Bài giảng môn Khoa học giao tiếp - Nguyễn Ngọc Lâm

Tóm tắt Bài giảng môn Khoa học giao tiếp - Nguyễn Ngọc Lâm: ...ưởng lẫn nhau. Đây là ô ta biết về ta và người khác không biết về ta. ¨ Ô 4 : Phần không biết : Phần không biết bao gồm các dữ kiện mà cả chính bản thân và người khác không biết đến và chỉ được khám phá khi bản thân có cơ hội giao tiếp nhiều ( nhất là ở nhóm nhỏ ) và có cơ hội bộc lộ khả năn...hét là thương Như những lời trong bài hát “Bài không tên 50” của Vũ Thành An : “Em bảo anh đi đi, sao anh không dứng lại” “Em bảo anh đừng đợi, anh vội về ngay” “Lời nói thoảng gió bay, đôi mắt huyền đấm lệ” “Mà sao anh dại thế, không nhìn vào mắt em” “Không nhìn vào mắt sầu, không nhìn ...i đoạn 5 : Giai đoạn kết thúc. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com 70 70 Nhóm chấm dứt hoạt động vì đã hoàn thành mục tiêu và sự kết thúc này luôn gặp khó khăn vì có thành viên muốn níu kéo, chống lại sự tan rã. Nếu nhóm muốn duy trì hoạt động tiếp tục thì phải đề...

pdf100 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng môn Khoa học giao tiếp - Nguyễn Ngọc Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi giao tiếp 
 GV mời hai sinh viên : một người nhìn người kia trong một khoảng thời gian, 
lưu ý cả hai là lúc nhìn và lúc bị nhìn, cố gắng ghi nhận cảm tưởng, cảm xúc khi nhìn và 
bị nhìn. Sau đó ca hai người nhắm mắt lại trong 5 phút, cố liên hệ sự kiện này có gợi cho 
mỗi người trải nghiệm nào không, có thể tích cực hoặc tiêu cực. 
Bài tập lập lại bằng cách đổi vai hoặc mời hai sinh viên khác. 
Bài tập 12 : Kỹ năng lắng nghe 
Bài tập được thực hiện tại lớp : GV nhờ sinh viên chuẩn bị lắng nghe và khi GV 
báo cho lớp học bắt đầu lắng nghe thì các sinh viên sẽ lắng nghe những tiếng động 
xung quanh mình hoặc từ xa vọng đến và ghi lại tất cả các tiếng động nghe được ấy 
trên tờ giấy nháp trong khoảng thời gian 60 giây. 
GV sẽ chọn hai sinh viên ngồi gần nhau và đọc to kết quả ghi lại tiếng động 
nghe được của hai người ấy. GV so sánh hai kết quả và thông thường là không giống 
nhau hoàn toàn. GV tiếp tục chọn hai người khác ngồi gần nhau và kết quả cũng 
khác nhau. GV hỏi ý kiến của lớp nhận xét tại sao. 
Con người khi nghe có khuynh hướng chọn lọc. Dù có chú ý, nhưng tiếng động 
không được chọn sẽ không vào và não không ghi nhận tiếng động đó. 
PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
88 
88 
Bài tập 13 : Kỹ năng truyền đạt và lắng nghe. 
GV phát cho năm sinh viên tình nguyện lên đứng trước lớp theo hàng ngang, 
mỗi người cầm một tờ giấy ( loại giấy đánh máy A4 ) và họ cầm tờ giấy thẳng đứng. 
Họ sẽ thực hiện theo lời yêu cầu của GV. 
GV bắt đầu nói rõ ràng, không nhanh, không chậm : 
“Xếp đôi tờ giấy từ trên xuống dưới, xé bỏ góc trên bên phải, sau đó xếp đôi tờ 
giấy 1 lần nữa từ phải sang trái, xé góc dưới bên trái và xếp đôi tờ giấy lần nữa từ 
trên xuống xé góc trên bên phải”. 
GV cho năm học viên này mở tờ giấy của họ ra. Kết quả là những ai nghe đúng 
thì hình dáng tờ giấy còn lại sẽ giống nhau. Kinh nghiệm cho thấy tỷ lệ người nghe 
không như nhau thường chiếm số cao hơn. 
GV có thể thực hiện bước 2 bài tập tại lớp theo một cách khác như sau : 
GV chia 10 sinh viên thành từng nhóm 2 người, quay lưng vào nhau, chỉ có một 
người nhìn thấy GV. Mỗi nhóm chuẩn bị một tờ giấy trắng. Người không nhìn thấy 
bạn sẽ cầm tờ giấy này. Người nhìn thấy GV có nhiệm vụ quan sát và nói lại cho 
người kia những gì mình thấy được, để người kia cứ thế mà làm. Không được phép 
hỏi lại. GV cầm tờ giấy, gấp theo bất cứ hình gì mình thích, làm chậm, không được 
nói, để sinh viên có nhiệm vụ quan sát thấy được. Sau đó bạn sẽ xé một góc của tờ 
giấy đã gấp. 
Xong GV yêu cầu các nhóm đưa tờ giấy của nhóm ra, các tờ giấy nhất định 
không hoàn toàn giống nhau. Trò chơi này giúp người học nhận thức được mối quan 
hệ của việc truyền thông điệp và nhận thông điệp. 
Bài tập 14 : Kỹ năng phản hồi tích cực 
 GV phát cho mỗi sinh viên một tờ giấy nhò và họ sẽ ghi vào đó một câu tâm 
sự buồn. Sinh viên không cần phải ghi tên mình trên tờ giấy. Sinh viên ghi xong câu 
than thở ấy thì GV thu lại tất cả các tờ giấy và phát lại theo tình cờ cho mỗi sinh viên 
một tờ giấy của người khác. 
 Dựa theo câu nói tâm sự buồn ghi trên tờ giấy, sinh viên ghi tiếp theo câu nói 
phản hồi tích cực của mình, thể hiện sư thấu cảm, hiểu được cảm xúc bên trong của 
người tâm sự. 
 Kết quả của bài tập thực hành thường gây bất ngờ.( thiên về phê phán và 
khuyên nhiều hơn là phản hồi tích cực – lý do là do thói quen khuyên). 
PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
89 
89 
Bài tập 15 : Lắng nghe cảm xúc trong truyền thông có lời 
Mục tiêu của bài tập là giúp sinh viên nhận biết cảm xúc và phân biệt được 
thông điệp khái niệm ( “con tôi hư” ) và thông điệp tình cảm. ( “là lỗi ở tôi” ). 
Câu nói Cảm xúc 
1. Phụ nữ 36 tuổi :”Tôi phải làm gì 
để thuyết phục nó học ? Tôi đã 
thử hết mọi cách : đe dọa, trao 
đổi, làm ngơ, không được gì hết.” 
2. Phụ nữ 40 tuổi :”Người ta nói 
thế, nhưng thật sự mọi đàn ông 
đều như nhau. Họ tìm mọi cách 
lợi dụng chúng ta. Nếu mày 
không đề phòng, không sớm thì 
muộn họ sẽ lợi dụng mày” 
3. Phụ nữ 30 tuổi :” Chắc tao phải 
cho mày biết, có nhiều lần tao 
thấy có con quá mệt và nó làm 
cho tao không thể sống như ý 
muốn được. Nhưng khi nói với 
mày như thế, tao lại cảm thấy 
mình không phải là người mẹ 
tốt”. 
Bất lực - Rối - Thiếu khả năng - Thất 
vọng 
Thành kiến – ghét - tức. 
Bực bội - Mặc cảm tội lỗi – Mâu thuẫn 
trong cảm xúc – ý thăm dò quan điểm 
Bài tập 16 : Tìm hiểu vai trò được thể hiện trong nhóm. 
GV nêu trên bảng 8 khuynh hướng thường có khi thảo luận nhóm ở từng thành 
viên của nhóm. 
PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
90 
90 
 CHỦ ĐỘNG 
 CẠNH LÃNH 
 TRANH ĐẠO 
 GÂY HẤN GIÚP ĐỠ 
 CHỐNG THEO 
 THẮC MẮC 
 THEO ĐUÔI 
 GÂY RỐI 
 KHÔNG LỆ 
 QUAN THUỘC 
 TÂM 
THỤ ĐỘNG 
GV giải thích mỗi vai có những khuôn mẫu hành vi như sau: 
1. Vai người lãnh đạo: 
- Mở đầu, đặt vấn đề 
- Mời tham gia ý kiến 
- Hòa giải nếu có mâu thuẫn 
- Tóm lược các ý kiến 
- Trắc nghiệm sự nhất trí 
- Kết thúc buổi họp. 
2. Vai người giúp đỡ : 
o Hỗ trợ người lãnh đạo 
o Giải thích, cung cấp thông tin 
o Giúp nhóm theo hướng của người lãnh đạo 
3. Vai người theo đuôi 
o Ít chủ động nêu ý kiến riêng, chỉ chờ người khác nói xong thì ủng hộ. 
o Thường thay đổi ý kiến theo người khác. 
o Có theo dõi cuộc họp. 
4. Vai người lệ thuộc 
- Chủ yếu thụ động hơn người theo đuôi. 
- Có theo dõi cuộc họp. 
PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
91 
91 
- Không tham gia ý kiến. 
- Phó thác cho người khác quyết định. 
5. Vai người không quan tâm 
- Ít theo dõi buổi họp 
- Làm việc riêng, hoặc nhìn về hướng khác 
- Không tham gia ý kiến 
6. Vai người thắc mắc, gây rối 
- Hay đặt những câu hỏi, thắc mắc lặt vặt hoặc lật ngược vấn đề. 
- Có khi mở rộng đề tài, lạc đề làm nhóm mất thời gian, gây khó chịu 
cho nhóm. 
7. Vai người gây hấn 
- Loại người bất mãn hoặc không thích 1-2 nhóm viên nào đó trong 
nhóm. 
- Hay chê bai ý kiến củ người mình không thích. 
- Nói to, vung tay, đứng lên ngồi xuống. 
8. Vai người cạnh tranh 
- Khuyến khích sự tham gia của nhóm. 
- Chủ động tham gia ý kiến. 
- Có khi tóm lược các ý kiến hoặc trắc nghiệm sự nhất trí. 
GV mời 8 sinh viên và giao vai cho mỗi người qua tờ giấy có hướng dẫn cách 
thể hiện vai như phần trên. Mỗi người chỉ biết vai của mình. Nhóm 8 người này sẽ 
họp tại một bàn giữa phòng và các học viên khác ngồi xung quanh quan sát. GV cho 
một đề tài để nhóm thảo luận, ví dụ : “Thảo luận một kế hoạch tổ chức đi picnic ở 
ngoại thành” - GV dành khoảng 10 - 15 phút cho cuộc thảo luận, không cần phải đợi 
xong cuộc thảo luận. 
GV mời các sinh viên khác cho biết vai đảm nhận của từng người và giải thích 
do những chi tiết nào trong hành vi mà mình đã nhận diện được. 
Điều cần lưu ý là thực tế có khi có người sắm vai bị lôi cuốn vào cuộc thảo luận 
lại quên vai của mình thì đó là hiện tượng bình thường của sự biến chuyển vai trò 
trong nhóm. Vai trò khó mà giữ cố định và chúng ta thường có khi gây hấn một chút, 
rồi trở thành lệ thuộc, không quan tâm, rồi có khi canh tranh một tí. Chỉ khi nào một 
vai trò được thể hiện nổi bật mạnh nhất trong suốt buổi họp thì đó mới là điều cần 
quan tâm của người lãnh đạo 
Bài tập 17 : Lãnh đạo 
PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
92 
92 
Giúp sinh viên nhận thức là trong cuộc sống cũng như trong môi trường làm 
việc, mỗi cá nhân chúng ta đều có thể lãnh đạo và bị lãnh đạo. Nếu chúng ta không 
phải là người có vai trò lãnh đạo thì chúng ta không ít nhiều có những hành vi lãnh 
đạo mà chúng ta không nhận biết. 
GV mời hai sinh viên : một người đóng vai một cái gương soi và người kia 
đứng trước gương thực hiện nhiều động tác và cái gương phải làm theo. Xong sv cho 
lớp nhận xét rút ra điều gì : lãnh đạo một chiều, cấp thừa hành làm theo như cái 
gương. 
GV mời hai sinh viên khác ( cùng giới tính), đứng đối mặt, tay hai người chập 
vào nhau và một người chủ động làm động tác trong khi vẫn giữ tay hai người chập 
vào nhau và người kia thụ động nương theo. Xong GV hỏi cảm nhận của hai người 
này : người chủ động làm động tác có cảm giác bị người thụ động điều khiển trở lại 
và người thụ động cũng có cảm giác có lúc anh ta điều khiển hướng động tác. Đó là 
tác động qua lại (sự tương tác) khi cùng làm việc chung. Đây mới chỉ là cảm giác 
thôi. 
GV mời hai sinh viên lên bảng và cả hai cùng cầm một viên phấn. GV nhờ họ 
cùng vẽ một cái hình nào đó. Tất nhiên, muốn vẽ được thì cả hai phải thỏa thuận 
nhau là vẽ hình gì. Nhưng khi thực hiện thì có lúc người này điều khiển, có lúc người 
khác điều khiển. Vâng, trong thực tế, người lãnh đạo luôn bị chi phối bởi sự phản hồi 
của cấp dưới của mình. 
Bài tập 18. Chọn lựa phong cách lãnh đạo 
Mục tiêu : Biết cách duy trì nhóm theo phong cách lãnh đạo thích hợp. 
Dưới đây là một số trường hợp thường gặp trong thảo luận nhóm, nếu anh/chị 
là lãnh đạo, anh/chị sẽ chọn cách nào ? 
¨ Trường hợp 1 : Điều quan trọng là nhóm phải lấy quyết định, vài nhóm viên 
luôn bàn lạc đề. Anh / chị sẽ: 
a. Nói với họ là lạc đề, nên chú tâm vào vấn đề đang bàn. 
b. Nhắc nhở là việc lấy quyết định có hạn định. 
c. Không làm gì cả, ra sao thì ra. 
¨ Trường hợp 2 : Một nhóm viên có hiểu biết và bày tỏ rõ ràng, nói lớn, 
nhưng cản trở người khác đóng góp. Anh/chị sẽ: 
a. Bảo người đó nhường lời cho người khác nói. 
PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
93 
93 
b. Khi có lúc ngừng thích hợp, chuyển cuộc thảo luận sang người khác. 
d. Chờ đợi có người dành quyền nói. 
¨ Trường hợp 3 : Ba nhóm viên thường ít nói hoặc không nói. Nếu muốn họ 
đóng góp, anh/chị sẽ: 
a. Nói : “Các bạn không nói gì cả. Nào, nên bày tỏ quan điểm của mình để 
chúng ta có thể quyết định”. 
b. “Tôi đoán bạn có thể nói vài điều về vấn đề này theo kinh nghiệm của 
bạn”. 
c. Không chú ý đến 3 nhóm viên đó. 
¨ Trường hợp 4 : Hai quan điểm mâu thuẫn nhau. Cuộc thảo luận bị “dậm 
chân tại chỗ”. Anh/chị sẽ: 
a. Cho họ hiểu rằng phải lấy quyết định trước hạn định. 
b. Tóm tắt những điểm chống đối nhau theo nhận định của anh/chị, yêu 
cầu họ xem có nền tảng chung nào không để có thể thỏa hiệp. 
d. Chờ bên nào thắng. 
¨ Trường hợp 5 : Trong nhóm có 2 nhóm viên thù địch nhau, ảnh hưởng đến 
bầu không khí nhóm. Anh/chị sẽ: 
a. Bảo họ thôi cãi nhau. 
b. Sau buổi họp, gặp riêng 2 người, vạch những dị biệt của họ hỏi họ có 
muốn đưa vấn đề của họ ra nhóm để có cách nào giải quyết không. 
c. Hy vọng các nhóm viên khác sẽ không để ý đến họ hoặc sẽ can thiệp để 
loại họ ra. 
Kết quả: 
Phong cách Chỉ huy Tư vấn dân chủ 
Trường hợp I a b c 
Trường hợp 
2 
c a b 
Trường hợp 
3 
b a c 
Bạn lấy kết quả mà bạn chọn các giải pháp a, b, c ở mỗi trường hợp và bạn so 
với 3 cột trên sắp xếp theo thứ tự trường hợp 1 đến 3 - ở mỗi cột, nếu kết quả của 
bạn khớp ở mỗi giải pháp nào theo mỗi cột thì bạn được 1 điểm. Nếu bạn đạt từ 2 
PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
94 
94 
đến 3 điểm ở một cột nào đó thì bạn có phong cách lãnh đạo nổi bật ở cột đó. 
Ví dụ: Nếu kết quả của bạn là : 
Trường hợp 1 : a 
Trường hợp 2 : b 
Trường hợp 3 : c 
Vậy là bạn có phong cách lãnh đạo dân chủ (cột 3). 
Bài tập 19. Tự phát hiện phong cách lãnh đạo của mình 
Anh/chị đọc kỹ 3 trường hợp sau đay và chọn giải pháp (khoanh tròn) mà 
mình ưng ý nhất: 
¨ Trường hợp 1 : Anh/Chị để ý thấy nhóm của anh/chị hình như làm việc kém đi 
và thiếu ý thức. Có dấu hiệu họ kêu ca cái gì đó, nhưng bạn nghĩ không ra. 
Giải pháp: 
a. Họp nhóm và giải thích những việc cần làm để hoàn thành công việc. 
b. Gặp riêng từng người để tìm hiểu. 
c. Mời nhóm họp lại cùng bàn bạc mà không có sư hiện diện của bạn, sau 
đó báo lại kết quả với anh/chị. 
¨ Trường hợp 2 : Nhóm của anh/chị thường xuyên tranh cãi về kế hoạch của 
một chương trình nào đó. Thời gian trôi qua mà chưa quyết định được gì. 
Giải pháp: 
a. Anh/chị tự phát họa các ý kiến và đưa ra nhóm để thống nhất. 
b. Anh/chị yêu cầu nhóm đề xuất ý kiến của họ càng sớm càng tốt. 
c. Anh/chị tuyên bố cứ làm theo kế hoạch ban đầu. 
¨ Trường hợp 3 : Anh/chị đang xem xét một sự thay đổi trong tổ chức dự án và 
qua đó xác định lại các công việc. 
Giải pháp : 
a. Anh/chị ghi ra ý kiến của riêng mình và yêu cầu nhóm cho ý kiến. 
b. Anh/chị tự quyết định về cách phân phối công việc theo kinh nghiệm 
của anh/chị và cho nhóm biết. 
c. Anh/chị cho nhóm viên tham gia vào việc quyết định những thay đổi mà 
không áp đặt ý kiến riêng của anh/chị. 
PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
95 
95 
Kết quả: 
- Tất cả giải pháp (a) : phong cách chỉ huy 
- Tất cả giải pháp (b) : phong cách tư vấn hoặc dân chủ 
- Tất cả giải pháp (c) : phong cách “mặc kệ” 
PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
96 
96 
CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP 
********* 
1. Giao tiếp là gì ? Điều kiện quan trọng để hình thành mối quan hệ giao tiếp ? 
2. Mục tiêu của giao tiếp là gì ? 
3. Phong cách giao tiếp là gi ? 
4. Tại sao gọi giao tiếp là một quá trình chia sẽ ? 
5. Thế nào là ấn tượng ban đầu trong giao tiếp ? 
6. Trong giao tiếp của bạn, bạn đã vấp phải những yếu tố cản trở gì ? 
7. Nêu các yếu tố cấu thành truyền thông ? 
8. Liệt kê các bước trong tiến trình truyền thông. 
9. Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông. 
10. Bối cảnh vật chất ảnh hưởng như thế nào đến giao tiếp ? 
11. Hoàn cảnh xã hội ảnh hưởng như thế nào đến giao tiếp ? 
12. Cảm xúc ảnh hưởng như thế nào đến giao tiếp ? 
13. Bạn phân tích yếu tố nhận thức ảnh hưởng như thế nào trong giao tiếp ? 
14. Nêu các yếu tố của truyền thông không lời. 
15. Theo bạn, sự đụng chạm trong giao tiếp có ý nghĩa gì ? 
16. Để có thể hiểu được cảm xúc của người mà ta tiếp xúc thì ta phải làm gì ? 
17. Hãy nêu ba hệ thống biểu đạt của con người. 
18. Thế nào là lắng nghe hiệu quả ? 
19. Bạn kể ra ba lý do khiến bạn có thể chịu đựng những khó khăn chủ quan đối 
việc lắng nghe. 
20. Bạn hãy nêu năm loại dấu hiệu phi ngôn ngữ nào chứng tỏ bạn biết lắng nghe 
? 
21. Phản hồi là gì và tại sao nó quan trọng trong truyền thông ? 
22. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp là rèn luyện như thế nào ? 
PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
97 
97 
23. Kỹ năng giao tiếp bao gồm những kỹ năng gì ? 
24. Làm thế nào để rèn luyện các kỹ năng giao tiếp ? 
25. Hành vi con người là gì ? 
26. Bạn hãy nêu một vài nguồn gốc quan trọng của hành vi ? 
27. Hãy nêu các nhu cầu cơ bản của con người theo nấc thang của Maslow. 
28. Làm thế nào để chúng ta có thể biết được chúng ta đang ở nấc thang nhu cầu 
nào của nấc thang Maslow ? 
29. Bạn hãy nêu các đặc điểm của nhu cầu cơ bản của con người. 
30. Giải thích sự hình thành khái niệm bản thân. 
31. Các hình thức của khái niệm bản thân. 
32. Tại sao hành vi con người tùy thuộc vào khái niệm bản thân ? 
33. Nêu các khuynh hướng của khái niệm bản thân. 
34. Khái niệm bản thân được chuyển biến như thế nào ? Liên hệ đến khái niệm 
bản thân của bạn. 
35. Do đâu chúng ta có cơ chế chống đỡ ( phòng vệ ) ? Bạn thường có cơ chế 
chống đỡ nào khi bạn gặp sự cản trở từ một người khác, từ nơi con người bạn 
và từ các điều kiện sống của gia đình của bạn. 
36. Bạn thử vẽ cửa sổ Johari của bạn và giải thích. Qua đó, bạn có muốn thay đổi 
các ô trong tương lai không và như thế nào ? 
37. Khi chúng ta có nhiều cơ hội giao tiếp, cửa sổ Johari của chúng ta sẽ thay đổi 
như thế nào ? 
38. Sự hiểu biết về bản thân sẽ giúp ích cho chúng ta điều gì ? 
39.Khi nào chúng ta kiểm soát được hành vi của chúng ta ? 
40. Nhóm nhỏ là gì ? 
41. Khi nào một nhóm nhỏ được gọi là nhóm năng động ? 
42. Vai trò của nhóm nhỏ trong cuộc sống của con người ? 
43. Nhóm nhỏ đáp ứng các nhu cầu gì của con người ? 
44. Tại sao nhóm nhỏ mà ta tham gia được xem là “đóng vai trò thay người Mẹ” 
khi ta lớn. 
45. Các đặc điểm tâm lý của nhóm nhỏ. 
46. Bạn hãy nêu các vai trò hỗ trợ và các vai trò cản trở khi cá nhân tham gia 
PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
98 
98 
hoạt động nhóm ? 
47. Bạn hãy nêu các giai đoạn phát triển của nhóm. 
48. Tại sao giai đoạn ba là giai đoạn giúp cá nhân thay đổi hành vi ? 
49. Đặc điểm của một nhóm trưởng thành. 
50. Đặc điểm của một nhóm chưa trưởng thành. 
51. Tại sao nhóm nhỏ giúp cá nhân thay đổi hành vi ? 
52. Bạn thử cho biết một trường hợp điển hình thay đổi hành vi khi bạn tham gia 
sinh hoạt nhóm. 
53. Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo. 
54. Bạn hãy phân tích mối quan hệ giữa ba yếu tố : vấn đề, nhân viên và lãnh đạo 
? 
55. Thế nào là lãnh đạo hiệu quả ? 
56. Bạn thử nêu các nguồn gốc chính của hành vi con người. 
57. Có khi nào bạn hiểu hết nguồn gốc hành vi của bạn không ? Tại sao ? 
58. Nấc thang nhu cầu cơ bản của con người theo Abraham Maslow. Nhu cầu 
mạnh nhất của bạn hiện nay đang ơ nấc thang nào ? Tại sao ? 
59. Bạn thử tự nhận định về mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của chính mình. 
60. Khái niệm bản thân là gì ? Bạn tự đánh giá và người khác thường đánh giá về 
bạn là người như thế nào ? 
61. Sự chuyển biến của khái niệm bản thân tùy thuộc vào các vấn đề gì ? Bạn hãy 
nói về sự chuyển biến của khái niệm bản thân của chính bạn. 
62. Sự khám phá về bản thân giúp chúng ta điều gì ? Nêu kinh nghiệm của bạn. 
63. Bạn hãy trình bày về Cửa sổ Johari của chính bạn. 
64. Theo bạn, làm thế nào để bớt “ mù ‘ về bạn ? 
65. Sự đánh gía của bạn về một người mà bạn gặp lần đầu tiên bắt nguồn từ 
những yếu tố gì ? 
66. Kinh nghiệm quá khứ mà bạn đã trải qua có ảnh hưởng gì đến quan hệ giao 
PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
99 
99 
tiếp hiện nay của bạn ? 
67. Bạn thử tự nhận định về kỹ năng truyền thông ( có lời và không lời ) của bạn. 
68. Các yếu tố nào chi phối cách nhận thức và lý giải thông điệp trong truyền 
thông? 
69. Thế nào là thể hiện kỹ năng lắng nghe hiệu quả ? 
70. Tại sao người ta cho rằng nhóm nhỏ đóng vai trò thay thế vai trò người mẹ 
khi ta lớn ? Kinh nghiệm riêng của bạn về vấn đề này. 
71. Bạn đã có những thay đổi gì khi bạn tham gia các nhóm từ trước đến nay ? 
Giải thích tại sao ? 
72. Bạn thử tự nhận xét về vai trò và mức độ ảnh hưởng của bạn trong một 
nhóm mà bạn đã và đang tham gia ? 
73. Bạn thử cho biết khái niệm mới về “ lãnh đạo “ theo các nhà tâm lý xã hội. 
Kinh nghiệm của bạn theo khái niệm mới này. 
74. Thế nào là lãnh đạo hiệu quả ? 
75. Bạn thử tự nhận xét về kỹ năng giao tiếp của bạn ? Bạn thấy bạn cần điều 
chỉnh cái gì sau khi học môn nầy ? 
76. Trong giao tiếp, kỹ năng lắng nghe người khác là một trong những kỹ năng 
quan trọng nhất. Theo bạn, lắng nghe là gì và bạn đã thể hiện kỹ năng lắng 
nghe đó như thế nào ? 
PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
100 
100 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Ngọc Lâm, Khoa học giao tiếp, Ban XB ĐHMBC TpHCM, 
1998. 
2. R. Martin Chazin và Shela Berger Chazin, Hành vi con người và Môi 
trường xã hội, Nội dung tập huấn của ĐH Fordham, Khoa PNH.,1997. 
3. Paul Hersey, Ken Blanc Hard, Management of Organisational Behavior, 
NXB Chính trị, Hà Nội, 1995 (bản dịch ). 
4. PTS Nguyễn văn Dính và Nguyễn văn Mạnh, Tâm Lý và nghệ thuật giao 
tiếp, Ứng xử trong kinh doanh du lịch, NXB Thống kê, ha nội, 1995. 
5. Mary Munter, Chiến lược và kỹ năng trong giao tiếp kinh doanh, Nhà 
XB Đồng Nai, 1995. 
6. Nguyễn Thị Oanh, Tâm Lý Truyền Thông và Giao Tiếp, Khoa Phụ Nữ 
Học, Đại Học Mở Bán Công TP. HCM.,1993. 
7. Pamella Klein Odhner, Giới thiệu thực hành công tác xã hội, sách hướng 
dẫn tập huấn, Tập 1, 7.1998. 
8. Tài liệu tập huấn, Kỹ năng giao tiếp, Shatec, Singapore, 2000. 
9. Đặng Phương Kiệt và Nguyễn Khắc Viện, Tâm Lý học Đời sống, NXB 
KHXH, hà nội,1994. 
10. Erhard Thiel, Hành vi giao tiếp, Nhà XB Trẻ, 1996. 
11. Nguyễn Thành Tống, Truyền Thông - Kỹ năng và phương tiện, Nhà xuất 
bản Trẻ, TP.HCM. ,1996. 
PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_mon_khoa_hoc_giao_tiep_nguyen_ngoc_lam.pdf