Bài giảng Nhân học y tế và xã hội học sức khỏe - Bài 2: Cấu trúc xã hội các yếu tố xã hội quyết định sức khoẻ
Tóm tắt Bài giảng Nhân học y tế và xã hội học sức khỏe - Bài 2: Cấu trúc xã hội các yếu tố xã hội quyết định sức khoẻ: ...ấp?Các nhà XHH còn sử dụng khái niệm phân tầng xã hội để chỉ một hệ thống mà xã hội xếp hạng các cá nhân.Tầng lớp quí tộcTầng lớp lao động thủ công14/4/1912Phân tầng xã hộiLà một trong những nội hàm quan trọng nhất của CTXH, chỉ sự phân bố không công bằng về các giá trị giữa các thành viên xã hội.Gi... thực tế, hầu hết các vị thế đều là sự kết hợp của các thành tựu và những cái có sẵn. Vị thế tự nhiên có thể ảnh hưởng đến vị thế đạt được.Vị thế xã hộiVị thế chính: Một số vị thế có tầm quan trọng hơn các vị thế khác. Vị thế chính là vị thế có tầm quan trọng đặc biệt thường ảnh huởng đến cuộc sống ... cầu lợi ích, chia sẽ nhất định. Đặc trưng của nhóm xã hộiChuẩn mực nhóm: giá trị, khuôn mẫu hành vi mà các thành viên chia sẻ trong một nhóm.Áp lực nhóm: nảy sinh do khác quan điểm/chuẩn mực của các thành viên trong quá trình thực hiện một vai trò nhất định.Ví dụ?Thiết chế xã hội(Social Institutio...
BÀI 2CẤU TRÚC XÃ HỘI CÁC YẾU TỐ XÃ HỘI QUYẾT ĐỊNH SỨC KHOẺ(Social Structure and Determinants of Health)Lê Hải Hà, MATrường Đại học Y tế công cộnglhh@hsph.edu.vn Mục tiêu Trình bày được khái niệm cấu trúc xã hội và các yếu tố của cấu trúc xã hội.Trình bày được mô hình yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe.Phân tích được tác động của các yếu tố xã hội đến một số chủ đề sức khỏe.Nội dung bài họcCấu trúc xã hội (CTXH) và các thành phần của CTXHCác yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sức khỏeBài tập Thảo luận nhóm (KT1)Tài liệu học tậpSlides bài giảngBài “Cấu trúc xã hội và tình trạng sức khỏe” trong Giáo trình Xã hội học Sức khỏe, Trường ĐHYTCCTài liệu “Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sức khoẻ”. Tài liệu giảng dạy cho đối tượng sau đại học, Trường ĐHYTCCCác tài liệu đọc thêm khác do giáo viên đăng tải trên mạng Elearning của HSPHCấu trúc xã hội là gì?Xã hội học và Nhân học ???Kiến trúc?Khái niệm: Cấu trúc xã hội Tiếp cận về CTXH dựa trên ý tưởng cho rằng xã hội được phân chia thành các thành phần khác nhau với những chức năng khác nhau.Cấu trúc xã hội (CTXH) là sự sắp xếp của các thành phần xã hội và sự tương tác của chúng (Fischer H).CTXH là tổng thể những bộ phận, những thành tố tạo nên một xã hội nhất định. CTXH có quan hệ mật thiết với quan hệ xã hội (Vũ Khiêu).Quan hệ xã hội?Hình thành từ những tương tác xã hộiMang tính mục đích, không ngẫu nhiênLặp đi lặp lạiKhái niệm cấu trúc xã hộiNhư vậy, cấu trúc xã hội bao gồm:Các thành phần xã hội cơ bản của hệ thống xã hội;Mối liên hệ giữa các thành phần xã hội đó.Ví dụ: Gia đình, tôn giáo, luật pháp, y tế là những thành phần cơ bản của xã hội.Mỗi một thành phần đồng thời lại là một hệ thống CTXH nhỏ với những thành phần nhất định.Cấu trúc xã hộiCTXH là một công cụ phân tích, giúp chúng ta hiểu/giải thích được cách thức con người ứng xử/hành động trong đời sống xã hội như thế nào.Ví dụ: Tại sao hút thuốc lá có hại cho sức khỏe mà vẫn có một tỉ lệ người hút thuốc lá?Tại sao những người tham gia giao thông bằng xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm?Các thành phần cơ bản của CTXHPhân tầng xã hội (Social Stratification)Vị thế xã hội (Social Status)Vai trò xã hội (Social Roles)Nhóm xã hội (Social Groups)Thiết chế xã hội (Social Institution)Phân tầng xã hộiPhân tầng: phân lớp thành các tầng khác nhau. Các nhà XHH coi các phân lớp này là các giai cấp xã hội. Giai cấp: những người có cùng vị trí trong một tầng xã hội nhất định.Phân biệt giai cấp và đẳng cấp?Các nhà XHH còn sử dụng khái niệm phân tầng xã hội để chỉ một hệ thống mà xã hội xếp hạng các cá nhân.Tầng lớp quí tộcTầng lớp lao động thủ công14/4/1912Phân tầng xã hộiLà một trong những nội hàm quan trọng nhất của CTXH, chỉ sự phân bố không công bằng về các giá trị giữa các thành viên xã hội.Giá trị bao gồm 3 loại: tài sản, quyền lực, và danh dự.Mọi xã hội đều có sự bất bình đẳng trong phân phối giá trị, người có nhiều người có ít, với mức độ khác nhau (Rodney Stark).Phân tầng xã hộiPhân tầng xã hội tồn tại qua các thế hệ.Phân tầng XH mang tính phổ biến nhưng ở mức độ khác nhau.Trong xã hội giai cấp, các cá nhân/nhóm xã hội có thể thay đổi vị trí của mình trong xã hội. Chuyển lên một vị trí cao hơn gọi là Di động lên, Chuyển xuống một vị trí thấp hơn gọi là di động xuống.Phân tầng xã hội ảnh hưởng đến sự phân bố về sức khỏe giữa các nhóm xã hội khác nhau như thế nào?1st Class3rd Class“Children and Women first”ị thế xã hội(Social status)Vị thế xã hộiLà vị trí hoặc xếp hạng của một cá nhân hay nhóm trong một cấu trúc phân tầng nhất định.Khái niệm vị thế chỉ tất cả các vị trí mà một cá nhân chiếm giữ trong một mốc thời gian nhất định. Mỗi vị thế có các nhiệm vụ, quyền hạn và mong đợi khác nhau => Mỗi vị thế sẽ điều khiển cá nhân có các hành vi khác nhau. Vị thế có thể thay đổi theo thời gian.Vị thế xã hộiCó hai loại vị thế xã hội:Vị thế sẵn có hay vị thế tự nhiên: những vị thế có ngay từ khi cá nhân sinh ra, được thừa hưởng từ gia đình, dòng họ. (Ví dụ: Dân tộc, tôn giáo, màu da, giới )Vị thế đạt được: những vị thế do nỗ lực cá nhân đạt được. (VD: chức vụ giám đốc bệnh viện)Trong thực tế, hầu hết các vị thế đều là sự kết hợp của các thành tựu và những cái có sẵn. Vị thế tự nhiên có thể ảnh hưởng đến vị thế đạt được.Vị thế xã hộiVị thế chính: Một số vị thế có tầm quan trọng hơn các vị thế khác. Vị thế chính là vị thế có tầm quan trọng đặc biệt thường ảnh huởng đến cuộc sống của cá nhân.Cho ví dụ về vị thế chính?Nghề nghiệp thường được coi là vị thế chínhBệnh nhân mắc bệnh mãn tính có phải là vị thế chính không?Vai trò xã hội (Social role)Vai trò xã hộiVai trò là hành vi người ta mong đợi được thực hiện tương ứng với mỗi vị thế xã hội xác định. Sự thực hiện vai trò phải dựa trên sự tương tác với các cá nhân khác và sự trợ giúp của nhóm xã hội mà cá nhân tham gia. Ví dụ: Một người thực hiện vai trò thày thuốc chữa bệnh chỉ khi anh ta tham gia vào một hoạt động y tế nào đó (vị thế: bác sĩ) và khi có người đến chữa bệnh (vị thế bác sĩ xác định trong mối tương quan với vị thế bệnh nhân). Vai trò của sinh viên?Xung đột vai tròLà sự không tuơng thích giữa các vai trò của hai hay nhiều vị thế xã hội khác nhau. Ví dụ?Một người đàn ông: Vị thế: Cảnh sát giao thông => vai trò: giữ gìn trật tự an toàn giao thông (hướng dẫn, giám sát, xử phạt)Vị thế: Người cha => xung đột vai trò khi con trai vi phạm luật ATGTNhóm xã hộiNhóm xã hộiNhóm là một tập hợp từ hai người trở lên, có mối quan hệ xã hội và chia sẻ chung một/nhiều mối quan tâm. (Ví dụ: gia đình, nhóm bạn bè, câu lạc bộ, nhóm bệnh nhân...)Phân biệt nhóm và đám đông:Đám đông là tập hợp người ngẫu nhiên, không có quan hệ xã hội.Nhóm xã hội: Thiết lập mối quan hệ xã hội dựa trên một phân công về vị thế, vai trò, nhu cầu lợi ích, chia sẽ nhất định. Đặc trưng của nhóm xã hộiChuẩn mực nhóm: giá trị, khuôn mẫu hành vi mà các thành viên chia sẻ trong một nhóm.Áp lực nhóm: nảy sinh do khác quan điểm/chuẩn mực của các thành viên trong quá trình thực hiện một vai trò nhất định.Ví dụ?Thiết chế xã hội(Social Institution)Thiết chế xã hộiLà tập hợp bền vững các giá trị, chuẩn mực quy định hành vi của cá nhân/nhóm xã hội, được thừa nhận rộng rãi, có khi được thể chế hóa (có quyền lực buộc phải theo) nhằm đảm bảo một nhu cầu đặc thù nào đó (tôn giáo, kinh tế, xã hội...)Ví dụ: Qui định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người tham gia giao thông bằng xe gắn máyThiết chế xã hộiChức năng của thiết chế: Điều chỉnh hành vi con người phù hợp với quy định và chuẩn mực. Ngăn chặn và kiểm soát, giám sát những hành vi sai lệch với chuẩn mực qua hệ thống pháp luật hoặc dư luận xã hội.Các đặc điểm của thiết chế xã hộiKhá bền vững;Các thiết chế có xu hướng phụ thuộc nhau, sự đổ vỡ hoặc khủng hoảng thiết chế có ảnh hưởng lớn đến xã hội;Nhưng không phải là bất biến.Phố Hà Trung: Trước kia và hiện nayVí dụ: Thiết chế xã hộiThiết chế kinh tế: bảo đảm quá trình sản xuất, phân phối lợi ích và dịch vụ.Thiết chế pháp luật: bảo đảm trật tự, công bằng và kiểm soát xã hội.Thiết chế chính trị: bảo đảm việc thiếp lập và giữ vững quyền hạn chính trị của giai cấp lãnh đạo.Thiết chế gia đình: điều hòa hành vi tình cảm, tình dục và nuôi dạy con cái.Thiết chế xã hộiThiết chế giáo dục: truyền thụ những tri thức văn hóa khoa học cho thế hệ trẻ.Thiết chế y tế: chăm sóc sức khỏe nhân dânNgoài ra có các thiết chế khác như thiết chế khoa học, quân đội, thể thao, đạo đức, dư luận xã hộiThảo luận nhóm Quan hệ xã hội giữa bác sĩ và bệnh nhân được điều chỉnh thông qua các thiết chế xã hội nào?Quan hệ xã hội giữa bác sĩ và bệnh nhân được điều chỉnh thông qua các thiết chế xã hội nào?Thiết chế y tế: Hệ thống các chính sách và qui định về y tếThiết chế luật pháp: Trách nhiệm công dân/trách nhiệm bác sĩDư luận xã hội: Thể hiện thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo, đài, TV .Kết luậnCTXH gồm 5 thành phần cơ bản: phân tầng xã hội, vị thế xã hội, vai trò, nhóm xã hội và thiết chế xã hội.CTXH ảnh hưởng đến sức khỏe. Sự phân bố không đồng đều về tình trạng sức khỏe khác nhau giữa các nhóm xã hội có vị thế xã hội khác nhau (Ví dụ: Titanic)Thiết chế xã hội kiểm soát hành vi của con người phù hợp với chuẩn mực mà CTXH qui định.Xin cảm ơn!
File đính kèm:
- bai_giang_nhan_hoc_y_te_va_xa_hoi_hoc_suc_khoe_bai_2_cau_tru.ppt