Bài giảng môn Pháp luật đại cương - Chương 1: Khái quát về nhà nước
Tóm tắt Bài giảng môn Pháp luật đại cương - Chương 1: Khái quát về nhà nước: ...ị hành chính lãnh thổ và xác lập mối liên hệ qua lại giữa các cơ quan nhà nước, giữa trung ương và địa phương. III. CÁC KIỂU VÀ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ 3.2 Hình thức nhà nướcb/ Hình thức cấu trúc nhà nước - Có hai loại: + Nhà nước đơn nhất: là nhà nước có chủ quyền chung, có hệ thống cơ q...ộiQH là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp;QH là cơ quan thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước, giám sát việc tuân theo hiến pháp và pháp luật;QH quyết định những vấn đề cơ bản nhất về đối nội và đối ngoại của đất nước, các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quố...Hoạt động của tập thể Chính phủ: ban hành Nghị định. - Hoạt động của Thủ tướng Chính phủ: ban hành Quyết định. - Hoạt động của Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ: ban hành Thông tư. b/ Ủy ban nhân dân các cấp (1) Cơ sở pháp lý: Chương IX Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức Hội đồng nhân dâ...
Hà Lan, Nhật, Thái, Tây Ban Nha, Campuchia, MalaixiaIII. CÁC KIỂU VÀ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ 3.2 Hình thức nhà nướca/ Hình thức chính thể* Chính thể cộng hòa: - là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định hay nói cách khác quyền lực nhà nước tập trung không phải vào tay một người mà là một tập thể người được bầu ra theo nhiệm kỳ. III. CÁC KIỂU VÀ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ 3.2 Hình thức nhà nướca/ Hình thức chính thể* Chính thể cộng hòa: -> Cộng hòa quý tộc: cơ quan tối cao nhà nước chỉ do tầng lớp quý tộc bầu ra; -> Cộng hòa dân chủ: quyền tham gia bầu cử để thành lập ra cơ quan đại diện của Nhà nước được pháp luật quy định thuộc về các tầng lớp nhân dân không phân biệt giai cấp, tầng lớp, giàu, nghèo, địa vị, giới tính, nghề nghiệp III. CÁC KIỂU VÀ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ 3.2 Hình thức nhà nướca/ Hình thức chính thể -> Cộng hòa dân chủ tư sản: + Cộng hòa tổng thống: tổng thống do nhân dân trực tiếp bầu ra, vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu Chính phủ. Tổng thống có quyền lực rất lớn, không phụ thuộc vào Quốc hội hay Nghị viện. Ví dụ: Mỹ, Mêhico, Venexuela, Braxin, Indonexia, Philippin, Gana, ApganixtanIII. CÁC KIỂU VÀ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ 3.2 Hình thức nhà nướca/ Hình thức chính thể -> Cộng hòa dân chủ tư sản: + Cộng hòa đại nghị: Nghị viện bầu Tổng thống, Tổng thống có quyền lực hạn chế, như không trực tiếp tham gia vào việc giải quyết các công việc Nhà nước; không là người đứng đầu hành pháp và cũng không là thành viên của hành pháp. Ví dụ: Đức, Áo, Ý, Thụy sĩ, Séc, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Hungary, Bungary, Đông Timor, Singapore, Ấn độ, Thổ Nhĩ Kỳ, IxarenIII. CÁC KIỂU VÀ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ 3.2 Hình thức nhà nướca/ Hình thức chính thể -> Cộng hòa dân chủ tư sản: + Cộng hòa hỗn hợp (cộng hòa lưỡng tính): Tổng thống do nhân dân trực tiếp bầu ra, và Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng, người đứng đầu Chính phủ và lãnh đạo trực tiếp hoạt động của Chính phủ, như chủ tọa các phiên họp Hội đồng bộ trưởng; Thủ tướng chỉ chủ tọa các phiên họp này khi Tổng thống cho phép. Ví dụ: Pháp, Nga, Phần Lan, Ba Lan, Ucraina, Hàn Quốc, Mông Cổ, Ai cậpHình thức chính thểCộng hòaQuân chủQuân chủ tương đốiQuân chủ tuyệt đốiCộng hòa quý tộc Cộng hòa dân chủCộng hòa Tổng thốngCộng hòa Đại nghịCộng hòa hỗn hợpCộng hòa dân chủ nhân dânCộng hòa dân chủ tư sảnIII. CÁC KIỂU VÀ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ 3.2 Hình thức nhà nướcb/ Hình thức cấu trúc nhà nước - Hình thức cấu trúc nhà nước là cách thức tổ chức bộ máy nhà nước, là sự cấu tạo nhà nước theo các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập mối liên hệ qua lại giữa các cơ quan nhà nước, giữa trung ương và địa phương. III. CÁC KIỂU VÀ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ 3.2 Hình thức nhà nướcb/ Hình thức cấu trúc nhà nước - Có hai loại: + Nhà nước đơn nhất: là nhà nước có chủ quyền chung, có hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương và có các đơn vị hành chính. + Nhà nước liên bang: là nhà nước có từ hai hay nhiều nước thành viên hợp lại. Nhà nước liên bang có hai hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý: một hệ thống chung của toàn liên bang và một hệ thống trong mỗi nước thành viên, mỗi bang. III. CÁC KIỂU VÀ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ 3.2 Hình thức nhà nướcc/ Chế độ chính trị - Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước.PHẦN 2:Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam 2.1 Khái niệm và những đặc điểm Khái niệm: Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam là một hệ thống các cơ quan thuộc nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất, nhằm thực hiện những mục tiêu do bản chất giai cấp của nhà nước XHCN quy định.2.1 Khái niệm và những đặc điểm Đặc điểm:- Thứ nhất, Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân;- Thứ hai, bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất (nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa); - Thứ ba, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; - Thứ tư, bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa có đội ngũ cán bộ, công chức biết lắng nghe ý kiến của nhân dân và luôn chịu sự giám sát của nhân dân. -Thứ nhất, nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân -Thứ hai, nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. -Thứ ba, nguyên tắc tập trung dân chủ-Thứ tư, nguyên tắc pháp chế XHCN2.2 Những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân - Cơ sở pháp lý: Điều 2 Hiến pháp 1992: “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.” - Nội dung: + Bảo đảm nhân dân tham gia đông đảo và tích cực vào việc lập ra Bộ máy nhà nước; + Thiết lập cơ chế để nhân dân tham gia đông đảo vào việc quản lý các công việc nhà nước và quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước. Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước - Cơ sở pháp lý: Điều 4 Hiến pháp 1992: “Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và lãnh đạo xã hội”. + Đảng cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, là đội tiên phong, bộ tham mưu chiến đấu có tổ chức và tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân Việt Nam. + Đảng gồm những người ưu tú nhất, có giác ngộ cộng sản chủ nghĩa, gương mẫu, dũng cảm và hy sinh nhất ... Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nướcSự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nướcĐề ra các chủ trương, chính sách, phương hướng phát triển đất nướcĐịnh hướng việc củng cố và hoàn thiện tổ chức hoạt động của BMNNGiới thiệu những Đảng viên ưu túTuyên truyền, giáo dục nhân dân Nguyên tắc tập trung dân chủ Cơ sở pháp lý: Điều 6 Hiến pháp 1992: “Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.” - Nội dung: +Tập trung: là quyền lực tập trung thống nhất từ trung ương xuống địa phương. +Dân chủ có nghĩa là dù phục tùng cấp trên nhưng cấp dưới có quyền đưa ra những đề nghị, đề đạt những vấn đề mang tính đặc thù của địa phương. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa - Cơ sở pháp lý: Điều 12 Hiến pháp 1992 “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa” - Nội dung: Tất cả các cơ quan nhà nước phải tuân thủ pháp luật, hoạt động trên cơ sở pháp luật. 2.3 Các loại cơ quan trong bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam - Bộ máy nhà nước bao gồm nhiều cơ quan, bộ phận tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất, hợp thành một hệ thống thống nhất. - Cơ quan nhà nước với tính cách là bộ phận cấu thành của Bộ máy nhà nước, là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc và trình tự nhất định, có cơ cấu tổ chức và được giao thực hiện quyền lực nhà nước, được quy định trong các văn bản pháp luật để thực hiện một phần những nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà nước. 2.3 Các loại cơ quan trong bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam Cơ quan nhà nước Cơ quan lập phápCơ quan tư pháp Cơ quan hành pháp2.3.1 Cơ quan quyền lực nhà nước a/ Quốc Hội (1)Cơ sở pháp lý: Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức Quốc hội năm 2001.Khái niệm: Điều 83 - Hiến pháp 1992: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Quốc hội do nhân dân cả nước bầu theo nguyên tắc phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Quốc Hội (2)Chức năng Quốc hộiQH là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp;QH là cơ quan thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước, giám sát việc tuân theo hiến pháp và pháp luật;QH quyết định những vấn đề cơ bản nhất về đối nội và đối ngoại của đất nước, các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước; QH xác định các nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, trực tiếp bầu, bổ nhiệm các chức vụ cao nhất trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương. Quốc Hội (3) Hoạt động của QH - Quốc hội là cơ quan tập thể, làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. - Quốc hội có quyền ban hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết. - Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 5 năm; - QH họp mỗi năm 02 kỳ. Trong trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất 1/3 số đại biểu, QH có thể tiến hành kỳ họp bất thường. Việc triệu tập và chuẩn bị, chủ trì các cuộc họp của QH do UBTVQH thực hiện. Quốc Hội (4) Hoạt động của QH (tt) - Việc thông qua quyết định: ít nhất ½ tổng số đại biểu Quốc hội tán thành. Đặc biệt, trong 03 trường hợp sau thì phải có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, đó là: + Bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội; + Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; + Rút ngắn hay kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội.Quốc Hội (5) Cơ cấu tổ chức của Quốc hội: gồm: + Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; + Hội đồng dân tộc; + Các Ủy ban Quốc hội; + Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội;Quốc Hội (6) Các Ủy ban Quốc hội: (có hiệu lực thi hành từ 01/7/2007)1. Uỷ ban pháp luật;2. Uỷ ban tư pháp;3. Uỷ ban kinh tế;4. Uỷ ban tài chính, ngân sách;5. Uỷ ban quốc phòng và an ninh;6. Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;7. Uỷ ban về các vấn đề xã hội;8. Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường;9. Uỷ ban đối ngoại. 2.3.1 Cơ quan quyền lực nhà nước b/ Hội đồng nhân dân các cấp (1) Cơ sở pháp lý: Chương IX Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003. HĐND được thiết lập ở các cấp hành chính, lãnh thổ: tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh và phường, xã, thị trấn.Hội đồng nhân dân (2) Khái niệm: HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. HĐND ban hành Nghị quyết. Nhiệm kỳ của HĐND là 05 năm. HĐND họp mỗi năm hai kỳ. Ngoài ra, có thể có những kỳ họp bất thường do nhu cầu chính trị, xã hội đòi hỏi.Hội đồng nhân dân (3)Hội đồng nhân dân chịu sự giám sát và hướng dẫn hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, chịu sự hướng dẫn và kiểm tra của Chính phủ trong việc thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.Đại diện cho nhân dân địa phương, HĐND căn cứ vào quyết định của các cơ quan nhà nước ở trung ương, quyết định những chủ trương biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, nâng cao mức sống của nhân dân, làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước; giám sát hoạt động của thường trực HĐND, Ủy ban nhân dân cùng cấp, toà án nhân dân, và viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát thực hiện nghị quyết của HĐND, việc tuân theo hiến pháp, pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân ở địa phương Hội đồng nhân dân (4)Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ở mỗi đơn vị hành chính không giữ chức vụ đó quá hai nhiệm kỳ liên tục. Cấp tỉnh Cấp xãCấp huyện Thường trực HĐND(Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên thường trực) Ban văn hoá - xã hội Ban pháp chế Ban kinh tế và ngân sách Các Ban Thường trực HĐND(Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên thường trực) Các Ban Thường trực HĐND (Chủ tịch, Phó Chủ tịch) Ban pháp chế Ban dân tộc Ban kinh tế - xã hội Cơ cấu tổ chức HĐND 2.3.2 Cơ quan hành pháp/hành chính/quản lý NN a/ Chính phủ (1) Cơ sở pháp lý: Chương VIII Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức Chính phủ năm 2001. Khái niệm: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. - Chính phủ có chức năng thống nhất quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. - Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Chính phủ (2)Chính phủHành chính (quản lý )Chấp hành(Thi hành các quyết định và văn bản của cấp trên - Quốc hội.) Chính phủ (3) Thành phần Chính phủ: Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ. - Thủ tướng Chính phủ được quy định là người đứng đầu Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ phải là đại biểu Quốc hội, do Quốc hội bầu, bãi miễn theo đề nghị của CTN. - Các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ, được Thủ tướng Chính phủ lựa chọn, không nhất thiết phải là đại biểu QH và đề nghị QH phê chuẩn.Chính phủ (4) Các hình thức hoạt động của Chính phủ: - Hoạt động của tập thể Chính phủ: ban hành Nghị định. - Hoạt động của Thủ tướng Chính phủ: ban hành Quyết định. - Hoạt động của Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ: ban hành Thông tư. b/ Ủy ban nhân dân các cấp (1) Cơ sở pháp lý: Chương IX Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003. UBND được thiết lập ở các cấp hành chính, lãnh thổ: tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh và phường, xã, thị trấn.Ủy ban nhân dân (2) Khái niệm: UBND do HĐND bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Cơ cấu của UBND có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Nhiệm kỳ của UBND theo nhiệm kỳ của HĐND. UBND ban hành Quyết định và Chỉ thị. Ủy ban nhân dân (3)Uỷ ban nhân dân cấp dưới chịu sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp trên. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo của Chính phủ. 2.3.3 Cơ quan tư phápa/ Tòa án nhân dân (1) Cơ sở pháp lý: Chương X Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002. Tòa án nhân dân nước CHXHCN VN, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ chế độ XHCN và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Tòa án nhân dân (2) Hiến pháp 1992: "Toà án nhân dân tối cao, các toà án nhân dân địa phương, các toà án quân sự và các toà án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước CHXHCN VN" (điều 127) Hoạt động xét xử là chức năng chủ yếu của tòa án nhân dân. Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật. Cơ cấu tổ chức của hệ thống toà án (3) 1. Toà án nhân dân tối cao; 2. Các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 3. Các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; 4. Các Toà án quân sự; 5. Các Toà án khác do luật định. Tòa án nhân dân (4) Các nguyên tắc xét xử của toà án nhân dân. 1.Việc xét xử của toà án nhân dân có hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của pháp luật. 2. Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, 3. Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập chỉ tuân theo pháp luật. 4. Toà án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp đặc biệt do luật định. 5. Toà án bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo và quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.Tòa án nhân dân (5)1- Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng. Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do pháp luật quy định thì có hiệu lực pháp luật. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.2- Đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm do pháp luật tố tụng quy định Tòa án nhân dân (6)Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh tòa, Phó Chánh tòa các Tòa chuyên trách, Vụ trưởng, Phó vụ trưởng và các chức vụ khác trong Tòa án nhân dân tối cao, trừ Phó Chánh án, Thẩm phán;Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán các Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán;Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh án, Phó Chánh án các Tòa án nhân dân địa phương sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân địa phương; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ quốc phòng 2.3.3 Cơ quan tư phápb/ Viện kiểm sát nhân dân (1) Cơ sở pháp lý: Chương X Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002. Viện kiểm sát nhân dân (2) Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. - Với chức năng thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất có quyền truy tố một cá nhân ra trước tòa án bằng Cáo trạng nhân dân Nhà nước CHXHCN Việt Nam. - Với chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án của các cơ quan tư pháp và của các cơ quan nhà nước có liên quan.Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân (3) - VKSND gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và các Viện kiểm sát quân sự. - VKSND do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng VKSND cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng VKSND cấp trên; Viện trưởng VKSND các địa phương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng VKSND tối cao. Viện kiểm sát nhân dân (3)Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước; chịu sự giám sát của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Quốc hội. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.Viện kiểm sát nhân dân (4)Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân địa phương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực, Điều tra viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân.2.3.4 Chủ tịch nước CHXHCN VN Cơ sở pháp lý: Chương VII Hiến pháp 1992. Khái niệm: “Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước CHXHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại.” Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu Chủ tịch nước mới.2.3.4 Chủ tịch nước CHXHCN VN Chủ tịch nước có chế định đặc biệt, thể hiện trên 03 quyền (lập pháp, hành pháp, tư pháp). -> Lập pháp: CTN công bố Luật -> Hành pháp: CTN Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Phó thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. -> Tư pháp: Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Phó chánh án tòa án nhân dân tối cao và thẩm phán tòa án nhân dân tối cao; Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn (1/3thời hạn), tù chung thân (4năm) nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt.
File đính kèm:
- bai_giang_mon_phap_luat_dai_cuong_chuong_1_khai_quat_ve_nha.ppt