Bài giảng Kiến trúc dân dụng
Tóm tắt Bài giảng Kiến trúc dân dụng: .... - Muäún cho hçnh khäúi kiãún truïc coï sæïc truyãön caím maûnh meî, tråí thaình mäüt taïc pháøm taûo hçnh cáön aïp duûng linh hoaût caïc quy luáût täø håüp cuía nghãû thuáût taûo hçnh. - Yêu cầu khi thiết lập mặt đứng công trình những bộ phận phía trước vẽ trước, bộ phận phía sau thì vẽ s...t 2.3/ Các bộ phận của nhà dân dụng công trình công cộng 2.3.1/ Bộ phận chính ( nhóm các phòng chính ) Là những bộ phận quyết định tính chất (đặc thù) của công trình và chiếm phần lớn về diện tích sử dụng của công trình. Ví dụ: Trường học: các phòng học Chợ: quầy, sạp Bệnh viện: ph... theo thể loại công trình. Nối M1 với Đ ta có T1 - Nguồn Ng.lý T.kế, tác giả GS. Nguyễn Đức Thiềm, GS. Trần Bút Tìm M2 : từ M1 dóng đường thẳng đứng 1 đoạn C theo qui định, xác định được M’1 .Nối M’1 với Đ ( có T2 ) cắt G2 tại điểm M2. Lần lượt xác định M3, M4, M5. Nối M1 đến Mn ta sẽ có ...
ường, cột.Tùy theo sơ đồ tính của kết cấu và điều kiện làm việc của gối tựa hệ trục môđun sẽ được đánh cụ thể như sau : - Tường chịu lực + Tường trong : trục đi qua tâm hình học của tường, tường của tầng trên cùng. + Tường ngoài Khi không bổ trụ: hệ trục môđun được xác định như tường trong Khi có bổ trụ: hệ trục môđun được xác định trùng mép trong hoặc trùng mép ngoài hoặc cách mép ngoài hoặc cách mép ngoài một đoạn 100 mm b > 100 thì có thể chọn các cách trên b < 100 trục modul lấy cách mép ngoài 1 đoạn 100 mm Minh hoạ xác định trục định vị Bài giảng KIẾN TRÚC DÂN DỤNG- PHẦN NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG 11 - Cột chịu lực + Cột trong : hệ trục môđun xác định như tường trong + Cột ngoài : hệ trục môđun cách mép ngoài 1 đoạn a = 100mm Yêu cầu các trục môđun có phương đứng trong bản vẽ được đánh số theo thứ tự tăng dần trái sang phải trong vòng tròn, các trục môđun có phương ngang đánh bằng ký tự A, B, C ... từ dưới lên trong vòng tròn . Nguyên tắc đánh dấu các trục định vị Ví dụ : Cột A-2 Đoạn tường (B-D) trục 1 Các ký hiệu bằng chữ số và ký tự phải được đặt trong khuyên tròn Bài tập: Áp dụng mạng lưới môđun thiết kế 1 phòng họp 48m2, WC 6m2, phòng chuẩn bị tài liệu 12m2, chỗ chuẩn bị nước 6m2 1 rảnh 12 m2, mạng modul 6×4, 3×4 1.4/ Các thông số cơ bản của nhà: 1.4.1/ Bước gian, nhịp nhà, chiều cao tầng Gọi B là gian (bước cột) là khoảng cách giữa 2 trục môđun liền kề mà 2 trục môđun này có phương ngang nhà Minh hoạ kích thước thiết kế Bài giảng KIẾN TRÚC DÂN DỤNG- PHẦN NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG 12 L: Nhịp nhà (khẩu độ) là khoảng cách giữa 2 trục môđun liền kề có phương dọc của nhà thông thường nhịp nhà L>B H: Là chiều cao mặt tầng, khoảng cách tính từ mặt sàng nọ lên mặt kia liền kề. Hình vẽ 1.4.2/ Kích thước thiết kế - Kích thước danh nghĩa : kích thước được đo đúng trùng kích thước của các B, L - Kích thước cấu tạo : kích thước danh nghĩa được cộng hoặc trừ bề dày của cấu kiện - Kích thước thực tế bằng kích thước cấu tạo ± δ sai số 1.5/ Trình tự thiết kế trong thực tế: Có ba giai đoạn + Giai đoạn 1: Thiết kế minh họa cho dự án, trong giai đoạn này người thiết kế chỉ thể hiện phần kiến trúc minh hoạ cho các luận điểm và luận cứ được nêu trong dự án ( báo cáo kinh tế kỹ thuật ) +Giai đoạn 2: Thiết kế bản vẽ kỹ thuật thi công Ngoài toàn bộ bản vẽ kiến trúc còn triển khai chi tiết các vấn đề kỹ thuật khác : kết cấu, điện, cấp thoát nước ..., lập dự toán (chi phí) +Giai đoạn 3 : Giai đoạn này chủ yếu đơn vị thi công phải vẽ lại hồ sơ thiết kế theo thực tế để làm cơ sở thanh quyết toán công trình sau này công trình đưa vào sử dụngÝ đồ Bài giảng KIẾN TRÚC DÂN DỤNG- PHẦN NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG 13 CHƯƠNG II: NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ NHÀ CÔNG CỘNG 2.1/Khái niệm: 2.1.1/ Định nghĩa: Công trình công cộng là công trình phục vụ các sinh hoạt về văn hóa tinh thần, và vật chất cho con người ngoại trừ chức năng ở. 2.1.2/ Ví dụ: Trường học, y tế, bệnh viện các tuyến chợ, siêu thị ... 2.1.3/ Phân loại: Dựa vào tính chất sử dụng của công trình, có thể chia thành 14 nhóm - Công trình giao thông vận tải: bến xe, ga, sân bay. - Văn hóa: Các nhà bảo tàng, văn hóa thiếu nhi, thư viện ... - Y tế, bệnh viện, trung tâm y tế ... - Thương mại: chợ, siêu thị, shop ... 2.2/ Tính chất của công trình công cộng - Mang tính chất phổ biến và hàng loạt - Mỗi công trình mang tính đặc thù riêng - Có chức năng sử dụng thay đổi theo sự thay đổi của khoa học kỹ thuật 2.3/ Các bộ phận của nhà dân dụng công trình công cộng 2.3.1/ Bộ phận chính ( nhóm các phòng chính ) Là những bộ phận quyết định tính chất (đặc thù) của công trình và chiếm phần lớn về diện tích sử dụng của công trình. Ví dụ: Trường học: các phòng học Chợ: quầy, sạp Bệnh viện: phòng khám, phòng điều trị 2.3.2/ Bộ phận phụ ( nhóm các phòng phụ ) Là những bộ phận hổ trợ cho hoạt động của các bộ phận chính. Có hai bộ phận phụ, bộ phận phụ gián tiếp và bộ phận phụ trực tiếp Ví dụ trong công trình trường học - Bộ phận phụ gián tiếp: Phòng hiệu bộ, trạm điện, nước. Bộ phận phụ gián tiếp có thể đặt xa bộ phận chính. - Bộ phận phụ trực tiếp: WC, phòng nghỉ, phòng dụng cụ trực quan. Bộ phận phụ trực tiếp thường bố trí gần bộ phận chính, 2.3.3/ Bộ phận giao thông Nối liền các không gian chức năng của công trình, theo phương ngang và phương đứng → giao thông ngang: hành lang, lối đi lộ thiên, nhà cầu, băng chuyền ngang Bài giảng KIẾN TRÚC DÂN DỤNG- PHẦN NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG 14 → giao thông đứng: Thang bộ, thang cuốn ( thang tự hành ), thang máy, đường dốc < 8%. Bộ phận Giao thông thẳng đứng- Nguồn Ng.lý T.kế, tác giả GS. Nguyễn Đức Thiềm * Chỗ giao thông đứng và giao thông ngang gọi là nút giao thông Yêu cầu các nút giao thông đảm bảo diện tích phục vụ tránh ùn người, nút giao thông phải đảm bảo về khoảng cách phục vụ hoặc có bán kính phục ≤30m. Các nút thông phải liên liên hệ được với nhau 2.4/ Thoát người, tổ chức thoát người trong công trình công cộng 2.4.1/ Đặt vấn đề - Vì sao phải thoát người? - Công trình công cộng thường có số lượng người rất lớn sử dụng, khi có sự cố (cháy, nổ, khủng bố ...) hoặc các công trình biểu diễn khi hết xuất diễn người ta phải đưa toàn bộ số người sử dụng ra khỏi ra công trình một cách nhanh nhất. 2.4.2/ Các quy đinh khi thiết kế Phạm vi ứng dụng (dùng cho các công trình nhà thấp tầng và nhiều tầng) - Giai đoạn 1: Tổ chức thoát người ra khỏi phòng + Cứ 100 người phải tổ chức ≥ 2 cửa, bề rộng 1 cửa ≥ 1,2m, cửa phải mở ra + Người xa nhất đến cửa < 25m + Bề rộng luồng chạy ≥ 0,6m +Yêu cầu trên luồng chạy không được bố trí chứng ngại vật, vật cản kiến trúc, không bố trí bậc cấp Bài giảng KIẾN TRÚC DÂN DỤNG- PHẦN NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG 15 - Giai đọan 2: Tổ chức thoát người ra khỏi hành lang và cầu thang + Cứ 100 người phải tổ chức bề rộng hành lang 0,6m, bề rộng hàng lang tối thiểu là 1,5m cho hành lang bên, tối thiểu là 1,8m cho hành lang giữa đối với các hành lang dùng để đi lại chính. Đối với hành lang phụ bề rộng tối thiểu 1,2m. + Người xa nhất đến cầu thang Tùy theo cấp phòng hỏa Cấp 1 40m Cấp 2 30m Cấp 3 25m Cấp 4 20m + Không được bố trí các chướng ngại vật, vật cản kiến trúc trong trường hợp có bố trí bậc cấp yêu cầu phải có tín hiệu báo trước như sử dụng vật liệu khác, hoặc âm thanh để đánh động v.v... + Quy định về cầu thang: Mỗi công trình công cộng phải có tổi thiểu hai cầu thang N: Tổng số người trên một tầng. Khi N>250. BvtnBvtBvtBvt +++=∑ ...21 ΣBvt = 125 200 100 250 −+ N Khi N ≤ 250 ΣBvt = 100 N Và bề rộng tổi thiểu của 1 vế thang ( dùng để đi lại chính ),Bvt > 1,4m, bề rộng tổi thiểu của 1 vế thang ( dùng để thoát hiểm ),Bvt > 1,2m Ví dụ: Tính toán số lượng cầu thang và bề rộng của các vế thang cho 1 khối lớp học gồm tầng 1 có 350 người, tầng 2 có 400 người, tầng 3 có 300 người - Giai đoạn 3: Thoát ra khỏi công trình, mỗi công trình có ít nhất 2 lối ra vào để thoát người mỗi lối có bề rộng > 2,4m Nếu có bố trí cửa thì phải mở cửa hướng ra Các hướng thoát ra khỏi công trình phải về phía công trình có độ chịu lửa cao hơn, hoặc thoát về khoảng không gian trống. Khi thoát ra khỏi công trình ngay trước lối thoát phải bố trí 1 diện tích tránh ùn với diện tích 0,1 m2/người Toàn bộ thời gian của 3 gian đoạn là 6'÷9', 2'÷3' (phút)/ 1 giai đoạn và trong 3 giai đoạn thì giai đoạn 2 có thể không cần cho trường hợp nhà một tầng. 2.5/ Thiết kế nền dốc để thoả mãn yêu cầu nhìn rõ Bài giảng KIẾN TRÚC DÂN DỤNG- PHẦN NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG 16 2.5.1 Đặt vấn đề: Khi có các phòng Tập trung đông người (> 100 người) và mọi người có nhu cầu cần nhìn rõ đồng thời để nghiên cứu hoặc thưởng thức nghệ thuật, giải trí..Ví dụ: giảng đường, rạp chiếu bóng, bể bơi, sân vận động.Yêu cầu đặt ra là tất cả mọi người đồng thời nhìn thấy vật cần được quan sát phải thiết kế thế nào để tất cả mọi người đều nhìn thấy được vật cần quan sát. 2.5.2 Giải pháp: - Kê ghế, tạo ra nhiều loại ghế có chiều cao khác - Nâng vật cần quan sát lên - Ghế không thay đổi chiều cao, vật quan sát không nâng lên thì chỉ còn lại giải pháp là thiết kế nền dốc. 2.5.3 Thiết kế nền dốc bằng phương pháp vẽ dần. Có rất nhiều phương pháp để thiết kế nền dốc. Ở đây chỉ nghiên cứu thiết kế nền dốc bằng phương pháp vẽ dần 2.5.3.1 Các khái niệm - Điểm quan sát thiết kế Đ "Đ" là điểm bất lợi nhất ( khó nhìn thấy nhất ) mà khi người quan sát nhìn thấy được thì tất cả điểm còn lại của vùng đối tượng cần quan sát sẽ được nhìn thấy. Vd: Trong giảng đường, bảng đen là vùng đối tượng cần quan sát → Đ thuộc mép dưới của bảng Trong phòng khán giả ca nhạc nhẹ: Phông tại cửa miệng của sân khấu → Đ thuộc mép dưới của Phông - Nguồn Ng.lý T.kế, tác giả GS. Nguyễn Đức Thiềm, GS Trần Bút Trong bể bơi, các đường bơi là vùng đối tượng cần quan sát. Điểm Đ thuộc đường bơi trong cùng gần khán giả. - Tia nhìn đường thẳng nối mắt người quan sát đến điểm Đ gọi là tia nhìn (T) T1≡ T2 ⇒ M2 không nhìn được Đ - Độ nâng cao tia nhìn C là khoảng cách giữa hai tia nhìn liền kề để từ mắt của người quan sát ở hàng ghế phía trước dóng thẳng đứng lên 1 đoạn cắt tia nhìn của Bài giảng KIẾN TRÚC DÂN DỤNG- PHẦN NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG 17 người ngồi sau liền kề. Tuỳ theo thể loại công trình mà C có thể lấy theo qui định từ (C) = 60 ÷ 180 mm C sân vận động = 180 C giảng đường 60 ÷80 C phòng ca nhạc 80 ÷110 2.5.3.2/ Thiết kế nền dốc bằng phương pháp vẽ dần - Các thông số hình học. + Khoảng cách từ hàng ghế đầu tiên G1 đến vùng đối tượng cần quan sát L = 2,7 ÷ 3,6m + l là khoảng cách giữa các hàng ghế G1G2vvv.. :l = 0,8m ÷ 1,2m + HSk chiều cao của bục ( sân khấu ) = 0,9m ÷ 1,05 m + Hqs1 = 1,15m ÷ 1,2 m, vị trí của mắt người quan sát thuộc hàng ghế đầu tiên so với nền. - Cách dựng + Dựng đường mắt M1..Mn Trong đó M1 đã có M1 = 1,2m so với nền và xác định Đ tuỳ theo thể loại công trình. Nối M1 với Đ ta có T1 - Nguồn Ng.lý T.kế, tác giả GS. Nguyễn Đức Thiềm, GS. Trần Bút Tìm M2 : từ M1 dóng đường thẳng đứng 1 đoạn C theo qui định, xác định được M’1 .Nối M’1 với Đ ( có T2 ) cắt G2 tại điểm M2. Lần lượt xác định M3, M4, M5. Nối M1 đến Mn ta sẽ có đường mắt. + Từ vị trí G1 của nền, kẻ một đường song song với đường mắt sẽ có nền dốc cần tìm. + Để hạn chế độ dốc của nền người ta cho phép từ 5÷7dãy ghế đầu có thể hạ thấp C so với quy định từ 15 ÷ 20 %. Các dãy ghế sau lấy C theo quy định 2.6/ Các kiểu tổ chức mặt bằng nhà dân dụng: Bài giảng KIẾN TRÚC DÂN DỤNG- PHẦN NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG 18 2.6.1 Kiểu tổ chức hành lang: Khi các phòng chức năng bố trí song song về một phía ( hành lang bên ) hoặc hai phía của hành lang ( hành lang giữa ). Đôi khi kết hợp cả hai . Sử dụng cho các công trình có các phòng giống nhau như : trường học, trụ sở cơ quan, khách sạn 2.6.2 Kiểu tổ chức xuyên phòng: Các phòng liên hệ với nhau không cần hành lang mà trực tiếp liên hệ nối tiếp nhau.Áp dụng cho các nhà triễn lãm, bảo tàng, cửa hàng bách hoá, thư viện 2.6.3 Kiểu tổ chức tập trung xung quanh trung tâm ( Phòng rất lớn, sân trong nhà, sảnh của cầu thang) : Các không gian sử dụng nhỏ bố trí quanh các không gian lớn, các không gian này mang tính “cốt lõi” để bố trí các không gian còn lại. Kiểu tổ chức nay thường dùng cho : Nhà hát, rạp chiếu bóng, kịch viện, công trình thể thao, Nhà chung cư 2.6.4 Kiểu tổ chức tập trung phòng lớn: Tất cả các quá trình chức năng của nhà đều bố trí xếp đặt vào trong một phòng lớn duy nhất. Áp dụng cho chợ có mái, trưng bày triễn lãm, salon ôtô vv. 2.6.5 Kiểu tổ chức phân đoạn độc lập: Các nhóm chức năng được tách bạch thành từng khối riêng để phục vụ cho một mục đích cụ thể. Các nhóm được cách ly với nhau, song kề bên nhau tạo nên một công trình kiến trúc hoàn chỉnh. Các phòng chức năng quan hệ chức năng theo nhóm và liên hệ nội bộ theo biện pháp xuyên phòng. Các thể loại công trình thường dùng: nhà trẻ, trường chuyên biệt,... 2.7/Thiết kế một số phòng chức năng trong nhà công cộng - Thiết kế văn phòng - Thiết kế lớp học và phòng thí nghiệm - Thiết kế phòng tập trung đông người Bài giảng KIẾN TRÚC DÂN DỤNG- PHẦN NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG 19 CHƯƠNG III: NHÀ Ở 3.1 Khái niệm 3.1.1 Định nghĩa: nhà ở là công trình chuyên dụng dùng để ở, là nơi sinh hoạt gia đình, tái tạo sức lao động giản đơn. Khác với nhà công cộng, nhà ở : người dùng trong các không gian chức năng thường có quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống, và mang tính chất lâu dài. Ví dụ: Nhà ở dạng nhiều căn, nhà tầng (chung cư), nhà ở dạng biệt thự, nhà ở liên kế (nhà ở chia lô, có sân vườn hoặc không có sân vườn) 3.1.2 Phân loại + Vật liệu - BTCT(bê tông cốt thép) - Đá, gạch. - Thảo mộc + Tính chất sử dụng - Nhà ở chia lô. - Nhà ở nhiều căn nhà tầng - Nhà ở cao cấp biệt thự. 3.2 Các bộ phận chức năng của nhà ở 3.2.1 Bộ phận ở : - Phòng ngủ - Phòng khách - Phòng ăn ,bếp - Phòng sinh hoạt chung - Phòng thờ . 3.2.2 Bộ phận phục vụ: Bếp, khu vệ sinh, kho, sân nước (gia công), sân phơi, ban công, lô gia nghỉ ngơi ( lô gia là không gian nghỉ ngơi chỉ có một mặt nhìn ra ngoài ) 3.2.3 Giao thông: - Giao thông đứng: giống Công trình công cộng, cầu thang (bộ, cuốn) - Giao thông ngang: hành lang, nhà cầu, băng chuyền, lối đi lộ thiên. 3.3 Các loại phòng cơ bản trong nhà ở: 3.3.1 Tiền phòng là không gian đầu mối nối tiếp → các không gian khác là nơi để giày dép, mủ nón và áo khoác để chỉnh trang y phục S 6 ÷ 8m (phòng dệm không khí) 3.3.2 Phòng ngủ: không gian nghỉ ngơi, học tập yêu cầu thông thoáng và chiếu sáng, tuyệt đối không được bố trí lối đi xuyên qua phòng ngủ để → phòng khác Thường bố trí cho hai người sử dụng Bài giảng KIẾN TRÚC DÂN DỤNG- PHẦN NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG 20 S = 12 ÷ 16m. Xu hướng làm phòng ngủ lớn do nhu cầu: phải trang trí màu sắc nhẹ nhàng, lịch sự, dễ làm vệ sinh Bố trí về hướng nam và đông nam Có vị trí kín đáo. 3.3.3 Phòng khách: sử dụng để giao tiếp, lễ tiệc, nuôi dạy con cái Yêu cầu: - Kín đáo, tế nhị. Là các không gian thể hiện phong cách của chủ nhà. Thường thiết kế với S: 16 ÷ 20m2 (4 ÷ 5 người) - Tổ chức thông thoáng tốt. 3.3.4 Phòng ăn và bếp : là không gian ăn uống, bồi dưỡng của gia đình Yêu cầu : phải thông thoáng, vật liệu sử dụng có độ chịu lửa cao, dễ lau chùi làm vệ sinh. Bếp nên đặt ở hướng tây và cuối gió. - Nguồn Kiến trúc Nhà ở, tác giả GS. Đặng Thái Hoàng 3.3.5 Khu vệ sinh (WC) Nhà 1 tầng nên chia thành 2 khu : Tắm, giặt, xí Rửa, tiểu tiện Bài giảng KIẾN TRÚC DÂN DỤNG- PHẦN NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG 21 Diện tích mỗi khu (S) = 1,8 ÷ 2m2 Nhà nhiều tầng thì nên gộp chung hai khu nêu trên Yêu cầu : khu w.c phải thông thoáng chiếu sáng tốt, bố trí ở hướng tây và cuối gió. - Nguồn Ng.lý T.kế, tác giả GS. Nguyễn Đức Thiềm 3.3.6 Kho : là nơi lưu trữ các vật dụng không thường xuyên sử dụng. Vị trí: Phía trên WC, dưới gầm cầu thang gần bếp S = 4 ÷ 6m2 Nguyên tắc thiết kế nhà ở Sử dụng được ánh sáng, gió, các năng lượng có ích của tự nhiên → thể hiện được cái hồn hoặc sinh khí của ngôi nhà. 3.3.7 Ban công, lô gia: là nơi nghỉ ngơi hóng mát, có thể làm sân gia công hoặc phơi phóng. Thường được bố trí gần phòng ngủ và phòng khách 3.4 Kích thước 1 số thiết bị đồ đạc trong nhà và nguyên tắc bố trí chung 3.4.1/ Kích thước 1 số thiết bị đồ đạc trong nhà ở Bài giảng KIẾN TRÚC DÂN DỤNG- PHẦN NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG 22 +Phòng ngủ và phòng khách D R C Giường 1900 ÷ 2000 800 ÷ 1600 400 ÷450 Tủ áo quần 900 ÷ 1200 450 ÷ 550 2250 ÷ 2500 Bàn đêm 400 ÷ 450 450 400 ÷ 450 Bàn làm việc 750 ÷ 1200 600 ÷ 800 750 ÷ 780 Bàn Salon ≤500 ≤500 400 Ghế tựa 350 ÷ 400 550 ÷ 400 420 ÷ 450 Ghế salon 600 600 300 + Khu WC Xí bệt 650 400 ÷ 450 400 ÷ 420 Bidet 650 350 ÷ 450 400 ÷ 420 Tiểu nam 300 ÷ 400 300 450 ÷ 600 Bồn tắm nằm 1700 ÷ 1900 750 400 ÷ 420 Bồn tắm ngồi 1200 ÷ 1400 750 400 ÷ 420 Bồn tắm nhúng 900 ÷ 1200 900 ÷ 1200 1200 Lavabo 450 ÷ 600 400 ÷ 550 780 ÷ 800 Chậu tắm đứng 900 900 0 3.4.2/ Nguyên tắc bố trí thiết bị :Phù hợp với tâm sinh lý người dủ dụng. Hợp lý với nhân trắc học (số đo kích thước về các bộ phận cơ thể con người) 3.5/ Những loại nhà ở thông dụng 3.5.1 Nhà ở nhiều căn, nhà tầng Khái niệm :Nhà ở được xây dựng ≥ 3 tầng (tiết kiệm đất xây dựng) dùng trong các khu ở cũ, khu đô thị mới trong việc phối kết các thể loại công trình trong công tác qui hoạch. Trên mỗi mặt bằng bố trí 2 ÷ 6 căn hộ (gia đình) xoay xung quanh cụm cầu thang. Các căn hộ này không có sân vườn. Chỉ lấy không gian tầng 1 ÷3 Sẵn bãi cây xanh và trong nội bộ xung quanh làm không gian công cộng 3.5.1.1/ Cách chia tỉ lệ căn hộ trong nhà ở nhiều căn, nhiều tầng → Để đáp ứng được nhu cầu ở của cư dân thì cần phải điều tra xã hội học → (tỉ lệ nam nữ, nghề nghiệp, lao động) Hộ gia đình 2÷ 3 40% b 4 ÷5 40% c Độc thân 1 20% a + Chia trên m bằng tầng: trên một tầng cho đầy dủ cho các loại căn hộ + Mỗi tầng có 1 loại Bài giảng KIẾN TRÚC DÂN DỤNG- PHẦN NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG 23 + Chia theo bước gian Mặt bằng minh hoạ nhà ở xã hội ( mặt bằng nhà ở nhiều căn nhiều tầng ) 3.5.1.2/ Bố trí khu phục vụ (bếp, WC, sân phơi trong nhà ở nhiều nhà căn, nhiêù tầng) - Khu phục vụ bố trí trước căn hộ - Khu phục vụ bố trí giữa căn hộ - Khu phục vụ bố trí sau căn hộ - Khu phục vụ bố trí song song bộ phận ở Một số ưu nhược điểm khi bố trí các khu phục vụ ( khu phụ ) trong nhà ở + Khu phụ bố trí ở trước : Ưu điểm là thông thoáng và chiếu sáng tốt, làm phòng đệm cho các phòng ở bên trong (cách ly tiếng ồn) . Tiện cho việc sử dụng. Nhược điểm là liên hệ giữa chổ phơi và khu phụ xa, liên hệ giữa các phòng ngủ và khu phụ xa. Có một số phòng ở bị thiếu sáng. + Khu phụ bố trí song song bộ phận ở : Ưu điểm là đảm bảo thông thoáng chiếu sáng, tách bạch các chức năng trong nhà ở và tiết kiệm đường ống đường dây khi bố trí cặp đôi hai khu phụ với nhau . Nhược điểm là hệ số kết cấu của nhà lớn + Khu phụ bố trí ở giữa nhà : Ưu điểm là liên hệ giữa sân phơi và khu phụ, các phòng ngủ và khu phụ gần. Nhược điểm là khu phụ không được thông thoáng và chiếu sáng, không hạn chế được tiếng ồn ở bên ngoài 3.5.2 Nhà ở dạng biệt thự. - Nhà ở cao cấp phục vụ cho mọi nhu cầu sinh hoạt vì ở mà không xét đến điều kiện kinh tế. Bài giảng KIẾN TRÚC DÂN DỤNG- PHẦN NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG 24 - Dây chuyền công năng bằng dây chuyền nhà ở + các dây chuyền dùng các chức năng phụ khác. - Vị trí của đất gần sông hồ, đồi núi phối cảnh đẹp, diện tích ≥ 1000m2 -Số tầng cao, các loại biệt thự : 1 4 3 tầng , biệt thự đơn , song lập... Sơ đồ công năng Cổng Tiền sảnh Tiền phòng Cầu thang Tầng 2 P.ngủ chính WC riêng Các P.ngủ con ban công Phòng thờ (truyền thống) Thư phòng ( phòng đọc). P.thư giãn(phim,Karaoke...) Phòng khách Phòng ăn Phòng bếp + ăn Phòng ngủ ( cho người già ), có WC riêng WC chung cho tầng 1 Kho Tiền sảnh Sân TDTT Nhà ở người giúp việc Hồ bơi Sân vườn cảnh Gara ôtô , bến tàu, bãi đáp máy bay nhỏ. Bài giảng KIẾN TRÚC DÂN DỤNG- PHẦN NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG 25 Tài liệu tham khảo 1. Cấu tạo kiến trúc nhà dân dụng, Tác giả : GS. TS. KTS Nguyễn Đức Thiềm, GS. TS. KTS Nguyễn Mạnh Thu,..., Nhà xuất bản KHKT- 1997 2. Giáo trình Cấu tạo Kiến trúc, Bộ Xây Dựng, Nhà xuất bản Xây dựng – 2005 3. Nguyên ly thiết kế nhà dân dụng, Tác giả : GS. TS. KTS Nguyễn Đức Thiềm, PGS. TS. KTS Trần Bút,....... 4.Một số giáo trình, giáo án của các tác giả khác Ghi chú : Tài liệu biên soạn ở trên sẽ được cập nhật thường xuyên trong thời gian sớm nhất
File đính kèm:
- bai_giang_kien_truc_dan_dung.pdf