Bài giảng Máy công cụ 1 - Hoàng Vị
Tóm tắt Bài giảng Máy công cụ 1 - Hoàng Vị: ...ố bánh răng côn và trụ để cho trục chính theo phương thẳng đứng. Và trên một số máy phay ngang có khả năng lắp được đầu phay đứng để mở rộng khả năng công nghệ. Sử dụng để gia công mặt phẳng, mặt rãnh nằm ngang hay nằm nghiêng bằng cách quay đầu phay đứng đi những góc khác nhau. b, Máy phay giường...ao phay lăn răng được tạo hình từ trục vít. Gia công răng theo công nghệ mài răng có thể dựa vào cơ sở nhắc lại sự ăn khớp của bánh răng với thanh răng hoặc trục vít. Đá mài được tạo hình theo trục vít, hoặc thanh răng. Gia công răng theo công nghệ cà răng, nghiền răng để nâng cao độ chính xác ... trình điều chỉnh động học: Công thức điều chỉnh: (3.30) *Xích phân độ: Trong chu kỳ gia công một răng bàn máy mang phôi bánh răng quay phân độ được Zi răng (Zi: số răng phân độ để mài răng tiếp theo). Vậy xích phân độ liên kết từ bánh răng Z0 – 8 – 9 - iy - 10 - 11 - - Phôi bánh răng. Lượ...
ren . . . Phay ren: Sử dụng dao phay đia, dao phay lược, dao phay ren trục vít, cắt ren trên các máy chuyên dùng. Cán ren : Dùng các con lăn cán để cán ren trên các máy cán, năng suất cao. Mài ren : Để nâng cao độ chính xác và độ bóng bề mặt ren sau các nguyên công cắt ren khác. Máy phay ren Các phương pháp phay ren Hình 6.1. Các sơ đồ phay ren Bản chất của việc phay ren là: Sử dụng dao phay đĩa 1, có biên dạng lưỡi cắt là hình dáng ren được cắt có chuyển động quay tròn (chuyển động chính). Đồng thời nó là chuyển động chạy dao bằng cách cho chi tiết 2 quay chậm và chi tiết 2 (hoặc dao phay 1) chuyển động dọc trục. Chi tiết 2 quay được 1 vòng thì chuyển động dọc trục di chuyển được một lượng bằng bước ren được cắt. Khi bắt đầu cắt cần có chuyển động chạy dao ngang để cắt hết chiều sâu ren. Trong thực tế thường gặp các phương pháp phay ren (bằng dao phay đĩa, dao phay lược, dao phay trục vít và dao phay vấu), nhưng phổ biến nhất là dùng dao phay đĩa và dao phay lược. Dùng dao phay đĩa khi cắt các ren bước lớn còn dao phay lược dùng cắt các chi tiết ngắn, ren nhỏ, đường kính lớn (Hình 6.1) Dao phay cắt ren hình răng lược thực chất là moottj bộ phận ghép nhiều dao phay ren nên tất cả các vòng ren theo chiều dài chi tiết gia công đều được cắt đồng thời, phôi chỉ cần quay một vòng là cắt xong vì phần cuối của vòng rãnh ren do đĩa dao này cắt lại vừa trùng với phần đầu của vòng rãnh ren do đĩa dao kế tiếp vừa cắt xong. Tuy nhiên trong thực tế người ta thường để phôi quay hơn một vòng thì sẽ cắt xong ( hoặc vòng) tùy theo từng máy. Chiều dài nhỏ nhất của dao phay cần lớn hơn chiều dài phần ren được cắt từ 2 đến 3 bước ren. Dao phay lược cũng có thể cắt ren ngoài và cả ren trong (các ren ống) Máy phay ren 561 Máy phay ren 561 dùng để phay ren và phay trục then hoa, trục răng. Hình 6.2. Sơ đồ động máy phay ren 561 A. Khi phay ren 1. Xích động học quay trục dao phay. Thực hiện từ động cơ N=3 (KW), n=1450 (v/ph) qua bộ truyền đai 1-2. Qua hộp tốc độ có 5 cấp tốc độ đến trục III rồi qua các bộ truyền bánh răng 11-12;13-14; và 15-16 đến trục dao. Trong hộp tốc độ có 2 bánh răng hai bậc di trượt và li hợp vấu : do đó có 5 tỷ số truyền tạo ra 5 cấp tốc độ: (đó là : ; ; ; và một cấp khi đóng li hợp vấu để truyền trực tiếp) 2. Xích động học truyền dẫn mang trục phôi. Trục phôi khi quay có 2 chuyển động (Quay chậm khi phay ren và quay nhanh khi gia công trục then hoa, trục răng). Chuyển động quay chậm của trục phôi bắt đầu từ trục III, qua cơ cấu đảo chiều bánh răng côn 17-18, qua trục bao hình (với các bánh răng thay thế ). Qua bộ truyền xích 19-20, rồi qua hộp chạy dao. Hộp này có 2 dãy trục phân bố trùng tâm với nhau, trên các trục có các bánh răng và thay đổi sự ăn khớp nhờ có các khối bánh răng di trượt 2 bậc. Tiếp đó chuyển động qua bánh răng côn 45-46 đên trục vít – bánh vít 47-48, qua cơ cấu phân phối. Cơ cấu này gồm một số các bánh răng và các li hợp vấu A và B. Bánh vít 48 lồng không trên trục rỗng VI và chỉ khi ly hợp B đóng xuống dưới (Hình 6.2) thì nó mới truyền chuyển động quay chậm cho trục rỗng VI. Khi trục VI quay, qua bộ truyền trục vít - bánh vít 49-50 đến trục chính phôi IX (quay chậm) Về truyền dẫn của hộp chạy dao như sau : Như vậy khi phay ren ta đặt , còn chạy dao vòng nhờ thay đổi ở hộp chạy dao. 3. Xích truyền dẫn chạy dao dọc của đầu dao phay. Khi phay ren xích động học này sẽ nối với trục chính của phôi với trục vít me (di chuyển dọc của đầu dao phay). (1 vòng phôi 1 loại ren t) Xích bắt đầu từ trục chính phôi qua bánh răng 55-56, qua li hợp A đóng sang trái (còn ly hợp C nằm ở vị trí trung gian), qua trục xích cắt ren đến trục vít me VIII của trục bàn dao. Trong hành trình ngược (sang phải), sau khi cắt xong đầu dao phải lùi nhanh về bên phải, chuyển động đi tắt ngang từ trục V qua bánh răng 51-52- Ly hợp C đóng xuống dưới ăn khớp với bánh răng 52 và truyền chuyển động cho trục VII, trục này luồn vào bên trong trục rỗng VI, rồi qua cặp bánh răng nghiêng 59-60 đến trục vít me. Ly hợp A lúc này ngắt ra (mở sang phải) B. Khi phay trục then hoa hoặc trục răng bằng phương pháp bao hình 1. Xích động học quay trục dao phay (Tương tự như phay ren). Thực hiện từ động cơ N=3 (KW), n=1450 (v/ph) qua bộ truyền đai 1-2. Qua hộp tốc độ có 5 cấp tốc độ đến trục III rồi qua các bộ truyền bánh răng 11-12;13-14; và 15-16 đến trục dao. Trong hộp tốc độ có 2 bánh răng hai bậc di trượt và li hợp vấu : do đó có 5 tỷ số truyền tạo ra 5 cấp tốc độ: (đó là : ; ; ; và một cấp khi đóng li hợp vấu để truyền trực tiếp) 2. Xích động học truyền dẫn quay trục phôi. Khi phay trục then hoa hoặc trục răng thì trục phôi quay nhanh hơn, thực chất này là xích bao hình. Nên nó được nối chuyển động quay của dao qua trục III, qua cặp đảo chiều bánh răng côn 17-18, qua trục bao hình đến trục V qua bánh răng 53-54 vì bánh răng 54 lồng không trên trục rỗng VI nên ly hợp vấu B phải đóng lên trên để truyền chuyển động từ bánh răng 54 đến trục VI rồi qua trục bánh vít 49-50 đến trục chính của phôi. 3. Truyền dẫn chạy dao dọc của đầu dao phay. Máy cán ren Các phương pháp cán ren. Hình 6.3. Các sơ đồ cán Các máy cán ren ngày nay đã được sử dụng rộng rãi vì cán ren cho năng xuất cao. Theo dụng cụ cán, các máy cán gồm các loại : Cán bằng cán ren phẳng (Hình a). Cán bằng con lăn cán ren (Hình b). Cán bằng con lăn cán ren và bàn cán cung tròn (Hình c). Máy cán ren hướng kính 5933. Máy cán ren hướng kính 5933 làm việc theo nguyên tắc cán bằng con lăn. Đường kính ren được cán 630 mm, chiều dài phần có ren lớn nhất : 40 mm, bước ren lớn nhất tmax=2,5 mm. Hình 6.4. Sơ đồ động máy cán ren 5933 Các chuyển động cần thiết để hình dáng dạng ren gồm có : Chuyển động quay của con lăn cán trên trục I của trục cố định. Chuyển động quay của phôi và chuyển động dịch chuyển của nó trong quá trình cán. Xích chuyển động quay của con lăn cán bắt đầu từ động cơ điện N=2,8 KW , n=1420 (v/ph), qua bộ truyền đai 1-2, các bánh răng thay thế của trục tốc độ a-b bánh răng 3-4 đến trục I. Thay đổi bánh răng thay thế a-b có thể điều chỉnh tốc độ quay của con lăn cán trong giới hạn 39 265 v/ph. Từ trục I của ụ cố định qua ly hợp răng 13, truyền chuyển động quay qua các bánh răng 5,6,7 đến trục II của ụ động. Vận tốc quay của trục II cũng tương tự như trục I. Do ụ di động có dịch chuyển nên liên hệ giữa các trục I và II được thực hiện nhờ có khớp cầu của các tay đòn 8 và 9. Dịch chuyển ngang của trục di động được thực từ cam 15, Cam nhận được chuyển động quay bắt đầu từ trực II qua bánh răng thay thế a1-b1, qua trục vít bánh vít 10-11 đến cam. Cứ sau một vòng quay của cam 15 thì ren trên bề mặt chi tiết gia công được hình thành xong, sau đó máy dừng lại ngắt ly hợp vấu 12. Tùy theo thời gian gia công mà điều chỉnh tốc độ quay của cam 15 bằng các bánh răng thay thế a1-b1 . Trước khi cán cần điều chỉnh sao cho các điều chỉnh của con lăn cán dịch chuyển tương đối với nhau trên 1/2 bước được điều chỉnh bằng cách : Ngắt ly hợp 13 sau đó quay 1 trong 2 trục chính I và II để các bước ren trên 2 con lăn lệch nhau 1/2 bước, trên ly hợp này có 100 răng. Nghĩa là khi quay đi 1 răng các đỉnh ren mới dicjk chuyển 1% bước ren. Máy tiện ren chính xác Trong sản xuất dụng cụ, khi chế tạo các dụng cụ cắt ren người ta dùng các máy tiện ren chính xác. Các máy này có trục vít me có đọ chính xác cao và có cơ cấu hiệu chỉnh. Cơ cấu hiệu chỉnh bước ren chính xác. Dùng để khử khe hở giữa đai ốc và vít me nhằm tăng độ chính xác các bước ren được cắt. Ví dụ : Sai số tích lũy về bước ren ở những máy có cơ cấu hiệu chỉnh chỉ là 0,003 mm trên chiều dài phần ren là 50 mm và 0,005 mm trên chiều dài là 300 mm ; Trong khi đó cùng các máy như vậy không có cấu hiệu chỉnh thì các sai số bước ren tăng gấp 4 5 lần. Các phương pháp hiệu chỉnh bước vít me : Phương pháp quay đai ốc. Hình 6.5. Sơ đồ hiệu chỉnh quay đai ốc 1- Thước hiệu chỉnh ; 2- Đai ốc ; 3- Vít me máy Trên bàn máy ta đặt thước nghiêng 1 góc so với đồng tâm của máy. Khi bàn máy di chuyển một lượng S thì thước 1 di chuyển theo và đẩy di chuyển 1 di chuyển 1 lượng h1. (6.1) Con trượt 2 sẽ tác động qua dưỡng chép hình 3 làm di chuyển tay kéo 4 một lượng : (6.2) Thông qua hệ thống tay kéo 4 làm cho đai ốc quay một góc với : (6.3) Từ đó ta có : Như vậy lượng di chuyển dọc bổ sung cho bàn máy sau một vòng quay của trục chính sẽ là : (6.4) tvm : bước của vít me; còn , , r thể hiện trên Hình 6.5 Phương pháp trục vít me dịch chuyển dọc trục bổ sung. Hình 6.6. Sơ đồ hiệu chỉnh vít me dọc. Thước hiệu chỉnh 1 đặt trên bàn máy nghiêng một góc . Khi bàn máy cùng với thước 1, sau 1 vòng quay của trục chính, di chuyển một lượng S dọc thì thước thông qua cơ cấu bánh răng – thanh răng 6 quay ống 5. Ống ren bên ngoài có ren bước tống còn bên trong là lỗ rỗng để đầu trục vít quay tự do. Ống 5 khi quay sẽ có chuyển động dọc và truyền cho trục vít me, làm cho trục vít me có chuyển động dọc bổ sung thêm 1 lượng . Số vòng quay của bánh răng (trong bộ truyền thanh răng 6) sau 1 vòng quay của trục chính sẽ là : ; m , z : mô đun và số răng bánh răng (thanh răng 6) Vậy chuyển động dọc bổ sung của bàn máy cùng trục vít me sau 1 vòng quay của trục chính là : (6.5) Phương pháp dùng cơ cấu vi sai quay bổ sung thêm cho trục vít me. Hình 6.7. Sơ đồ hiệu chỉnh cơ cấu vi sai quay thêm cho vít me. Tương tự như trên khi bàn máy cùng với thước hiệu chỉnh 1 di chuyển dọc một lượng S dọc, sau một vòng quay của trục chính thì thanh răng 3 di chuyển 1 lượng S2 ngang. (6.6) Khi đó bánh răng 2 gắn với bánh răng côn của cơ cấu vi sai sẽ quay đi một vòng. (6.7) Khi coi và ta có : trục vít me sẽ quay bổ sung thêm một lượng là : (6.8) Di chuyển dọc bổ sung của bàn máy sau 1 vòng quay của trục chính là : (6.8) : Góc hiệu chỉnh Điều chỉnh máy tiện ren chính xác 1622. Hình 6.8. Sơ đồ động máy 1622 Máy tiện ren chính xác dùng để gia công lần cuối các trục ren vít có cấp chính xác cao. Chiều dài lớn nhất của trục vít ren ngoài là 2500 mm Đường kính trục vít gia công : Nhỏ nhất : 20 mm Lớn nhất : 85 mm Trên máy có cơ cấu hiệu chỉnh bố trí ở mặt phía sau băng máy. Hộp tốc độ có 6 cấp. Đảo chiều quay của trục chính bằng đổi chiều quay của trục động cơ. Chuyển động từ động cơ 18 có hai cấp tốc độ, qua hộp tốc độ , qua hai bộ truyền đai 14-15 và 16-17 đến trục chính. Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi sự ăn khớp của các khối bánh răng di trượt 2 và 3 bậc trong hộp tốc độ. Di chuyển dọc của bàn dao được bắt đầu từ trục chính, qua trục bánh răng thay thế rồi đến trục vít me tvm=12 mm. (6.9) t : là bước ren được cắt. Sai số hoặc bước ren được cắt trên máy sẽ được điều chỉnh nhờ cơ cấu thước hiệu chỉnh, việc hiệu chỉnh bước ren được cắt sẽ xảy ra theo hai trường hợp : Trường hợp 1 : Giả thiết rằng cần cắt một trục vít me có bước danh nghĩa là t0 sau khi đem nhiệt luyện vít me, bước của nó sai lệch đi so với kích thước danh nghĩa một lượng là . Như vậy để bù vào sự sai lệch đó bước ren được cắt thực tế trên máy sẽ là : tc = t0 + . Điều chỉnh máy để cắt t0 sẽ do các bánh răng (a, b, c, d) đảm nhiệm, còn hiệu chỉnh lượng thì do cơ cấu thước hiệu chỉnh đảm nhiệm (Hình 6.7). Ở phương pháp này có cơ cấu hiệu chỉnh dùng phương pháp quay đai ốc. Khi bàn cùng thước 1 di chuyển một bước cắt tc (bước cắt ren) thì đai ốc 2 quay một góc (trên hình không vẽ) với : ; R : Bán kính phần trong quay. (6.9) Đai ốc 2 quay 1 vòng thì bàn di chuyển một lượng bằng bước vít me (tvm) của máy, đai ốc 2 quay vòng thì : (6.10) Vậy phương trình tính toán của xích động học để di chuyển bàn dao có dạng : 1 (vòng) Trục chính == tc Giải và biến đổi phương trình trên ta có : = tc ; Đặt (6.11) Trường hợp 2 : Muốn hiệu chỉnh để bù trừ sai số của dao, sai số bước vít me của máy gây ra người ta thường dùng thước hiệu chỉnh khác. Thước này có biên dạng được xác định tương ứng với đại lượng sai số của bước trục vít me trên máy. Máy mài ren Mài ren thường được sử dụng trong chế tạo dụng cụ cắt hoặc trong một số mối liên kết bằng ren đòi hỏi độ chính xác cao. Người ta thường dùng máy mài ren để mài ren ngoài, ren trong hình trụ (cả hình côn) ; ren một đầu mối và ren nhiều đầu mối. Các sơ đồ mài ren Hình 6.9. Các sơ đồ mài ren Máy mài ren 5822 Hình 6. Sơ đồ động máy mài ren 5822 Trên thân máy 1 sống dẫn hướng 2 di chuyển. Bên trái bàn máy là ụ trước 3 với truyền dẫn chuyển động quay cho phôi. Bên phải là ụ sau 4. Ụ mài 5 cũng được lắp trên thân máy với truyền dẫn độc lập. Bảng 6.1. Thông số bộ truyền trên sơ đồ máy mài ren 5822 Số thứ tự 10 11 12 13 14 15 20 21 22 23 24 26 27 31 32 Số răng 2 38 96 24 60 60 28 42 20 20 35 26 26 2 36 Số thứ tự 6 7 8 9 Số thứ tự 25 33 F Bánh đai 94 153 78 172 Bước vít 16’’ 3.35 1. Xích chuyển động chính. Từ trục động cơ 34 bộ truyền đai 6-7 trong 307 (thay thế bánh đai) trục đá. 2. Xích chạy dao vòng (quay phôi) Bắt đầu từ động cơ 35 qua bộ truyền đai 8-9 trục vít bánh vít 10-11 trục phôi. : hệ số trượt ; d8 và d9 : thay thế được 3. Xích di chuyển dọc bàn dao máy Từ bánh răng 12-13, a-b-c-d đến vít me 25 có bước tvm : (6.12) Máy 5822 cón có cơ cấu riêng dùng để mài hớt lưng các răng dụng cụ cắt, với bánh răng thẳng hoặc răng nghiêng. Khi mài hớt lưng dụng cụ rãnh răng thẳng chỉ cần điều chỉnh trạc hớt lưng e-k còn khi hớt lưng dụng cụ có rãnh răng nghiêng thì phải điều chỉnh trạc vi sai m-n , p-q và cả trạc hớt lưng e-k 4. Xích di chuyển ụ mài Khi mài hớt lưng : Bắt đầu từ trục chính qua trục vít bánh vít 11-10-20-21 đến cơ cấu vi sai e-f-k bánh răng 22-23 ; 24-25 ; 27-26 cam hớt lưng. Vậy công thức điều chỉnh mài hớt lưng : (6.13) Z : số rãnh trên dụng cụ Xích quay bổ sung khi mài hớt lưng dụng cụ có rãnh răng là đường xoắn : Từ trục chính m-n , p-q trục vít bánh vít 31-32 rồi qua chạc điều chỉnh vi sai (ivs) sau đó đi tiếp đến cam hớt lưng : (6.14) Dtbình : đường kính trung bình dụng cụ hớt lưng : góc nghiêng của rãnh t : bước ren cần mài Trên máy còn có cơ cấu hiệu chỉnh để bù sai số bước của trục vít me tvm : Cơ cấu này gồm có thước hiệu chỉnh quay 16, gắn với con lăn 17, đòn bẩy 18 và đai ốc 19 của trục vít me. THẢO LUẬN 1. Buổi 1 1, Các phương pháp tạo hình bề mặt gia công( Phương pháp chép hình; Bao hình ; Quỹ tích; Tiếp xúc). 2, Sơ đồ cấu trúc động học máy công cụ. 3, Các vấn đề cơ bản của truyền dẫn chuyển động trong máy công cụ. 4, Điều chỉnh động học máy 16K20 2. Buổi 2 1, Điều chỉnh động học máy 2A135 2, Điều chỉnh động học máy 6M82. 3, Điều chỉnh động học đầu phân độ yдг135 4, Điều chỉnh động học máy 262г 3. Buổi 3 1, Điều chỉnh động học máy 5K32. 2, Điều chỉnh động học máy 5140. 3, Điều chỉnh động học máy 5п84 4. Buổi 4 1, Điều chỉnh động học máy 5A26 2, Điều chỉnh động học máy 525 3, Điều chỉnh động học máy 1811 NGÂN HÀNG CÂU HỎI, BÀI TẬP Công dụng và phân loại máy công cụ (cho ví dụ). Các hệ thống ký hiệu máy công cụ (cho ví dụ). Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng máy công cụ (Phân tích chỉ tiêu an toàn, năng suất, độ chính xác). Các phương pháp tạo hình bề mặt gia công trên máy công cụ . Phân loại chuyển động trong máy công cụ. Truyền dẫn động học của máy công cụ (Định nghĩa về truyền dẫn; Các thành phần truyền dẫn và ký hiệu ) Liên kết động học của máy công cụ(Liên kết trong ;Liên kết ngoài ;Nhóm động học.) Cấu trúc động học máy công cụ (Phân loại; Các phương pháp nối động ; Điều chỉnh không vi sai ) Điều chỉnh động học máy (cho ví dụ). Máy tiện ren vít vạn năng (Kí hiệu, công dụng , tạo hình bề mặt trụ trơn và các thành phần chuyển động trên máy, Sơ đồ cấu trúc động học của máy tiện ren vít vạn năng, điều chỉnh động họcxích chạy dao tiện trụ trơn của máy). Máy tiện ren vít vạn năng (Kí hiệu, công dụng , tạo hình bề mặt ren và các thành phần chuyển động trên máy, Sơ đồ cấu trúc động học của máy tiện ren vít vạn năng, điều chỉnh động học xích cắt ren của máy). Máy tiện ren vít vạn năng (Kí hiệu, công dụng , sơ đồ cấu trúc động học của máy tiện ren vít vạn năng, trình bày các phương pháp cắt ren nhiều đầu mối trên máy). Máy tiện ren vít vạn năng (Kí hiệu, công dụng , sơ đồ cấu trúc động học của máy tiện ren vít vạn năng, trình bày các phương pháp tiện các bề mặt côn trên máy). Máy tiện ren vít vạn năng (Kí hiệu, công dụng , sơ đồ cấu trúc động học của máy tiện ren vít vạn năng, trình bày các phương pháp cắt ren chính xác, cắt ren ngoài bảng trên máy). Máy khoan (Kí hiệu, công dụng , phân loại máy khoan, tạo hình bề mặt gia công, các thành phần chuyển động trên máy khoan đứng, Sơ đồ cấu trúc động học của máy khoan đứng vạn năng, điều chỉnh động học máy, phương pháp gia công ren trên máy khoan) Máy phay (Kí hiệu, công dụng , phân loại máy phay, tạo hình bề mặt gia công, các thành phần chuyển động trên máy phay ngang vạn năng, sơ đồ cấu trúc động học của máy phay ngang vạn năng, điều chỉnh động học máy). Đầu phân độ vạn năng( Kí hiệu, công dụng , phân loại, trình bày tính toán, điều chỉnh động học đầu phân độ khi phân độ đơn giản để phay bánh răng trụ răng thẳng, cho ví dụ) Đầu phân độ vạn năng( Kí hiệu, công dụng , phân loại, trình bày tính toán, điều chỉnh động học đầu phân độ khi phân độ vi sai để phay bánh răng trụ răng thẳng, cho ví dụ). Đầu phân độ vạn năng( Kí hiệu, công dụng , phân loại, trình bày tính toán, điều chỉnh động học đầu phân độ khi phân độ phay rãnh xoắn để phay bánh răng trụ răng nghiêng hoặc rãnh xoắn, cho ví dụ). Máy doa (Công dụng và phân loại ;Máy doa ngang vạn năng 262G) Máy mài (Công dụng và phân loại ; các sơ đồ mài tròn ngoài ; Máy mài tron trong; mài không tâm) Sơ đồ truyền dẫn Máy mài 3180 Các phương pháp gia công bánh răng trụ ( Phương pháp chép hình; Phương pháp bao hình ). Máy xọc răng bao hình. ( Công dụng và nguyên lí tạo hình biên dạng răng. Sơ đồ gia công và sơ đồ cấu trúc động học máy. Điều chỉnh động học máy 5140.Các cơ cấu đặc biệt của máy xọc răng) Máy phay lăn răng (Công dụng và nguyên lí tạo hình biên dạng răng. Các sơ đồ gia công và sơ đồ cấu trúc động học máy. Điều chỉnh động học máy 5K32.) Máy vê đầu răng (Công dụng và các sơ đồ gia công) Máy cà răng ( Công dụng và các chuyển động. Máy cà răng 5702) Máy mài răng (Công dụng và nguyên lí mài răng. Các sơ đồ gia công và sơ đồ cấu trúc động học máy. Điều chỉnh động học máy mài răng 5P84) Các máy gia công bánh răng khác(Máy phay then hoa .Máy gia công thanh răng. Máy cán răng. Máy tiện răng . Máy cắt răng bằng dao phay răng lược.) Nguyên lý tạo hình bánh răng côn theo phương pháp bao hình. Máy gia công bánh răng côn răng thẳng ( Các sơ đồ gia công. Sơ đồ cấu trúc động học máy 5A26. Điều chỉnh động học máy 5A26) Máy gia công bánh răng côn cong(Các dạng bánh răng côn cong . Bánh răng côn dạng răng cung tròn và nguyên lí tạo hình trên máy. Sơ đồ cấu trúc động học máy 525. Máy gia công bánh răng côn dạng cung tròn 525). Các máy gia công bánh răng côn khác (Máy phay răng côn chép hình . Máy chuốt răng côn răng thẳng. Máy mài răng côn ) Công dụng và Các sơ đồ hớt lưng răng dao. Máy tiện hớt lưng vạn năng ( Công dụng. Sơ đồ cấu trúc động học máy.Điều chỉnh động học máy 1811). Các phương pháp gia công ren. Máy phay ren (Các phương pháp phay ren . Máy phay ren 561). Máy cán ren ( Các phương pháp cán ren . Máy cán ren hướng kính 5933). Máy tiện ren chính xác ( Cơ cấu hiệu chỉnh bước ren chính xác . Điều chỉnh máy tiện ren chính xác. ) Máy mài ren ( Các sơ đồ mài ren . Máy mài ren 5822). TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Anh Tuấn- Phạm Đắp, Thiết kế máy công cụ , NXB KHKT -1983 [2]. Bộ môn máy và Tự động hoá, Bộ giáo trình máy cắt kim loại - Thái nguyên 1996. [3]. PGS TS Phạm Văn Hùng – PGS TS Nguyễn Phương, Cơ sở máy công cụ , Nhà xuất bản Khoa học & Kỹ thuậtT - 2007 [4]. P H Joshi, Machine Tools handbook- Design and operation, Mc- Graw- Hill –2007. [5]. Manufacturing Engineering Handbook, Macmillan/ Mc- Graw- Hill, 2002 [6] MACHINING AND METALWORKING HANDBOOK, MACMILLAN/ MC- GRAW- HILL, 2002 .
File đính kèm:
- bai_giang_may_cong_cu_1_hoang_vi.doc