Bài giảng Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin

Tóm tắt Bài giảng Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin: ...c sinh ra do sự tác động trực tiếp của sự vật, hiện tượng lên các giác quan của con người. Cảm giác phản ánh từng mặt, từng khía cạnh, từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng. Nguồn gốc và nội dung của cảm giác là thế giới khách quan, còn bản chất của cảm giác là hình ảnh chủ quan về t...g đi vào cất trữ. d. Tiền tệ dùng để làm phương tiện thanh toán tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua hàng v.v. Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến trỡnh độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu. Trong hỡnh thức giao dịch này trước tiên tiền làm chức năng thước đ...ng thời kỳ cũn tồn tại sự đối đầu giữa hai hệ thống thế giới tư bản chủ nghĩa và xó hội chủ nghĩa, nay cú chiều hướng diễn biến phức tạp sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Một mặt, sự phát triển của xu thế toàn cầu hoá và của cách mạng khoa học và công nghệ khiến các nước đó phải liên kết vớ...

pdf283 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết 
Ra đời và tồn tại trong điều kiện bao vây của chủ nghĩa đế quốc, để tồn tại và 
phát triển, V.I.Lênin đã từng thể nghiệm hai phương thức xây dựng chủ nghĩa xã hội: 
Cộng sản thời chiến và chính sách kinh tế mới. Sau khi V.I.Lênin mất, Stalin đã thực 
hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình a) Công nghiệp hoá và tập 
thể hoá nông nghiệp với tốc độ tập trung cao trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp 
nặng. b) Nhanh chóng xoá bỏ chế độ sở hữu tư nhân, thiết lập chế độ công hữu về tư 
liệu sản xuất, dưới hai hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Xoá bỏ thị 
trường tự do, thiết lập nền kinh tế hiện vật. c) Nhà nước trực tiếp điều hành nền kinh 
tế theo kế hoạch tập trung thống nhất, Đảng giữ vai trò lãnh đạo nhưng thực chất 
Đảng trực tiếp điều hành nhà nước. 
Với mô hình tổ chức kinh tế xã hội như vậy, chủ nghĩa xã hội đã biến tất cả 
mọi thành viên trong xã hội trở thành người làm công ăn lương cùng với cơ chế kế 
hoạch hoá tập trung, làm hạn chế khả năng, sức sáng tạo của người lao động. 
Song sự ra đời, tồn tại của chủ nghĩa xã hội kiểu Xôviết không phải là sản 
phẩm thuần tuý mà bắt nguồn từ hoàn cảnh và nhu cầu lịch sử cụ thể. Khi chủ nghĩa 
tư bản đã bộc lộ những mặt xấu xa của nó thì chủ nghĩa xã hội ra đời như là nhân tố 
chống lại những mặt xấu đó và nó được tổ chức mang những đặc trưng đối lập với 
 275 
chủ nghĩa tư bản. Chính vì thế nó đã phát huy sức mạnh giúp cho Liênxô trước đây 
và Việt Nam sau này tập trung được sức mạnh trong cuộc chiến tranh giải phóng. 
Tuy nhiên, mô hình chủ nghĩa xã hội Xôviết được xây dựng trên cơ sở chưa đủ 
chín muồi về cơ sở vật chất, nên trong thực tế đã vi phạm quy luật kinh tế khách 
quan quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. 
Trong điều kiện lực lượng sản xuất chưa phát triển và còn ở nhiều trình độ khác 
nhau, nhưng đã vội vã xác lập quan hệ sản xuất công hữu và phương thức phân phối 
mang tính bình quân, bao cấp, từ đó hạn chế tính sáng tạo của cơ sở, của người lao 
động. Những mâu thuẫn trong việc tổ chức xã hội theo mô hình Xôviết trong những 
điều kiện lịch sử nhất định lại bị che khuất bởi phải phục vụ cho những mục tiêu 
chính trị cao hơn. Khi mục tiêu chính trị đã được giải quyết thì những mâu thuẫn đó 
bắt đầu bộc lộ, nhưng do chưa kịp thời tổng kết những bài học từ thực tiễn xây dựng 
chủ nghĩa xã hội để bổ sung phát triển, làm cho chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào 
tình trạng khó khăn khủng hoảng vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX. 
Để thoát khỏi khó khăn khủng hoảng các nước xã hội chủ nghĩa đều nhận thấy 
sự cần thiết là phải tiến hành cải cách, cải tổ, đổi mới. Trong quá trình thực hiện một 
số nước đã thành công từng bước đưa đất nước vượt qua khó khăn, khủng hoảng. tiếp 
tục kiên định đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Một số nước khác do những 
nguyên nhân khách quan và chủ quan, chế độ xã hội chủ nghĩa sau nhiều năm xây 
dựng, nhưng chỉ trong 2 năm chủ nghĩa xã hội ở Liênxô (tháng 12/1991) và Đông Âu 
(tháng 9/1989) đã sụp đổ. 
2. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực 
mô hình kiểu Liênxô 
a. Nguyên nhân sâu xa là những sai lầm thuộc về mô hình phát triển của 
chủ nghĩa xã hội Xôviết 
Chủ nghĩa xã hội hiện thực ra đời và tồn tại hơn 70 năm, đã qua những thử 
thách khó khăn cực kỳ to lớn, ngay lúc mới ra đời nằm trong vòng vây thù địch của 
chủ nghĩa đế quốc và sự phản loạn từ bên trong, dù bị bao vây kinh tế hay chiến 
tranh thế giới đều không thể đánh đổ được Liênxô, không thể đánh đổ được chủ 
nghĩa xã hội. Không những thế trong khó khăn thử thách đã làm cho chủ nghĩa xã hội 
 276 
không ngừng lớn mạnh, từ một nước đã trở thành hệ thống thế giới. Liênxô từ một 
nước kinh tế, văn hoá lạc hậu phát triển thành một “siêu cường”, đối trọng với Mỹ- 
cường quốc tư bản chủ nghĩa số một thế giới. Nhưng tại sao trong một thời gian ngắn 
lại xảy ra những thay đổi to lớn đến thế? Nguyên nhân của nó ở đâu? Cần có lời giải 
xác đáng. 
Như đã phân tích ở trên, chủ nghĩa xã hội Xôviết ra đời trong điều kiện lịch sử 
đặc biệt, mô hình tổ chức xã hội để thích ứng với hoàn cảnh lịch sử đó khó tránh khỏi 
những khuyết tật. Khi điều kiện lịch sử thay đổi mô hình đó không kịp thời thay đổi 
bổ sung để thích ứng thì những khuyết tật ấy bộc lộ ra và dẫn tới khủng hoảng toàn 
hệ thống. Nếu như mô hình tổ chức xã hội dựa trên kế hoạch hoá tập trung đã phát 
huy được sức mạnh cho cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại thì trong điều kiện hoà bình 
xây dựng chủ nghĩa xã hội mô hình này tỏ ra không phù hợp. Cơ chế kế hoạch hoá 
tập trung làm mất đi tính chủ động sáng tạo của người lao động, chậm trễ trong việc 
tiếp thu những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Trong khi đó 
các nước tư bản chủ nghĩa với nền kinh tế thị trường lại tiếp nhận thành tựu của cuộc 
cách mạng khoa học công nghệ vào những năm 80 của thế kỷ XX nhanh hơn các 
nước xã hội chủ nghĩa. Trong những điều kiện lịch sử mới, mô hình chủ nghĩa xã hội 
Xôviết tỏ ra không còn phù hợp, chính đó là nguyên nhân sâu xa làm cho xã hội chủ 
nghĩa lâm vào khủng hoảng dẫn tới sụp đổ ở Liênxô và Đông Âu. 
b. Nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ 
Với cùng một mô hình tổ chức xã hội kiểu Xôviết, khi gặp khó khăn khủng 
hoảng các nước xã hội chủ nghĩa đều tiến hành cải cách, cải tổ, đổi mới, nhưng 
Liênxô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu thì sụp đổ, một số nước xã hội chủ 
nghĩa khác thì không. Chung quy lại vấn đề nảy sinh từ nội bộ Đảng cầm quyền và 
sai lầm, sự phản bội của những người lãnh đạo cao nhất. Bởi vì, các nước xã hội chủ 
nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, đảng là trung tâm lãnh đạo và chỉ huy của nhà 
nước và xã hội. Đảng có vấn đề thì đó là vấn đề mang tính sống còn đối với nhà nước 
và đối với chế độ. 
 277 
Trong cải tổ, Đảng Cộng sản Liên Xô đã mắc sai lầm rất nghiêm trọng về 
đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đảng không coi trọng kết hợp chủ nghĩa 
Mác-Lênin với thực tiễn nước mình và đặc điểm thời đại, không coi trọng việc kế 
thừa, bổ sung và phát triển lý luận mácxít. Hoặc là giáo điều, rập khuôn máy móc, 
không căn cứ vào tình hình mới để phát triển sáng tạo. Đánh giá không công bằng 
với lịch sử, từ chỗ phê phán sai lầm của cá nhân đi đến phủ nhận toàn bộ lịch sử của 
Đảng và của nhà nước, phủ định chế độ xã hội chủ nghĩa, phủ định chủ nghĩa Mác-
Lênin để cuối cùng đi theo con đường chủ nghĩa dân chủ xã hội. 
Về tổ chức. Chế độ tập trung trong Đảng bị phá hoại, không những làm cho 
Đảng mất khả năng của bộ chỉ huy chiến đấu mà ngay mâu thuẫn trong đảng cũng 
không giải quyết nổi. Tính chất quan liêu, giáo điều bảo thủ rất nặng nề ở bộ phận lãnh 
đạo cấp cao của Đảng và nhà nước tác động to lớn đến đời sống xã hội. Nhân danh cải 
tổ với khẩu hiệu dân chủ hoá, công khai hóa trong bộ phận lãnh đạo cấp cao đã hình 
thành các phe nhóm. Với chiêu bài phi chính trị lực lượng vũ trang, quân đội có nhiệm 
vụ bảo vệ tổ quốc chứ không thuộc đảng phái nào để tách lực lượng vũ trang khỏi sự 
lãnh đạo của Đảng Cộng sản, từng bước vô hiệu hoá và giải tán Đảng Cộng sản. Sự 
phân liệt Đảng Cộng sản thành các phe nhóm chính trị khác nhau, nhiều tổ chức, đảng 
phái chính trị ra đời đấu tranh giành quyền lực chính trị. Khuynh hướng dân tộc ly 
khai nảy sinh, những cuộc xung đột đẫm máu xảy ra tạo môi trường cho các lực lượng 
phản động trỗi dậy, xã hội mất phương hướng gây thảm hoạ cho nhân dân. 
Lực lượng phản bội trong nước tìm chỗ dựa từ các chính phủ tư sản bên ngoài, 
các thế lực chống chủ nghĩa xã hội cũng xem đây là cơ hội tốt để thực hiện ý đồ 
“diễn biến hoà bình”. Chúng ra sức cổ vũ lôi kéo những phần tử cơ hội, phản bội giữ 
địa vị cao ở các cơ quan đảng, nhà nước để đưa đất nước theo xu hướng tư bản. Khi 
bộ phận lãnh đạo tối cao đã liên kết với lực lượng đế quốc bên ngoài thì chủ nghĩa xã 
hội theo mô hình Xôviết dễ dàng sụp đổ. 
Vậy chủ nghĩa xã hội sụp đổ có phải là tất yếu lịch sử? Trong bối cảnh chủ 
nghĩa xã hội mô hình Xôviết trì trệ và khủng hoảng thì cải cách, cải tổ, đổi mới là tất 
yếu mới có thể đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng. Nhưng sự sụp đổ của chủ nghĩa xã 
 278 
hội không thể là tất yếu vì thực tế ở những nước xã hội chủ nghĩa khác qua cải cách 
đổi mới đã đưa đất nước từng bước thoát khỏi khó khăn. khủng hoảng như Trung 
Quốc, Việt Nam. Vấn đề là ở chỗ cải cách, cải tổ, đổi mới như thế nào, cần phải giữ 
vững nguyên tắc nào mà thôi. 
III. TRIỂN VỌNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 
1. Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của xã hội loài người 
a. Bản chất của chủ nghĩa tư bản không thay đổi 
C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng đánh giá rất cao vai trò lịch sử của giai cấp tư 
sản và chủ nghĩa tư bản. Trong tác phẩm Tuyên ngôn của đảng cộng sản, các ông viết 
“giai cấp tư sản đã đóng vai trò hết sức cách mạng trong lịch sử”; song các ông cũng 
dự báo và chứng minh những dự báo của mình “sự sụp đổ của giai cấp tư sản và sự 
thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”. 
Vận dụng quan điểm, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin trong tác 
phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” chỉ ra những mâu 
thuẫn, xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản đến chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn 
“tột cùng”, ăn bám và giãy chết và là phòng chờ của chủ nghĩa xã hội. Nhưng tình 
hình thực tế trong mấy thập niên vừa qua, chủ nghĩa tư bản ngày nay phát triển rất 
mạnh do biết tự điều chỉnh và thích ứng, biết tìm bí quyết để sống lại từ con đường 
cùng. Chủ nghĩa tư bản còn khả năng để phát triển nhưng bản chất của chủ nghĩa tư 
bản thì không thay đổi, những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, bản thân nó không 
thể khắc phục nổi, đó là tình trạng khủng hoảng kinh tế, ngoài khủng hoảng mang 
tính chu kỳ ra còn có khủng hoảng cơ cấu, khủng hoảng thể chế, khủng hoảng tài 
chính tiền tệ v.v. Các loại khủng hoảng và những khó khăn của chủ nghĩa tư bản đã 
dẫn tới hàng loạt vấn đề xã hội nảy sinh như tình trạng thất nghiệp, nghèo khó và 
chênh lệch giàu nghèo xã hội, mâu thuẫn dân tộc tăng lên, trật tự xã hội hỗn loạn, 
hoạt động tội phạm gia tăng v.v. Chủ nghĩa tư bản ngày nay dù đã có những điều 
chỉnh nhưng vẫn là “một thế giới không thể chấp nhận” như Renê Duynông khẳng 
định trong cuốn sách của mình. 
b. Các yếu tố xã hội chủ nghĩa đang nảy sinh trong lòng chủ nghĩa tư bản 
 279 
Theo quan điểm của C.Mác “sự thay thế của các hình thái kinh tế-xã hội là một 
quá trình lịch sử-tự nhiên”. Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội với tư cách là hai 
hình thái kinh tế xã hội khác nhau, kế tiếp nhau, xã hội trước tất yếu bị xã hội sau thay 
thế, xã hội sau vừa phủ nhận xã hội trước vừa kế thừa và phát triển những thành tựu 
mà xã hội trước tạo ra. Chủ nghĩa tư bản ngày nay đã phát triển đến giai đoạn cao nhất 
của nó- chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước- đã gần với chủ nghĩa xã hội hơn. Theo 
V.I. Lênin chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự chuẩn bị đầy đủ nhất cho chủ 
nghĩa xã hội, là giai đoạn trước của chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tư bản ngày nay đã 
tạo ra nền sản xuất lớn với khoa học công nghệ ngày càng hiện đại, sự phát triển xã hội 
hoá sản xuất đang “nẩy mầm” những nhân tố của chủ nghĩa xã hội. Sự xuất hiện 
những công ty cổ phần trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, sự tăng lên của 
nó và những nhân tố xã hội chủ nghĩa khác có nghĩa là sự phát triển của quá trình lịch 
sử tự nhiên trong đó chủ nghĩa tư bản bắt đầu quá độ sang phương thức sản xuất mới. 
Trong xã hội tư bản hiện đại, về mặt sở hữu, sự xuất hiện quốc hữu hoá, chế độ hợp 
tác, công ty cổ phần, nhà nước đóng vai trò điều tiết quản lý về vốn, nguồn lao động 
tham gia quản lý xí nghiệp ở mức độ khác nhau, sự rút ngắn khoảng cách giữa thành 
thị và nông thôn, lao động trí óc với lao động chân tay, tính dân chủ và xã hội của nhà 
nước tăng lên v.v tất cả những cái đó nếu không nói đó là những nhân tố của chủ nghĩa 
xã hội ở mức độ nhất định, thì đó cũng là sự chuẩn bị điều kiện vật chất cho chủ nghĩa 
xã hội. Tuy nhiên điều đó vẫn chưa vượt ra khỏi cái khung tư bản chủ nghĩa, sự biến 
đổi về lượng chưa chuyển thành sự biến đổi về chất, vẫn là chủ nghĩa tư bản. 
c.Tính đa dạng các xu hướng phát triển của thế giới đương đại 
Sau cách mạng Tháng Mười nhất là từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, với sự 
tồn tại hai hệ thống kinh tế xã hội đối lập nhau đã tác động đến sự lựa chọn con 
đường phát triển của các dân tộc. 
Ở các nước vốn trước đây là thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc sau khi giành 
độc lập đã, đang lựa chọn con đường phát triển của dân tộc mình. Con đường tư bản 
tư nghĩa trong những điều kiện nhất định đã đem lại những thành công cho một số 
nước còn phần lớn cách nước khác không thoát khỏi đói nghèo, nợ nần chồng chất. 
 280 
Ngay ở các nước tư bản phát triển cũng nảy sinh xu hướng phát triển “phi tư 
bản”, “hậu tư bản”, xu hướng xã hội dân chủ v.v điều này chứng tỏ chủ nghĩa tư bản 
không phải là “xã hội tốt đẹp cuối cùng”, không phải là tương lai của loài người mà 
nó sẽ phải bị thay thế. 
2. Chủ nghĩa xã hội- tương lai của xã hội loài người 
a. Sự sụp đổ của Liênxô và các nước Đông Âu không có nghĩa là sự cáo 
chung của chủ nghĩa xã hội 
Cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX, sự kiện Liênxô, Đông 
Âu sụp đổ, phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới bị tổn thất nghiêm trọng. Kẻ thù thì 
vội vã vui mừng cho đó là sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội, sự cáo chung của chủ 
nghĩa Mác, còn người dân cũng không khỏi hoang mang bối rối. Sự thật, sự tan rã 
của Liên xô, Đông Âu không phải là sự thất bại của chế độ và nguyên tắc cơ bản của 
chủ nghĩa xã hội mà chỉ là sự thất bại của một mô hình thực tiễn nhất định. Mô hình 
chủ nghĩa xã hội kiểu Liênxô, mô hình chủ nghĩa xã hội cứng nhắc, nó không đồng 
nghĩa với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội với tính cách là một hình thái kinh tế-xã hội 
mà loài người đang vươn tới. Sự sụp đổ của Liênxô và Đông Âu cũng không vì thế 
mà thay đổi nội dung, tính chất của thời đại. Thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ 
từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở Liênxô và 
Đông Âu chỉ chứng tỏ tính quanh co, phức tạp của sự phát triển xã hội mà thôi. 
b. Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại tiến hành cải cách mở cửa, đổi mới 
và ngày càng thu được những thành tựu to lớn 
Trong bối cảnh Liênxô và các nước xẫ hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, thì ở 
một số nước xã hội chủ nghĩa khác điển hình là Trung Quốc và Việt Nam đã tiến 
hành đổi mới, cải cách mở cửa thành công, đã đưa đất nước vượt qua khó khăn 
khủng hoảng và đạt được những thành tựu to lớn. Trên cơ sở kiên trì, vận dụng sáng 
tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình, trong qua trình đổi 
mới, cải cách, mở cửa đã giữ vững nguyên tắc, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng 
sản đối với nhà nước và xã hội. Để giữ vững vai trò lãnh đạo, Đảng phải tự đổi mới 
theo hướng dân chủ, khoa học phù hợp với điều kiện cụ thể của nước mình. 
 281 
 Đã từ bỏ mô hình kinh tế kế hoạch tập trung chuyển sang kinh tế thị trường, 
thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế, đa dạng hoá các hình thức sở hữu, 
lấy hình thức phân phối theo lao động là nguyên tắc chủ yếu. Xây dựng nhà nước 
pháp quyền xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện hội nhập quốc tế. Nhà nước quản 
lí vĩ mô, giảm dần sự can thiệp vi mô, thực hiện chế độ dân chủ, công khai minh 
bạch. Xác định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường khó khăn lâu dài, trải 
qua nhiều giai đoạn. 
Sau hơn 30 năm (1978) cải cách, mở cửa của Trung Quốc, hơn 20 năm (1986) 
đổi mới ở Việt Nam, Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, 
được cộng đồng quốc tế thừa nhận và đánh giá cao, vị thế của Trung Quốc và Việt 
Nam ngày càng được thế giới tôn trọng. Thành công của cải cách, mở cửa của Trung 
Quốc, đổi mới ở Việt Nam cũng là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin, của chủ nghĩa 
xã hội. 
c. Sự xuất hiện xu hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở các nước Mỹ Latinh 
Cùng với những thành công của công cuộc cải cách, đổi mới của Trung Quốc 
và Việt Nam, sự hồi phục của các Đảng Cộng sản ở các nước xã hội chủ nghĩa trước 
đây, ở Mỹ Latinh đã xuất hiện xu hướng thiên tả từ những năm 90 của thế kỷ XX và 
hiện nay không ngừng lớn mạnh. Thông qua bầu cử các lực lượng dân chủ, tiến bộ đã 
thành lập được chính phủ lên cầm quyền ở các nước Mỹ Latinh như Vênêzuala, 
Nicaragoa, Bôlivia, Braxin, Acgentina v.v nhiều nước đã tuyên bố lựa chọn con 
đường xã hội chủ nghĩa. Mô hình chủ nghĩa xã hội nhiều nước Mỹ Latinh lựa chọn 
tạo thành mô hình “chủ nghĩa xã hội Mỹ Latinh thế kỷ XXI”, mô hình này về đại thể 
có những nội dung cơ bản là Về tư tưởng, lấy chủ nghĩa Mác, tư tưởng tiến bộ của 
Ximôn Bôlivia, tư tưởng nhân đạo thiên chúa giáo làm nền tảng. Về chính trị, nhấn 
mạnh tư tưởng “dân chủ cách mạng” và chính quyền nhân dân, xây dựng mô hình xã 
hội theo đó nhân dân tham gia vào công việc của nhà nước, thực hiện công bằng xã 
hội. Về kinh tế, chủ trương thực hiện kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà 
nước và hợp tác giữ vai trò chủ đạo, giành lại chủ quyền dân tộc đối với tài nguyên 
thiên nhiên đặc biệt là dầu mỏ, nước sạch v.v thực hiện công bằng, giải quyết vấn đề 
 282 
bất bình đẳng và phân hoá xã hội. Về đối ngoại, thúc đẩy khối đại đoàn kết Mỹ 
Latinh và quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, lấy hợp tác thay thế cạnh tranh, đấu 
tranh cho một thế giới đa cực dân chủ, chú trọng kinh nghiệm quốc tế của các nước 
xã hội chủ nghĩa như Cu Ba, Việt Nam, Trung Quốc. Mô hình chủ nghĩa xã hội Mỹ 
Latinh tuy còn điểm này điểm khác, còn tiếp tục được nghiên cứu, theo dõi, nhưng 
với sự xuất hiện mô hình đó chứng tỏ sức sống và khả năng phát triển của chủ nghĩa 
xã hội và lòng tin vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa của nhân dân lao động. 
Tóm lại, tình hình thế giới đang vận động rất phức tạp, những diễn biến từ sau 
cách mạng Tháng Mười Nga đến nay cũng chứng tỏ dù phải trải qua những bước 
quanh co phức tạp nhưng loài người nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội, đó cũng 
chính là quy luật vận động khách quan của lịch sử. 
Câu hỏi ôn tập 
1. Sự ra đời hệ thống xã hội chủ nghĩa và những thành tựu của nó? 
2. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội 
Xôviết? 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-
Lênin. Nxb. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009; 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản 
của chủ nghĩa Mác-Lênin, ban hành theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 
18/9/ 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; 
 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Dự thảo 5 Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của 
chủ nghĩa Mác-Lênin, tháng 9/2008 (Tài liệu Tập huấn tháng 10 năm 2008); 
 283 
 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 
(Tài liệu phục vụ dạy và học Chương trình các môn Lý luận chính trị trong các 
trường đại học, cao đẳng). Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2008; 
5. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các bộ môn 
khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình Triết học Mác-Lênin. Nxb. 
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; 
6. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các bộ môn 
khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin. 
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; 
7. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các bộ môn 
khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học. 
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; 
8. Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Trọn bộ 12 tập 
9. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. 
Trọn bộ 50 tập; 
 10. V.I.Lênin: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Trọn bộ 55 
tập 
 11. Các nghiên cứu và bài giảng của các đồng nghiệp 
Chúc các em đạt được nhiều thành công 
trong mọi lĩnh vực của cuộc sống 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_nguyen_ly_co_ban_cua_chu_nghia_mac_lenin.pdf
Ebook liên quan