Bài giảng Kinh tế vi mô - Chương 4: Lý thuyết sản xuất

Tóm tắt Bài giảng Kinh tế vi mô - Chương 4: Lý thuyết sản xuất: ... bình của một yếu tố sản xuất nào đó được tính bằng cách lấy tổng sản lượng chia cho số lượng yếu tố sản xuất đó 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 7 ĐƯỜNG SẢN LƯỢNG, NĂNG SUẤT BIÊN VÀ NĂNG SUẤT TRUNG BÌNH 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 8 Thí dụ Để xây dựng hàm số ... BIÊN Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của vốn cho lao động là số đơn vị vốn phải bớt đi để tăng thêm một đơn vị lao động mà không làm thay đổi tổng sản lượng 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 13 TỶ LỆ THAY THẾ KỸ THUẬT BIÊN VÀ NĂNG SUẤT BIÊN Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên vốn của vố...ợp khác nhau của lao động (L) và vốn (K) có thể mua được bằng một số tiền (tổng chi phí) nhất định ứng với những mức giá nhất định. TC = vK + wL . Trong đó: TC là tổng chi phí; v là đơn giá vốn và w là đơn giá lao động. 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 20 ĐƯỜNG ĐẲNG PHÍ ...

pdf24 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô - Chương 4: Lý thuyết sản xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 1 
Chương 4: LÝ THUYẾT SẢN XUẤT 
sản xuất là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu 
vào thành các yếu tố đầu ra (hay là sản phẩm) 
nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng 
Yếu tố đầu vào hay còn gọi là yếu tố sản xuất là 
bất kỳ hàng hóa hay dịch vụ nào được dùng để sản 
xuất ra hàng hóa, dịch vụ khác 
5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 2 
HÀM SẢN XUẤT 
Hàm sản xuất của một loại sản phẩm nào đó cho 
biết số lượng sản phẩm tối đa của sản phẩm đó (ký 
hiệu là q) có thể được sản xuất ra bằng cách sử 
dụng các phối hợp khác nhau của vốn (K) và lao 
động (L), với một trình độ công nghệ nhất định 
q = f(K,L) 
5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 3 
NĂNG SUẤT BIÊN 
Năng suất biên của một yếu tố sản xuất nào đó 
(vốn hay lao động) là lượng sản phẩm tăng thêm 
được sản xuất ra do sử dụng thêm một đơn vị yếu 
tố sản xuất đó 
5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 4 
NĂNG SUẤT BIÊN 
5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 5 
QUY LUẬT NĂNG SUẤT BIÊN GIẢM DẦN 
Nếu số lượng của một yếu tố sản xuất tăng dần 
trong khi số lượng (các) yếu tố sản xuất khác giữ 
nguyên thì sản lượng sẽ gia tăng nhanh dần. Tuy 
nhiên, vượt qua một mốc nào đó thì sản lượng sẽ 
gia tăng chậm hơn. Nếu tiếp tục gia tăng số lượng 
yếu tố sản xuất đó thì tổng sản lượng đạt đến mức 
tối đa và sau đó sẽ sút giảm 
5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 6 
NĂNG SUẤT TRUNG BÌNH 
Năng suất trung bình của một yếu tố sản xuất nào 
đó được tính bằng cách lấy tổng sản lượng chia 
cho số lượng yếu tố sản xuất đó 
5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 7 
 ĐƯỜNG SẢN LƯỢNG, NĂNG SUẤT BIÊN 
VÀ NĂNG SUẤT TRUNG BÌNH 
5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 8 
Thí dụ 
Để xây dựng hàm số năng suất lao động trung 
bình, hàm số năng suất lao động biên, ta cố định 
giá trị K bằng cách cho K = K0 = 10 chẳng hạn 
Năng suất lao động biên? 
Năng suất lao động trung bình? 
Năng suất lao động trung bình đạt tối đa khi nào? 
5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 9 
TÁC ĐỘNG CỦA TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ 
ĐẾN SẢN LƯỢNG 
5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 10 
TÁC ĐỘNG CỦA TIẾN BỘ CÔNG 
NGHỆ ĐẾN SẢN LƯỢNG 
11 
ĐƯỜNG ĐẲNG LƯỢNG 
Đường đẳng lượng cho biết các kết hợp khác nhau của vốn 
và lao động để sản xuất ra một số lượng sản phẩm nhất 
định q0 nào đó. 
 f(K,L) = q0 
5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 12 
TỶ LỆ THAY THẾ KỸ THUẬT BIÊN 
Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của vốn cho lao động 
là số đơn vị vốn phải bớt đi để tăng thêm một đơn 
vị lao động mà không làm thay đổi tổng sản lượng 
5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 13 
TỶ LỆ THAY THẾ KỸ THUẬT BIÊN 
VÀ NĂNG SUẤT BIÊN 
Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên vốn của vốn cho lao 
động bằng với tỷ số giữa năng suất lao động biên 
(MPL) và năng suất vốn biên (MPK) 
5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 14 
HÀM SẢN XUẤT TUYẾN TÍNH 
q = ɑK + βL, với ɑ, β ≥ 0 
5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 15 
HÀM SẢN XUẤT VỚI TỶ LỆ KẾT HỢP 
CỐ ĐỊNH 
 q = min (ɑK,βL), với ɑ, β>0 
5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 16 
HÀM SẢN XUẤT COBB-DOUGLAS 
q = aKɑLβ, với ɑ, β, a > 0 
5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 17 
HIỆU SUẤT THEO QUY MÔ 
5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 18 
HIỆU SUẤT THEO QUY MÔ 
5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 19 
ĐƯỜNG ĐẲNG PHÍ 
Đường đẳng phí cho biết các kết hợp khác nhau 
của lao động (L) và vốn (K) có thể mua được bằng 
một số tiền (tổng chi phí) nhất định ứng với những 
mức giá nhất định. 
 TC = vK + wL . 
 Trong đó: TC là tổng chi phí; v là đơn giá vốn và 
w là đơn giá lao động. 
5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 20 
ĐƯỜNG ĐẲNG PHÍ 
5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 21 
 NGUYÊN TẮC TỐI ĐA HÓA SẢN LƯỢNG 
Để tối đa hóa sản lượng, nhà sản xuất sẽ lựa chọn 
tập hợp giữa vốn và lao động sao cho tại đó họ 
mua hết số tiền TC sẵn có và tỷ lệ thay thế kỹ 
thuật biên bằng với tỷ giá của lao động và vốn 
5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 22 
NGUYÊN TẮC TỐI ĐA HÓA SẢN LƯỢNG 
TC = vK + wL 
 VD: q = K1/2L1/2, đơn giá vốn v = 1 đvt, đơn giá 
lao động w = 0,25 đvt và tổng chi phí TC = 2 đvt. 
Khi đó sản lượng tối đa của doanh nghiệp là bao 
nhiêu? 
5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 23 
NGUYÊN TẮC TỐI THIỂU HÓA CHI PHÍ 
SẢN XUẤT 
Để tối thiểu hóa chi phí sản xuất để sản xuất ra 
một số lượng sản phẩm nhất định nào đó, nhà sản 
xuất sẽ chọn sản xuất tại điểm mà tỷ lệ thay thế kỹ 
thuật biên (giữa lao động và vốn) bằng với tỷ lệ 
giữa đơn giá lao động và đơn giá vốn 
5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 24 
Thí dụ 
 Một doanh nghiệp có hàm sản xuất: 
q = f(K,L) = K1/2L1/2 
 Giả sử doanh nghiệp cần sản xuất ra 100 sản 
phẩm. Vậy doanh nghiệp sẽ lựa chọn tập hợp đầu 
vào nào nếu giá của vốn là 20 và của lao động là 5 
đơn vị tiền? 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_vi_mo_chuong_4_ly_thuyet_san_xuat.pdf