Bài giảng Hệ thống tổ chức y tế Việt Nam - Nguyễn Thanh Nguyên

Tóm tắt Bài giảng Hệ thống tổ chức y tế Việt Nam - Nguyễn Thanh Nguyên: ... dân quận, huyện chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật của Sở Y tế và sự hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật của các trung tâm chuyên ngành, trung tâm thuộc hệ dự phòng thành phố. 3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 3.2.2.1. Chức năng Triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật v... học, phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật ; xây dựng, sửa chữa và sử dụng các công trình vệ sinh ; biện pháp xử lý các chất thải trên địa bàn quận-huyện ; - Giám sát vệ sinh nguồn nước sinh hoạt, điều kiện vệ sinh an toàn lao động, điều kiện vệ s... dịch vụ CSSKBĐ cho nhân dân. Trạm Y tế hoạt động dưới sự chỉ đạo toàn diện của Trung tâm Y tế dự phòng Quận huyện (chuyên môn kỹ thuật, tài chính và nhân sự), đồng thời chịu sự chỉ đạo của UBND Phường Xã về kế hoạch và thực hiện các hoạt động y tế địa phương (Hình 3). Một cách tổng quát, mỗ...

pdf12 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Hệ thống tổ chức y tế Việt Nam - Nguyễn Thanh Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Système sante_Text_1 mars 2012 
1
Hệ thống tổ chức y tế Việt Nam 
TSBS Nguyễn Thanh Nguyên* 
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG 
Sau khi học, sinh viên có khả năng trình bày được: 
1- Những đặc điểm của ngành y tế Việt Nam 
2- Sơ đồ tổ chức hệ thống y tế cấp trung ương, cấp tỉnh, TP 
3- Vị trí, chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Y tế dự phòng quận huyện 
4- Vị trí, chức năng nhiệm vụ của mạng lưới y tế phường xã 
5- 5 nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn bản. 
I- NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH Y TẾ VIỆT NAM 
1- Chính sách phòng bệnh chủ động; 
2- Xã hội hóa các hoạt động y tế, chủ yếu thông qua việc thu một phần viện phí, bảo 
hiểm y tế, cho phép hành nghề tư; 
3- Củng cố mạng lưới y tế cơ sở, đồng thời hiện đại hoá các hoạt động y tế, nhằm 
đạt trình độ kỹ thuật ngang với những nước trong khu vực; 
4- Bảo đảm tính công bằng trong khám chữa bệnh đối với người nghèo và nhân dân 
ở những vùng sâu vùng xa. 
II- HỆ THỐNG Y TẾ 
A- Hệ thống y tế công 
Hệ thống y tế công được tổ chức làm 4 cấp: cấp trung ương, cấp tỉnh-thành phố, cấp 
quận-huyện và cấp phường-xã. 
1. Cấp trung ương 
Đứng đầu là Bộ Y tế đặt tại Thủ đô Hà Nội. 
Bộ Y tế là thẩm quyền cao nhất trong hệ thống y tế, xây dựng và thực hiện những chính 
sách và chương trình sức khoẻ cho toàn quốc, quản lý sản xuất và phân phối thuốc, phối 
hợp với Bộ Giáo dục đào tạo trong đào tạo cán bộ y tế, ấn định phí cho các cơ sở y tế tư. 
Các chủ trương và chiến lược dài hạn được thực hiện theo những kế hoạch 5-10 năm, và 
theo những văn bản do Chính phủ hoặc Bộ Y tế ban hành. 
* Trưởng BM Quản l ý-Kinh tế y tế 
Système sante_Text_1 mars 2012 
2
Đối với mạng lưới y tế trên toàn quốc, Bộ Y tế là cơ quan chỉ đạo về chuyên môn kỹ 
thuật cho các Sở Y tế Tỉnh/Thành phố (Hình 1,3). Ngoài ra còn có các viện nghiên cứu, 
bệnh viện đa khoa và chuyên khoa trung ương đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ đạt tại 
Hà Nội và các Tỉnh TP lớn (Hình 1), 
2. Cấp Tỉnh/ Thành phố 
Trên toàn quốc có tất cả 63 Sở Y tế, thuộc 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương 
(Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẳng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ). Mỗi Sở Y tế chịu trách 
nhiệm phục vụ từ 0,3 đến 5 triệu dân. 
Sở Y tế là cơ quan quản lý Nhà nước về y tế của UBND thành phố và tổ chức các hoạt 
động sự nghiệp y tế trên địa bàn thành phố. Sở chịu sự lãnh đạo trực tiếp toàn diện của 
Uỷ ban nhân dân Thành phố và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ y tế. 
Sở Y tế có nhiệm vụ : 
1- Thực hiện, kiểm tra kế hoạch phát triển y tế ; 
2- Đề xuất với UBND tỉnh, hoặc ban hành những qui định chuyên môn dựa trên qui 
định của Nhà nước ; 
3- Thanh tra, kiểm tra các hoạt động y tế : vệ sinh phòng bệnh, khám chữa bệnh, 
phục hồi chức năng, vệ sinh an toàn thực phẩm, thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y 
tế ; 
4- Đào tạo, quản lý cán bộ ; 
5- Kiểm tra giám sát các cơ sở y dược tư ; 
6- Phối hợp với các Ban Ngành Đoàn thể trong công tác truyền thông giáo dục sức 
khoẻ. 
Những cơ quan trực thuộc Sở Y tế gồm có : (Hình 2) 
1- Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh TP, 
2- Trung tâm Bảo vệ sức khoẻ sinh sản 
3- Trung tâm Phòng chống các bệnh xã hội 
4- Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ 
5- Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm 
6- Bệnh viện đa khoa tỉnh 
7- Bệnh viện Y học cổ truyền 
8- Tùy theo điều kiện khoa học kỹ thuật của từng tỉnh có thể có các bệnh viện 
chuyên khoa lao, tâm thần, nhi, phụ sản, điều dưỡng và phục hồi chức năng ; 
9- Trường Trung học y tế 
10- Các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc và vật tư trang thiết bị y tế 
Système sante_Text_1 mars 2012 
3
Hình 1 : Sơ đồ tổ chức hệ thống y tế, cấp trung ương. 
Mỗi tỉnh đều có 1 bệnh viện đa khoa, số giường trung bình 350 giường. Mỗi bệnh viện có 
các khoa lâm sàng cơ bản bao gồm: nội, ngoại, sản, nhi, y học dân tộc và cấp cứu. Trên 
nguyên tắc, các bệnh viện tỉnh là tuyến hướng trợ cho hệ thống các bệnh viện quận huyện 
của tỉnh. 
Bộ Y tế 
Các đại học 
y, dược 
Các 
viện 
Vụ, cục hành 
chính và 
chuyên môn kỹ 
thuật 
Các bệnh 
viện trung 
ương 
Công ty xí 
nghiệp dược 
phẩm 
Chính phủ 
Ủy ban 
Nhân dân 
Tỉnh/Thành 
phố 
Sở Y tế Tỉnh/Thành phố 
Système sante_Text_1 mars 2012 
4
 Hình 2 : Sơ đồ hệ thống y tế tuyến Tỉnh/TP.
Trường Trung 
học y tế 
Trung tâm y tế dự 
phòng Q/H 
Sở Y tế Tỉnh/TP 
Trung tâm 
chuyên khoa 
Bệnh viện đa 
khoa 
Bệnh viện Q/H 
Phòng Y tế 
Cơ sở sản xuất 
kinh doanh 
dược, TTB y tế 
Trạm y tế P/X 
Nhân viên y tế 
thôn bản 
Système sante_Text_1 mars 2012 
5
3. Cấp Quận/Huyện (Mô hình TP HCM, 2006 – Hình 2) 
3.1. Phòng Y tế 
3.1.1 Vị trí 
Phòng Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận- huyện, 
3.1.2. Chức năng 
Tham mưu giúp việc cho UBND quận huyện về quản lý nhà nước về: 
 Y tế dự phòng, 
 khám, chữa bệnh, 
 thuốc phòng chữa bệnh cho người, 
 Thẩm định các cơ sở hành nghề y tế tư nhân 
Phòng Y tế chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân 
dân quận- huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của Sở Y tế. 
3.2. Trung Tâm Y tế dự phòng quận huyện 
3.2.1. Vị trí: 
Trung tâm y tế dự phòng quận-huyện là đơn vị sự nghiệp của Ủy ban nhân dân 
quận, huyện chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật của Sở Y tế và sự hướng dẫn 
chuyên môn kỹ thuật của các trung tâm chuyên ngành, trung tâm thuộc hệ dự phòng 
thành phố. 
3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 
3.2.2.1. Chức năng 
Triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về 
- y tế dự phòng, 
- phòng, chống HIV/AIDS, 
- phòng, chống bệnh xã hội, 
- an toàn vệ sinh thực phẩm, 
- chăm sóc sức khoẻ sinh sản 
- truyền thông giáo dục sức khoẻ 
 - quản lý chỉ đạo toàn diện hoạt động các TYT Phường Xã 
Système sante_Text_1 mars 2012 
6
* Chú thích: Bên cạnh TT Y tế dự phòng còn có Bệnh viện Q/H và Phòng y tế Q/H. 
Hình 3 : Sơ đồ về quản lý tổng quát trong hệ thống y tế. 
Quản lý nhân sự, tài 
chính 
Chính phủ 
Bộ Y tế 
Sở Y tế Tỉnh/TP 
Trung tâm Y tế dự 
phòng Q/H* 
UBND Quận Huyện 
UBND các Tỉnh/TP 
Xây dựng chính sách 
Quyết định các kế hoạch 5 năm theo đề 
xuất của các Bộ 
Cấp kinh phí 
-Quản lý các hoạt động y tế 
-Thông qua kinh phí 
Chỉ đạo kế hoạch 
-thu và quản lý thuế 
-cấp kinh phí 
-quyết định chiến lược của tỉnh 
-quản lý tất cả các hoạt động của 
tỉnh 
Trạm Y tế Phường 
Xã 
Chú thích 
-Mũi tên liên tục: quản lý chung 
-Mũi tên không liên tục: quản lý chuyên 
môn kỹ thuật 
Quản lý nhân sự và tài 
chính 
Système sante_Text_1 mars 2012 
7
3.2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn 
i- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật trên cơ sở 
kế hoạch của tỉnh và tình hình thực tế trên địa bàn huyện. 
ii- Tổ chức thực hiện các hoạt động sau: 
a) Triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về phòng, chống dịch 
bệnh, 
b) Chỉ đạo và giám sát chuyên môn, kỹ thuật thực hiện CSSKBĐ và các chương 
trình sức khoẻ đối với các trạm y tế xã, phường, thị trấn, 
c) Tham gia đào tạo, đào tạo lại, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, 
nghiệp vụ cho cán bộ y tế cấp xã, nhân viên y tế thôn, bản và các cán bộ khác; 
d) Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, 
 đ) Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu 
y tế quốc gia và các dự án khác được Sở Y tế phân công; 
e) Thực hiện quản lý cán bộ, quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định 
của pháp luật; 
g) Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật; 
3.2.3. Cơ cấu tổ chức 
Các khoa chuyên môn 
- Khoa Kiểm soát dịch, bệnh, HIV/AIDS; 
- Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm; 
- Khoa Y tế công cộng ; 
- Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản ; 
- Khoa Liên chuyên khoa : Lao, Tâm thần, Da liễu ; 
- Khoa Tham vấn Hỗ trợ cộng đồng ; 
- Khoa xét nghiệm; 
- Khoa Dược. 
iii- Nhiệm vụ của một số Khoa, Phòng 
 a- Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm 
- Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm 
và phổ biến kiến thức về dinh dưỡng cộng đồng cho các cơ quan, tổ chức trên địa bàn 
quận-huyện; 
- Giám sát việc thực hiện các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ 
sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quận-huyện; 
- Thực hiện kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở dịch vụ ăn uống 
thức ăn đường phố, các cơ sở sản xuất thực phẩm trên địa bàn quận-huyện; điều tra và 
triển khai các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm theo quy định; 
Système sante_Text_1 mars 2012 
8
 b- Khoa Y tế công cộng : 
- Chịu trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về : Vệ sinh an toàn lao 
động, vệ sinh trường học, phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống nhiễm độc hoá 
chất bảo vệ thực vật ; xây dựng, sửa chữa và sử dụng các công trình vệ sinh ; biện pháp 
xử lý các chất thải trên địa bàn quận-huyện ; 
- Giám sát vệ sinh nguồn nước sinh hoạt, điều kiện vệ sinh an toàn lao động, điều 
kiện vệ sinh trường học ; tổng hợp, theo dõi, đánh giá chất lượng và hiệu quả thực hiện 
các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định về chuyên môn kỹ thuật đối với các cơ sở, cơ 
quan, tổ chức trên địa bàn quận-huyện ; 
- Lập hồ sơ vệ sinh lao động và tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao 
động theo quy định ; 
- Phối hợp với các cơ quan chức năng, các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn 
quận-huyện trong việc xây dựng làng văn hoá sức khoẻ, mô hình cộng đồng an toàn, 
phòng, chống tai nạn thương tích ; 
- Triển khai thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia, các dự án về sức khoẻ 
môi trường, lao động, trường học, phòng, chống tai nạn thương tích và phòng, chống 
bệnh nghề nghiệp trên địa bàn quận-huyện. 
 c- Khoa Chăm sóc sức khoẻ sinh sản : 
- Quản lý các chỉ số về chăm sóc sức khoẻ sinh sản và đánh giá thực trạng sức 
khoẻ sinh sản trong quận-huyện ; 
- Giám sát và hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật đối với y tế tuyến phường-xã thực 
hiện theo hướng dẫn chuẩn quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản ; 
- Cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, phòng, chống nhiễm khuẩn đường sinh 
sản ; 
- Triển khai thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia, các dự án về chăm sóc 
sức khoẻ sinh sản ; 
- Thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe trẻ em ; phòng, chống suy dinh 
dưỡng trẻ em. 
 d- Khoa Liên chuyên khoa : Triển khai thực hiện các chương trình quốc gia về 
lao, tâm thần, da liễu, các bệnh lây qua đường tình dục. 
3.3. Bệnh viện quận- huyện 
3.3.1. Vị trí 
Bệnh viện quận- huyện là đơn vị sự nghiệp y tế thuộc UBND quận- huyện, chiụ sự 
chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Y tế và sự quản lý toàn diện của UBND quận- 
huyện. 
Système sante_Text_1 mars 2012 
9
3.3.2. Chức năng, nhiệm vụ 
i. Cấp cứu- Khám bệnh- Chữa bệnh: Khám chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú, giải 
quyết toàn bộ bệnh thông thường và các trường hợp sơ cấp cứu về ngoại khoa; 
ii. Đào tạo cán bộ y tế 
- Bệnh viện là cơ sở thực hành cho các trường, lớp của ngành y tế; 
- Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện, tập huấn bồi 
dưỡng kiến thức y tế cho cán bộ y tế phường- xã. 
 iii. Nghiên cứu khoa học 
Nghiên cứu và tham gia các công trình nghiên cứu về y tế cộng đồng, về y học 
lâm sàng. 
 iv. Chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật 
Giám sát thực hiện quy chế chuyên môn, chỉ đạo trạm y tế phường- xã thực hiện các 
phác đồ chẩn đoán và điều trị; 
v. Phòng bệnh, nâng cao sức khỏe 
- Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng 
dịch; 
- Truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng. 
3.3.3. Tổ chức 
Các khoa: 
- Khoa Khám bệnh; 
- Khoa Hồi sức cấp cứu; 
- Khoa Nội tổng hợp; 
- Khoa Nhi; 
- Khoa Ngoại tổng hợp; 
- Khoa Phụ sản; 
- Liên chyên khoa Tai- Mũi- Họng, Răng- Hàm- Mặt, Mắt; 
- Khoa Xét nghiệm (Huyết học, Hóa sinh, Vi sinh); 
- Khoa Chẩn đoán hình ảnh; 
- Khoa Chống nhiễm khuẩn; 
- Khoa Dược; 
- Khoa Dinh dưỡng; 
- ....... 
Système sante_Text_1 mars 2012 
10
4. Mạng lưới y tế Phường Xã 
Trạm Y tế Phường Xã là cơ quan y tế tuyến đầu, có chức năng phát hiện và phòng chống 
dịch, thực hiện các dịch vụ CSSKBĐ cho nhân dân. 
Trạm Y tế hoạt động dưới sự chỉ đạo toàn diện của Trung tâm Y tế dự phòng Quận huyện 
(chuyên môn kỹ thuật, tài chính và nhân sự), đồng thời chịu sự chỉ đạo của UBND 
Phường Xã về kế hoạch và thực hiện các hoạt động y tế địa phương (Hình 3). 
Một cách tổng quát, mỗi Trạm Y tế có từ 4-5 nhân viên, phục vụ cho bình quân 7000 dân. 
Trạm Y tế phải đãm trách nhiều nhiệm vụ cụ thể vì là nơi tiếp nhận tất cả các chương 
trình sức khoẻ do tuyến trên đưa xuống. Người trưởng Trạm Y tế do đó phải phân công 
sao cho tất cả nhân viên Trạm thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ: 
1- Vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm: giám sát tình trạng sử dụng nước và các 
công trình vệ sinh, giám sát vệ sinh thực phẩm tại các cửa hàng ăn uống, giám sát 
vệ sinh môi trường. 
2- Hoạt động khám chữa bệnh: sơ cứu, khám ngoại chẩn, sanh thường. 
3- Thực hiện các chương trình sức khoẻ “dọc”: 
- Sức khoẻ bà mẹ: quản lý thai, phòng chống thiếu máu thai kỳ, sinh đẻ có kế 
hoạch. 
- Sức khoẻ trẻ em: tiêm chủng mở rộng, phòng chống tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô 
hấp cấp, suy dinh dưỡng, phòng thiếu vitamin A 
- Phòng chống bệnh xã hội: lao, phong, tâm thần, sốt rét, phòng chống thiếu iôd. 
- Phòng chống nhiễm HIV/AIDS. 
- Phòng chống các bệnh không lây 
4- Truyền thông GDSK: là nhiệm vụ hàng đầu, gắn liền với việc thực hiện các 
nhiệm vụ trên 
Khối lượng công việc của ê-kíp Trạm Y tế thật đáng kể, chưa kể những báo cáo phải làm 
theo yêu cầu của tuyến trên và của UBND Phường Xã. 
 Mạng lưới y tế thôn bản 
Tại các thôn bản, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn bản đã được Bộ Y tế qui định năm 
1999, theo đó, nhân viên y tế thôn bản có 5 nhiệm vụ: 
1- Giáo dục sức khoẻ 
2- Phổ biến các biện pháp vệ sinh phòng bệnh: 
 Vệ sinh dinh dưỡng 
 “Ba sạch” và “Bốn diệt” (diệt ruồi, diệt muỗi, diệt chuột, diệt chấy rận), sử 
dụng nước sạch, cầu tiêu hợp vệ sinh 
3- Chăm sóc bà mẹ và kế hoạch hoá gia đình: 
Système sante_Text_1 mars 2012 
11
 ghi chép các trường hợp có thai, vận động khám thai, trợ giúp sanh thường 
trong những trường hợp khẩn cấp. 
 Hướng dẫn các biện pháp đơn giản để theo dõi sức khoẻ trẻ em. 
 Hướng dẫn những phương pháp kế hoạch hoá gia đình, phân phát bao cao su 
và thuốc ngừa thai. 
4- Sơ cứu, chăm sóc bệnh thông thường, bệnh xã hội. 
5- Thực hiện các chương trình sức khoẻ, báo cáo tình hình thai sản, tử vong, bệnh 
tật, sử dụng tốt túi thuốc. 
5. Giường bệnh và CBYT 
 Năm 2010 
 7,1 BS/10 000 dân, 
 22,0 giường/10 000 dân 
6. Các chương trình sức khoẻ quốc gia 
Từ những năm 90, các chương trình sức khoẻ ngày càng được tăng cường tổ chức.Năm 
2001, Chính phủ đã ban hành Quyết định phê chuẩn Chương trình quốc gia phòng chống 
một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2001-2005. Bộ Y tế là 
cơ quan chủ trì với sự phối hợp với các Bộ khác và Tỉnh Thành phố. Chương trình gồm 
10 Dự án: 
1- Phòng chống sốt rét 
2- Phòng chống lao 
3- Phòng chống sốt xuất huyết 
4- Phòng chống phong 
5- Phòng chống bướu cổ 
6- Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em 
7- Tiêm chủng mở rộng 
8- Bảo vệ sức khoẻ tâm thần cộng đồng 
9- Bảo đãm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm 
10- Phòng chống HIV/AIDS 
Năm 2002, Chính phủ ban hành thêm hai Quyết định về: 
- Dân số, kế hoạch hoá gia đình, sức khoẻ sinh sản 
- Phòng chống một số bệnh không truyền nhiễm như bệnh tim mạch, ung thư, tiểu 
đường, rối loạn tâm thần. 
Nguồn kinh phí của các chương trình lấy từ ngân sách Nhà nước và viện trợ quốc tế. Đây 
chủ yếu là những hoạt động phòng chống các bệnh xã hội, và bệnh ở trẻ em. Phần lớn 
nhằm vào nhân dân sống tại các vùng sâu vùng xa, hay các tầng lớp có nguy cơ trong xã 
hội. Các chương trình này cung cấp vắc xin, thuốc miễn phí đối với các bệnh xã hội. 
Đây là những chương trình dọc, dược tổ chức thống nhất từ tuyến trung ương đến các địa 
phương. 
Système sante_Text_1 mars 2012 
12
D- NHỮNG THÀNH TỰU VÀ THÁCH THỨC CHÍNH 
Trong những năm qua, hệ thống y tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. 
Năm 2010: 
- CT Tiêm chủng mở rộng: 94,6% 
- Tử vong trẻ em < 1t: 15,8 p1000 
- Tỉ lệ tử vong mẹ: 68,0p100 000 
- Khống chế được các bệnh dịch nguy hiểm 
Những thành tựu này đã đạt được trong hoàn cảnh của một nước nghèo sau 35 năm chiến 
tranh. 
Mặt khác, cũng như trong các nước thực hiện chính sách điều chỉnh cấu trúc kinh tế, khu 
vực y tế cũng phải bị ảnh hưởng bởi những tác động trực tiếp và gián tiếp của cải cách 
kinh tế. Vào thời điểm hiện nay, bên cạnh nhữnh thành tựu đã đạt được, Ngành y tế còn 
phải đối diện với những thách thức lớn : 
- Những vấn đề xã hội mới phát sinh như ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, chênh lệnh 
về thu nhập ảnh hưởng đến công bằng trong khám chữa bệnh, đạo đức y tế. 
- Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng tăng trong khi khả năng đáp ứng của Ngành y tế 
còn hạn chế. 
- Dân số ngày càng tăng, chi phí cho công tác chăm sóc sức khoẻ ngày càng lớn. 
- Toàn cầu hoá vừa là những thuận lợi, vừa đặt nước ta trước những nguy cơ của các 
bệnh dịch nguy hiểm và những thách thức trong lĩnh vực sản xuất thuốc và ứng dụng 
công nghệ cao trong y tế. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_he_thong_to_chuc_y_te_viet_nam_nguyen_thanh_nguyen.pdf
Ebook liên quan