Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 1: Lý luận Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật - Nguyễn Hoàng Mỹ Linh

Tóm tắt Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 1: Lý luận Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật - Nguyễn Hoàng Mỹ Linh: ... là ý chí của giai cấp thống trị được đề lên thành luật, ý chí đó do những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội quyết định” (Tuyên ngôn Đảng CS)18 c. Đặc điểm của pháp luật  PL là ý chí của giai cấp thống trị  PL là những quy tắc có tính cưỡng chế chung  PL do các điều kiện sinh hoạt v...hống PL Anh, Mỹ)  Civil Law (hệ thống PL châu Âu lục địa)  Islamic Law (hệ thống PL Hồi giáo)  Indian Law (hệ thống PL Ấn Độ)  Chinese Law (hệ thống PL Trung Quốc)  Socialist Law (hệ thống PL XHCN)  Africa Law (hệ thống PL Châu phi) 30 III – CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CỦA CÁC GIAI... Hình sự PL Hành chính PL Tố tụng HS PL Tố tụng DS Công pháp quốc tế Tư pháp quốc tế 43 3.2. Quy phạm pháp luật a. Khái niệm QPPL là quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng nhất định ...

pdf61 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 1: Lý luận Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật - Nguyễn Hoàng Mỹ Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộc về bản chất của XH
có giai cấp”
 “Nhà nước “không phải là một quyền lực bên ngoài
áp đặt vào xã hội” mà là “một lực lượng nảy sinh từ
xã hội”, một lực lượng “tựa hồ như đứng trên xã
hội”, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ
cho xung đột đó nằm trong vòng “trật tự”. 13
* Sự khác biệt giữa Nhà nước so với tổ chức thị tộc
trước kia:
- Không phân chia dân cư theo huyết thống mà phân
chia dân cư theo lãnh thổ, thành các đơn vị hành
chính  do Nhà nước quản lý, có quyền và nghĩa vụ
đối với Nhà nước đó
- Thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt, không còn
hòa nhập với dân cư nữa  quyền lực không thuộc
về mọi thành viên trong xã hội mà chỉ thuộc về một
nhóm người, đó là giai cấp thống trị
14
b. Bản chất của Nhà nước
- Tính giai cấp
+ Về kinh tế: nắm giữ tư liệu sản xuất trọng yếu trong xã
hội, đặt ra và thu các loại thuế
+ Về chính trị: thông qua bộ máy cưỡng chế (quân đội,
cảnh sát, nhà tù) thiết lập quyền lực chính trị, duy trì trật
tự XH
+ Về tư tưởng: XD hệ tư tưởng của giai cấp mình, tuyên
truyền, thuyết phục mọi người tuân theo
- Tính xã hội
+ Giải quyết các vấn đề nảy sinh trong xã hội
+ Đảm bảo nhu cầu cuộc sống của cộng đồng và bảo vệ
cộng đồng 15
Khái niệm:
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của
quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên
làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các
chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì
trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ
địa vị giai cấp thống trị trong xã hội.
16
2.2. Nguồn gốc và bản chất của pháp luật
a. Nguồn gốc của pháp luật
Những nguyên nhân làm xuất hiện Nhà nước cũng
là những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của PL.
b. Bản chất của pháp luật
- Tính giai cấp:
+ PL phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống
trị, có tính bắt buộc đối với mọi người trong XH
+ PL ra đời với mục đích điều chỉnh các quan hệ
XH, nó là công cụ để thực hiện thống trị giai cấp
- Tính xã hội
PL ra đời dù ít, dù nhiều cũng bảo vệ cho mọi tầng
lớp, giai cấp khác nhau trong toàn XH 17
Khái niêm:
 “ Pháp luật là một hệ thống các quy tắc
điều chỉnh hành vi của con người do Nhà
nước ban hành và có tính cưỡng chế”
 “Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị
được đề lên thành luật, ý chí đó do những
điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội
quyết định”
(Tuyên ngôn Đảng CS)18
c. Đặc điểm của pháp luật
 PL là ý chí của giai cấp thống trị
 PL là những quy tắc có tính cưỡng chế chung
 PL do các điều kiện sinh hoạt vật chất của XH
quyết định, hay nói cách khác PL là do điều kiện
kinh tế XH chi phối
 PL là 1 trong những công cụ quan trọng nhất để
giai cấp thống trị thực hiện chuyên chính giai
cấp
19
II – CÁC KIỂU, CHỨC NĂNG, HÌNH THỨC 
CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
1. Các kiểu, hình thức, chức năng của nhà nước
a. Kiểu nhà nước
* Khái niệm
Kiểu nhà nước là tổng thể các dấu hiệu cơ
bản, đặc thù của nhà nước, thể hiện bản
chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và
phát triển của nhà nước trong một hình thái
kinh tế xã hội nhất định.
20
* Các kiểu nhà nước
- Kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ (kiểu nhà nước
chủ nô)
- Kiểu nhà nước phong kiến
- Kiểu nhà nước TBCN (kiểu nhà nước tư sản)
- Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa
* Đặc điểm
- Mỗi kiểu NN mới ra đời sau quá trình cách mạng
khi giai cấp cầm quyền cũ bị lật đổ, giai cấp thống
trị mới giành được chính quyền
- Kiểu NN ra đời sau bao giờ cũng tiến bộ hơn so
với kiểu NN trước đó
21
b. Hình thức của nhà nước
* Khái niệm
Hình thức của nhà nước là cách
thức tổ chức quyền lực nhà nước và
những phương pháp để thực hiện quyền
lực nhà nước
22
* Các loại hình thức Nhà nước
Hình thức Nhà nước
Hình thức chính thể Hình thức tổ chức
Chính thể
quân chủ
Chính thể
cộng hòa
CTQC
tuyệt
đối
CTQC
hạn 
chế
CTCH
quý 
tộc
CTCH
Tổng 
thống
CTCH
đại 
nghị
CTCH
dân 
chủ ND
Nhà nước 
đơn nhất
Nhà nước 
liên bang
23
 Hình thức chính thể là cách thức tổ chức và trình tự để lập ra các cơ
quan tối cao của Nhà nước và xác lập những mối quan hệ cơ bản của
cơ quan đó
- Chính thể quân chủ là hình thức trong đó quyền lực tối cao tập trung
toàn bộ (hay 1 phần) trong tay người đứng đầu Nhà nước theo
nguyên tắc thừa kế
- Chính thể cộng hòa là hình thức trong đó quyền lực tối cao thuộc về 1 cá
nhân hoặc 1 cơ quan được bầu ra trong 1 thời gian nhất định
 Hình thức tổ chức là cách thức cấu tạo Nhà nước thành các đơn vị
hành chính lãnh thổ và xác lập những mối quan hệ qua lại giữa các cơ
quan Nhà nước, giữa trung ương với địa phương
- Nhà nước đơn nhất là NN chỉ có 1 cơ quan quyền lực tối cao duy
nhất thực hiện chủ quyền QG
- Nhà nước liên bang là NN có nhiều hệ thống cơ quan quyền lực tối
cao: cơ quan của liên bang và cơ quan của từng nước thành viên trong
liên bang. Mỗi hệ thống cơ quan quyền lực tối cao đó có quyền thực hiện
chủ quyền QG của mình trong phạm vi thẩm quyền đã được phân chia
24
TÓM LẠI
 Hình thức NN có liên quan chặt chẽ đến kiểu NN
 Một kiểu NN có thể có nhiều hình thức NN khác
nhau
 Một hình thức NN có thể được áp dụng trong
nhiều kiểu NN khác nhau
 Có những hình thức NN chỉ thích hợp riêng với
một kiểu NN nhất định nào đó chứ không thể
thích hợp được với các kiểu NN khác
25
c. Chức năng của Nhà nước
* Khái niệm
Chức năng của NN là phương hướng hoạt động của NN đó
trong từng thời kỳ nhất định
* Nhà nước có 2 chức năng cơ bản
- Chức năng đối nội
+ Trấn áp sự phản kháng của giai cấp đối lập
+ Tổ chức xây dựng kinh tế
+ Tổ chức giáo dục văn hóa, tuyên truyền tư tưởng cho ND
- Chức năng đối ngoại
+ Bảo vệ đất nước chống xâm lăng
+ Thi hình các chính sách đối ngoại
 Nhà nước sử dụng nhiều hình thức và phương pháp hoạt động
để thực hiện 2 chức năng này
26
2. Các kiểu, hình thức, chức năng của pháp luật
a. Kiểu pháp luật
* Khái niệm
Kiểu PL là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ
bản, đặc thù của PL, thể hiện bản chất giai cấp và
những điều kiện tồn tại & phát triển của PL trong 1
hình thái KT-XH nhất định
* Các kiểu PL
Trong lịch sử XH có giai cấp có bao nhiêu kiểu NN
thì có bấy nhiêu kiểu PL
* Đặc điểm
Phụ thuộc vào đặc điểm của các kiểu NN
27
b. Hình thức pháp luật
* Khái niệm
Hình thức pháp luật là cách thức mà giai cấp thống trị sử
dụng để nâng ý chí của mình lên thành PL
* Phân loại hình thức pháp luật
- Tập quán pháp: Là hình thức NN thừa nhận một số tập
quán đã lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của giai
cấp thống trị, nâng chúng thành quy tắc ứng xử chung được
nhà nước bảo đảm thực hiện
- Tiền lệ pháp (Án lệ): Là hình thức NN thừa nhận các
quyết định của cơ quan hành chính hoặc xét xử giải quyết
những vụ việc cụ thể để áp dụng đối với các vụ việc tương tự
- Văn bản quy phạm pháp luật: Là văn bản do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành trong đó quy định những
quy tắc xử sự chung (quy phạm đối với mọi người) được áp
dụng nhiều lần trong đời sống xã hội 28
c. Chức năng của pháp luật
 Ấn định tổ chức của quốc gia, của xã hội
 Điều chỉnh các quan hệ xã hội quan trọng nhất
như quan hệ giữa các cơ quan chính quyền với
dân, quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp
nhân dân với nhau
 Định ra những chuẩn mực, khuôn phép cho
những hành động hoặc cư xử của nhân dân
 Xây dựng trật tự xã hội
29
d. Các hệ thống PL chủ yếu trên thế giới
 Common Law (hệ thống PL Anh, Mỹ)
 Civil Law (hệ thống PL châu Âu lục địa)
 Islamic Law (hệ thống PL Hồi giáo)
 Indian Law (hệ thống PL Ấn Độ)
 Chinese Law (hệ thống PL Trung Quốc)
 Socialist Law (hệ thống PL XHCN)
 Africa Law (hệ thống PL Châu phi)
30
III – CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP
LUẬT CỦA CÁC GIAI CẤP BÓC LỘT
(đọc giáo trình)
1. Nhà nước và pháp luật chủ nô
2. Nhà nước và pháp luật phong kiến
3. Nhà nước và pháp luật tư sản (TBCN)
31
IV. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Nhà nước xã hội chủ nghĩa
a. Tính tất yếu khách quan
- Những tiền đề kinh tế
+ Quan hệ SX TBCN xây dựng dựa trên chế độ tư
hữu về TLSX và thể hiện sự bóc lột giá trị thặng dư
+ CNTB phát triển thành chủ nghĩa đế quốc
- Những tiền đề chính trị - xã hội
+ Giai cấp tư sản: phản dân chủ, quan liêu, độc tài
+ Giai cấp vô sản: trưởng thành, được trang bị vũ
khí lý luận sắc bén
- Những yếu tố dân tộc và thời đại
Nhiều cuộc cách mạng vô sản trên thế giới nổ ra và
đã dành thắng lợi 32
b. Bản chất của Nhà nước XHCN
Chuyên chính vô sản
- Là bạo lực đối với giai cấp tư sản và tầng lớp
bóc lột khác nói chung  đấu tranh giai cấp dưới
hình thức mới
- Là cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chiến
thắng, đã nắm chính quyền trong tay, chống lại
giai cấp tư sản, đã chiến bại nhưng chưa bị tiêu
diệt, chưa thôi phản kháng mà ngược lại, còn
tăng cường phản kháng mạnh
- Liên minh công nông là nguyên tắc tối cao của
chuyên chính vô sản
- Mục đích của chuyên chính vô sản là xây dựng
một XH không có người bóc lột người, ấm
no, hạnh phúc
33
c. Chức năng của nhà nước XHCN
(giáo trình)
- Chức năng đối nội
- Chức năng đối ngoại
d. Hình thức nhà nước XHCN
- Công xã Pari: tồn tại ở Pari năm 1871.
- Cộng hoà Xô Viết: tồn tại ở nước Nga sau khi
Cách mạng Nga thành công năm 1917.
- Cộng hoà dân chủ nhân dân: tồn tại ở các nước
xã hội chủ nghĩa ở châu Âu, châu á, và châu Mỹ
La tinh từ những năm 1990 trở về trước
34
2. Pháp luật xã hội chủ nghĩa
a. Bản chất của pháp luật XHCN
- PL XHCN là một hệ thống những quy tắc xử sự có tính
thống nhất nội tại cao
- PL XHCN thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động
- PL XHCN do nhà nước XHCN - nhà nước dân chủ thể
hiện quyền lực của đông đảo nhân dân lao động, ban
hành và bảo đảm thực hiện
- PL XHCN có quan hệ chặt chẽ với chế độ KT XHCN
- PL XHCN có quan hệ mật thiết với đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng cộng sản
- PL XHCN có quan hệ chặt chẽ quy phạm XH khác
trong CNXH. 35
Khái niệm
PL XHCN là hệ thống các quy tắc xử sự, thể
hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng,
do nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành và
bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng
chế nhà nước trên cơ sở giáo dục và thuyết
phục mọi người tôn trọng và thực hiện.
36
b. Những nguyên tắc cơ bản của PL XHCN
 Bảo vệ và củng cố chính quyền nhân dân dưới sự
lãnh đạo của Đảng cộng sản
 Bảo vệ và tăng cường chế độ sở hữu XHCN
 Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật của mọi
công dân; bảo đảm dân chủ thực sự cho công dân
 Kết hợp quyền lợi cá nhân với quyền lợi tập thể
trong đó quyền lợi của xã hội là cơ sở bảo đảm
quyền lợi cá nhân
 Nguyên tắc chủ nghĩa quốc tế vô sản
 Nguyên tắc nhân đạo chủ nghĩa 37
c. Hình thức của pháp luật XHCN
Văn bản quy phạm pháp luật
* Khái niệm
VBQPPL là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định
trong đó có quy tắc xử sự chung, được Nhà nước
bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ
xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa và được
áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống.
38
* Đặc điểm
- Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành
- Chứa đựng những quy tắc xử sự chung (hay còn
gọi là các QPPL)
- Được áp dụng nhiều lần trong cuộc sống
- Tên gọi, nội dung và trình tự ban hành các loại
VB QPPL được quy định cụ thể trong pháp luật
* Phân loại VBQPPL
- Văn bản luật: Hiến pháp, Luật (Bộ luật)
- Văn bản dưới luật: Pháp lệnh, Lệnh, Nghị định,
Nghị quyết, Quyết định, Thông tư, Chỉ thị... 39
3. Các khái niệm, phạm trù liên quan đến
PL XHCN
3.1. Hệ thống pháp luật
3.2. Quy phạm pháp luật
3.3. Quan hệ pháp luật
3.4. Pháp chế xã hội CN
3.5. Nhà nước pháp quyền
40
3.1. Hệ thống pháp luật
a. Khái niệm
Hệ thống PL là tổng thể các QPPL có mối liên hệ
nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành
các chế định pháp luật, các ngành luật và được
thể hiện trong các văn bản do Nhà nước ban hành
theo những trình tự, thủ tục và hình thức nhất định
b. Cấu trúc và hình thức của PL
 Cấu trúc bên trong của PL
 Hình thức biểu hiện bên ngoài của PL
41
 Cấu trúc bên trong của pháp luật (hệ thống
cấu trúc của PL): là tổng thể các QPPL có mối
liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân
định thành các chế định PL và các ngành luật.
Hệ thống cấu trúc 
pháp luật
Ngành luật A Ngành luật B
Chế định PL a Chế định PL b
QPPL
a1 
QPPL
b1 
42
 Hình thức biểu hiện bên ngoài của PL
(Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật):
Hệ thống văn bản QPPL
Hệ thống VB 
QPPL quốc gia
Hệ thống VB 
QPPL quốc tế
PL 
Hiến 
pháp
PL 
Dân 
sự
PL 
Hình 
sự
PL 
Hành 
chính
PL 
Tố 
tụng 
HS
PL 
Tố 
tụng 
DS
 Công 
pháp 
quốc 
tế 
Tư 
pháp 
quốc 
tế 
43
3.2. Quy phạm pháp luật
a. Khái niệm
QPPL là quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban
hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ
xã hội theo những định hướng nhất định
b. Đặc điểm
 QPPL luôn gắn liền với Nhà nước
 QPPL được đặt ra không phải chỉ để điều chỉnh
một quan hệ xã hội cụ thể mà để điều chỉnh các
quan hệ xã hội chung
 QPPL vừa mang tính xã hội vừa mang tính giai cấp
 QPPL của các Nhà nước hiện đại chủ yếu là QPPL
thành văn
44
c. Cơ cấu của quy phạm pháp luật
* Giả định: nêu lên phạm vi tác động của QPPL, tức là, nêu
lên những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong cuộc
sống và cá nhân hay tổ chức nào ở vào những hoàn cảnh
điều kiện đó phải chịu sự tác động của QPPL đó
 Tổ chức, cá nhân nào? Khi nào?
* Quy định: nêu cách xử sự mà tổ chức hay cá nhân ở vào
hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định của
QPPL được phép hoặc buộc phải thực hiện
 Được làm gì? Phải làm gì? Không được làm gì? Làm như
thế nào?
* Chế tài: nêu lên những biện pháp tác động mà Nhà nước
dự kiến để đảm bảo cho PL được thực hiện nghiêm minh
 Hậu quả sẽ thế nào nếu vi phạm PL? 45
Ví dụ về phần giả định trong 
QPPL
 “Mọi tổ chức và cá nhân sử dụng đất
nông nghiệp và các loại đất khác vào sản
xuất nông nghiệp thì phải nộp thuế nông
nghiệp”
Điều 1 Pháp lệnh thuế nông
nghiệp năm 1989
46
Ví dụ về phần giả định trong 
QPPL
 “Người nào điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ mà vi phạm quy định về
an toàn giao thông đường bộ gây thiệt
hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại
nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của
người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu
đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù
từ sáu tháng đến năm năm”
Khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự năm 1999
47
Ví dụ về giả định đơn giản & 
giả định phức tạp
 “Công dân có nghĩa vụ nộp thuế và lao động
công ích”
Điều 80 Hiến pháp năm 1992
 “Người nào thấy người khác đang ở trong tình
trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều
kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người
đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không
giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng
đến hai năm”
Khoản 1 Điều 102 Bộ luật hình sự năm 1999
48
Ví dụ về phần quy định 
trong QPPL
 “Công dân có quyền tự do kinh doanh
theo quy định của pháp luật”
Điều 57 Hiến pháp năm 1992
 “Bên bán phải giao hàng vào đúng thời
điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp
đồng”
Điều 37 Luật thương mại năm 2005
49
Ví dụ về phần quy định 
trong QPPL
 “Không có sự đồng ý của Quốc hội và trong thời
gian quốc hội không họp, không có sự đồng ý của
Ủy ban thường vụ Quốc hội thì không được bắt
giam, truy tố đại biểu Quốc hội và không được
khám xét nơi ở, làm việc của đại biểu Quốc hội”
Điều 51 Luật tổ chức Quốc hội năm 2011
 “Trong trường hợp pháp luật không quy định và
các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng
tập quán hoặc quy định tương tự pháp luật,
nhưng không được trái với những nguyên tắc quy
định trong bộ luật này”
Điều 14 Bộ luật dân sự năm 1995 50
Ví dụ về quy định dứt khoát, quy định 
không dứt khoát, quy định tùy nghi
 “Bên thuê chỉ được cho thuê lại hàng hoá khi có sự
chấp thuận của bên cho thuê”
Điều 281 Luật thương mại năm 2005
 “Việc kết hôn phải do Ủy ban nhân dân cơ sở nơi
thường trú của bên nam hoặc bên nữ công nhận và
ghi vào sổ đăng ký kết hôn theo đúng thủ tục do
Nhà nước quy định. Mọi nghi thức kết hôn khác đều
không có giá trị pháp lý”
Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
 “Chất lượng của vật mua bán do các bên thỏa thuận...”
Điều 423 Bộ luật dân sự năm 2005 51
Ví dụ về phần chế tài trong 
QPPL
 “Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên
ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người
lệ thuộc mình, làm người đó tự sát, thì bị
phạt tù từ hai năm đến bẩy năm”
Khoản 1 Điều 100 Bộ luật hình sự năm 1999
52
Ví dụ về chế tài cố định, chế 
tài không cố định
 “Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải đình
chỉnh ngay các hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi
trường, lây lan dịch bệnh và phải thực hiện các
biện pháp để khắc phục”
Điều 19 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính 2002
 “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật từ
31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá
giới hạn phòng vệ chính đáng thì bị phạt cảnh
cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt
tù từ ba tháng đến một năm”
53
d. Phân loại quy phạm pháp luật
 Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh
- QPPL hình sự
- QPPL dân sự
- QPPL hành chính
 Căn cứ vào nội dụng của QPPL
- QPPL định nghĩa
- QPPL điều chỉnh
- QPPL bảo vệ
 Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh nêu trong QPPL
- QPPL dứt khoát
- QPPL không dứt khoát
- QPPL hướng dẫn
54
3.3. Quan hệ pháp luật
a. Khái niệm
QHPL là quan hệ giữa người với người (quan hệ
xã hội) do một QPPL điều chỉnh, biểu hiện thành
quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các bên,
được đảm bảo bằng cưỡng chế của Nhà nước
b. Đặc điểm
- Là quan hệ xã hội có ý chí
- Xuất hiện trên cơ sở các QPPL
- Quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
- Được bảo đảm bằng biện pháp cưỡng chế của
Nhà nước
55
c. Điều kiện làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt 
QHPL (3 điều kiện)
 Phải có QPPL tương ứng với quan hệ xã hội, điều
chỉnh quan hệ xã hội ấy
 Phải có sự kiện pháp lý
 Sự kiện pháp lý là những sự kiện, sự việc thực
tế cụ thể của đời sống mà khi chúng xảy ra thì do
quy định của QPPL sẽ làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt các QHPL
 Sự kiện thực tế được gọi là sự kiện pháp lý khi
sự kiện này đã được quy định trong phần giả định
của QPPL
 Phải có các yếu tố cấu thành QHPL: chủ thể,
khách thể, nội dung 56
Yếu tố cấu thành QHPL
 Chủ thể của QHPL: là những cá nhân/ tổ chức
có năng lực chủ thể, tức là được nhà nước trao
cho những quyền và nghĩa vụ chủ thể nhất định
 Năng lực chủ thể bao gồm:
- Năng lực pháp luật
- Năng lực hành vi
 Khách thể của QHPL: là đối tượng, là cái mà
chủ thể của QHPL nhằm vào, mong muốn đạt
được. (có thể là vật, hành vi hoặc bất tác hành vi)
 Nội dung của QHPL: là quyền và nghĩa vụ pháp
lý của chủ thể QHPL. 57
3.4. Pháp chế XHCN
a. Khái niệm
Pháp chế XHCN là chế độ quản lý nhà nước, quản
lý kinh tế, quản lý đời sống xã hội theo pháp luật
và bằng pháp luật XHCN
b. Yêu cầu (điều kiện) để thực hiện pháp chế
XHCN
 Phải có hệ thống pháp luật đầy đủ, hoàn chỉnh,
không ngừng được bổ sung, sửa đổi cho hoàn
thiện và phù hợp với ý chí, và nguyện vọng của
giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động
vì pháp luật là cơ sở của pháp chế
 Phải có cơ chế và biện pháp bảo đảm cho pháp
luật đó được thực hiện nghiêm chỉnh và triệt để.
c. Thực trạng pháp chế ở nước ta trong thời
gian qua 58
3.5. Nhà nước pháp quyền
a. Khái niệm
Nhà nước pháp quyền là một tổ chức pháp lý
nhằm thực hiện quyền lực của nhân dân
b. Đặc điểm
- Tôn trọng và tuân thủ triệt để pháp luật
- Sự phát triển của cá nhân con người là mục tiêu
và có giá trị cao quý nhất
- Nhà nước pháp quyền với ý nghĩa là bộ máy
quyền lực phải được phân công, phân nhiệm
- Nhà nước pháp quyền là nhà nước hòa đồng
trong cộng đồng quốc tế 59
c. Nhà nước pháp quyền Việt Nam
 Nhà nước Việt Nam là nhà nước của khối đoàn
kết toàn dân, dựa trên nền tảng liên minh công
nông và trí thức do Đảng cộng sản Việt Nam
lãnh đạo
 Nhà nước của dân, do dân, và vì dân, tất cả
quyền lực của nhà nước đều thuộc về nhân dân
 Quyền lực của nhà nước thống nhất, có sự phân
công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà
nước trong việc thực hiện 3 quyền: lập pháp,
hành pháp và tư pháp.
60
61

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_phap_luat_dai_cuong_chuong_1_ly_luan_mac_lenin_ve.pdf