Bài giảng Luật thuế tiêu thụ đặc biệt - Vũ Đức Hiển

Tóm tắt Bài giảng Luật thuế tiêu thụ đặc biệt - Vũ Đức Hiển: ...số 27/2008/QH12 nêu trên. Tuy nhiên, để có cơ sở xác định xe ô tô chở tiền (bọc thép, có khả năng chống đạn, chống cháy, trọng tải 5 tấn) do Ngân hàng Nhà nước mua có phải là xe chuyên dụng thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB hay không, Tổng cục Thuế đề nghị Ngân hàng Nhà nước nêu rõ: tên, đặc...giá tính thuế TTĐB là giá bán ra của chi nhánh, đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam. 6. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm, giá tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế GTGT, thuế BVMT (nếu có) và chưa có thuế TTĐB của hàng hóa bán theo phương thức trả tiền một lần, không...tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo qui định của Chính phủ. c) Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất khi tái xuất khẩu được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp tương ứng với số hàng tái...

pdf57 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Luật thuế tiêu thụ đặc biệt - Vũ Đức Hiển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iền nước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế được thực hiện theo quy định
của pháp luật về thuế XK , thuế NK.
11. Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng chế độ hóa đơn, chứng từ thì CQT căn cứ vào tình hình sản xuất kinh
doanh thực tế để ấn định doanh thu theo quy định của Luật Quản lý thuế và xác
định số thuế TTĐB phải nộp.
Điều 5. Giá tính thuế TTĐB 
33
12. Thời điểm xác định thuế TTĐB :
- Đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử
dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu
được tiền;
- Đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời
điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa
thu được tiền.
- Đối với hàng hóa NK là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Điều 5. Giá tính thuế TTĐB 
34
1. Thực hiện theo quy định tại Điều 7 Luật thuế TTĐB số 27/2008/QH12, Điều
Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16/3/2009 của Chính phủ và khoản 4 Điều
Nghị định số 113/2011/NĐ-CP ngày 8/12/2011 của Chính phủ.
2. Trường hợp cơ sở sản xuất nhiều loại hàng hóa và kinh doanh nhiều
loại dịch vụ chịu thuế TTĐB có các mức thuế suất khác nhau thì phải kê khai
nộp thuế TTĐB theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa,
dịch vụ; nếu cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ không xác định
được theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất
cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở có sản xuất, kinh doanh.
Căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất 
Số thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế x thuế suất
Điều 6. Thuế suất thuế TTĐB
35
Tại Điều 7 Luật thuế TTĐB có quy định:
Đối với xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học,
trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng thì thuế suất
thuế TTĐB bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại.
Tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 26/2009/NĐ-CP ngày 16/3/2009 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế TTĐB có quy định:
Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng sinh học hoặc điện quy định tại
điểm 4đ Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt là loại xe được thiết kế theo tiêu chuẩn của nhà
sản xuất có tỷ lệ xăng pha trộn không quá 70% tổng số nhiên liệu sử dụng và loại xe
kết hợp động cơ điện với động cơ xăng (xe hybrid) có tỷ lệ xăng sử dụng theo tiêu
chuẩn nhà sản xuất không quá 70% số năng lượng sử dụng so với loại xe chạy xăng
tiết kiệm nhất, có cùng số chỗ ngồi và cùng dung tích xi lanh có mặt trên thị trường
Việt Nam.
(CV 7109/BTC-CST ngày 03/6/2010 của BTC gửi các CT và các Cục HQ)
Về thuế suất thuế TTĐB đối với xe ôtô 
chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện
36
Căn cứ các quy định trên thì việc xác định xe thuộc đối tượng áp dụng điểm 4
Biểu thuế TTĐB tại Điều 7 Luật thuế TTĐB như sau:
1. Đối với loại xe chạy bằng nhiên liệu hỗn hợp xăng và nhiên liệu sinh học, là
loại xe được thiết kế theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất có tỷ lệ xăng pha trộn không
quá 70% tổng số nhiên liệu sử dụng tính theo đơn vị thể tích.
2. Đối với loại xe chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, việc xác định tỷ lệ
xăng sử dụng theo tiêu chuẩn thiết kế của nhà sản xuất không quá 70% số năng
lượng sử dụng so với loại xe chạy xăng tiết kiệm nhất, có cùng số chỗ ngồi và cùng
dung tích xi lanh có mặt trên thị trường Việt Nam. Doanh nghiệp nhập khẩu xe ô tô,
doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan
hải quan, cơ quan thuế tài liệu của nhà sản xuất về mức tiêu hao nhiên liệu của từng
loại xe để làm căn cứ xác định thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt và tự chịu trách nhiệm
về tính chính xác của tài liệu cung cấp.
(CV 7109/BTC-CST ngày 03/6/2010 của BTC gửi các CT và các Cục HQ)
Về thuế suất thuế TTĐB đối với xe ôtô 
chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện
37
Việc so với loại xe chạy xăng tiết kiệm nhất là so sánh mức tiêu hao của
loại xe chạy bằng xăng bán ra của cùng nhà sản xuất, cùng năm sản xuất,
cùng số chỗ ngồi, cùng dung tích xi lanh. Trường hợp cùng năm mà nhà sản
xuất không sản xuất loại xe chạy bằng xăng tương tự thì căn cứ vào loại xe
chạy bằng xăng đã sản xuất gần nhất.
3. Đối với loại xe chạy bằng động cơ xăng kết hợp sử dụng động cơ
điện chạy bằng năng lượng điện do chuyển hóa từ nhiên liệu xăng (như các
loại xe Lexus dòng h1, Prius, Camry hybrid, Honda Insinght), hoặc xe sử
dụng động cơ điện do máy phát điện chạy xăng: Đây là loại xe chạy hoàn
toàn bằng xăng, không phải là xe “chạy bằng xăng kết hợp năng lượng
điện” nên không thuộc diện áp dụng mức thuế suất ưu đãi theo quy
định tại Điều 7 Luật thuế TTĐB.
(CV 7109/BTC-CST ngày 03/6/2010 của BTC gửi các CT và các Cục HQ)
Về thuế suất thuế TTĐB đối với xe ôtô 
chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện
38
1. Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu bao gồm:
a) Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa
khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất ra nước ngoài.
b) Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB để giao, bán hàng cho nước ngoài
thông qua các đại lý tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để bán cho các phương tiện
của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các
phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo qui định của Chính
phủ.
c) Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng
tạm nhập tái xuất khi tái xuất khẩu được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp tương ứng
với số hàng tái xuất khẩu.
d) Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB nhưng tái xuất khẩu ra nước ngoài
được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài.
đ) Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc để
phục vụ công việc khác trong thời hạn nhất định đã nộp thuế TTĐB, khi tái xuất khẩu
được hoàn thuế.
Điều 7. Hoàn thuế
39
1. Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu bao gồm:
e) Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB theo khai báo, nhưng thực tế nhập khẩu
hơn so với khai báo; hàng nhập khẩu trong quá trình nhập khẩu bị hư hỏng, mất
có lý do xác đáng, đã nộp thuế TTĐB.
g) Đối với hàng nhập khẩu chưa phù hợp về chất lượng, chủng loại theo hợp
đồng, giấy phép nhập khẩu (do phía chủ hàng nước ngoài gửi sai), có giám định của
cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm và xác nhận của chủ hàng nước ngoài mà
được phép nhập khẩu thì cơ quan Hải quan kiểm tra và xác nhận lại số thuế TTĐB
phải nộp, nếu có số thuế đã nộp thừa thì được hoàn lại, nếu nộp thiếu thì phải nộp
đủ số phải nộp.
Trường hợp được phép xuất khẩu trả lại nước ngoài thì được hoàn lại số thuế
TTĐB đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài.
Trường hợp trả lại hàng cho bên nước ngoài trong thời hạn chưa phải nộp
thuế nhập khẩu theo chế độ quy định thì cơ quan Hải quan kiểm tra thủ tục và thực
hiện việc không thu thuế TTĐB phù hợp với số hàng nhập khẩu trả lại nước ngoài.
Điều 7. Hoàn thuế
40
2. Hàng hoá là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu
được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp tương ứng với số nguyên liệu dùng để sản xuất
hàng hoá thực tế xuất khẩu.
Việc hoàn thuế TTĐB theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này chỉ thực hiện
đối với hàng hóa thực tế xuất khẩu và thủ tục, hồ sơ, trình tự, thẩm quyền giải quyết
hoàn thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu được thực hiện theo quy định như đối với
việc giải quyết hoàn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu.
3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, chia, tách, giải
thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp
nhà nước có số thuế TTĐB nộp thừa, cơ sở có quyền đề nghị cơ quan thuế hoàn lại
số thuế TTĐB nộp thừa.
4. Hoàn thuế TTĐB trong các trường hợp khác
Điều 7. Hoàn thuế
41
Người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB bằng các
nguyên liệu chịu thuế TTĐB được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp đối với nguyên liệu
nhập khẩu hoặc đã trả đối với nguyên liệu mua trực tiếp từ cơ sở sản xuất trong
nước khi xác định số thuế TTĐB phải nộp. Số thuế TTĐB được khấu trừ tương ứng
với số thuế TTĐB của nguyên liệu đã sử dụng để sản xuất hàng hóa bán ra.
Trường hợp người nộp thuế sản xuất đồng thời ra xăng, dầu và các dung môi
hóa dầu bằng các nguyên liệu chịu thuế TTĐB được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp
đối với nguyên liệu nhập khẩu hoặc đã trả đối với nguyên liệu mua trực tiếp từ cơ sở
sản xuất trong nước khi xác định số thuế TTĐB phải nộp. Số thuế TTĐB được khấu
trừ tương ứng với số thuế TTĐB của nguyên liệu đã sử dụng để sản xuất hàng hóa
bán ra.
Điều 8. Khấu trừ thuế
42
Tại Điều 8 Thông tư số 05/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính
về thuế TTĐB hướng dẫn:
“Trường hợp người nộp thuế sản xuất đồng thời ra xăng, dầu và các dung môi
hóa dầu bằng các nguyên liệu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ số thuế
tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với nguyên liệu nhập khẩu hoặc đã trả đối với nguyên
liệu mua trực tiếp từ cơ sở sản xuất trong nước khi xác định số thuế tiêu thụ đặc
biệt phải nộp. Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ tương ứng với số thuế tiêu
thụ đặc biệt của nguyên liệu đã sử dụng để sản xuất hàng hóa bán ra.”
Căn cứ vào hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công ty TNHH MTV Dầu khí
TPHCM (Saigon Petro) mua trực tiếp condensate từ các nhà sản xuất trong nước
để sản xuất đồng thời ra xăng, dầu và các dung môi hóa dầu thì Công ty Saigon
Petro thực hiện trả tiền mua condensate theo giá mua đã bao gồm thuế TTĐB. Khi
xác định số thuế TTĐB phải nộp, Công ty Saigon Petro sẽ được khấu trừ số thuế
TTĐB đã trả khi mua condensate nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 8
Thông tư số 05/2012/TT-BTC nêu trên. Số thuế TTĐB mà Công ty được khấu trừ
tương ứng với số thuế TTĐB của condensate đã sử dụng để sản xuất hàng hóa
(xăng, dầu, dung môi) bán ra.
(CV 4262/TCT-CS ngày 28/11/2012 của TCT gửi các CT TPHCM)
Về khấu trừ thuế TTĐB
43
Số thuế TTĐB mà đơn vị mua hàng đã trả khi mua nguyên liệu được xác định 
= giá tính thuế TTĐB nhân (x) thuế suất thuế TTĐB; trong đó:
Số thuế TTĐB được khấu trừ tương ứng với số thuế TTĐB của nguyên liệu đã
sử dụng để sản xuất hàng hóa bán ra.
Việc khấu trừ tiền thuế TTĐB được thực hiện khi kê khai thuế TTĐB, thuế
TTĐB phải nộp được xác định theo công thức sau:
Điều 8. Khấu trừ thuế
Giá tính thuế 
TTĐB
=
Giá mua chưa có thuế GTGT 
(thể hiện trên hóa đơn GTGT)
- Thuế BVMT (nếu có)
(1 + Thuế suất thuế TTĐB)
Số thuế TTĐB 
phải nộp
=
Số thuế TTĐB phải nộp của 
hàng hoá chịu thuế TTĐB 
xuất kho tiêu thụ trong kỳ
-
Số thuế TTĐB đã nộp hoặc đã 
trả ở khâu nguyên liệu mua 
vào tương ứng với số hàng 
hoá xuất kho tiêu thụ trong kỳ
44
Người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp
khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ được giảm thuế.
Mức giảm thuế được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế do thiên tai, tai nạn
bất ngờ gây ra nhưng không quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và
không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có).
Điều 9. Giảm thuế
45
Người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp
khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ được giảm thuế.
Mức giảm thuế được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế do thiên tai, tai nạn
bất ngờ gây ra nhưng không quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và
không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có).
Điều 9. Giảm thuế
46
a) Người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn do thiên
tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ thì được thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia
hạn nộp hồ sơ khai thuế.
b) Thời gian gia hạn không quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn
phải nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai thuế tháng, khai thuế quý, khai
thuế tạm tính theo quý, khai thuế năm, khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ
thuế; không quá 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai
thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế.
c) Người nộp thuế phải gửi đến cơ quan thuế nơi nhận hồ sơ khai thuế văn
bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế trước khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế,
trong đó nêu rõ lý do đề nghị gia hạn có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường,
thị trấn hoặc công an xã, phường, thị trấn nơi phát sinh trường hợp được gia hạn
nộp hồ sơ khai thuế.
d) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề
nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế phải trả lời bằng văn bản cho người
nộp thuế về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc gia hạn nộp hồ sơ khai thuế
nếu cơ quan thuế không có văn bản trả lời thì coi như đề nghị của người nộp thuế
được chấp nhận.
Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế
47
1) NNT phải tính số tiền thuế TTĐB phải nộp vào NSNN, trừ trường hợp cơ quan
thuế ấn định thuế TTĐB hoặc tính thuế TTĐB theo phương pháp khoán thuế
2) NNT phải khai chính xác, trung thực và đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế
TTĐB với cơ quan thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ chứng
từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế.
3) Trong trường hợp trong kỳ tính thuế không phát sinh nghĩa vụ thuế TTĐB hoặc
NNT đang thuộc diện hưởng miễn giảm thuế TTĐB (do thiên tai, địch hoạ, tai
nạn bất ngờ, bị lỗ) thì NNT vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế TTĐB cho cơ quan
thuế theo đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp đã chấm dứt hoạt động phát
sinh nghĩa vụ thuế.
4) Kỳ tính thuế TTĐB đầu tiên được tính từ ngày bắt đầu hoạt động phát sinh
nghĩa vụ thuế đến ngày cuối cùng của tháng, kỳ tính thuế cuối cùng được tính
từ ngày đầu tiên của tháng đến ngày kết thúc hoạt động phát sinh nghĩa vụ
thuế.
Nguyên tắc tính thuế, khai thuế TTĐB
48
Đối tượng khai thuế và nơi nộp tờ khai
Đối tượng khai thuế Nơi nộp tờ khai
Người nộp thuế SX/gia công hàng
hoá, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB;
kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu
thuế TTĐB của cơ sở SX để xuất khẩu
nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ
trong nước;
CQT quản lý trực tiếp.
Người nộp thuế SX hàng chịu thuế
TTĐB thực hiện bán hàng qua chi
nhánh, cửa hàng, đơn vị trực thuộc hoặc
bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá
hưởng hoa hồng, xuất hàng bán ký gửi
CQT quản lý trực tiếp
Các chi nhánh, cửa hàng, đơn vị
trực thuộc, đại lý, đơn vị bán hàng ký gửi
không phải khai thuế TTĐB nhưng khi
gửi Bảng kê bán hàng cho người nộp
thuế thì đồng gửi một bản cho CQT
quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc, đại
lý, đơn vị bán hàng ký gửi để theo dõi.
49
Đối tượng khai thuế và nơi nộp tờ khai
Đối tượng khai thuế Nơi nộp tờ khai
Người nộp thuế có cơ sở phụ thuộc SX
hàng hoá chịu thuế TTĐB đóng trên địa
bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng
trụ sở chính
CQT quản lý trực tiếp tại địa phương
nơi có cơ sở sản xuất.
Đối với hàng hoá nhập khẩu. cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải
quan.
50
Kỳ tính thuế và thời hạn nộp tờ khai/thuế
Kỳ tính thuế Thời hạn nộp tờ khai/nộp thuế
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ:
khai và nộp theo tháng;
Chậm nhất ngày 20 của tháng sau
Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua
hàng để xuất khâu nhưng bán trong nước thì
khai theo từng lần phát sinh.
Chậm nhất là ngày thứ 10, kể từ
ngày phát sinh nghĩa vụ thuế;
Đối với cơ sở nhập khẩu: nộp thuế theo từng
lần phát sinh (do Hải quan thu);
người nộp thuế phải nộp thuế
trước khi thông quan hoặc giải
phóng hàng
51
Tờ khai thuế TTĐB theo mẫu số 01/TTĐB
STT Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị 
tính
Sản lượng 
tiêu thụ
Doanh số bán 
(chưa có thuế 
GTGT)
Giá tính 
thuế TTĐB
Thuế 
suất 
(%)
Thuế TTĐB 
được khấu trừ
Thuế TTĐB 
phải nộp
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) = (6) x (7) - (8)
I
Hàng hoá chịu thuế 
TTĐB
1 + Tên hàng hoá
2 +
II
Dịch vụ chịu thuế 
TTĐB
+ Tên dịch vụ
+
III
Hàng hoá thuộc 
trường hợp không 
phải chịu thuế TTĐB
1 Hàng hoá xuất khẩu
2
Hàng hoá bán để 
xuất khẩu
3
Hàng hoá gia công 
để xuất khẩu
Tổng cộng:
52
Bảng kê hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB 
theo mẫu số 01-1/TTĐB
STT
Hoá đơn bán hàng
Tên 
khách 
hàng
Tên hàng hoá, dịch vụ
Số 
lượng
Đơn 
giá
Doanh số bán 
có thuế TTĐB 
(không có thuế 
GTGT)
Ký 
hiệu 
Số
Ngày, 
tháng, năm 
phát hành
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) = (7) x (8)
Tổng cộng: Hàng hoá, dịch vụ thứ 1
Hàng hoá, dịch vụ thứ...
Hàng hoá, dịch vụ thứ n
53
Bảng kê này được lập dựa trên các hoá đơn bán ra HHDV chịu thuế TTĐB
trong kỳ.
Chỉ tiêu Hoá đơn bán hàng (cột 2,3,4), Tên khách hàng (cột 5) : Ghi ký hiệu,
số, ngày tháng năm phát hành; tên khách hàng trên hoá đơn.
Chỉ tiêu Tên hàng hoá dịch vụ (cột 6): Ghi chi tiết từng loại HHDV chịu thuế
TTĐB (tên HHDV thương phẩm) trên hóa đơn GTGT bán hàng; Dòng tổng cộng
được tổng hợp theo từng nhóm loại HHDV chịu thuế theo Biểu thuế TTĐB.
Chi tiêu Số lượng, đơn giá (cột 7, 8), doanh số bán không(cột 9): Ghi theo
từng loại HHDV trên hoá đơn bán hàng.
Đối với dịch vụ chịu thuế TTĐB, chỉ cần ghi tổng doanh số bán không có
thuế GTGT.
Nếu sử dụng phần mềm HTKK của cơ quan thuế hoặc khai thuế qua mạng,
cơ quan thuế đã hỗ trợ việc lựa chọn chuyển từ tên HHDV thương phẩm sang tên
nhóm HHDV chịu thuế TTĐB và cộng tổng doanh thu theo từng nhóm; số liệu tổng
cộng này sử dụng để kê khai tại Tờ khai thuế TTĐB mẫu 01/TTĐB
Bảng kê hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB 
theo mẫu số 01-1/TTĐB
54
I. Bảng tính thuế Thuế TTĐB của nguyên liệu mua vào:
Bảng kê thuế TTĐB được khấu trừ (nếu có) 
mẫu số 01-2/TTĐB
STT
Chứng từ hoặc biên 
lai nộp thuế TTĐB
Tên 
nguyên 
liệu đã nộp 
thuế TTĐB
Số 
lượng 
đơn vị 
nguyên 
liệu mua 
vào
Thuế 
TTĐB 
đã nộp
Thuế 
TTĐB trên 
1 đơn vị 
nguyên 
liệu mua 
vào
Số thuế 
TTĐB đã 
khấu trừ 
các kỳ 
trước
Số 
thuế 
TTĐB 
chưa 
được 
khấu 
trừ đến 
kỳ này
Ký 
hiệu
Số
Ngày, 
tháng, 
năm 
phát 
hành
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)=(7)/(6) (9) (10)
Tổng cộng
55
Phần I. Bảng tính thuế TT ĐB của nguyên liệu mua vào:
Khai chi tiết theo từng hóa đơn mua hàng hóa chịu thuế TTĐB để sản xuất
hàng hóa chịu thuế;
Số thuế TT ĐB đã nộp được tính trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa hoặc biên
lai, chứng từ nộp thuế TT ĐB ở khâu nhập khẩu.
Điều kiện để được khấu trừ thuế TT ĐB đầu vào:
Nguyên liệu nhập khẩu: có chứng từ nộp thuế TTĐB khâu nhập khẩu.
Nguyên liệu mua trong nước:
• Hợp đồng mua bán hàng hoá, trong hợp đồng phải có nội dung thể hiện
hàng hoá do cơ sở bán hàng trực tiếp sản xuất; Bản sao Giấy chứng
nhận kinh doanh của cơ sở bán hàng (có chữ ký, đóng dấu của cơ sở
bán hàng);
• Chứng từ thanh toán qua ngân hàng;
• Chứng từ để làm căn cứ khấu trừ thuế TTĐB là hoá đơn GTGT khi mua
hàng.
Bảng kê thuế TTĐB được khấu trừ (nếu có) 
mẫu số 01-2/TTĐB
56
Phần II- Bảng tính thuế TTĐB của nguyên liệu được khấu trừ:
- Thuế TT ĐB trên 1 đơn vị nguyên liệu đầu vào (cột 6 phần II) tương ứng với
cột 8 phần I.
- Tiền thuế TTĐB của nguyên liệu mua vào được khấu trừ (cột 7 mục II - Bảng
kê 01-2/TTDB) không lớn hơn số thuế TTĐB chưa được khấu trừ đến kỳ này
(cột 10 mục I - Bảng kê 01-2);
Bảng kê thuế TTĐB được khấu trừ (nếu có) 
mẫu số 01-2/TTĐB
STT
Mặt hàng
tiêu thụ
Số lượng
Tên nguyên liệu 
chịu thuế TTĐB 
đầu vào
Lượng nguyên 
liệu trên 1 đơn 
vị sản phẩm 
tiêu thụ
Thuế TTĐB 
trên 1 đơn vị 
nguyên liệu 
đầu vào
Tổng thuế TTĐB
đầu vào được
khấu trừ
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)=(3)x(5)x(6)
Tổng cộng
57
Trong tháng 01/2014, Công ty ABC nhập khẩu 10.000 lít rượu 70 độ. Thuế TTĐB
đã nộp ở khâu nhập khẩu là 500 triệu đồng (chứng từ nộp thuế TTĐB có số hiệu
AB-2345 ngày 10/01/2014). Công ty dùng để sản xuất 20.000 lít rượu từ 20 độ trở
lên. Số thuế TTĐB đã khấu trừ ở các kỳ trước là: 0 đồng
Trong tháng Công ty bán rượu từ 20 độ (chưa có thuế GTGT) như sau:
- Công ty thương mại X: 2.000 lít, với giá: 150.000 đ/lít
- DNTN Y: 3.000 lít, với giá: 150.000 đ/lít
- Xuất khẩu ra nước ngoài: 4.000 lít, với giá: 120.000 đ/lít
Hãy tính số thuế TTĐB phải nộp và lập TK thuế TTĐB tháng 01/2014 ?
Bài tập

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_luat_thue_tieu_thu_dac_biet_vu_duc_hien.pdf