Bài giảng môn Pháp luật đại cương

Tóm tắt Bài giảng môn Pháp luật đại cương: ...chung và liên hệ mật thiết với nhau. - Khái niệm này chỉ rõ mối quan hệ gần gũi mật thiết không tách rời giữa các quy phạm pháp luật tạo thành một chế định. - Vì vậy, khi thực hiện pháp luật phải tìm hiểu các quy phạm trong cùng một chế định. Từ đó tìm ra quy phạm pháp luật mà mình cần. 1.3. Ngàn...y sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định. ý thức xã hội tồn tại trong những hình thái khác nhau như ý thức chính trị, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo, ý thức pháp luật... Các hình thái ý thức xã hội này có tính độc lập tương đối và có tác động qu...nh tế: Kinh tế nhà nước Kinh tế kinh tế tập thể Kinh tế cá thể Kinh tế tư bản tư nhân Kinh tế tư bản nhà nước Kinh tế tư bản có vốn đầu tư nước ngoài 3. Chính sách văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ. - Mục đích chính sách văn hóa- giáo dục nhằm bảo vệ những giá trị văn hóa ...

doc33 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng môn Pháp luật đại cương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng chính trị- xã hội trong đó nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và theo pháp luật. Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; các thành viên của các tổ chức và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác; mọi vi phạm pháp luật đều đều bị xử lý theo pháp luật.
2. Nguyên tắc cơ bản của pháp chế XHCN
a. Nguyên tắc bảo đảm tính tối cao của hiến pháp và luật.
Một là: Hiến pháp và luật không thể cụ thể hóa được hết các quy tắc xử sự trong xã hội nên khi thực hiện chúng thường phải ban hành các văn bản khác. nguyên tắc đặt ra là khi ban hành các văn bản dưới luật không được trái hiến pháp và luật. Có như vậy mới có môt hệ thống pháp luật thống nhất - cơ sở hết sức quan trọng bảo đảm bảo đảm pháp chế. Ở đây, hiến pháp và các đạo luật giữ thứ bậc cao nhất trong hệ thống các văn bản pháp luật.
Hai là: Trong tổ chức và thực hiện pháp luật phải coi trọng hiến pháp và luật. Nếu có nhiều văn bản quy định khác nhau về một vấn đề thì phải làm theo hiến pháp và văn bản luật.
b. Bảo đảm tính thống nhất của hiến pháp trên quy mô toàn quốc
Thứ nhất, nếu coi pháp chế là chế độ thực hiện pháp luật của các chủ thể trong xã hội thì muốn có pháp chế phải có pháp luật tốt đồng thời phải có cách đưa pháp luật vào cuộc sống( có thể là tuyên truyền, giáo dục; có thể là bắt buộc, cưỡng chế) 
Thứ hai, nếu coi pháp chế XHCN là cái chung thì pháp chế trong mỗi lĩnh vực là cái riêng, cũng như nếu coi pháp chế là cái chung thì pháp chế XHCN và pháp chế tư sản là cái riêng. Trong mối quan hệ này thì cái chung nằm trong cái riêng và sâu sắc hơn cái riêng còn cái riêng thì phong phú hơn cái chung.
c. Nguyên tắc bắt buộc chung đối với mọi người không có ngoại lệ
d. Nguyên tắc trách nhiệm pháp lý bắt buộc
3. Giải pháp tăng cường pháp chế XHCN
Cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau:
a. Hoàn thiện hệ thống pháp luật
	Pháp luật là cơ sở của pháp chế. Có pháp luật thì mới có pháp chế. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật là giải pháp đầu tiên để tăng cường pháp chế. Nếu pháp luật không tốt, không phù hợp với xã hội thì khó đi vào cuộc sống.
Trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng cần quán triệt nguyên tắc pháp chế, tức là toàn bộ quá trình từ dự kiến xây dựng pháp luật đến soạn thảo, ban hành đều phải đúng thẩm quyền. đúng trình tự, thủ tục, luật định.
b. Tích cực tổ chức đưa pháp luật vào cuộc sống
Pháp luật dù có tốt đến đâu cũng không thể tự thân đi vào cuộc sống mà phải thông qua quá trình tổ chức một cách chủ động, tích cực của các chủ thể liên quan
Khi pháp luật thể hiện ra trong các quan hệ xã hội mà nhà nước dự kiến điều chỉnh, lúc đó pháp chế đươc thiết lập.
c. Giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật
	Trong xã hội bao giờ cũng có những đối tượng chậm nắm bắt các yêu cầu của pháp luật hoặc cố tình chống lại pháp luật, vì vậy muốn pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh thì cần có sự giám sát, kiểm tra thường xuyên để phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm để xử lý đúng người, đúng vi phạm, đúng pháp luật.
BÀI 5
LUẬT NHÀ NƯỚC ( LUẬT HIẾN PHÁP )- HIẾN PHÁP 1992
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT NHÀ NƯỚC.
1. Khái niệm luật nhà nước.
 Luật nhà nước còn gọi là luật Hiến pháp, là một ngành luạt cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm: tổng thể các quy phạm pháp luật được chứa đựng trong các văn bản pháp luật khác nhau.
Khái niệm luật nhà nước trong khoa học pháp lý được dùng với tư cách là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
2. Đối tượng điều chỉnh của luật nhà nước.
- Luật nhà nước chủ yếu điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất. Đó là những quan hệ thể hiện quyền của nhân dân.
- Luật nhà nước điều chỉnh trên mọi lĩnh vực KT, VH, KH, GD...
II. HIẾN PHÁP 1992- MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN
-Từ năm 1945 đến nay, Nhà nước ta đã có bốn bản Hiến pháp 1946,1959,1980,1992. Mỗi một bản Hiến pháp đã đánh dấu một thời kỳ, mỗi một giai đoạn cách mạng.
- Hiến pháp 1992 là Hiến pháp đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, củng cố những thành tựu bước đầu trong đổi mới kinh tế, chính trị, văn hóa...
Hiến pháp 1992 là văn bản pháp luạt hiện hành có hiệu lực pháp lý cao nhất thể chế hóa đường lối của Đảng cộng sản Việt nam.Được Quốc hội khóa 8 thông qua ngày 14-4-1992 gồm 12 chương, 147 điều.
Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1992.
1. Chế độ chính trị (HP 1992: Điều 1-14)
Chính độ chính trị là hệ thống những nguyên tắc thực hiện quyền nhà nước.
+ Nội dung cơ bản của chế định chế độ chính trị bao gồm:
- Khẳng định bản chất của nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa GCCN với GCND và đội ngũ trí thức.
- Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân, xây dựng đất nước giàu mạnh thực hiện công bằng, xã hội văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản: đội tiên phong của GCCNVN đại biểu trung thành quyền lợi của GCCN, NDLĐ và của cả dân tộc, theo CN M-L và tư tưởng HCM là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.( Điều 4)
- Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc (Điều5)
Khẳng định quyền dân tộc cơ bản: CHXHCNVN là một nhà nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời (Điều1)
2. Chế độ Kinh tế (Điều 15-29)
- Hình thức sở hữu: bao gồm 3 hình thức là:
+ Sở hữu toàn dân
+ Sở hữu tập thể
+ Sở hữu tư nhân
Trong đó sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể là nhền tảng (Điều 15)
- Thành phần kinh tế: 	 Kinh tế nhà nước
	 Kinh tế kinh tế tập thể
	 Kinh tế cá thể
	 Kinh tế tư bản tư nhân	
	 Kinh tế tư bản nhà nước
	 Kinh tế tư bản có vốn đầu tư nước ngoài
3. Chính sách văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ.
- Mục đích chính sách văn hóa- giáo dục nhằm bảo vệ những giá trị văn hóa dân tộc, xây dựng con người mới, cuộc sống mới, tạo ra lực lượng sản xuất đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới.
- Chính sách phát triển văn hóa; Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hóa VN tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc VN, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân (Điều 30)
4. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
4.1.Quyền và nghĩa vụ cơ bản về chính trị
4.2.Quyền và nghĩa vụ cơ bản về kinh tế- xã hội
4.3. Quyền và nghĩa vụ về văn hóa, giáo dục
4.4. Quyền về tự do dân chủ và tự do cá nhân.
Bài 6
LUẬT HÀNH CHÍNH
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH ( 1 TIẾT)
1. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật hành chính
1.1. Khái niệm luật hành chính 
Luật hành chính là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm toàn bộ các QPPL điều chỉnh các QHXH phát sinh trong hoạt động quản lý của nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
1.2. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính
Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính là các QHXH hình thành trong lĩnh vực quản lý nhà nước:
- Quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước cấp trên và cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới.
- Quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước không trực thuộc nhau về mặt tổ chức ( cùng cấp với nhau)
- Quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức kinh tế đóng trên địa bàn lãnh thổ.
- Quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức xã hội, các đoàn thể quần chúng. 
- Quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với công dân trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: cấp phép, đăng ký, công chứng, chứng thực, khai sinh, khai tử 
1.3. Phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính
Phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính là phương pháp Mệnh lệnh đơn phương, xuất phát từ quan hệ quyền uy- phục tùng, do đặc thù của quan hệ chấp hành - điều hành là quan hệ không bình đẳng giữa các chủ thể tham gia.
2. Quan hệ pháp luật hành chính 
2.1. Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính
 * Khái niệm:
Quan hệ pháp luật hành chính là hình thức biểu hiện về mặt pháp lý của các quan hệ về quản lý nhà nước.
* Đặc điểm:
Là một loại quan hệ pháp luật cụ thể, quan hệ pháp luật hành chính có đầy đủ những đặc điểm của pháp luật nói chung. Ngoài ra, quan hệ pháp luật hành chính còn có những đặc điểm riêng:
- Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính luôn gắn liền với hoạt động chấp hành, điều hành của quản lý nhà nước.
- Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của bất kỳ bên chủ thể nào.
- Trong quan hệ pháp luật hành chính, bao giờ cũng có ít nhất một chủ thể mang quyền lực nhà nước, nhân danh Nhà nước để thực hiện quyền lực đó.
- Phần lớn các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính được giải quyết theo thủ tục hành chính.
- Bên vi phạm trong quan hệ pháp luật hành chính phải chịu trách nhiệm pháp lý trước Nhà nước.
2.2 Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính.
chủ thể quan hệ pháp luật hành chính bao gồm: Các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và công dân.
Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh giữa các chủ thể sau:
- Một bên là cơ quan nhà nước (chủ yếu là cơ quan hành chính) với bên kia là cơ quan nhà nước khác, tổ chức xã hội, công dân.
- Một bên là tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thức hiện hoạt động quản ký với bên kia là các chủ thể khác.
- Một bên là cán bộ nhà nước có thẩm quyền với bên kia là các chủ thể còn lại.
Cơ quan hành chính nhà nước gồm có: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.
Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước: là những người làm việc trong bộ máy nhà nước.
3. Quản lý hành chính nhà nước
3.1. Các hình thức quản lý nhà nước
Hình thức quản lý nhà nước là sự biểu hiện ra bên ngoài của những hoạt động động quản lý với nội dung, tính chất, và phương thức của chủ thể lên khách thể quản lý.
* Những hình thức pháp lý: Là những hình thức được pháp luật quy định cụ thể và gắn liền với việc ban hành những quy pháp luật và áp dụng pháp luật.
* Những hình thức ít hoặc không mang tính pháp lý: Là những hình thức, do đặc thù của chúng, ít hoặc không được quy định cụ thể trong pháp luật.
3.2 Các phương pháp quản lý nhà nước.
Phương pháp quản lý nhà nước là những phương thức, cách thức,biện pháp mà chủ thể quản lý sư dụng để tác động lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục điachs đặt ra.
* Căn cứ vào nôi dung, phương pháp quản lý gồm hai nhóm:
Gồm hai nhóm:
- Phương pháp giáo dục-thuyết phục: giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, cùng với việc áp dụng các biện pháp khuyến khích vật chất và tinh thần, tuyên truyền, vận động, giải thích, hướng dẫn
- Phương pháp cưỡng chế: ban hành những quyết định mang tính bắt buộc, cấm đoán; những quyết định cụ thể mang tính bắt buộc; áp dụng những biện pháp sử phạt hoặc những biện pháp cưỡng chế mang tính ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm pháp luật
*Căn cứ vào tính chất của sự tác động, phương pháp quản lý gồm hai nhóm:
- Phương pháp hành chính- mệnh lệnh: Là những biện pháp tác động một cách trực tiếp lên đối tượng quản lý, bằng cách cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền ra các quyết định hành chính buộc đối tượng quản lý phải thực hiện.
- Phương pháp kinh tế: Là những phương thức tác động một cách gián tiếp thông qua việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế để tác động đến lợi ích của đối tượng quản lý.
3.3.Vấn đề cải cách kinh tế:
* Cải cách thể chế hành chính
* Cải cách bộ máy hành chính
* Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng.
II. VI PHẠM HÀNH CHÍNH- XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1. Vi phạm han hành chính
1.1.Khái niệm vi phạm hành chính
VPHC là hành vi của cá nhân hay tổ chức thực hiện do cố ý hay vô ý, xâm phạm các quy tác quan lý nhà nước, quản lý xã hội, chưa có tính chất nguy hiểm hoặc mức đội nguy hiểm thấp hơn so với tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
1.2. Đặc điểm vi phạm hành vhinhs
- VPHC là hành vi của cá nhân hoặc tổ chức,xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- VPHC là hành vi có tính chất trái pháp luật hành chính, xảy ra trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước.
- VPHC là hành vi chưa có tính chất nguy hiểm hoặc mức độ nguy hiểm thấp hơn so với tội phạm.
- VPHC sẽ bị xử phạt hành chính
2. Xử lý vi phạm hành chính
2.1. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
* Các cơ quan nhà nước:
- ủy ban nhân dân ccas cấp
- Các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn
- Tòa án nhân dân các cấp, thẩm phán được phân công phụ trách phiên tòa, cơ quan thi hành án dân sự
* Thủ trưởng và các bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị nói trên cũng có quyền nhân danh cá nhân xử lý VPHC trong phạm vi thẩm quyền, thêo quy định của pháp luật.
2.2. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
- Việc xử lý VPHC do người có thẩm quyền ban hành
- Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt khi có VPHC
- Mọi VPHC phải được phát hiện kịp thời và bị đình chỉ ngay. Xử lý nhanh chóng, kịp thời, công minh, triệt để, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
- Một VPHC chỉ bị xử phạt một lần; một người thực hiện nhiều hành vi VPHC thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; nhiều người cùng thực hiện một hành vi VPHC thì mỗi người đều bị xử phạt riêng biệt.
- Việc xử lý VPHC phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm là những tình tiết tăng nặng, giảm nhệ
- Không bị xử lý VPHC trong các trường hợp: tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ, vi phạm khi bị mất năng lực hành vi.
2.3. Các hình thức xử lý VPHC
a.Xử phạt VPHC( xử phạt hành chính)
* Hình thức xử phạt chính: Là những hình thức xử phạt được áp dụng độc lập. Mỗi VPHC bị áp dụng một hình thức phạt chính, không nhất thiết áp dụng hình thức phạp bổ sung.
- Cảnh cáo
- Phạt tiền
* Hình thức phạt bổ sung: Là những hình thức xử phạt áp dung kèm theo hình thức xử phạt chính.
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
- Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để VPHC.
* Các biện pháp buộc khắc phục hậu quả do VPHC xâm hại:
- Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do VPHC gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.
- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phuỵc tình trạng ô nhiểm môi trường,lây lan dịch bệnh do VPHC gây ra.
- Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại.
b. Các biện pháp xử lý hành chính khác
- Giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- Đưa vào trường giáo dưỡng
- Đưa vào cơ sở giáo dục
- Đưa vào cơ sở chửa bệnh
- Quản chế hành chính
c. Các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử phạt VPHC
- Tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC
- Khám người
- Khám phương tiện vận tải, đồ vật
- Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện VPHC
- Bảo lãnh hành chính
- Quản lý người nước ngoài VPHC Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất; 
- Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưởng, cơ sở giáo dục, cơ sở chửa bệnh trong trường hợp bỏ trốn.
Bài 7
 LUẬT LAO ĐỘNG
 I. KHÁI NIỆM LUẬT LAO ĐỘNG- QUAN HỆ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
1. Khái niệm luật lao động
Luật lao động là tổng thể các QPPL điều chỉnh các quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương và người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan đến quan hệ lao động.
1.1.Đối tượng điều chỉnh của luật lao động
 - Quan hệ lao động( quan hệ về sử dụng lao động) 
- Các quan hệ liên quan đến lao động( quan hệ phát sinh trên cơ sở lao động hoặc liên quan hệ phát sinh của quan hệ lao động)
1.2. Phương pháp điều chỉnh của luật lao động
- Phương pháp thỏa thuận - điều chỉnh
- Phương pháp mệnh lệnh
- Phương pháp đặc thù: Có sự tham gia của tổ chức công đoàn trong các quan hệ phấp luật lao động
2.Quan hệ pháp luật lao động
2.1. Khái niệm và đặc điểm của QHPL lao động
QHPL lao động là quan hệ pháp lý trong quá trình tuyển chọn và sử dụng sức lao động của NLĐ tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, tại các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội
QHPL có đặc điểm:
- Được thiết lập chủ yêu trên cơ sở hợp đồng lao động. Người lao động phải tự mình hoàn thành nghĩa vụ đã cam kết.
- Người SDLĐ có quyền quản lý, điều hành , kiểm tra, giám sát người lao động
- Có sự tham gia của tố chức công đoàn trong QHPL lao động, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động.
2.2. Nội dung của QHPL lao động
Nội dung: Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ lao động( Quyền và nghĩa vụ của NLĐ va NSDLĐ)
II. MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN CỦA LUẬT LAO ĐỘNG
1. Hợp đồng lao động
HĐLĐ là sự thỏa thuận giữa NLĐvà NSDLĐ về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Nội dung cơ bản của HĐLĐ gồm: Công việc phải làm,thời hạn hợp đồng, điều kiện về an toàn lao động và vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, phụ cấp( nếu có)
1.1. Hình thức hợp đồng lao động:
- Bằng văn bản
- Bằng miệng
1.2.Phân loại HĐLĐ
- HĐLĐ không xác định thời hạn
- HĐLĐ xác định thời hạn( đủ từ 12 tháng đến 36 tháng)
- HĐLĐ theo mùa vụ( thời hạn dưới 12 tháng)
1.3.Nguyên tắc giao kết HĐLĐ
- Giao kêt trực tiếp giữa NLĐ và NSDLĐ( hoặc người được ủy quyền hợp pháp thay mặt cho nhóm người lao động)
- NLĐ có thể giao kết một hoặc nhiều HĐLĐ với một hoặc nhiều người SDLĐ nhưng phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các công việc giao kết.
1.4.Chủ thể của HĐLĐ
- Người lao động: Đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có giao kết HĐLĐ. Người dưới 15 tuổi khi giao kết HĐLĐ phải có sự đoongf ý của cha, mẹ hoặc người đở đầu, người giám hộ hợp pháp.
- Người SDLĐ: Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động.
2. Tiền lương
Tiền lương là số tiền mà người SDLĐ trả cho NLĐ sau khi người lao động đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ, phù hợp với các quy định của pháp luật.
Tiền lương của NLĐ do hai bên thoả thuận trong HĐLĐ và dược trả theo năng suất lao đọng,chất lượng và hiệu quả công việc, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định.
Có 3 hình thức trả lương: Theo thời gian, theo sản phảm và theo khoán( do NSDLĐ lựa chọn)
3. Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.
3.1. Hỷ luật lao động
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh thể hiện trong nội quy lao đọng.
Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật lao động không được áp dụng nhiều hình thức kỷ luật
Các hình thức hỷ luật lao đọng áp dụng với NLĐ gồm:
- Khiển trách
- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng:
- Cách chức 
- Sa thải
3.2. Trách nhiệm vật chất
Chế độ trách nhiệm vật chất là trách nhiệm bồi thường thiệt hại áp dụng đối với NLĐ vi phạm kỷ luật lao động và gây thiệt hại vật chất cho NSDLĐ
Chế độ trách nhiệm vật chất quy định mức bồi thường và cách thức bồi thường trong trường hợp vi phạm cụ thể .
Thủ tục xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất quy định: 
- Thời hiệu xử lý
- Ra quyết định kỷ luật
- Thủ tục giảm, xóa kỷ luật
Vấn đề tạm đình chỉ công việc để xem xét việc xử lý kỷ luật
4.Bảo hiểm xã hội(BHXH)
BHXH là sự trợ giúp về mặt vật chất cần thiết được pháp luật quy định nhằm chăm sóc, phục hồi sức khỏe,góp phần ổn định đời sống cho NLĐ và gia đình trong các trường hợp NLĐ bị suy giảm hoặc mất khả năng lao động.
4.1. Loại hình BHXH
- BHXH bắt buộc
- BHXH tự nguyện
4.2. Các chế độ BHXH hiện nay ở nước ta.
- Chế độ trợ cấp ốm đau
- Chế độ trợ cấp tai nạn lao động
- Chế độ trợ cấp thai sản
- Chế độ trợ cấp hưu trí
- Chế độ trơ cấp tử tuất. 

File đính kèm:

  • docbai_giang_mon_phap_luat_dai_cuong.doc
Ebook liên quan