Bài giảng Dân số và phát triển - Chính sách dân số
Tóm tắt Bài giảng Dân số và phát triển - Chính sách dân số: ...a và cần thiết phải có chính sách dân số. 10 Cấu thành của CSDS • Mục tiêu cần đạt được: Mục tiêu chung của chính sách dân số là cải thiện và nâng cao đời sống của người dân, giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển dân số với phát triển kinh tế – xã hội. Từ mục tiêu tổng quát đề xu... tiền sinh đứa con thứ 3, không cấp đất, giảm thời gian nghỉ đẻ. 15 Phân loại CSDS 2. Các chính sách tác động tới giảm tử vong - Cải thiện chế độ dinh dưỡng, cung cấp lương thực, thực phẩm - Cải thiện điều kiện làm việc - Cải thiện điều kiện vệ sinh và dịch vụ y tế công cộng - Tăng th...h 2 con, đối tượng nào sinh 3 con, tuổi sinh con đầu lòng theo quy định với nam là 24, nữ là 22, khoảng cách giữa 2 lần sinh cách nhau 3-5 năm. CSDS ở Việt Nam 19 2. Giai đoạn 1993 – 2000 • 1994: Uỷ ban Quốc gia Dân số – KHHGĐ được thành lập theo quyết định 58/ HĐBT, tiếp theo là việc ki...
1Chính sách dân số Bộ môn Dân Số Học Trường ĐH Y Tế Công Cộng 2Mục tiêu Sau khi học xong bài này, học viên có thể: • Trình bày được một số khái niệm cơ bản về chính sách dân số; • Trình bày được một số nét chính về các chính sách dân số ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm. 3Khái niệm và phân loại Khái niệm • “Chính sách dân số là những biện pháp pháp chế, các chương trình quản lý và những hoạt động khác của chính phủ nhằm mục tiêu làm thay đổi các xu hướng dân số hiện hành vì sự tồn tại và phồn vinh của mỗi quốc gia”. 4Khái niệm và phân loại Khái niệm • “Chính sách dân số (CSDS) là các giải pháp và các chương trình nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế – xã hội, dân số và các mục tiêu khác thông qua ảnh hưởng của các biến dân số như quy mô, cơ cấu, tốc độ và phân bố dân cư”. 5Khái niệm và phân loại Khái niệm • CSDS bao gồm việc xem xét các xu hướng dân số quá khứ và hiện tại cùng với các nguyên nhân, đánh giá các hậu quả kinh tế, xã hội của các mô hình thay đổi có thể xảy ra đối với lợi ích quốc gia và cuối cùng là sự chấp nhận các biện pháp đề ra nhằm đem lại những thay đổi mong muốn hoặc ngăn chặn những xu thế không mong muốn 6Khái niệm và phân loại Hình thành chính sách dân số Quá khứ Can thiệp Những nguyên nhân Tương lai Những quá trình dân số sẽ diễn ra Những hệ quả kinh tế-xã hội chịu ảnh hưởng Những kết quả mong đợi về mặt dân số Những hệ quả kinh tế-xã hội mà chúng ta mong đợi 7Đặc điểm của CSDS • Chính sách dân số là do Nhà nước chứ không phải do cá nhân hay tổ chức phi chính phủ ban hành. • Chính sách dân số thể hiện rõ quan điểm của Nhà nước đối với tình trạng dân số quốc gia. • Chính sách dân số có phạm vi tác động là các quá trình dân số. Đó là các quá trình sinh, chết và di cư. Kết quả của các tác động này sẽ làm thay đổi qui mô, cơ cấu và phân bố dân số. 8Đặc điểm của CSDS • Chính sách dân số có tính mục tiêu rõ ràng, đó là làm thay đổi tình trạng dân số. Từ đó đạt đến mục đích sâu xa hơn “ vì sự phồn vinh của quốc gia ”. • Để đạt được mục tiêu và mục đích, chính sách dân số có các biện pháp rõ ràng, đó là pháp chế, chương trình quản lý. 9Cấu thành của CSDS • Đặt vấn đề/giải trình: Thông thường chính sách dân số được mở đầu bằng những phân tích dân số học, mối quan hệ giữa dân số với phát triển kinh tế – xã hội, những bất cập xảy ra và cần thiết phải có chính sách dân số. 10 Cấu thành của CSDS • Mục tiêu cần đạt được: Mục tiêu chung của chính sách dân số là cải thiện và nâng cao đời sống của người dân, giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển dân số với phát triển kinh tế – xã hội. Từ mục tiêu tổng quát đề xuất các mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn nhất định. 11 Cấu thành của CSDS SMART • Các mục tiêu phải đặc trưng để tránh hiểu sai (Specific) • Có thể định lượng được để dễ dàng đánh giá (Measurable) • Phù hợp với mục đích và chiến lược (Appropriate) • Có tính khả thi (Realistic) • Có thời gian, hạn định cụ thể (Time-bound) 12 Cấu thành của CSDS • Ví dụ: "Từ nay, mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con để đến năm 2015 bình quân trong toàn xã hội mỗi gia đình có hai con, tiến tới ổn định dân số vào giữa thế kỷ 21". 13 Cấu thành của CSDS • Các chỉ tiêu nhân khâu học cần đạt được: Các chỉ tiêu này là cơ sở lượng hoá các mục tiêu đề ra, có thể gồm Tỷ suất sinh, Tỷ suất chết, Tỷ suất di dân • Đề xuất những giải pháp có thể nhằm đạt được những mục tiêu đã nêu ra: Đây là các giải pháp phải toàn diện trên tất cả các lĩnh vực tuyên truyền, giáo dục, kinh tế, hành chính và kỹ thuật chuyên môn 14 Phân loại CSDS 1. Nhóm chính sách tác động đến mức sinh - Chính sách khuyến khích sinh - Chính sách hạn chế sinh Trực tiếp: Cung cấp BPTT, bỏ luật cấm nạo phá thai, tăng tuổi kết hôn Gián tiếp: Khuyến khích: Cung cấp học bổng cho trẻ em của những cặp vợ chồng ít con, trả tiền cho người đi đình sản, ưu tiên phân phối nhà ở Không khuyến khích (xử phạt): Phạt tiền sinh đứa con thứ 3, không cấp đất, giảm thời gian nghỉ đẻ. 15 Phân loại CSDS 2. Các chính sách tác động tới giảm tử vong - Cải thiện chế độ dinh dưỡng, cung cấp lương thực, thực phẩm - Cải thiện điều kiện làm việc - Cải thiện điều kiện vệ sinh và dịch vụ y tế công cộng - Tăng thu nhập, nâng cao mức sống 16 Phân loại CSDS 3. Các chính sách tác động tới di cư - Chính sách di dân có mục tiêu nhằm điều chỉnh dân số và cơ cấu dân số theo vùng lãnh thổ (giảm nhẹ sức ép dân số ở những vùng đông dân, điều chỉnh cơ cấu tuổi, giới tính theo vùng lãnh thổ ...). - Phân bố lại lực lượng lao động và ngành nghề theo vùng lãnh thổ, giải quyết nhu cầu về công việc làm, khai khẩn các vùng đất mới, giải toả sức ép về kinh tế-xã hội tại các vùng dân cư... nhằm sử dụng có hiệu quả nhất lực lượng lao động xã hội và các nguồn tài nguyên quốc gia. 17 Phân loại CSDS Phân bố dân số và chính sách dân số theo nhóm nước TỔNG SỐ NƯỚC Toàn thế giới Nước đã phát triển Nước đang phát triển A. Mức độ chấp nhận sự phân bố theo không gian -Hợp lý -Hợp lý một phần -Chưa hợp lý 19 70 79 13 22 4 6 48 75 B. Chính sách đối với xu hướng hiện hành -Tăng cường -Không can thiệp -Kìm hãm -Đảo ngược -Chung 4 41 102 21 168 1 11 21 6 39 3 30 81 15 129 18 1. Giai đoạn 1960- 1993 • Quyết định 216 – CP ngày 26/12/1961 của HĐCP về việc sinh đẻ có hướng dẫn đã mở đầu công tác quản lý của nhà nước trong công tác dân số. • 1988: Các chính sách dân số – KHHGĐ mới đã làm rõ và đầy đủ hơn trong chỉ thị 162/HĐBT quy định đối tượng nào được sinh 2 con, đối tượng nào sinh 3 con, tuổi sinh con đầu lòng theo quy định với nam là 24, nữ là 22, khoảng cách giữa 2 lần sinh cách nhau 3-5 năm. CSDS ở Việt Nam 19 2. Giai đoạn 1993 – 2000 • 1994: Uỷ ban Quốc gia Dân số – KHHGĐ được thành lập theo quyết định 58/ HĐBT, tiếp theo là việc kiện toàn bộ máy, tổ chức. • 1993: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 - BCHTW Đảng khoá 7 • 1993: Chiến lược Dân số – KHHGĐ đến năm 2000 CSDS ở Việt Nam 3. Giai đoạn sau 2000 • 2000: Chiến lược dân số 2000-2010, Chiến lược chăm sóc SKSS • 2003: Pháp lệnh Dân số 20 1. Có sự cam kết chính trị mạnh mẽ của Đảng và chính quyền các cấp 2. Chính sách DS-KHHGĐ phù hợp với nguyện vọng của đại đa số nhân dân 3. Thực hiện tốt việc xã hội hóa công tác DS-KHHGĐ 4. Có bộ máy tổ chức chuyên trách đủ mạnh và một mạng lưới cộng tác viên DS-KHHGĐ nòng cốt ở cơ sở 5. Đầu tư đúng mức cho công tác DS-KHHGĐ 6. Định ra được cơ chế quản lý chương trình DS-KHHGD hiệu quả 7. Bảo đảm dễ tiếp cận, thuận tiện, an toàn đối với thông tin và dịch vụ KHHGĐ 8. Nghiên cứu khoa học thực sự có đóng góp cho quản lý chương trình 9. Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực DS-KHHGĐ 10. Chính sách DS-KHHGĐ gắn chặt với chính sách kinh tế, xã hội CSDS ở Việt Nam: bài học kinh nghiệm 21 1. Quy mô dân số lớn 2. Mật độ dân số cao, diện tích đất nông nghiệp/ người giảm, xoá đói giảm nghèo khó khăn 3. Tỷ số phụ thuộc đang giảm dần tạo ra dư lợi dân số 4. Tỷ số giới tính có dấu hiện tăng cao gây nên mất cân bằng giới tính nghiêm trọng 5. Phân bố dân số không đồng đều dẫn đến di dân tự phát bùng nổ 6. Mức sinh giảm nhanh nhưng không bền, không vững chắc 7. Mức chết thô thấp nhưng mức chết trẻ sơ sinh còn cao và không đều 8. Gia đình Việt Nam có quy mô ngày càng nhỏ nên “dễ vỡ” hơn 9. Sức khoẻ sinh sản bị tổn thương, phát sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng 10. Chất lượng dân số thấp Đặc điểm dân số Việt Nam 22 1. Chất lượng dân số, giống nòi 2. Các biện pháp để hạn chế mất cân bằng giới tính 3. Vấn đề phân bổ dân cư, di dân tự phát 4. Chính sách khuyến khích bảo đảm điều kiện cho lao động ngoại tỉnh 5. Xây dựng và quản lý hệ dữ liệu dân cư quốc gia 6. Tăng cường nguồn lực cho công tác dân số và chăm sóc SKSS ở các vùng khó khăn, dân tộc, miền núi. 7. Bảo vệ và hỗ trợ các dân tộc thiểu số 8. Lồng ghép vấn đề dân số, gia đình 9. Vấn đề người già Những điểm mới trong pháp lệnh dân số
File đính kèm:
- bai_giang_dan_so_va_phat_trien_chinh_sach_dan_so.pdf