất và phương thức gây bệnh của SCTT Tính gây bệnh của SCTT phần lớn phụ thuộc vào ý nghĩa thông tin đối với một cá thể nhất định SCTT càng bất ngờ càng có tính gây bệnh Tính gây bệnh của SCTT càng lớn nếu như người chịu SCTT không tìm được lối thoát trong tương lai Những CSTT gây phân vân, dao động là những SC thường gây bệnh 3. VAI TRÒ CỦA NHÂN CÁCH TRONG CÁC BỆNH TÂM CĂN SCTT có gây ra bệnh tâm căn hay không, gây ra bệnh tâm căn này hay khác phụ thuộc chủ yếu vào nhân cách Khi gặp một SCTT, nhân cách mạnh thì khó bị bệnh và khi đã bị bệnh nhân cách mạnh làm cho bệnh chóng hồi phục Nhân cách mạnh là nhân cách có những phẩm chất tốt như có ý chí, quyết tâm kiên trì, tự kiềm chế, dũng cảm, tự tin, có năng lực, khả năng sáng tạo 4. Một số rối loạn liên quan đến stress 4.1 Rối loạn lo âu: Là lo âu quá mức, dai dẳng, không tương xứng với sự đe doạ được cảm thấy, ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh Có nhiều biểu hiện về cơ thể thuộc nhiều cơ quan như hô hấp, tim mạch, tiêu hoá, tiết niệu Điều trị: Trị liệu tâm lí Hoá dược: thuốc giải lo âu 4.2 Bệnh tâm căn Hysterie (rối loạn phân li) Thường liên quan với SCTT Nhân cách hysterie Các triệu chứng cơ thể có tính chất chức năng, không do một bệnh thực thể gây nên Điều trị: Trị liệu tâm lí Hoá dược trị liệu chỉ là thứ yếu 4.3 Rối loạn dạng cơ thể Là biểu hiện tái diễn các triệu chứng cơ thể Yêu cầu dai dẳng đòi được khám xét Không phải là triệu chứng của một bệnh cơ thể Một số thể bệnh: Rối loạn cơ thể hoá Rối loạn nghi bệnh Rối loạn chức năng thần kinh tự trị dạng cơ thể BÀI 3. BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT 1. Khái niệm: TTPL là một bệnh loạn thần nặng, tiến triển từ từ, có khuynh hướng mạn tính. Người bệnh dần dần tách khỏi cuộc sống bên ngoài, thu dần vào thế giới bên trong, tình cảm trở nên khô lạnh dần, khả năng làm việc học tập ngày càng sút kém, có những hành vi, ý nghĩ kì dị, khó hiểu. Căn nguyên hiện nay chưa được biết rõ Tỉ lệ bệnh trong dân số: trên thế giới khoảng 1%, Việt Nam từ 0,3 – 1% 2. Đặc điểm lâm sàng Các triệu chứng âm tính: Tính thiếu hoà hợp Tính tự kỉ Sự giảm sút thế năng tâm thần Các triệu chứng dương tính: Hoang tưởng ảo giác Kích động Rối loạn tác phong 3. Chẩn đoán 9 nhóm triệu chứng theo Bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 ( ICD- 10) Tư duy vang thành tiếng Hoang tương bị chi phối ảo thanh bình luận Các loại hoang tương dai dẳng ảo giác các loại Rối loạn tư duy ( ngôn ngữ) Rối loạn hành vi ( căng trương lực) Triệu chứng âm tinh của cảm xúc Biến đổi tập tính cá nhân Tiêu Chuẩn chẩn đoán ( theo ICD . 10) Triệu chứng: ít nhất có 1 trong 4 nhóm từ 1-4 hoặc 2 trong 5 nhóm từ 5-9. Thời gian tồn tại các triệu chứng từ 1 tháng trở lên Không có các rối loạn cảm xúc xảy ra trước đây, không có bênh não, các trạng thái nghiện. 4. Điều trị 4.1 Nguyên tắc điều trị TTPL là bệnh chưa rõ nguyên nhân, do vậy điều trị triệu chứng là chủ yếu Hoá dược liệu pháp có vai trò rất quan trọng, đặc biệt đối với các triệu chứng dương tính Cần phối hợp nhiều liệu pháp điều trị Phát hiện và can thiệp sớm, điều trị tích cực Điều trị duy trì, quản lí và theo dõi tai cộng đồng, đề phòng tái phát Phục hồi chức năng cho bệnh nhân Nguyên tắc điều trị (tiếp) Phối hợp chặt chẽ giữa thày thuốc, gia đình và cọng đồng trong việc chăm sóc bệnh nhân Phát hiện và giải quyết kịp thời các yếu tố thúc đẩy bệnh tái phát Giáo dục gia đình và cộng đồng thay đổi thái độ đối với người bệnh Chăm sóc bệnh nhân lâu dai, bảo đảm cơ thể khoẻ mạnh 4.2 Các phương pháp điều trị Liệu pháp tâm lí Liệu pháp lao động và phục hồi chức năng xã hội Liệu pháp hoá dược 4.3 Quản lí bệnh nhân TTPL tại công đồng TTPL là bệnh tiến triển mạn tính, do vậy cần được quản lí lâu dài tại cộng đồng Cần điều tra dịch tễ, phát hiện dăng kí lập hồ sơ quản lí người bệnh yại y tế địa phương, khám bệnh định kì ít nhấy 1 tháng/ lần. Đảm bảo đủ thuốc cho người bệnh Hướng dẫn cho gia đình biết cách giúp đỡ bn, thái độ thương yêu thông cảm với bn, theo dõi và phát hiện các triệu chứng, giúp bn tái hoà nhập trong cộng đồng Liệu pháp tâm lí:làm cho bn hiểu rõ bệnh, tránh mặc cảm tự ti, giải quyết các stress, động viên người bệnh Liệu pháp tái thích ứng xã hội: cần có sự tham gia của gia đình, y tế, chính quyền , đoàn thể 5. Phòng bệnh Phòng bệnh tuyệt đối: chưa có cơ sở vì nguyên nhân của bệnh chưa rõ ràng Phòng bệnh tương đối: Rèn luyện nhân cách cho trẻ Theo dõi người có yếu tố di truyền ( người thân bị bệnh TTPL để phát hiện bệnh sớm và can thiệp kịp thời Tiếp tục theo dõi bn sau khi ra viện, tránh cho bn các yếu tố nguy cơ để đề phòng tái phát BÀI 4. RỐI LOẠN TRẦM CẢM 1. Khái niệm: Trầm cảm là một bệnh rất thường gặp. Tỉ lệ bệnh trong dân số khoảng từ 3-5% Bệnh biểu hiện bằng sự ức chế các hoạt động tâm thần, trong đó chủ yếu là sự ức chế cảm xúc Trầm cảm nặng có nguy cơ bn tự sát rất cao 2. Đặc điểm lâm sàng: Trầm cảm điển hình: Các quá trình hoạt động tâm thần bị ức chế ức chế cảm xúc: Khí sắc giảm, buồn chán, mất quan tâm thích thú, bi quan, tri giác xung quanh ảm đạm ức chế tư duy: Suy nghĩ chậm, liên tưởng khó khăn, giao tiếp chậm chạp, ý tưởng tự ti, tự buộc tội, ý tưởng tự sát ức chế hoạt động: Giảm hoạt động, không muốn tham gia bất kể công việc gì Các biểu hiện khác: Rối loạn giấc ngủ, chán ăn, giảm sự tập trung chú ý, trí nhớ giảm Trầm cảm không điển hình Cảm xúc bị ức chế nhưng tư duy, hoạt động có thể không bị ức chế. Trầm cảm ẩn: Triệu chứng trầm cảm mờ nhạt nhưng các triệu chứng về cơ thể lại nổi trội 3. Chẩn đoán Triệu chứng theo Bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 Triệu chứng đặc trưng: • Khí sắc trầm • Mất quan tâm thích thú • Giảm năng lượng, dễ mệt mỏi Các triệu chứng phổ biến • Giảm sút sự tập trung và chú ý • Giảm sút tính tự trong và lòng tin • Có ý tưởng bị tội, không xứng đáng • Nhìn vào tương lai ảm đạm, bi quan • ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát • Rối loạn giấc ngủ • Ăn ít ngon miệng Triệu chứng sinh học: Sút cân, giảm dục năng Tiêu chuẩn chẩn đoán Trầm cảm nhẹ • Có 2/3 triệu chứng đặc trưng • Có 2/7 triệu chứng phổ biến • Trở ngại ít trong cuộc sống • Kéo dài ít nhất trong 2 tuần Trầm cảm vừa • Có 2/3 triệu chứng đặc trưng • Có 3/7 triệu chứng phổ biến • Trở ngại nhiều trong cuộc sống • Kéo dài ít nhất trong 2 tuần Trầm cảm nặng • Có 3/3 triệu chứng đặc trưng • Có 4/7 triệu chứng phổ biến • ít có khả năng tiếp tục công việc gia đình, xã hội và nghề nghiệp • Có triệu chứng sinh học của trầm cảm Trong lâm sàng sử dụng test BECK để hỗ trợ chẩn đoán 4. Nguyên nhân gây ra trầm cảm Các nhân tố tâm lí xã hội: các stress hay hoàn cảnh sinh sống không thuận lợi, gọi là trầm cảm tâm căn hay trầm cảm phản ứng Các bệnh cơ thể ở trong hay ngoài não, gọi là trầm cảm triệu chứng hay trầm cảm thực tổn Nguyên nhân chưa được biết rõ, gọi là trầm cảm nội sinh 5. Nguyên tắc điều trị Phát hiện bệnh sớm, chính xác các trạng thái khác nhau của trầm cảm Phải xác định được các mức độ của trầm cảm Xác định được nguyên nhân của trầm cảm Các bác sĩ thuộc mọi chuyên khoa cần có kiến thức về trầm cảm để có thể phát hiện bệnh sớm, chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời 5. Nguyên tắc điều trị (tiếp) Nhập viện tất cả các trường hợp RLTC nặng Có thể điều trị ngoại trú các trường hợp RLTC nhẹ Cần quản lí, theo dõi bn tại cộng đồng Phổ biến cho gia đình các kiến thức về RLTC Ngoài liệu pháp hoá dược, các bác sĩ còn dùng các liệu pháp hành vi, liệu pháp nhận thức để điều trị 6. Phòng bệnh Tránh tình trạng căng thẳng cảm xúc và các sang chấn tâm thần Cần quan tâm đến những người sống trong hoàn cảnh khó khăn như trẻ mồ côi, người tàn tật, người già cô đơn Phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời các RLTC, theo dõi quản lí chặt chẽ người có nguy cơ mắc RLTC
File đính kèm:
- bai_giang_dai_cuong_tam_than_dinh_dang_hoe.pdf