Bài giảng Hóa đại cương 2 - Nguyễn Văn Đáng
Tóm tắt Bài giảng Hóa đại cương 2 - Nguyễn Văn Đáng: ...ưng xảy ra quá trình biến đổi pha giữa các cấu tử. Điều kiện cân bằng giữa các pha trong hệ : Phải thiết lập đủ ba cân bằng : về nhiệt, cơ và hóa. Tức là : - Nhiệt độ giữa các pha phải bằng nhau. - Áp suất ở các pha phải bằng nhau. - Hóa thế ở các pha phải bằng nhau. 2.6.2.Quy tắc...ân tán. Khói bụi thì chất phân tán là các chất rắn (các hạt than, hạt bụi) còn môi trường phân tán là không khí Tùy theo kích cở của chất tan người ta có các hệ phân tán : - Hệ phân tán thô : khi chất phân tán có kích thước lớn hơn 1000 0 A + Nếu chất phân tán là chất rắn : người ta gọ... ấy NaVa > NbVb [HCl]dư = [H+] dư = ba bbaa VV VNVN pH = - lg[H+]dư = -lg ba bbaa VV VNVN - Khi tới điểm tương đương : NaVa = Nb.Vb Vì HCl và NaOH là axit mạnh và bazơ mạnh nên dung dịch NaCl có tính trung tính nên pH = -lg[H+] = 7 . - Thêm tiếp NaOH vào, lúc...
NG 2 85 Nếu gọi Uph: Thế phân hủy ; Upc : thế phân cực U = Uph - Upc ; U gọi là quá thế Người ta nhận thấy rằng quá thế rất phức tạp, nó phụ thuộc vào : - Bản chất của chất thoát ra ở điện cực (thông thường quá thế của chất khí lớn hơn chất rắn) - Bản chất của điện cực : người ta chưa phát hiện được quy luật nào về yếu tố này, cùng một chất thoát ra ở điện cực, nhưng vật liệu làm điện cực khác nhau cũng đưa đến quá thế khác nhau. - Quá thế còn phụ thuộc vào trạng thái bề mặt của điện cực (thường bề mặt xốp có quá thế thấp hơn nhẵn bóng) - Nhịêt độ, thành phần dung dịch, mật độ dòng... Hiện nay cơ chế của quá trình đang còn tranh cải. Ta chỉ cần để ý đến thực chất của kết quả ở điện cực là do thế phân hủy. Thế phân hủy càng nhỏ thì quá trình ứng với nó càng dễ xảy ra và nó được giải phóng ở điện cực 5.3.2.4.Điện phân muối nóng chảy Ví dụ như điện phân NaCl nóng chảy. Khi nóng chảy : NaCl chaynóng Na+ + Cl- Ion Cl- về anod và bị oxi hóa : 2Cl- Cl2 + 2e- ; còn Na+ về catod bị khử : Na+ + e- Na. Phản ứng tổng cộng : NaCl đpnc Na + 1/2Cl2 5.3.2.5.Điện phân dung dịch muối a) Ở catod : Các ion (+) về catod và xảy ra sự khử, cũng vậy ngoài các ion (+) của chất điện ly, còn có H+ của H2O. Sự khử cũng tuân theo thứ tự : Chất nào có thế khử lớn nhất sẽ khử trước, nhưng các ion kim loại đứng trước Al3+, kể cả Al3+ không bao giờ bị điện phân trong dung dịch nước mà thay vào đó là H2O bị khử vì thế khử của H2O lớn hơn thế khử của các ion kim loại đó. Ta biết 2H/H o = 0,00 volt, còn các kim loại từ Pb trở về trước trong dãy điện hóa đều có MMo n / < 0. Vậy lẽ ra H+ của H2O phải điện phân trước cả Pb2+ chứ ? Nhưng tại sao H+ của H2O lại phải “dời” đến sau Al ? Vì với dung dịch trung tính thì [H+] = 10-7 nên từ phương trình Nernst : 2/ HH = 2/ HHo + F RT 2 ln [H+]2 = -0,41 volt, vả lại quá thế của H2 lại lớn, nên thế khử của nó lại nhỏ hơn nữa. b) Ở anod trơ (Pt, Cgr,..) : Các ion (-) về anod và xãy ra sự oxi hóa, nhưng để ý rằng ngoài các ion của chất điện ly, còn có OH- của H2O. Sự oxi hoá sẽ theo thứ tự thế khử (chú ý thế khử chứ không phải thế khử chuẩn) của cặp nào thấp nhất sẽ bị oxi hóa trước. Với các anion thường gặp thì sẽ khử theo thứ tự : S2- > I- > Br- > Cl- > OH- > H2O. Vậy thì các anion phức tạp có chứa oxi (như 24SO , NO3 -, 34PO ,) sẽ không bao giờ bị điện phân. c) Anod tan (các kim loại khác) : Đối với trường hợp này cũng rất đơn giản, ta chỉ cần để ý chính chất làm điện cực cũng là chất có thể tham gia vào phản ứng oxi hóa khử do dòng điện một chiều gây ra, do các kim loại này có thế khử nhỏ hơn các ion về ở điện cực nên thay vì các anion như I-, Cl-, bị oxi hóa thì chính kim loại làm điện cực (từ Cu trở về trước trong dãy điện hóa) bị oxi hóa. Thí dụ : Thử xét điện phân dung dịch NiCl2 với điện cực trơ và với điện cực Ni. Khi NiCl2 tan trong nước sẽ phân ly : NiCl2 → Ni2+ + 2Cl- . Khi có dòng điện một chiều qua dung dịch thì các ion đi về các điện cực ngược dấu : - Với điện cực trơ : Ở cực âm : Ni2+ + 2e- → Ni (1) Tại cực dương : 2Cl- → Cl2 + 2e- (2) Phương trình điện phân tổng quát : NiCl2 dpdd Ni + Cl2. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - Chương 5 : PHẢN ỨNG OXI HOÁ KHỬ - HOÁ HỌC VÀ DÒNG ĐIỆN HÓA ĐẠI CƯƠNG 2 86 - Với điện cực Ni : Ở cực âm, cũng như trên. Còn tại cực dương có : Cl-, H2O và chính điện cực làm bằng kim loại Ni. So sánh thế khử của 3 chất này thì thế khử của Ni là bé nhất nên chính Ni sẽ là chất khử : Ni → Ni2+ + 2e- (3). Phương trình ion tổng cộng : Ni2+ + Ni → Ni + Ni2+ Phương trình điện phân : NiCl2 + Ni → Ni + NiCl2 Ngoài ra như đã nói ở trên (phần 5.3.2.1.Định nghĩa), ngoài những phản ứng sơ cấp như trên, còn có phản ứng thứ cấp như đã đề cập trong phần định nghĩa 5.3.2.6.Các định luật về sự điện phân Do Faraday tìm ra năm 1832-1833 dưới 2 dạng gọi là định luật Faraday thứ nhất và thứ hai. Còn gọi là định luật định lượng về sự điện phân. - Định luật Faraday 1 : Lượng chất tạo thành hay hòa tan ở điện cực khi điện phân tỷ lệ với lượng điện (Q = I.t) đi qua dung dịch. (Q : điện lượng ; I : cường độ qua mạch ; t : thời gian điện phân) - Định luật Faraday 2 : Những lượng điện bằng nhau sẽ tạo thành hay hòa tan ở điện cực khi điện phân những lượng đương lượng như nhau của các chất. Và muốn giải phóng một mol đương lượng bất kỳ chất nào đều cần phải có một điện lượng F (F : hằng số Faraday, được làm tròn là 96500 Coulomb) Từ 2 định luật Faraday, lập luận : Cứ 1 F (Coulomb) giải phóng 1 mol đương lượng chất. Vậy I.t (Coulomb) = Q giải phóng Đ m số mol đương lượng. Vậy : F tI Đ m . (*) [Với m, Đ lần lượt là khối lượng và đương lượng chất thoát ra ở điện cực. Vậy số mol đương lượng chất = Đ m . Lại có Đ = n A . Với A, n lần lượt là khối lượng mol nguyên tử và hóa trị (số e- trao đổi) của chất. (Xem lại Cấu tạo chất chương 1, phần đương lượng)] Thế Đ = n A vào (*) ta được : m = Fn tIA . .. hay nng.tử = Fn tI . . Với m : khối lượng chất thoát ra (hay tan) từ điện cực ; A : khối lượng mol chất thoát ra ở các điện cực ; I : cường độ dòng điện ; t : thời gian điện phân (tính bằng giây) n : số electron trao đổi (hay hóa trị của chất) ; F: số Faraday 96.500 coulomb Và có lẽ tiện dùng nhất ta nên dùng công thức : F tIne . Với ne- : số mol electron qua mạch Công thức trên chính là định luật hợp nhất của Faraday và dùng nó để tính toán định lượng các chất xuất hiện ở các điện cực trong các phản ứng sơ cấp của sự điện phân, nếu hiệu suất là 100% 5.4.ĂN MÒN KIM LOẠI, CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỐNG ĂN MÒN KIM LOẠI : Các vật liệu kim loại, hợp kim khi tiếp xúc với môi trường xung quanh đều bị phá huỷ với một tốc độ nào đó. Mặc dù sự ăn mòn luôn luôn xảy ra trên bề mặt chất, nhưng khi có đủ Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - Chương 5 : PHẢN ỨNG OXI HOÁ KHỬ - HOÁ HỌC VÀ DÒNG ĐIỆN HÓA ĐẠI CƯƠNG 2 87 điều kiện để quá trình ăn mòn bắt đầu, nó sẽ phát triển sâu đến bên trong. Hai sự ăn mòn thường gặp là ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa. Ăn mòn hóa học là sự phá huỷ bề mặt kim loại xảy ra dưới tác dụng của oxi, H2S, SO2, HCl, HNO3, ... với sự có mặt của hơi ẩm. Vì vậy ăn mòn hóa học còn gọi là ăn mòn khí, sự ăn mòn trong khí xảy ra ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ thường, khi mà sự ngưng tụ hơi ẩm trên bề mặt kim loại là không thể được, như thiết bị trong các lò, các chi tiết trong động cơ đốt trong, các turbin,... Ăn mòn điện hoá là sự ăn mòn xảy ra trong không khí ẩm ở nhiệt độ thường. Sự oxi hóa kim loại do việc ăn mòn điện hóa có thể tạo thành sản phẩm không tan (như gỉ) hoặc chuyển kim loại thành ion và tan vào dung dịch. Các kim loại, phần lớn có lẫn tạp chất. Một lớp mỏng H2O trên bề mặt kim loại hòa tan một số khí (CO2, SO2,...) trở thành dung dịch diện ly. Như vậy đã có điều kiện để trở thành pin : kim loại, tạp chất (kim loại khác) tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với dung dịch điện li - chính xác hơn là tạo ra vô số vi pin. Electron từ kim loại hoạt động mạnh hơn chuyển đến kim loại yếu hơn - Kim loại hoạt động hơn vậy là bị oxi hóa thành các ion đi vào dung dịch - còn kim loại yếu hơn bị khử - gây ra sự phá hủy các kim loại. Ví dụ : Sự ăn mòn sắt có lẫn tạp chất Cu, Fe3C. Trong không khí ẩm, do vậy có một lớp nước mỏng bám lên bề mặt sắt, hòa tan một ít CO2 hay SO2 (có trong không khí) trở thành dung dịch điện ly (CO2 + H2O HCO3- + H+), lúc ấy Fe do có thế khử nhỏ hơn Cu (hay C) trở thành điện cực âm, nó bị mất electron và ion Fe2+ tan vào dung dịch điện ly : Fe → Fe2+ + 2e-. Electron được dẫn đến cực dương Cu (hay C) và được ion H+ trong dung dịch điện ly đến lấy biến thành H và lại bị O2 oxi hóa thành H2O, ion Fe2+ lại bị O2 của không khí cùng với hơi nước oxi hóa tiếp thành Fe2O3.nH2O là thành phần chủ yếu của gỉ sắt, lớp gỉ xốp dễ bị bung ra và lớp Fe bên trong tiếp tục bị gỉ tiếp. Các phương pháp chống ăn mòn điện hóa : - Đối với ăn mòn hóa học, người ta chống ăn mòn bằng cách cách ly kim loại với môi trường ngoài, đó là phủ lên kim loại một lớp dầu, mỡ, sơn,... - Còn đối với ăn mòn điện hóa, người ta cũng dùng phương pháp cách li kim loại với môi trường ngoài, bằng cách tạo ra trên bề mặt kim loại một lớp che phủ như sơn dầu, men, hợp chất cao phân tử,Những lớp bảo vệ này có tác dụng suốt trong thời gian mà lớp bảo vệ còn kín, khi lớp cách ly này vì một lý do nào đó bị rạn nứt (trầy, xướt) thì sự ăn mòn sẽ diễn ra. Nhưng hữu hiệu hơn hết là phương pháp điện hóa bằng cách nối kim loại cần bảo vệ với một kim loại khác có tính hoạt động hơn. Lúc ấy kim loại cần bảo vệ đóng vai trò catod, còn kim loại hoạt động hơn sẽ đóng vai trò anod - chúng sẽ bị oxi hóa thay cho kim loại cần bảo vệ. 5.5.MỘT SỐ NGUỒN ĐIỆN HÓA THÔNG DỤNG : PIN, ACCU : Để tạo được pin chỉ cần 2 điện cực và dung dịch điện li, nhưng trong thực tế nguồn điện hóa để có được ứng dụng cần phải có : - Sức điện động cao, cường độ lớn, công suất lớn - Gọn nhẹ, không nguy hiểm. - Kinh tế Các pin thường gặp : 5.5.1.Pin Leclanché : Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - Chương 5 : PHẢN ỨNG OXI HOÁ KHỬ - HOÁ HỌC VÀ DÒNG ĐIỆN HÓA ĐẠI CƯƠNG 2 88 a) Pin kẽm, MnO2 : Với vỏ bọc cũng là cực âm được làm bằng kẽm, ở giữa là lõi than - loại điện cực trơ - làm cực dương, ngăn cách giữa 2 cực là MnO2 tẩm chất điện ly NH4Cl, ZnCl2 trộn với hồ tinh bột. NH4Cl ngoài nhiệm vụ là chất điện ly còn để hòa tan Zn2+ tạo phức, pin được ký hiệu : Zn | NH4Cl (20%), ZnCl2 | MnO2, C. Pin này có sức điện động khoảng 1,5V Các bán phản ứng của pin : Cực âm : Zn - 2e- → Zn2+ rồi Zn2+ + 2NH4Cl → Zn(NH3)2Cl2 + 2H+ Cực dương : 2MnO2 + 2e- + 2H+ → 2MnOOH. Phương trình tổng cộng : Zn + 2MnO2 + 2NH4Cl → Zn(NH3)2Cl2 + 2 MnOOH b) Pin kẽm không khí : Zn | NaOH | C (O2) . Phản ứng trong pin : Zn + NaOH + 1/2 O2 → NaHZnO2 Pin có sức điện động khoãng 1,4V 5.5.2.Pin nhiên liệu : là dụng cụ biến trực tiếp hóa năng thành điện năng mà không lưu trữ năng lượng, như đốt cháy nhiên liệu để biến thành điện năng. Chất điện ly được dùng là dung dịch NaOH hay Na3PO4 nóng chảy Nhiên liệu như H2, CH4, các cacbua hidro, CH3OH, CO, được dẫn đến cực âm, tại đó xãy ra quá trình oxi hóa như : 2H2 + 4OH- → 4H2O + 4e-. Còn không khí (mà chất phản ứng là O2) được dẫn đến cực dương bằng than xốp, tại đó xảy ra quá trình khử : O2 + 2H2O + 4e- → 4OH-. Phương trình tổng cộng : 2H2 + O2 → 2H2O Các điện cực đóng vai trò chất xúc tác 5.5.3.Accu chì : Accu là loại nguyên tố Ganvanic trên cơ sở mạch thuận nghịch Accu chì được cấu tạo : Hai điện cực là hai tấm chì phủ PbO nhúng vào trong H2SO4 38%. Cả hai đều xảy ra phản ứng (khi chưa nối dòng điện 1 chiều) : PbO + H2SO4 PbSO4 + H2O * Khi nối với dòng điện một chiều, Accu như một bình điện phân, tại cực (+) xảy ra quá trình khử : PbSO4 + 2H2O PbO2 + H2SO4 + 2e- + 2H+ Tại cực âm xảy ra quá trình oxi hóa : PbSO4 + 2e- + 2H+ Pb + H2SO4 Vậy trong quá trình nạp điện trong Accu xảy ra phản ứng : 2PbSO4 + 2H2O Pb + PbO2 + 2H2SO4 Như vậy khi nạp điện xong ta có một cực là Pb, cực kia là PbO2, chất điện li là H2SO4 : trở thành pin. * Lúc ấy, nếu ta sử dụng Accu - là quá trình phóng điện sẽ xảy ra quá trình ngược lại : Tại cực (+) của pin nhận electron : PbO2 + 2e- + 2H+ + H2SO4 PbSO4 + 2H2O Tại cực (-) : Pb + H2SO4 PbSO4 + 2H+ + 2e- Và cứ thế, quá trình lặp đi, lặp lại. Nếu ta ghép nối một số accu riêng lẽ, ta sẽ được bộ accu, lúc ấy sẽ có sức điện động, công suất lớn. Nhược điểm của accu chì là khối lượng lớn và thời gian sử dụng tương đối ngắn. 5.5.4.Accu kiềm : Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - Chương 5 : PHẢN ỨNG OXI HOÁ KHỬ - HOÁ HỌC VÀ DÒNG ĐIỆN HÓA ĐẠI CƯƠNG 2 89 nạp điện phóng điện Accu kiềm thường gặp là accu sắt - niken, trong đó các điện cực là Ni và Fe, dung dịch điện ly là KOH. Có các phản ứng : - Tại cực dương : Ni2+ Ni3+ + e- - Tại cực âm Fe2+ +2e- Fe. (Quá trình nạp điện theo chiều thuận, còn quá trình phóng điện theo chiều nghịch) Phản ứng tổng quát trong pin : 2Ni(OH)2 + Fe(OH)2 2Ni(OH)3 + Fe Ngoài ra, còn có accu kiềm Cd - Ni, accu kiềm Ag - Zn, về căn bản sự hoạt động cũng giống như accu sắt - niken BÀI TẬP 1) Xét các nguyên tố Ganvani sau : a) Mg Mg2+ Pb2+ Pb d) Pt Fe3+,Fe2+ Cl- Cl2 Pt b) Pb Pb(NO3)2 Cu(NO3)2 Cu e) Pt H2 H+ Cl- Cl2Pt c) Cu Cu2+ Ag+ Ag f) ZnZn2+ Cl- AgCl Ag Electron ở mạch ngoài của pin sẽ chuyển như thế nào (ở đktc) ? Viết các phản ứng trong từng điện cực, trong pin Kim loại nào tan 2) Viết sơ đồ các pin theo các phản ứng sau : a) H2 + 2Ag+ 2H+ + 2Ag b) Cu + Cl2 Cu2+ + 2Cl- c) Zn + 2Fe3+ Zn2+ + 2Fe2+ Cho biết cực dương, cực âm, chiều electron và chiều dòng điện. 3) Cho : 0Sn2+/Sn = - 0,14 Volt và 0Sn4+/Sn = + 0,005 Volt a) Tính thế khử chuẩn ở 250C của cặp Sn4+/Sn2+ . b) Xét pin sau ở đktc ở 250C : Sn Sn2+ Sn4+,Sn2+ Pt Viết phương trình phản ứng xảy ra trong pin. Chỉ rỏ điện cực âm, dương. Tính sức điện động (sđđ) chuẩn E0 của pin và G0 của phản ứng ở 250C. 4) Cân bằng sau xảy ra trong dd nước ở 250C : 2Cr2+ + Cd2+ 2Cr3+ + Cd Biết VV CdCdCrCr 4,0;41,0 0 / 0 / 223 a) Ở điều kiện chuẩn pư xảy ra theo chiều nào ? b) Trộn 25ml dd Cr(NO3)3 0,4M với 50ml dd Cr(NO3)2 0,02M 25ml dd Cd(NO3)2 0,04M và bột Cd. Hỏi chiều pư trên trong điều kiện này ? 5) Tính thế của điện cực hydro ở 250C nhúng vào nước nguyên chất ; vào dung dịch có pH = 5 ; vào dung dịch có pH = 10,7. 6) Tính thế của điện cực chì trong dung dịch bão hoà PbBr2 ở 250C nếu như [Br- ] = 1mol/l và T(của PbBr2) = 9,1.10- 6 7) Có thể tạo 1 nguyên tố Ganvani có electron ở mạch ngoài chuyển từ điện cực có thế khử chuẩn dương sang điện cực có thế khử chuẩn âm hơn không ? Giải thích. 8) Cân bằng sau xảy ra trong dung dịch nước ở 250C : Fe + Cd2+ Fe2+ + Cd. a) Hỏi chiều của phản ứng xảy ra ở điều kiện chuẩn. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - Chương 5 : PHẢN ỨNG OXI HOÁ KHỬ - HOÁ HỌC VÀ DÒNG ĐIỆN HÓA ĐẠI CƯƠNG 2 90 b) Tính nồng độ các ion Fe2+ và Cd2+ ở trạng thái cân bằng, biết rằng phản ứng bắt đầu ở điều kiện chuẩn. Cho thế khử chuẩn của : Fe2+/ Fe = - 0,44 volt và Cd2+/Cd = - 0,4 volt. 9) Thế khử chuẩn ở 250C của các cặp sau : H3AsO4/ H3AsO3 = 0,559V ; I3- / I - = 0,536V. a) Hãy cho biết chiều của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn : H3AsO4 + 3I - + 2H+ H3AsO3 + I3- + H2O . b) Nếu chỉ biến đổi pH thì ở giá trị nào của pH phản ứng trên bắt đầu đổi chiều ? c) Tính hằng số cân bằng của phản ứng trên. 10) Xét pin sau ở 250C : Ag|dd AgCl bão hoà, HCl 1M || AgNO3 1M| Ag. Có Ag/Ag0 = 0,799V ; Ag/AgCl0 = 0,222V. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi pin hoạt động và tính tích số tan của AgCl. 11) Dd MgCl2 10-2M ở 250C bắt đầu kết tủa Mg(OH)2 ở pH = 9,5. a) Tính tích số tan của Mg(OH)2. b) Tính thế khử của cặp Mg2+/Mg khi pH = 11, biết rằng thể khử chuẩn của nó là -2,36V. c) Tại sao Mg ghép vào các thiết bị bằng thép có thể bảo vệ được thép khỏi bị ăn mòn điện hoá ? 12) Độ hoà tan của Ag2SO4 trong nước nguyên chất ở 250C là 1,4.10-2mol/l. Tính sđđ E của pin sau ở 250C : Ag dd bão hoà Ag2SO4 AgNO3 2M Ag. Viết phương trình phản ứng xảy ra trong pin. 13) Xét pin sau ở 250C : Pt Fe3+ 0,1M ; Fe2+ 0,2M Fe3+ 0,2M ; Fe2+ 0,1M Pt. a) Tính G của phản ứng xảy ra trong pin. b) Tính nồng độ các ion Fe3+ và Fe2+ ở các điện cực khi cân bằng. 14) Xét phản ứng sau ở 250C : Cu (r) + 2Fe3+ Cu2+ + 2Fe2+. Nếu các chất có nồng độ sau [CuSO4] = 0,5M ; [FeSO4] = 0,025M ; [Fe2(SO4)3] = 0,125M a) Cho biết chiều của phản ứng. b) Tính hằng số cân bằng của phản ứng. c) Tính tỷ lệ Fe3+/Fe2+ có giá trị tối thiểu để phản ứng đổi chiều (Cho : 0 /2 CuCu = 0,34 V ; 0 / 23 FeFe = 0,77V) 15) Sục khí Cl2 (p = 1atm) vào nước nguyên chất ở 250C xảy ra pư sau : Cl2 (k) + H2O HClO + H+ + Cl-. Tính hằng số cân bằng K của pư, nồng độ các ion, phân tử trong cân bằng và pH của dd. Biết : 0 /2 ClCl = 1,36V và 0 / ClHClO = 1,49V 16) Phản ứng sau xảy ra theo chiều nào ở 250C khi : [CuSO4] = 0,1M ; [NaCl] = 0,2M ; Cu dư ; CuCl dư. Cu + Cu2+ + 2Cl- 2CuCl. Biết CuCl có T = 10- 7 ; 0Cu2+/ Cu+ = 0,15V ; 0Cu+/ Cu = 0,52V. Tính hằng số cân bằng K của phản ứng trên và nồng độ của các ion Cu2+ và Cl- lúc cân bằng đó. 17) Ion MnO42- tự phân huỷ trong dd theo phản ứng : 3MnO42- + H2O 2MnO4- + MnO2↓ + 4OH- a) Ion MnO42- bền và ít bền trong môi trường nào (axit, bazơ) ? b) Tính hằng số cân bằng K ở 250C của phản ứng tự phân huỷ MnO42- trong 2 môi trường pH = 0 và pH = 14. Cho các thể khử trong môi trường axit : 0 2 4/4 MnOMnO = 0,56V và 0 2/ 2 4 MnOMnO = 2,25V 18) Hai phản ứng sau xảy ra trong dd ở điều kiện tiêu chuẩn và 250C. 4Fe2+ + O2 + 4 H+ 4Fe3+ + 2H2O .4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3 Fe (II) bị oxi oxi hoá trong mt nào dễ hơn ? Biết : 0 2/3 FeFe = 0,77V ; 0 2/2 OHO = 1,23V ; 0 /2 OHO = 0,4V ; TFe(OH)2 = 10-14 ; TFe(OH)3 = 10-36. 19) Thế khử chuẩn ở 250C của cặp Ag+/Ag là 0,8V ; tích số tan của AgI là 1,5.10-16. Ag có đẩy được H2 khỏi dd HI 1M và HI 10-2M không ? 20) Phân tích những kiến thức sai của một đầu đề bài tập đã ra cho học sinh : Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - Chương 5 : PHẢN ỨNG OXI HOÁ KHỬ - HOÁ HỌC VÀ DÒNG ĐIỆN HÓA ĐẠI CƯƠNG 2 91 " Trong một ống thạch anh có đặt 3 thuyền sứ 1, 2, 3 lần lượt đựng CaO, Fe2O3, CuO với khối lượng bằng nhau là 0,5607 gam. Dùng nến khí nung 3 thuyền đến 2270C, sau đó cho luồng khí H2 được điều chế từ Zn tinh khiết với H2SO4 80% và đã được làm khô bằng dung dịch H2SO4 30% đi qua ống. Sau khi phản ứng khử hoàn toàn oxit kim loại ở cả 3 thuyền kết thúc : Sản phẩm phản ứng ở thuyền 1 cho tan vào nước, sau đó pha loãng đến 250 ml thu được dung dịch B trong suốt. Sản phẩm phản ứng ở thuyền 2 cho tan vừa hết trong 40 ml dung dịch H2SO4 0,21 M thu được dung dịch C ; lắc dung dịch C với bột Cu thấy dung dịch không có khả năng đổi màu. Cân sản phẩm ở thuyền 3 thì được 0,448 gam chất rắn. a) Hãy giải thích quá trình thí nghiệm trên bằng các phương trình phản ứng. b) Tính khối lượng kim loại tạo ra ở thuyền 1 và 2. c) Tính nồng độ mol/l của các ion có trong dung dịch B.Tính số mol muối tạo ra trong dung dịch C. Tính số mol H2 đã phản ứng ở thuyền 3." Với các số liệu tham khảo sau : -Tích số tan của Ca(OH)2 là T = 5,5.10-6. -Thế điện cực chuẩn : 0 /2 CuCu = 0,34 V ; 0 / 23 FeFe = 0,77V. -Nhiệt tạo thành chuẩn và entropi chuẩn của một số chất : Chất H0298K(kJ.mol-1 ) S 0 298K(J.mol-1.K-1) Chất S0298K(J.mol-1.K-1) H2O (h) - 241,6 188,52 H2 (k) 130,42 CuO (r) - 156,75 43,47 Cu (r) 33,44 CaO (r) - 634,11 39,71 Ca (r) 41,8 Fe2O3 (r) -829,73 89,87 Fe (r) 27,17 Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Đăng Độ. Cơ sở lý thuyết các quá trình hóa học. NXB Giáo dục - 1994 2. Nguyễn Hạnh. Cơ sở lý thuyết hóa học, phần 2. NXB Giáo dục HN 1995. 3. Trần Văn Nhân - Nguyễn Thạc Sửu - Nguyễn Văn Tuế. Hóa lí, tập I. NXB Giáo dục 1996. 4. Đặng Trần Phách. Hóa cơ sở, tập 2. NXB Giáo dục 1990 5. Nguyễn Đình Soa. Hóa đại cương, tập 2. Trường ĐH Bách Khoa TP HCM, 1989. 6. Chu Phạm Ngọc Sơn. Cơ sở lý thuyết HĐC, phần 2. ĐHKH Tự nhiên TP HCM. 7. Farrington Daniels - Robert A. Alberty. Hóa lý, tập I. NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp HN 1979. (Người dịch Phạm Ngọc Thanh - Nguyễn Xuân Thắng) 8. René Didier. Hóa đại cương, tập một. NXB Giáo Dục 1997. (Người dịch Nguyễn Đình Bảng - Vũ Đăng Độ - Lê Chí Kiên - Trần Ngọc Mai - Phan Văn Tùng) 9. L. Nicolaiev. Chimie Moderne. Editions Mir Moscou 1981 10. Glinka. General Chemistry, vol 1. Mir Publishers Moscow 1981 Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
File đính kèm:
- bai_giang_hoa_dai_cuong_2_nguyen_van_dang.pdf