Bài giảng Khoa học quản lý đại cương

Tóm tắt Bài giảng Khoa học quản lý đại cương: ...ổn định về mục đích; 2/ Chạy theo lợi ích trước mắt; 3/ Đánh giá thành tích hàng năm; 4/ Các cấp quản lý thay đổi liên tục; 5/ Việc điều hành công ty trên các con số định lượng và hình thức; 6/ Chi phí quá nhiều cho y tế; 7/ Chi phí quá nhiều cho bảo hiểm và luật sư. - Một số trở ngại: 55...hoạt động quản lý. Có nhiều quan niệm khác nhau về phương pháp quản lý. Xuất phát từ bản chất của quản lý có thể đưa ra định nghĩa về phương pháp quản lý như sau: Phương pháp quản lý là tổng thể những cách thức tác động của chủ thể quản lý tới đối tuợng quản lý trên cơ sở lựa chọn những công...ích tập thể thì mới đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả cho tổ chức. * Quyết định quản lý vừa mang dấu ấn của chủ thể, vừa phản ánh văn hoá tổ chức Thông qua việc ra quyết định và thực thi quyết định, có thể nhận biết được chủ thể quản lý đang lựa chọn phương pháp và phong cách quản lý nào. ...

pdf187 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Khoa học quản lý đại cương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lập tiêu chuẩn là một công việc không đơn giản. Vì vậy, 
đòi hỏi các nhà quản lý phải có sự quan tâm và đầu tư thích đáng. 
Tiêu chuẩn là yêu cầu phải hoàn thành nhiệm vụ theo một quy trình khoa 
học để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao. Tiêu chuẩn được phân 
ra thành nhiều loại hình khác nhau: 
- Tiêu chuẩn định tính 
Tiêu chuẩn định tính thường liên quan tới thái độ, trách nhiệm đối với công 
việc; những chuẩn mực giá trị trong ứng xử bên trong và ứng xử bên ngoài... Tiêu 
chuẩn định tính thường mang tính chung chung, trừu tượng và tương đối khó xác 
định cũng như khó đo lường. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản lý phải sử dụng tới 
tư duy logic và tư duy phi logic. 
- Tiêu chuẩn định lượng 
Thiết lập 
các tiêu chuẩn 
Đo lường 
Các giải pháp 
điều chỉnh 
 171 
Tiêu chuẩn định lượng thường liên quan tới các chỉ tiêu, các thông số về 
kinh tế - kỹ thuật và được biểu hiện qua các con số, có thể cân đong đo đếm được. 
Tiêu chuẩn cũng có thể được chia thành: 
- Tiêu chuẩn trong quy trình thực hiện công việc 
- Tiêu chuẩn về các dịch vụ và sản phẩm 
Một số yêu cầu khi xây dựng các tiêu chuẩn: 
- Về nội dung của tiêu chuẩn: 
+ Tiêu chuẩn phải phù hợp với mục tiêu và năng lực của tổ chức 
+ Cụ thể, rõ ràng, gắn liền với công việc và đối tượng 
+ Chính xác, dễ sử dụng 
- Về cách thức xây dựng tiêu chuẩn: 
+ Lựa chọn những người có năng lực 
+ Đầu tư về thời gian và tài chính 
* Đo lường 
Việc đo lường phải xuất phát từ những tiêu chuẩn đã được xác lập. Đo lường 
bao gồm việc thực hiện công việc và kết quả của công việc. Đây là hoạt động đối 
chiếu, so sánh giữa hoạt động và kết quả hoạt động với tiêu chuẩn đề ra, từ đó có 
thể phát hiện những sai lầm và sai lệch. Việc đo lường không phải lúc nào cũng 
được thực hiện một cách dễ dàng và chính xác, nhất là đối với những công việc và 
đối tượng phức tạp, tiêu chuẩn không rõ ràng hay mang tính định tính. Trong 
trường hợp như vậy, đôi khi nhà quản lý có thể dùng khả năng phân tích của mình 
để phán đoán và chỉ ra các sai lệch. 
- Một số phương pháp đo lường: 
+ Đánh giá bằng điểm và đồ thị 
 172 
+ Xếp hạng luân phiên 
+ So sánh cặp đôi 
+ Đo lường điểm mấu chốt 
+ Sử dụng các công cụ ISO, hộp đen 
- Một số yêu cầu trong quá trình đo lường việc thực hiện kết quả: 
+ Không được mang tiêu chuẩn của một công việc này sang để áp đặt, đánh 
giá một công việc khác. 
+ Loại bỏ những thành kiến và định kiến cá nhân trong quá trình đo lường, 
đánh giá. 
+ Tiến hành đo lường, đánh giá thường xuyên, đúng yêu cầu, đúng mục đích 
và quy trình 
+ Kết quả đo lường phải phù hợp với công việc, chức năng, nhiệm vụ của 
người thực hiện công việc 
+ Đo lường phải chỉ ra được sai lệch một cách chính xác và nguyên nhân của 
những sai lệch đó. 
* Các giải pháp điều chỉnh 
- Đối với ưu điểm 
Khi phát hiện những ưu điểm của hoạt động và kết quả hoạt động của tổ 
chức, các nhà quản lý phải đưa ra các giải pháp nhằm phát huy, kế thừa và nhân 
rộng nó. Bên cạnh đó phải kịp thời khích lệ, động viên bằng các hình thức khen 
thưởng đối với các cá nhân, bộ phận thực hiện công việc đó. 
- Đối với nhược điểm 
 173 
Khi phát hiện ra sai lầm và sai lệch, người quản lý cần phải tập trung phân 
tích vấn đề để tìm ra nguyên nhân sai lầm và sai lệch, từ đó có kế hoạch đưa ra 
những giải pháp điều chỉnh hữu hiệu. 
Sửa chữa sai lầm và điều chỉnh sai lệch là những công việc liên quan đến 
toàn bộ các chức năng của quy trình quản lý. Tuỳ theo nội dung sai lầm và sai lệch 
mà nhà quản lý có thể thực hiện phương án điều chỉnh phù hợp. Có thể điều chỉnh 
những nội dung trong lập kế hoạch (mục tiêu, phương án), hay điều chỉnh trong 
công tác tổ chức (thiết kế bộ máy, phân công công việc, giao quyền), hoặc điều 
chỉnh trong công tác lãnh đạo (nội dung hay cách thức lãnh đạo), thậm chí điều 
chỉnh ngay trong công tác kiểm tra (tiêu chuẩn, đo lường). Những phương án điều 
chỉnh đó là căn cứ vào nguyên nhân dẫn tới những sai lầm và sai lệch. 
Nếu như công việc xác lập tiêu chuẩn, đo lường kết quả là những công việc 
khó khăn thì việc đưa ra các giải pháp điều chỉnh lại càng khó khăn hơn. 
8.2.2 Quy trình kiểm tra chi tiết 
Quy trình kiểm tra chi tiết gồm tám bước cơ bản và được mô tả theo sơ đồ 
sau: 
Xác định 
Ưu & 
Nhược điểm 
So sánh 
với 
tiêu chuẩn 
Đo lường 
Hoạt động và 
Kết quả 
hoạt động 
Hoạt động và 
Kết quả 
hoạt động 
Phân tích 
Nguyên nhân 
Ưu & 
Nhược điểm 
Xây dựng 
các 
giải pháp 
Thực hiện 
các 
giải pháp 
Kết quả 
Mong muốn 
 174 
Quá trình kiểm tra chi tiết là sự cụ thể hoá của quy trình kiểm tra cơ bản và 
nó là một hệ thống mang tính phản hồi. Tính phản hồi của hệ thống kiểm tra chi 
tiết được biểu hiện ở chỗ: hệ thống này phân tích quá trình kiểm tra một cách toàn 
diện và chi tiết hơn so với tiến trình kiểm tra cơ bản (thiết lập tiêu chuẩn, đo lường 
và các giải pháp điều chỉnh). Các nhà quản lý tiến hành đo lường hoạt động và kết 
quả hoạt động đã thực hiện trong thực tế, so sánh kết quả đo lường này với các tiêu 
chuẩn đã được xác lập, rồi xác định và phân tích các nguyên nhân của các vấn đề. 
Sau đó, để thực hiện những giải pháp phù hợp cần thiết, các nhà quản lý phải đưa 
ra một chương trình cho các giải pháp và thực hiện chương trình đó để đạt tới kết 
quả mong muốn. Quy trình này lại tiếp tục một chu kỳ mới theo những nội dung 
trên nhưng ở một cấp độ và trình độ cao hơn. 
8.2.3 Phương pháp kiểm tra 
Phương pháp kiểm tra là toàn bộ cách thức đo lường hoạt động và kết quả hoạt 
động của tổ chức trên cơ sở lựa chọn những công cụ, phương tiện và cách thức phù 
hợp nhằm đạt tới kết quả kiểm tra chính xác và khách quan. 
Phương pháp kiểm tra bao gồm các nhân tố: 
+ Phân công chủ thể kiểm tra phù hợp với chức vị 
+ Lựa chọn công cụ và phương tiện kiểm tra phù hợp 
+ Lựa chọn cách đo lường phù hợp 
Sự phù hợp của công cụ, phương tiện và cách thức đo lường gắn liền với chủ thể, 
đối tượng, hoàn cảnh kiểm tra. 
Chủ thể kiểm tra có thể là một người, một nhóm người với các tầng nấc khác 
nhau. Tuỳ thuộc vào mục đích, nội dung, tính chất của công việc, đối tượng và 
hoàn cảnh mà chủ thể kiểm tra lựa chọn những công cụ và cách thức kiểm tra phù 
hợp. 
 175 
Một số công cụ kiểm tra 
- Bảng tiêu chuẩn công việc 
- Nội quy, quy chế, pháp luật 
- Các công cụ kĩ thuật: Biểu đồ Gantt, PERT (Program Evaluation and 
Review Technique) v.v. 
Một số cách kiểm tra 
- Kiểm tra trực tiếp và kiểm tra gián tiếp 
- Kiểm tra khâu trọng điểm 
- Kiểm tra chéo giữa các bộ phận 
- Kiểm tra ngẫu nhiên và kiểm tra mặc nhiên 
- Kiểm tra toàn bộ với kiểm tra bộ phận 
8.2.4 Yêu cầu của kiểm tra 
Với mỗi loại hình và nội dung kiểm tra khác nhau sẽ có những yêu cầu và 
nguyên tắc kiểm tra khác nhau. Tuy nhiên, có thể đưa ra các yêu cầu cơ bản của 
công tác kiểm tra như sau: 
- Công việc kiểm tra cần phải được thiết kế theo các kế hoạch và chức vị. 
Mọi vấn đề kiểm tra và kỹ thuật kiểm tra phải phản ánh những đòi hỏi và nội 
dung của kế hoạch. Bởi lẽ, cơ sở và nguyên nhân phải kiểm tra là dựa vào kế 
hoạch. 
- Công việc kiểm tra cần phải được thiết kế phù hợp với đặc điểm cá tính 
của nhà quản lý. 
Kiểm tra là một công việc và chức năng của nhà quản lý nhằm làm cho các 
kế hoạch và mục tiêu của tổ chức chắc chắn trở thành hiện thực. Các phương thức 
kiểm tra chỉ là một công cụ để nhà quản lý thực hiện công việc của mình. Vì vậy, 
 176 
các nhà quản lý chỉ sử dụng hệ thống kiểm tra hiệu quả khi những hệ thống đó phù 
hợp với năng lực và sở thích của họ. 
- Việc kiểm tra phải được thực hiện tại những điểm trọng yếu trong toàn bộ 
hệ thống. 
- Kiểm tra phải khách quan. 
Kiểm tra phải khách quan từ việc thiết kế tiêu chuẩn, đo lường đến việc diễn 
đạt kết quả kiểm tra. 
- Kiểm tra phải phù hợp với bầu không khí và văn hoá tổ chức. 
- Kiểm tra phải tiết kiệm và hiệu quả 
- Kiểm tra phải tạo động lực để hoàn thiện và phát triển tổ chức. 
Chủ đề ôn tập và thảo luận: 
1. Làm rõ khái niệm kiểm tra. Phân tích đặc điểm và vai trò của kiểm tra 
trong quản lý. 
2. Phân tích quy trình kiểm tra cơ bản và quy trình kiểm tra chi tiết 
3. Phân tích những yêu cầu đối với công tác kiểm tra 
Tài liệu tham khảo chương 8: 
James H. Donnelley và các tác giả: Quản trị học căn bản, NXB Thống Kê, 
Hà Nội, 2004, trang 304 - 327. 
 177 
CHƯƠNG 9: THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ 
Chương này bao gồm các nội dung cơ bản: 
- Khái niệm thông tin và thông tin quản lý 
 + Định nghĩa thông tin và thông tin quản lý 
 + Vai trò của thông tin trong quản lý 
 + Phân loại thông tin trong quản lý 
- Quá trình thông tin trong quản lý 
 + Thông tin cho việc xây dựng quyết định quản lý 
 + Thông tin cho việc triển khai thực hiện quyết định quản lý 
 + Thông tin trong kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quyết định quản lý 
- Những trở ngại của quá trình thông tin và yêu cầu sử dụng thông tin trong 
quản lý 
 + Những trở ngại của quá trình thông tin trong quản lý 
 + Yêu cầu sử dụng thông tin trong quản lý 
9.1 Khái niệm thông tin và thông tin quản lý 
9.1.1 Định nghĩa thông tin và thông tin quản lý 
Thông tin là một vấn đề phức tạp bao chứa đựng nội dung đa dạng và phong 
phú vì thế nó được hiểu theo nhiều cách khác nhau. 
Theo nghĩa chung nhất thì thông tin được hiểu là những tri thức được sử 
dụng để định hướng, tác động tích cực và để điều khiển nhằm duy trì tính đặc thù 
về chất, hoàn thiện và phát triển hệ thống. 
 178 
Thông tin quản lý là hệ thống tri thức được thu thập và xử lý để phục vụ cho 
việc ban hành, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá quyết định quản lý. 
Từ định nghĩa này, có thể thấy thông tin quản lý bao gồm: 
- Hệ thống tri thức được thu thập và xử lý (thông tin đầu vào) 
- Thông tin trong tổ chức thực hiện quyết định quản lý (quá trình truyền 
thông) 
- Thông tin cho việc kiểm tra, đánh giá quyết định quản lý (thông tin phản 
hồi) 
9.1.2 Đặc trưng của thông tin quản lý 
- Thông tin không phải là vật chất, nhưng nó tồn tại nhờ “vỏ vật chất”, tức là 
vật mang thông tin (tài liệu, sách báo, tivi). Chính vì vậy, thường xảy ra hiện 
tượng: cùng một vật mang thông tin như nhau nhưng người nhận tin có thể thu 
lượm được những giá trị khác nhau tuỳ thuộc vào trình độ và vấn đề mà họ quan 
tâm. 
- Thông tin trong quản lý có số lượng lớn vì tính chất đa dạng và phong phú 
của hoạt động quản lý, bởi vậy, mỗi chủ thể quản lý, mỗi tổ chức đều có thể trở 
thành một trung tâm thu phát thông tin. 
- Thông tin trong quản lý phản ánh trật tự và cấp bậc của quản lý. Trong một 
tổ chức tồn tại các cấp quản lý khác nhau. Do dó, việc tiếp nhận và xử lý thông tin 
cũng như sử dụng nó đối với các cấp quản lý khác nhau là có sự khác biệt. Nói 
cách khác, không thể có sự bình đẳng tuyệt đối trong tiếp nhận, xử lý và sử dụng 
thông tin của các cấp quản lý và của các thành viên trong tổ chức. 
9.1.3 Vai trò của thông tin trong quản lý 
Thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý. Trong mỗi tổ chức, 
để cho các hoạt động quản lý có hiệu quả thì điều không thể thiếu được là phải xây 
 179 
dựng hệ thống thông tin tối ưu. Vai trò của thông tin trong quản lý thể hiện ở 
những nội dung cơ bản sau: 
- Vai trò của thông tin trong việc lập kế hoạch và ra quyết định 
Lập kế hoạch và ra quyết định là công việc phức tạp và khó khăn nhưng nó 
lại có ý nghĩa tiên quyết đối với các nhà quản lý. Để có được những kế hoạch và 
những quyết định đúng đắn, các nhà quản lý cần rất nhiều thông tin. Nhờ có thông 
tin mà các nhà quản lý có thể giải quyết đúng đắn và hiệu quả các vấn đề sau: 
+ Nhận thức vấn đề cần phải lập kế hoạch và ra quyết định 
+ Xác định cơ hội cũng như thách thức đối với tổ chức 
+ Xác lập các cơ sở tiền đề khoa học cần thiết để xây dựng các mục tiêu. 
+ Lựa chọn các phương án để thực hiện các quyết định quản lý 
- Vai trò của thông tin trong công tác tổ chức 
Trong quá trình thực hiện chức năng tổ chức, thông tin có vai trò quan trọng 
ở các phương diện sau: 
+ Nhận thức các vấn đề liên quan tới việc thiết kế mô hình cơ cấu tổ chức, 
phân công phân nhiệm và giao quyền 
+ Cung cấp các dữ liệu cần thiết về nhân lực, vật lực và tài lực 
+ Xây dựng các phương án để bố trí, sắp xếp, sử dụng nhân lực và phân bổ 
các nguồn lực khác 
+ Giải quyết các vấn đề liên quan tới công tác tổ chức 
- Vai trò của thông tin trong công tác lãnh đạo 
Khi thực hiện chức năng lãnh đạo, thông tin giúp các nhà quản lý giải quyết 
đúng đắn và hiệu quả các nội dung sau: 
+ Nhận thức các vấn đề liên quan tới động cơ thúc đẩy nhân viên 
 180 
+ Cung cấp các dữ liệu để làm cơ sở cho việc xây dựng nội quy, quy chế và 
chính sách của tổ chức 
+ Lựa chọn các phương pháp và phong cách quản lý hiệu quả 
- Vai trò của thông tin trong công tác kiểm tra 
Trong lĩnh vực kiểm tra, thông tin có vai trò quan trọng trên các phương 
diện: 
+ Nhận thức vấn đề cần phải kiểm tra 
+ Cung cấp dữ liệu cho việc xây dựng các tiêu chuẩn 
+ Xây dựng các phương án để đo lường và các giải pháp sửa chữa sai lầm 
của chủ thể 
Như vậy, có thể thấy rằng thông tin là mạch máu liên kết toàn bộ các chức 
năng của quy trình quản lý, là nhân tố không thể thiếu để xây dựng, triển khai thực 
hiện và kiểm tra đánh giá các quyết định quản lý. Thông tin là cầu nối giữa tổ chức 
với môi trường. 
9.1.4 Phân loại thông tin quản lý 
Thông tin quản lý là một dạng thông tin đặc biệt, tồn tại dưới nhiều dạng 
thức khác nhau. Tuỳ vào các căn cứ khác nhau mà có thể phân chia thông tin thành 
loại: 
- Căn cứ vào mức độ xử lý thông tin 
+ Thông tin ban đầu 
Thông tin ban đầu là những thông tin chưa được xử lý để phục vụ cho hoạt 
động quản lý, nhưng nó có thể là một thông tin đã được xử lý ở phương diện khác 
với mục đích khác. 
+ Thông tin trung gian 
 181 
Thông tin trung gian là loại thông tin đã được xử lý nhưng mới ở mức sơ 
cấp. Vì vậy, các nhà quản lý phải cẩn trọng trong việc xử lý các thông tin này để 
phục vụ cho hoạt động quản lý. 
+ Thông tin cuối cùng 
Thông tin cuối cùng là thông tin đã được xử lý một cách triệt để và có thể 
được sử dụng cho hoạt động quản lý. 
- Căn cứ vào mức độ phản ánh của thông tin 
+ Thông tin đầy đủ (Thông tin tổng thể) 
Thông tin đầy đủ là thông tin về chỉnh thể đối tượng và đã được xử lý. 
+ Thông tin không đầy đủ (Thông tin bộ phận) 
Thông tin không đầy đủ là thông tin về một mặt, một khía cạnh của đối 
tượng. 
- Căn cứ vào tính pháp lý của thông tin 
+ Thông tin chính thức 
Thông tin chính thức là thông tin được công bố bởi những cấp quản lý xác 
định trong tổ chức. 
+ Thông tin phi chính thức 
Thông tin phi chính thức là những thông tin không phải do những người có 
trách nhiệm trong tổ chức công bố. 
- Căn cứ vào chức năng của quy trình quản lý: 
+ Thông tin phục vụ quá trình lập kế hoạch và ra quyết định 
+ Thông tin phục vụ công tác tổ chức 
+ Thông tin phục vụ công tác lãnh đạo 
 182 
+ Thông tin phục vụ công tác kiểm tra 
- Căn cứ hướng chuyển động của thông tin: 
+ Thông tin theo chiều dọc 
Thông tin theo chiều dọc là thông tin từ cấp trên chuyển xuống cấp dưới và 
cấp dưới chuyển lên cấp trên trong một tổ chức và của quan hệ giữa tổ chức cấp 
trên và tổ chức cấp dưới. 
+ Thông tin theo chiều ngang 
Thông tin theo chiều ngang là thông tin giữa các cấp quản lý đồng cấp và 
giữa những người bị quản lý với nhau. 
- Căn cứ vào nội dung của các lĩnh vực liên quan tới hoạt động quản lý 
+ Thông tin kinh tế, thông tin tài chính.v..v. 
+ Thông tin pháp luật 
+ Thông tin văn hoá - xã hội.v.v. 
- Theo hình thức truyền đạt thông tin 
+ Thông tin bằng văn bản 
+ Thông tin bằng lời nói 
+ Thông tin không lời 
Ngoài ra, có thể phân loại: thông tin về nhân sự, thông tin về tài chính...; 
thông tin mới, thông tin lạc hậu (đã lão hoá), 
9.2 Quá trình thông tin trong quản lý 
9.2.1 Quá trình thông tin cho việc xây dựng quyết định quản lý 
Quá trình này gồm: Thu thập thông tin; Xử lý thông tin và Sử dụng thông 
tin. 
 183 
Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin liên quan tới những vấn đề về thực 
trạng, khả năng của tổ chức và những thông tin bên ngoài nhằm xây dựng mục tiêu 
và các chương trình hoạt động phù hợp. 
9.2.2 Quá trình thông tin triển khai thực hiện quyết định quản lý 
- Ban hành các quyết định quản lý 
- Truyền đạt việc thực hiện quyết định quản lý 
- Giải thích, hướng dẫn thực hiện quyết định 
Đây chính là quá trình truyền tin trong quản lý. Quá trình này bao gồm: 1. 
Nguồn tin (Quyết định quản lý), 2. Thông điệp, 3. Mã hoá, 4. Truyền đạt qua các 
kênh, 5. Giải mã, 6. Nơi nhận, 7. Thông tin phản hồi. 
Thu thập Lựa chọn Xử lý 
Sử dụng 
Ra 
quyết định 
Dữ liệu 
Dữ liệu 
Dữ liệu 
Dữ liệu 
Dữ liệu 
v.v 
 184 
9.2.3 Quá trình thông tin cho việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quyết 
định quản lý 
- Thông tin cho việc xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra 
- Thông tin về kết quả thực hiện quyết định quản lý 
- Thông tin về kết quả đánh giá 
- Những thông tin về các giải pháp điều chỉnh 
Quyết định 
Quản lý 
Mã hoá 
Thông điệp Tiếp nhận Giải mã 
Thực thi 
Quyết định 
Quản lý 
KẾT QUẢ 
Người quản lý 
Người bị quản lý 
Phản hồi 
Nhiễu 
Truyền đạt Giải thích 
Hướng dẫn 
 185 
9.3 Những trở ngại của quá trình thông tin và yêu cầu sử dụng thông tin 
trong quản lý 
9.3.1 Những trở ngại của quá trình thông tin trong quản lý 
Những trở ngại đối với quá trình thông tin trong quản lý: 
- Những trở ngại trong việc thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cho việc xây 
dựng quyết định quản lý 
+ Tình trạng quá tải hoặc thiếu thông tin hữu ích 
+ Hạn chế về năng lực và kĩ năng xử lý thông tin 
- Những trở ngại trong việc truyền đạt thông tin 
+ Đối với chủ thể truyền đạt 
+ Đối chủ thể tiếp nhận 
+ Kênh truyền đạt (phương tiện, hình thức.v.v) 
+ Nhiễu 
- Những trở ngại trong việc xử lý thông tin phản hồi 
Ưu điểm 
Hạn chế 
Các 
tiêu chuẩn 
Đo lường 
Kết quả 
Thông tin 
xây dựng 
Tiêu chuẩn 
Kết quả 
 thực hiện 
Thu thập Xử lý Kết luận 
Giải pháp NHÀ QUẢN LÝ 
 186 
+ Cơ cấu tổ chức 
+ Phong cách quản lý 
+ Văn hoá tổ chức 
9.3.2 Những yêu cầu sử dụng thông tin trong quản lý 
- Thông tin trong quản lý phải khách quan, chính xác, đầy đủ 
- Thông tin trong quản lý phải kịp thời, không sử dụng thông tin đã lạc hậu 
- Thiết lập hệ thống xử lý thông tin hữu hiệu 
- Truyền đạt thông tin phải rõ ràng, dễ hiểu 
- Sử dụng thông tin phản hồi 
Chủ đề ôn tập và thảo luận: 
1. Làm rõ khái niệm thông tin và thông tin quản lý 
2. Phân tích quá trình thông tin trong quản lý 
3. Trình bày những trở ngại của quá trình thông tin trong quản lý và biện 
pháp khắc phục 
4. Phân tích yêu cầu sử dụng thông tin trong quản lý 
Tài liệu tham khảo chương 9: 
H. Koontz và các tác giả: Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB KHKT, 
Hà Nội, 1994, trang 519 - 535. 
James H. Donnelley và các tác giả: Quản trị học căn bản, NXB Thống Kê, 
Hà Nội, 2004, trang 663 - 670. 
 187 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Gaston Courtois, Lãnh đạo và quản lý - một nghệ thuật, NXB LĐXH, Hà 
Nội, 2002 
2. H. Koontz và các tác giả, Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB KHKT, 
Hà Nội, 1994 
3. P. Hersey và Ken Blanc Hard, Quản lý nguồn nhân lực, NXB CTQG, Hà 
Nội, 1995 
4. James H. Donnelley và các tác giả, Quản trị học căn bản, NXB Thống Kê, 
Hà Nội, 2004 
5. Phạm Thị Doan và các tác giả, Các học thuyết quản lý, NXB CTQG, Hà 
Nội, 1995. 
6. Phạm Cao Hoàn, Thực tế trong quản trị, NXB Đồng Nai, 1998 
7. Nguyễn Thanh Hội, Phan Thăng, Quản trị học, NXB Thống Kê, Hà Nội, 
2005 
8. Nguyễn Ngọc Huyền, Giáo trình quản trị học, NXB GTVT, Hà Nội, 2006 
9. Nguyễn Hải Sản, Quản trị học, NXB Thống Kê, Hà Nội, 1998 
10. Nguyễn Anh Thái, Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005 
11. Viện NC&ĐTQL, Tinh hoa quản lý, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội, 
2003 
12. Lê Hồng Lôi, Đạo của quản lý, NXB ĐHQGHN, Hà Nội, 2004 
13. Hồ Văn Vĩnh (CB), Giáo trình khoa học quản lý, NXB CTQG, Hà Nội, 
2003 
14. Hồ Văn Vĩnh, Một số vấn đề về tư tưởng quản lý, NXB CTQG, Hà Nội, 
2003 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_khoa_hoc_quan_ly_dai_cuong.pdf