Bài giảng Hồi sức cấp cứu - Chăm sóc bệnh nhân sốc phản vệ

Tóm tắt Bài giảng Hồi sức cấp cứu - Chăm sóc bệnh nhân sốc phản vệ: ...nước dãi (hypersialorrhée). + Hội chứng tiêu hóa với nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy dồi dào ; + Hội chứng huyết học thuộc loại bệnh đông máu (coagulopthie de coagulation). + Hội chứng thần kinh : kích động, lo âu, đau đầu, hôn mê, co giật. Về phương diện xét nghiệm, ta có thể ghi nhận những...n khi HA ổn định. • Nhịp thở, SpO2 : 15 – 30 phút/lần khi đang suy hô hấp • Cân bằng nước vào ra và theo dõi cân nặng : hàng ngày • Sự bài tiết: đặt ống thông tiểu để lưu ống thông và theo dõi lượng nước tiểu 1 giờ/lần, đến khi HA ổn định, nếu nước tiểu ít, vô niệu trong 6 giờ là tiên lượn...amol, Seda, salicylat IV. Thuốc gây tê, gây ngủ, dãn cơ. Novocain, thiopental, vecuronium, tracuronium V. Một số nội tiết tố: Insulin, ACTH VI. Dung dịch truyền: Dextran, đạm VII. Một số vaccine và huyết thanh: Kháng độc tố bạch hầu, uốn ván VIII. Các chất cản quang có iod ...

pdf59 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Hồi sức cấp cứu - Chăm sóc bệnh nhân sốc phản vệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nào đã gây sốc phản vệ? Thời gian? Những biểu hiện cụ thể? Cách sử 
l{? 
4. Những bệnh dị ứng trước đây và hiện nay: 
Viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản mãn tính, hen phế quản, 
màyđay, phù Quincke, mẩn ngứa, viêm da dị ứng, chàm dị ứng, thấp khớp, bệnh do nấm 
v.v... 
5. Đã tiêm chủng những loại vaccin và huyết thanh gì? Loại nào đã gây phản 
ứng? Thời gian? 
6. Dị ứng do côn trùng (ong, bọ cạp, ong vò vẽ, ong vàng ...) 
7. Dị ứng do thực phẩm (dứa, nhộng, tôm, cua, cá, ốc...) và mỹ phẩm 
8. Dị ứng do các yếu tố khác: khói thuốc lá, hương khói các loại, phấn hoa, hoá 
chất, mỹ phẩm, gia súc (chó, mèo, gà, vịt...) 
Bố mẹ, con cái, anh chị em ruột, có ai có những phản ứng và bệnh (mục 1, 2, 3, 4) 
39 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
PHỤ LỤC 2 
MẪU PHIẾU THEO DÕI DỊ ỨNG 
(Kèm theo Thông tưsố 08/1999-TT-BYT, ngày 04 tháng 05 năm 1999) 
BV:..................... 
Khoa:................. 
Số:...................... 
PHIẾU THEO DÕI DỊ ỨNG THUỐC 
Họ tên:........................................................ Tuổi............... Nam/Nữ 
Địa chỉ:............................................................................................... 
Chẩn đoán chính:................................................................................ 
Nhóm máu Cấp ngày.........tháng ....năm.......... 
Bác sỹ 
Họ tên:............................................ 
Dị ứng với các thuốc và các dị nguyên khác: 
.......................................................................................................... 
.......................................................................................................... 
.......................................................................................................... 
.......................................................................................................... 
Kiểu dị ứng: ..................................................................................... 
Bệnh kèm theo (hen, đái đường, tâm thần....) 
......................................................................................................... 
......................................................................................................... 
......................................................................................................... 
Nhớ mang phiếu này mỗi khi đi khám chữa bệnh 
40 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
PHỤ LỤC 3 
DANH MỤC THUỐC DỄ GÂY DỊ ỨNG CẦN THEO DÕI KHI TIÊM THUỐC 
(Kèm theo Thông tư số 08/1999-TT-BYT ngày 04 tháng 05 năm 1999) 
I. Kháng sinh: 
Penicillin Kanamycin 
Ampicillin Gentamicin 
Amoxicillin Tetracyclin 
Cephalosprin Oxytetracyclin 
Streptomycin Sulfamid 
II. Vitamin 
Vitamin B1, Vitamin C, Vitamin B12 
III. Thuốc kháng viêm không steroid 
Aspirin, Analgin, Paracetamol, Seda, 
salicylat 
IV. Thuốc gây tê, gây ngủ, dãn cơ. 
Novocain, thiopental, vecuronium, 
tracuronium 
V. Một số nội tiết tố: 
Insulin, ACTH 
VI. Dung dịch truyền: 
Dextran, đạm 
VII. Một số vaccine và huyết thanh: 
Kháng độc tố bạch hầu, uốn ván 
VIII. Các chất cản quang có iod 
41 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
PHỤ LỤC 4 
KỸ THUẬT LÀM TEST LẨY DA 
(Kèm theo Thông tư số 08/1999-TT-BYT ngày 04 tháng 05 năm 1999) 
Test lẩy da là test khá chính xác, tương đối an toàn và dễlàm để dự phong sốc 
phản vệ 
1. Kỹ thuật làm test lẩy da: 
* Nhỏ một giọt dung dịch kháng sinh (penicillin hoặc streptomycin) nồng độ 
100.000 đơn vị/1 ml lên mặt da (1 gam streptomycin tương đương 1 triệu đơn vị). 
* Cách đó 3 - 4 cm nhỏmột giọt dung dịch NaCl 0,9% (làm chứng). 
* Dùng kim tiêm vô khuẩn (số 24) châm vào 2 giọt trên (mỗi giọt dùng kim riêng), 
qua lớp thượng bì, tạo với mặt da một góc 450 rồi lẩy nhẹ, không được làm chảy 
máu. Sau 20 phút đọc và đánh giá kết quả. 
2. Đọc kết quả các thử nghiệm lẩy da (prick test) 
3. Không được làm test lẩy da khi người bệnh: 
Đang có cơn dị ứng cấp tính (viêm mũi, mày đay, phù Quincke, hen phế quản ) 
Phụ nữ có thai 
4. Trước khi làm test chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cấp cứu sốc phản vệ. 
42 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
Mức độ K{ hiệu Biểu hiện 
Âm tính - Giống như chứng âm tính 
Nghi ngờ +/- Ban sẩn đường kính < 3 mm 
Dương tính nhẹ + Đường kính ban sẩn 3-5 mm, ngứa, xung huyết 
Dương tính vừa ++ Đường kính ban sẩn 6-8 mm, ngứa, xung huyết 
Dương tính mạnh +++ Đường kính ban sẩn 9-12 mm, ngứa, chân giả 
Dương tính rất 
mạnh 
++++ 
Đường kính trên 12 mm, ngứa nhiều, nhiều chân 
giả 
43 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
PHỤ LỤC 5 
NỘI DUNG HỘP THUỐC CẤP CỨU CHỐNG SỐC PHẢN VỆ 
(Kèm theo Thông tư số 08/1999-TT-BYT ngày 04 tháng 05 năm 1999) 
A. Các khoản cần thiết phải có trong 
hộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ 
(tổng cộng: 7 khoản) 
1. Adrenaline 1 mg - 1 ml 2ống 
2. Nước cất 10 ml 2ống 
3. Bơm kim tiêm vô khuẩn 
(dùng một lần): 
10 ml 2 cái 
1 ml 2 cái 
4. Hydrocortisone hemisuccinate 100 mg 
hoặc methyprednisolone 
(Solumedrol 40 mg hoặc Depersolone 30 
mg) 2 ống 
5. Phương tiện khử trùng (bông, băng, 
gạc, cồn) 
6. Dây ga-rô 
7. Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ 
B. Tuz theo điều kiện trang thiết bị y tế 
và trình độ chuyên môn kỹ thuật của 
từng tuyến, các phòng điều trị nên có 
các thiết bị y tế sau: 
- Bơm xịt salbutamol hoặc terbutaline 
- Bóng Ambu và mặt nạ 
- Ống nội khí quản 
- Than hoạt 
44 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
HỘP THUỐC CẤP CỨU CHỐNG SỐC PHẢN VỆ 
45 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
PHỤ LỤC 6 
PHÁC ĐỒ CẤP CỨU SỐC PHẢN VỆ 
(Kèm theo Thông tư số 08/1999-TT-BYT ngày 04 tháng 05 năm 1999) 
I. TRIỆU CHỨNG: 
Ngay sau khi tiếp súc với dị nguyên hoặc muộn hơn, xuất hiện: 
- Cảm giác khác thường (bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi... ), tiếp đó xuất hiện 
triệu chứng ở một hoặc nhiều cơ quan: 
- Mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù Quincke 
- Mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo được 
- Khó thở (kiểu hen, thanh quản), nghẹt thở 
- Đau quăn bụng, ỉa đái không tự chủ 
- Đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê 
- Choáng váng, vật vã, giãy giụa, co giật. 
46 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
II. XỬTRÍ: 
A. Xử trí ngay tại chỗ: 
1. Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên (thuốc đang dùng tiêm, 
uống, bôi, nhỏ mắt, mũi) 
2. Cho bệnh nhân nằm tại chỗ 
3.Thuốc: Adrenaline là thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ 
Adrenaline dung dịch 1/1.000, ống 1ml = 1mg, tiêm dưới da ngay sau khi 
xuất hiện sốc phản vệ với liều như sau: 
+ 1/2 - 1 ống ở người lớn 
+ Không quá 0,3 ml ở trẻ em (ống 1 ml (1mg) + 9ml nước cất = 10 ml sau 
đó tiêm 0,1 ml/kg) 
+ Hoặc adrenaline 0,01 mg/kg cho cả trẻ em lẫn người lớn. 
Tiếp tục tiêm adrenaline liều như trên 10 -15 phút/lần cho đến khi huyết 
áp trở lại bình thường. 
Ủ ấm, đầu thấp chân cao, theo dõi huyết áp 10 - 15 phút/lần (năm 
nghiêng nếu có nôn) 
47 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
Nếu sốc quá nặng đe doạ tử vong, ngoài đường tiêm dưới da có thể tiêm 
adrenaline dung dịch 1/10.000 (pha loãng 1/10) qua tĩnh mạch, bơm qua 
ống nội khí quản hoặc tiêm qua màng nhẫn giáp. 
B. Tuz theo điều kiện trang thiết bị y tế và trình độ chuyên môn kỹ thuật của 
từng tuyến có thể áp dụng các biện pháp sau: 
1. Xử trí suy hô hấp 
Tuz theo tuyến và mức độ khó thở có thể sử dụng các biện pháp sau đây: 
Thở oxy mũi - thổi ngạt 
Bóp bóng Ambu có oxy 
Đặt ống nội khí quản, thông khí nhân tạo. Mởkhí quản nếu có phù thanh 
môn. 
Truyền tĩnh mạch chậm: aminophylline 1mg/kg/giờ hoặc terbutaline 0,2 
microgam/kg/phút. 
Có thể dùng: 
Terbutaline 0,5mg, 1 ống dưới da ở người lớn và 0,2 ml/10kg ởtrẻ em. Tiêm 
lại sau 6-8 giờ nếu không đỡ khó thở. 
Xịt họng terbutaline, salbutamol mỗi lần 4-5 nhát bóp, 4-5 lần trong ngày. 
48 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
2. Thiết lập một đường truyền tĩnh mạch adrenaline để duy trì huyết áp 
bắt đầu bằng 0,1 microgam/kg/phút điều chỉnh tốc độ theo huyết áp 
(khoảng 2mg adrenalin/giờ cho người lớn 55 kg) 
3. Các thuốc khác 
- Methylpredníolone1-2mg/kg/4giờ hoặc hydrocortisone hemisuccinate 
5mg/kg/giờ tiêm tĩnh mạch (Có thể tiêm bắp ở tuyến cơ sở). Dùng liều 
cao hơn nếu sốc nặng (gấp 2-5 lần) 
- Natriclorua 0,9% 1-2 lít ở người lớn, không quá 20 ml/kg ởtrẻ em. 
- Diphenhydramine 1-2 mg tiêm bắp hay tĩnh mạch 
4. Điều trị phối hợp: 
Uống than hoạt 1g/kg nếu dị nguyên qua đường tiêu hoá 
Băng ép chi phía trên chỗ tiêm hoặcđường vào của nọc độc 
Chú {: 
- Theo dõi bệnh nhân ít nhất 24 giờ sau khi huyết áp đã ổnđịnh 
- Sau khi sơ cứu nên tận dụng đường tiêm tĩnh mạch đùi (vì tĩnh mạch to, 
nằm phía trong động mạch đùi, dễ tìm) 
49 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
- Nếu huyết áp vẫn không lên sau khi truyền đủ dung dịch và adrenaline, 
thì có thể truyền thêm huyết tương, albumin (hoặc máu nếu mất máu) 
hoặc bất kz dung dịch cao phân tử nào sẵn có. 
- Điều dưỡng có thể sử dụng adrenaline dưới da theo phác đồ khi y, bác 
sỹ không có mặt. 
-Hỏi kỹ tiền sử dị ứng và chuẩn bịhộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ trước 
khi dùng thuốc là cần thiết. 
 BỘ Y TẾ 
 Lê Ngọc Trọng 
50 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Vũ Văn Đính.(2010) Hồi sức cấp cứu toàn tập; NXB Y-Học 
2. Nguyễn Đạt Anh. Điều dưỡng hồi sức cấp cứu (dùng cho đào tạo cử nhân 
điều dưỡng) Mã số D.34.Z.04 (2011). Nhà xuất bản giáo dục Việt nam. 
3. Sổ tay cấp cứu tại chỗ trong các cơ sở sản xuất. Bộ y tế năm 2001 
4. Điều dưỡng cơ bản Nhà xuất bản y học 1995. 
5. Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ 
(Kèm theo Thông tư số 08/1999-TT-BYT ngày 04 tháng 05 năm 1999) 
6. NCP Nursing Care Plan for Anaphylaxis Shock. 
shock.-anaphylaxis-... 
7. Nursing care plan for Anaphylactic Shock 
shockwith-a-primary-nursing.html 
8. Ncp for Anaphylactic  
9. H199 software. Dr Hoc 
51 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 
1. Chọn câu đúng nhất ~ Triệu chứng lâm sàng sốc phản vệ diễn biến nhẹ là 
A. Bệnh nhân biểu hiện lo lắng, sợ hãi, đau đầu, chóng mặt, mẩn ngứa, phù 
Quincke, buồn nôn, ho, khó thở, đau bụng, đái ỉa không tự chủ, huyết áp tụt, 
nhịp tim nhanh.  
B. Bệnh nhân hoảng hốt, choáng váng, mày đay khắp người, khó thở, chảy máu 
mũi, dạ dày, ruột. Da tái nhợt, mạch không đều. Huyết áp không đo được. 
C. Thường xảy ra ngay trong phút đầu tiên với tốc độ chớp nhoáng, bệnh nhân 
hôn mê, ngạt thở, da tím tái, co giật, huyết áp không đo được và tử vong trong 
vài phút. 
D. Các câu trên đều đúng 
2. Chọn câu đúng nhất ~ Triệu chứng lâm sàng sốc phản vệ diễn biến trung bình là 
A. Bệnh nhân biểu hiện lo lắng, sợ hãi, đau đầu, chóng mặt, mẩn ngứa, phù 
Quincke, buồn nôn, ho, khó thở, đau bụng, đái ỉa không tự chủ, huyết áp tụt, 
nhịp tim nhanh. 
B. Bệnh nhân hoảng hốt, choáng váng, mày đay khắp người, khó thở, chảy máu 
mũi, dạ dày, ruột. Da tái nhợt, mạch không đều. Huyết áp không đo được.  
C. Thường xảy ra ngay trong phút đầu tiên với tốc độ chớp nhoáng, bệnh nhân 
hôn mê, ngạt thở, da tím tái, co giật, huyết áp không đo được và tử vong trong 
vài phút. 
D. Các câu trên đều đúng 
52 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
3. Chọn câu đúng nhất ~ Triệu chứng lâm sàng sốc phản vệ diễn biến nặng là 
A. Bệnh nhân biểu hiện lo lắng, sợ hãi, đau đầu, chóng mặt, mẩn ngứa, phù Quincke, 
buồn nôn, ho, khó thở, đau bụng, đái ỉa không tự chủ, huyết áp tụt, nhịp tim 
nhanh. 
B. Bệnh nhân hoảng hốt, choáng váng, mày đay khắp người, khó thở, chảy máu mũi, 
dạ dày, ruột. Da tái nhợt, mạch không đều. Huyết áp không đo được. 
C. Thường xảy ra ngay trong phút đầu tiên với tốc độ chớp nhoáng, bệnh nhân hôn 
mê, ngạt thở, da tím tái, co giật, huyết áp không đo được và tử vong trong vài 
phút.  
D. Các câu trên đều đúng 
4. Chọn câu đúng nhất ~ Xử trí ngay tại chỗ với sốc phản vệ là: 
A. Thuốc Adrenalin là thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ. 
B. Ủ ấm, nằm đầu thấp đo huyết áp 10-15 phút/ lần.Cho bệnh nhân nằm tại chỗ. 
C. Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên. 
D. Các câu trên đều đúng  
5. Chọn câu đúng nhất ~ Xử trí sốc phản vệ ở nơi có điều kiện gồm có: 
A. Chống suy hô hấp: Thở oxy. Bóp bóng. Đặt NKQ hoặc mở khí quản. 
B. Truyền tĩnh mạch Adrenalin. Metylprednisolon. Truyền tĩnh mạch chậm 
Aminophylin. Natriclorua 9 0/00 . Diphenhydramin tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. 
C. Điều trị phối hợp: Uống than hoạt nếu nguyên nhân gây sốc qua đường tiêu hoá. 
Băng ép phía trên chỗ tiêm hoặc đường vào của nọc độc. 
D. Các câu trên đều đúng  
53 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
6. Một bệnh nhân 34 tuổi, tiền sử bình thường, sau tiêm kháng sinhkhoảng 20 phút xuất hiện 
khó thở, đau bụng, nôn, ban đỏ trên da, ngứa, huyết áp 80/50, nhịp tim 130 lần /phút, thở 
30 lầ/phút; Chẩn đoán nào sau là phù hợp nhất: 
A. Cơn hen phế quản 
B. Tràn khí màng phổi 
C. Ngộ độc thức ăn 
D. Sốc phản vệ  
7. Một bệnh nhân 34 tuổi, tiền sử bình thường, sau tiêm kháng sinhkhoảng 20 phút xuất 
hiện khó thở, đau bụng, nôn, ban đỏ trên da, ngứa, huyết áp 80/50, nhịp tim 130 lần /phút, 
thở 30 lầ/phút; xử trí ban đầu nào sau đây cho bênh nhân này là đúng: 
A. Nằm đầu cao 30 độ, cổ thẳng ngay ngắn 
B. Nằm nghiêng an toàn 
C. Cho thở oxy qua mặt na, gọng kính 6 lít/phút  
D. Cho tiêm noradrenalin 
8. Một bệnh nhân 34 tuổi, tiền sử bình thường, sau tiêm kháng sinhkhoảng 20 phút xuất hiện 
khó thở, đau bụng, nôn, ban đỏ trên da, ngứa, huyết áp 80/50, nhịp tim 130 lần /phút, thở 
30 lầ/phút; xử trí ban đầu nào sau đây cho bênh nhân này là đúng nhất: 
A. Nằm đầu cao 30 độ, cổ thẳng ngay ngắn 
B. Nằm nghiêng an toàn 
C. Cho thở oxy qua mặt na, gọng kính 16 lít/phút 
D. Cho tiêm adrenalin  
54 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
9. Chọn câu sai ~ Một bệnh nhân 34 tuổi, tiền sử bình thường, sau tiêm kháng sinhkhoảng 20 
phút xuất hiện khó thở, đau bụng, nôn, ban đỏ trên da, ngứa, huyết áp 80/50, nhịp tim 130 
lần /phút, thở 30 lầ/phút; Các xử trí tiếp theo sau khi xử trí tiêm adrenalin ban đầu là: 
A. Cho tăng oxy lên 10 lít/phút vì bệnh nhân tím, vật vã 
B. Cho tiêm Diazepam vì bệnh nhân vật vã 
C. Ngừng cho adrenalin vì mạch nhanh  
D. Tiêm tĩnh mạch metylprednisolon 
10 Chọn câu sai ~Hộp chống sốc phản vệ theo thông tư của Bộ Y tế có các khoản sau: 
A. Adrenalin 1mg: 5 ống 
B. Solumedrol, depersolon, hydrocorrtisol hemisuccinate: 5 ống 
C. Bơm kim tiêm 5-10 ml: 5 bộ 
D. Thuốc kháng sinh  
11. Chọn câu sai ~ Hộp chống sốc phản vệ theo thông tư của Bộ Y tế có các khoản sau: 
A. Vitamin b12, B1  
B. Bơm kim tiêm 5-10 ml: 5 bộ 
C. Băng gạc, cồn, dây garo, panh kẹp 
D. Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ (đã được thống nhất theo thông tư) 
12. Chọn câu sai ~ Hộp chống sốc phản vệ theo thông tư của Bộ Y tế bao gồm các khoản sau: 
A. Adrenalin 1mg: 5 ống 
B. Solumedrol, depersolon, hydrocorrtisol hemisuccinate: 5 ống 
C. Băng gạc, cồn, dây garo, panh kẹp 
D. Dịch truyền natri chlorua 0,9% 100 ml  
55 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
Một bệnh nhân nữ 34 tuổi, tiền sử không có gì đặc biệt, xuất hiện khó thở, đau bụng, nôn, 
ban đỏ trên da, ngứa sau khoảng 20 phút sau tiêm thuốc kháng sinh, huyết áp 80/50mmHg, 
nhịp tim 130 lần/phút, nhịp thở 30 lần/phút. Chẩn đoán nào sau đây là phù hợp nhất với 
trường hợp trên: 
 Cơn hen phế quản 
 Tràn khí màng phổi 
 Ngộ độc thức ăn 
 Sốc phản vệ  
Cách sử dụng adrenalin trong cấp cứu: 
 Tiêm adrenalin 1 lần duy nhất 
 Tiêm 2 ống adrenalin( 2ml /1 lần) 
 Tiêm lặp lại 10─15 phút cho đến khi huyết áp ổn định  
 Tiêm lặp lại sau 30─45 phút cho đến khi huyết áp ổn định 
Cách xử trí cấp cứu cho bệnh nhân sốc phản vệ bao gồm, ngoại trừ: 
 Cho nằm đầu cao 30°  
 Cho tiêm Adrenalin 
 Ngừng tiếp xúc với nguyên nhân nghi ngờ ngay lập tức 
 Cho thở oxy qua mặt nạ 6 ─8 lít/ phút 
Những nguyên nhân thường gặp của sốc phản vệ bao gồm, ngoại trừ: 
 Sốc do dị ứng với kháng sinh 
 Sốc do dị ứng với vitamin C 
 Sốc do dị ứng với thực phẩm 
 Sốc do mất máu cấp  
56 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong trong sốc phản vệ là: 
 Suy hô hấp, tụt huyết áp kéo dài  
 Suy hô hấp, tăng huyết áp kéo dài 
 Giảm thể tích tích trong lòng mạch nhanh 
 Suy giảm nghiêm trọng khả năng co bóp của tim 
Thuốc cơ bản nhất để điều trị sốc phản vệ là: 
 Adrenalin  
 Solumedrol 
 Depersolon 
 Hydrocortison 
Vitamin gây ra sốc phản vệ thường gặp ở Việt Nam là: 
 Vitamin A 
 Vitamin B 
 Vitamin C  
 Vitamin D 
Xử trí đầu tiên khi thấy bệnh nhân có các biểu hiện của sốc phản vệ ngay khi tiêm thuốc là: 
 Tiêm adrenalin 
 Ngừng tiêm ngay lập tức  
 Đặt đường truyền tĩnh mạch 
 Cho bệnh nhân nằm tại chỗ, đầu thấp, chân cao 
57 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
Các triệu chứng tiêu hóa thường gặp trong sốc phản vệ bao gồm, ngoại trừ: 
 Nôn 
 Iả chảy 
 Đau bụng 
 Chướng bụng  
Cần theo dõi bệnh nhân sốc phản vệ tại cơ sở y tế tối thiểu: 
 12h 
 24h 
 48h  
 36h 
Các nguy cơ và biến chứng của sốc phản vệ bao gồm, ngoại trừ: 
 Suy hô hấp 
 Suy tuần hoàn 
 Suy thận  
 Tử vong 
Đối với bệnh nhân sốc phản vệ, để đảm bảo hô hấp cần cho bệnh nhân thở oxy qua mặt nạ: 
 3─4 lít/ phút 
 4─6 lít/ phút 
 5─7 lít/ phút 
 6─8 lít/ phút  
58 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
Các triệu chứng tim mạch thường gặp trong sốc phản vệ bao gồm, ngoại trừ: 
 Nhịp tim nhanh 
 Mạch nhanh hoặc yếu, không bắt được 
 Huyết áp tụt 
 Tăng huyết áp  
Tư thế xử trí cấp cứu sốc phản vệ là: 
 Đầu cao, chân cao 
 Đầu thấp, chân cao  
 Đầu thấp, chân thấp 
 Đầu cao, chân thấp 
Hạ huyết áp đột ngột ở bệnh nhân sốc phản vệ có thể gây ra: 
 Loạn nhịp tim, nhịp tim chậm  
 Loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh 
 Nhịp tim ổn định, nhịp thở ổn định 
 Nhịp tim ổn định, mạch ổn định 
Sốc phản vệ ở bệnh nhân có sử dụng thuốc chẹn β giao cảm có thể gây ra: 
 Nhịp tim chậm  
 Nhịp tim ổn định 
 Nhịp thở ổn định 
 Nhịp thở chậm 
59 
B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O 
 T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y 
Trong hộp chống sốc phản vệ, ngoài Adrenalin, có thể có thêm các loại thuốc sau, ngoại trừ: 
 Solumedrol 
 Hydrocortisone 
 Depersolon 
 Penicilin  
Một bệnh nhân nữ 34 tuổi, tiền sử không có gì đặc biệt, xuất hiện khó thở, đau bụng, nôn, 
ban đỏ trên da, ngứa sau khoảng 20 phút sau tiêm thuốc kháng sinh, huyết áp 80/50mmHg, 
nhịp tim 130 lần/phút, nhịp thở 30 lần/phút. Chẩn đoán nào sau đây là phù hợp nhất với 
trường hợp trên: 
 Cơn hen phế quản 
 Tràn khí màng phổi 
 Ngộ độc thức ăn 
 Sốc phản vệ  
Cách sử dụng adrenalin trong cấp cứu: 
 Tiêm adrenalin 1 lần duy nhất 
 Tiêm 2 ống adrenalin( 2ml /1 lần) 
 Tiêm lặp lại 10─15 phút cho đến khi huyết áp ổn định  
 Tiêm lặp lại sau 30─45 phút cho đến khi huyết áp ổn định 
Cách xử trí cấp cứu cho bệnh nhân sốc phản vệ bao gồm, ngoại trừ: 
 Cho nằm đầu cao 30°  
 Cho tiêm Adrenalin 
 Ngừng tiếp xúc với nguyên nhân nghi ngờ ngay lập tức 
 Cho thở oxy qua mặt nạ 6 ─8 lít/ phút 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_hoi_suc_cap_cuu_cham_soc_benh_nhan_soc_phan_ve.pdf
Ebook liên quan