Bài giảng Luật doanh nghiệp Việt nam - Bài 2: Chủ thể kinh doanh - Bùi Quang Xuân

Tóm tắt Bài giảng Luật doanh nghiệp Việt nam - Bài 2: Chủ thể kinh doanh - Bùi Quang Xuân: ... theo cam WTO. D. TÀI SẢN GÓP VỐN VÀO DNTài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.Nếu tài s... Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo;I) Một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.1.4.3. CÁC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH KHÁC.Là những ngành nghề không thuộc diện bị cấm kinh doanh hay kinh doanh có điều kiện thì chủ thể được quyền tư do kinh doanh mà không cần phải xin thêm bất kỳ giấy phép n...g; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP (Đ 9 LDN):5. Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.6. Thực hiện chế độ thống kê theo ...

pptx45 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Luật doanh nghiệp Việt nam - Bài 2: Chủ thể kinh doanh - Bùi Quang Xuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ THỂ KINH DOANHBÀI 2TS. BÙI QUANG XUÂNHV CHINH TRI –HANH CHÍNH QGbuiquangxuandn@gmail.comMôn: LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAN 2014CHỦ THỂ KINH DOANHTS. BÙI QUANG XUÂN HV CHÍNH TRỊ KV II0913 183 168 buiquangxuandn@gmail.comMôn: LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAN 2014LUẬT DOANH NGHIỆP VN 2017 Điều 3 của luật doanh nghiệp có định nghĩa rằng: " Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh".HỘ KINH DOANHMột tổ chức kinh doanh, trong đó, do một người, nhiều người, hộ gia đình là chủ sở hữu;Chịu trách nhiệm dân sự về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản phát sinh từ hoạt động kinh doanh này là vô hạn bằng vốn kinh doanh và tài sản riêng của chính chủ hữu;Sử dụng không quá 10 người lao động.HỘ KINH DOANHGIA NHẬP THỊ TRƯỜNGCông dân Việt Nam có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.Đăng ký kinh doanh tại phòng ĐKKD cấp huyện nơi có địa điểm kinh doanh.HỘ KINH DOANHRút lui khỏi thị trườngTrường hợp bị buộc chấm dứt hoạt động kinh doanh:6 tháng liền, kể từ khi có giấy ĐKKD, không tiến hành kinh doanh6 tháng liền ngừng kinh doanh nhưng không báo với cơ quan đã ĐKKDChuyển địa điểm kinh doanh sang địa bàn ĐKKD khácĐẶC ĐIỂMNgười đại diện theo pháp luật: người có tên trong giấy ĐKKD;không được mở chi nhánh;Mỗi cá nhân, mỗi hộ gia đình chỉ được thành lập một hộ kinh doanh;Chủ hộ kinh doanh được quyền thành lập TNHH 1 TV hoặc tham gia thành lập TNHH 2 TV trở lên/Cổ phần.CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HŨU HẠNCông ty TNHH được quy định tại chương III của LDN 2014 . Gồm có 2 loại : Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty TNHH 1 thành viên .PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANHNHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH.PHÁP LUẬT VỀ MỘT SỐ CHỦ THỂ KINH DOANH.Khái niệm chủ thể kinh doanhChủ thể kinh doanh là các cá nhân, tổ chức kinh doanh đã làm thủ tục theo quy định và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay giấy chứng nhận đầu tư. Cụ thể bao gồm:Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp như Luật doanh nghiệp 2005, Luật KD bảo hiểm, Luật luật sư, Luật chứng khoán, Luật HTXHộ kinh doanh cá thể theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.Khái niệm doanh nghiệpDoanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.(Điều 4.LDN). Đặc điểm của doanh nghiệpDN là tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của PL và tồn tại dưới một hình thức pháp lý nhất định.DN có tên riêng, có trụ sở giao dịch, có tài sản và có sử dụng lao động.Mục đích hoạt động chủ yếu của DN là nhằm mục đích kinh doanh – vì mục tiêu lợi nhuận. C. PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP:Căn cứ vào hình thức pháp lý:Công ty TNHH (Công ty TNHH Một thành viên và công ty TNHH 2 TV trở lên) hoạt động theo Luật DN 2005.Công ty Cổ phần hoạt động theo Luật DN 2005.Công ty Hợp danh hoạt động theo Luật DN 2005.Doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo Luật DN 2005.Hợp tác xã, liên hiệp tác xã hoạt động theo Luật HTX 2005.Công ty Nhà nước hoạt động theo Luật DN Nhà nước 2003 (đã và phải chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên hoặc công ty cổ phần từ ngày 01/07/2010).Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài 1996 (đăng ký lại theo nghị định 101/2006/NĐ-CP)CĂN CỨ VÀO TƯ CÁCH PHÁP NHÂN CỦA DOANH NGHIỆP:Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân: các loại công ty theo luật DN 2005, HTX, Liên hiệp HTX, công ty 100% vốn nước ngoài chưa chuyển đổi.Doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân: Doanh nghiệp tư nhân.1.3. THÀNH LẬP, GÓP VỐN VÀO DOANH NGHIỆP.1.3.1. Quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp:Theo K1,Đ13, Luật DN 2005 và NĐ 102/2010/NĐ-CP thì tất cả các tổ chức là Pháp nhân, cá nhân không phân biệt trong nước hoặc nước ngoài nếu không thuộc các trường bị cấm theo K2, Đ 13 LDN đều có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại VN.NHỮNG TỔ CHỨC, CÁ NHÂN BỊ CẤM THÀNH LẬP, QUẢN LÝ CÔNG TY, DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THEO LUẬT DN 2005.CQNN, Đơn vị LLVT sử dụng tài sản NN để thành lập DN kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.Cán bộ, công chức.Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong lực lương QĐND và CAND.Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các DN 100% vốn sở hữu NN.Người chưa thành niên; người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh.Các trường hợp khác theo quy định của Luật phá sản (GĐ, Chủ tịch và các TV HĐQT, Chủ DN tư nhân, thành viên hợp danh 1 đến 3 năm)1.3.2. GÓP VỐN VÀO DOANH NGHIỆP.K/n: Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Đối tượng có quyền góp vốn: tất cả các tổ chức là Pháp nhân, cá nhân không phân biệt trong nước hoặc nước ngoài nếu không thuộc các trường bị cấm theo quy định của pháp luật.C. CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ CẤM GÓP VỐNCQNN, Đơn vị thuộc LLVT sử dụng tài sản của NN và công quỹ góp vốn vào DN để thu lợi riêng.Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu (cán bộ, công chức); vợ hoặc chồng của những người này không được góp vốn vào các DN hoạt động trong phạm vi ngành nghề mà người đó trực tiếp quan lý.Tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các daonh nghiệp cổ phần hóa theo quy định của NN và theo cam WTO. D. TÀI SẢN GÓP VỐN VÀO DNTài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.Nếu tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.1.4. LĨNH VỰC VÀ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH.1.4.1. Các ngành nghề cấm kinh doanh: (nđ 102/2010/NĐ-CP)a) Kinh doanh vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng;b) Kinh doanh chất ma túy các loại;c) Kinh doanh hóa chất bảng 1 (theo Công ước quốc tế);d) Kinh doanh các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách;đ) Kinh doanh các loại pháo;e) Kinh doanh các loại đồ chơi, trò chơi nguy hiểm, đồ chơi, trò chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khoẻ của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự an toàn xã hội;CÁC NGÀNH NGHỀ CẤM KINH DOANHg) Kinh doanh các loại thực vật, động vật hoang dã, gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến, thuộc Danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác, sử dụng;h) Kinh doanh mại dâm, tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em;i) Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc dưới mọi hình thức;k) Kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân;l) Kinh doanh dịch vụ môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài; m) Kinh doanh dịch vụ môi giới nhận cha, mẹ, con nuôi, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;n) Kinh doanh các loại phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường; o) Kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hoá và thiết bị cấm lưu hành, cấm sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành và/hoặc sử dụng tại Việt Nam;LĨNH VỰC CẤM ĐẦU TƯ KINH DOANH (đ 30 Luật đầu tư)1. Các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công cộng.2. Các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.3. Các dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường.4. Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuất các loại hóa chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tế.1.4.2. CÁC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN.Được thể hiện dưới các hình thức:a) Giấy phép kinh doanh; vd: ngân hàng, XNK xăng dầub) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; vd: bán lẻ xăng dầu, xổ sốc) Chứng chỉ hành nghề;d) Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;đ) Xác nhận vốn pháp định;e) Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;g) Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền kinh doanh ngành nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.LĨNH VỰC ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN (đ 29 luật đầu tư)a) Lĩnh vực tác động đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; b) Lĩnh vực tài chính, ngân hàng; c) Lĩnh vực tác động đến sức khỏe cộng đồng; d) Văn hóa, thông tin, báo chí, xuất bản;đ) Dịch vụ giải trí;e) Kinh doanh bất động sản;g) Khảo sát, tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên; môi trường sinh thái;h) Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo;I) Một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.1.4.3. CÁC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH KHÁC.Là những ngành nghề không thuộc diện bị cấm kinh doanh hay kinh doanh có điều kiện thì chủ thể được quyền tư do kinh doanh mà không cần phải xin thêm bất kỳ giấy phép nào khác ngoài giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.1.5. THỦ TỤC THÀNH LẬP VÀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH.1.5.1. Hồ sơ ĐKKD:Người thành lập DN phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của hồ sơ ĐKKD. Mỗi loại hình chủ thể kinh doanh có loại hồ sơ ĐKKD khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản gồm các giấy tờ theo hướng dẫn tại NĐ 43/2010/NĐ-CP và thông tư 14/2010/TT-BKHĐT:Giấy đề nghị ĐKKD.Dự thảo điều lệ.Bản sao CMND (Hộ chiếu); quyết định thành lập, giấy chứng nhận ĐKKD (nếu là tổ chức).Danh sách thành viên hoặc cổ đông sáng lập.Các văn bản khác nếu kinh doanh có điều kiện.1.5.2. CƠ QUAN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐKKD VÀ ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐKKD.a. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy CNĐKKD:Phòng ĐKKD – sở KH-ĐT cấp tỉnh đối với các doanh nghiệp.Phòng ĐKKD – UBND cấp huyện đối với Hộ kinh doanh cá thể.b. Điều kiện được cấp giấy CNĐKKD:Ngành, nghề ĐKKD không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh.Tên DN đạt đúng quy định.Có trụ sở chính hợp pháp.Hồ sơ ĐKKD hợp lệ.Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh.1.6. GÍA TRỊ PHÁP LÝ CỦA GCNĐKKD:Giấy CNĐKKD có giá trị trong phạm vi toàn quốc. DN có quyền hoạt động KD kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận ĐKKD. Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đủ điều kiện.Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày cấp giấy ĐKKD, cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo nội dung đăng ký kinh doanh cho cơ quan thuế, thống kê, cơ quan quản lý kinh tế kỹ thuật ngành cùng cấp, UBND cấp huyện nơi DN đặt trụ sở chính.Doanh nghiệp có trách nhiệm công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên các báo địa phương hoặc TW trong 3 số liên tiếp.1.7. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP.1.7.1. Quyền của DN (Điều 8 LDN):1. Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.2. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.3. Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.4. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.5. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.6. Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.QUYỀN CỦA DN (Điều 8 LDN):7. Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ.8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.9. Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định.10. Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.11. Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo uỷ quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.12. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.1.7.2. NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP (Đ 9 LDN):1. Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.2. Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.3. Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.4. Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP (Đ 9 LDN):5. Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.6. Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.7. Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh.8. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật1.8. TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP:1.8.1. Khái niệm tổ chức lại DN: Tổ chức lại DN là việc tái cấu trúc lại doanh nghiệp để phát huy hiệu quả hoạt động của DN. Việc tổ chức lại DN do chủ sở hữu hoặc cơ quan quản lý cao nhất của DN quyết định theo một trong số các hình thức sau:Chia doanh nghiệp.Tách doanh nghiệp.Hợp nhất doanh nghiệp.Sáp nhập doanh nghiệp.Chuyển đổi doanh nghiệp.A. CHIA DOANH NGHIỆP (Đ 150)“Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể được chia thành một số công ty cùng loại”.Chủ thể áp dung: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.Hậu quả pháp lý: Sau khi đăng ký kinh doanh các công ty mới, công ty bị chia chấm dứt sự tồn tại. Các công ty mới phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bị chia.B. TÁCH DOANH NGHIỆP: (Đ151)Chủ thể áp dụng: Công ty TNNH, công ty CP có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty mới cùng loại (sau đây gọi là công ty được tách); chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.Hậu quả pháp lý: Sau khi đăng ký kinh doanh công ty mới, công ty bị tách không chấm dứt sự tồn tại và các công ty mới liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bị tách.C. HỢP NHẤT DOANH NGHIỆP. (Đ 152)Chủ thể áp dụng: Hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.Hậu quả pháp lý: Các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại. Công ty hợp nhất được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ của công ty bị hợp nhất. D. SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP. (Đ 153)Chủ thể áp dụng: Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.Hậu quả pháp lý: công ty bị sáp nhập chấm dứt sự tồn tại. Công ty nhận sáp nhập hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập.E. CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP. (ĐIỀU 154)Các hình thức chuyển đổi:Chuyển đổi công ty TNHH thành công ty CP và ngươc lại.Chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thanh viên trở lên.Chuyển đổi công ty TNHH hai thanh viên hoặc công ty cổ phần thành công ty TNHH một thành viên.Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH.1.8.2. GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP. (Đ 157)A. Các trường hợp giải thể doanh nghiệp:a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục;d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. B. Điều kiện được giải thể: Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. THỦ TỤC GIẢI THỂ.thủ tục hành chính tại các cơ quan quản lý hành chính nhà nước.HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC GIẢI THỂ.Chấm dứt hoạt động- xóa tên cơ sở sản xuất kinh doanh.NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÍ CƠ BẢN VỀ CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆPCÂU HỎIMột cá nhân có đầy đủ các tiêu chuẩn để thành lập một tổ chức kinh doanh, theo quy định của pháp luật, có quyền thành lập bao nhiêu hộ kinh doanh và mỗi hộ kinh doanh được thành lập bao nhiêu địa điểm kinh doanh?Hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ có quyền thành lập công ty TNHH 1 thành viên+. Nhận xét về trách nhiệm dân sự của cá nhân này với vai trò là chủ sở hữu của hai tổ chức kinh doanh nêu trên.TÓM LƯỢC CUỐI BÀITrong bài này, chúng ta đã nghiên cứu các nội dung chính sau:Chọn một hình thức sở hữu kinh doanh phù hợp trước khi gia nhập thị trườngNắm vững các điều kiện và thủ tục khi cần thay đổi hình thức sở hữu kinh doanh hoặc thay đổi quy mô công ty. Phân định loại hành vi kinh doanh nào được phép và hành vi nào bị cấm khi tham gia các quan hệ kinh doanh – thương mạiChọn lựa một phương thức giải quyết tranh chấp có lợi cho mình nhất.44TỔNG QUAN MÔN HỌC LUẬT KINH DOANHBÀI 1TS. BÙI QUANG XUÂNHV CHINH TRI –HANH CHÍNH QGbuiquangxuandn@gmail.com

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_luat_doanh_nghiep_viet_nam_bai_2_chu_the_kinh_doan.pptx