Bài giảng Pháp luật kinh doanh - Chuyên đề 2: Địa vị pháp lý của các chủ thể kinh doanh
Tóm tắt Bài giảng Pháp luật kinh doanh - Chuyên đề 2: Địa vị pháp lý của các chủ thể kinh doanh: ...về tên, địa chỉ doanh nghiệp (1) 3 loại tên của doanh nghiệp: + Tên doanh nghiệp: Bắt buộc phải có và được ghi trong Đăng ký kinh doanh, trong con dấu của doanh nghiệp, phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, phải được in hoặc viết trên các giấ... Đ116 K3 Luật DN 2005 27 Những quy định chung đối với người quản lý công ty cổ phần Khái niệm người quản lý: Đ4 K13 Luật DN 2005 Người quản lý DN là chủ sở hữu, giám đốc DNTN,thành viên hợp danh công ty hợp danh, Chủ tịch HĐTV,Chủ tịch công ty, thành viên HĐQT, GĐ hoặc TGĐ và các chức danh...ập BKS: Có từ 11 thành viên trở lên + Có thể thành lập: Công ty có ít hơn 11 thành viên, tuỳ yêu cầu quản trị công ty Điều lệ công ty quy định: + Tiêu chuẩn, điều kiện thành viên BKS; + Trưởng BKS; + Chế độ làm việc của BKS. 36 Công ty TNHH một thành viên Chủ sở hữu công ty: Là một tổ c...
thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người chủ doanh nghiệp bao gồm tài sản đăng ký đầu tư vào kinh doanh cũng như tài sản không đăng ký đầu tư kinh doanh (Không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh). Trách nhiệm hữu hạn là việc người chủ doanh nghiệp phải thanh toán những khoản nợ và những nghĩa vụ về tài sản phát sinh trong kinh doanh bằng số tài sản mà họ đăng ký đầu tư vào kinh doanh trong doanh nghiệp đó. 6 Phân loại doanh nghiệp theo giới hạn trách nhiệm (3) Giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp: Trách nhiệm vô hạn: DNTN, công ty hợp danh. Trách nhiệm hữu hạn: Các công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty nhà nước. 27 Luật Doanh nghiệp 2005 có hiêu lưc từ 1-7-2006 (2) Phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 2005: Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế ( * Công ty cổ phần (Đ77-129) * Công ty TNHH hai thành viên trở lên (Đ38-62) * Công ty TNHH một thành viên (Đ63-76) * Công ty hợp danh (Đ130-140) * Doanh nghiệp tư nhân (Đ141-145) Nhóm công ty: Chỉ có một số quy định về nguyên tắc (Đ146-149) 8 Luật Doanh nghiệp 2005 Hiệu lực chung và lộ trình của việc thay thế các đạo luật khác: * Hết hiệu lực đối với Luật Doanh nghiệp 1999 Các DNNN được tổ chức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, công ty TNHH trước đây hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 1999, đương nhiên hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005. 9 Luật Doanh nghiệp 2005 *Đối với Luật DNNN 2003 + Chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH hoặc công ty cổ phần, thành nhóm công ty trong thời hạn chậm nhất 4 năm kể từ 1-7-2006. 10 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập trước 1-7-2006 1. Đăng ký lại và tổ chức quản lý hoạt động theo Luât Doanh nghiệp 2005. Thời hạn thực hiện là 2 năm kể từ 1- 7-2006. Doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài có thể đăng ký hoạt động dưới các hình thức doanh nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh của Luât Doanh nghiệp 2005 và được hưởng chính sách đầu tư theo Luật Đầu tư 2005. 2. Không đăng ký lại: Doanh nghiệp chỉ được hoạt động trong phạm vi ngành nghề và thời hạn ghi trong Giấy phép đầu tư và tiếp tục được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ 11 Những điều kiện cơ bản để thành lập và hoạt động đối với một doanh nghiệp (1) Quyền tự do kinh doanh của công dân theo Điều 57 Hiến pháp năm 1992 (Sửa đổi) Nội dung cơ bản của quyền tự do kinh doanh: + Tự do thành lập doanh nghiệp + Tự do lựa chọn và đăng ký ngành nghề kinh doanh + Tự do tiến hành các hoạt động kinh doanh, xác lập và giải quyết các quan hệ hợp đồng, quyền tự định đoạt khi giải quyết các tranh chấp phát sinh trong kinh doanh + Tự do giải thể doanh nghiệp khi không muốn tiếp tục hoạt động Thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật là Quyền của cá nhân, tổ chức được Nhà nước bảo hộ bảo hộ. 12 Những điều kiện cơ bản để thành lập và hoạt động đối với một doanh nghiệp (2) 5 điều kiện cơ bản: 1) Điều kiện về tài sản 2) Điều kiện về ngành nghề kinh doanh 3) Điều kiện về tên, địa chỉ doanh nghiệp 4) Điều kiện về tư cách pháp lý của người thành lập và quản lý doanh nghiệp 5) Điều kiện về thành viên, về cơ chế tổ chức quản lý, hoạt động của doanh nghiệp 313 Điều kiện về tài sản 1. Phải có tài sản đăng ký đưa vào kinh doanh gọi là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thành lập doanh nghiệp (Gọi chung là vốn đăng ký kinh doanh) 2. Loại tài sản: Phải là những thứ mà theo quy định của pháp luật là tài sản. 3. Mức độ tài sản: Tuỳ điều kiện của người thành lập doanh nghiệp, trừ những ngành nghề mà pháp luật quy định phải có mức vốn tối thiểu để được kinh doanh (Gọi là vốn pháp định) thì trong trường hợp này, vốn đăng ký kinh doanh không được thấp hơn vốn pháp định 4. Phương thức đăng ký tài sản khi thành lập và trong quá trình hoạt động: (Điều 29 Luật DN 2005). 14 Điều kiện về ngành nghề kinh doanh Quyền tự do kinh doanh thể hiện qua việc công dân Việt Nam có quyền lựa chọn và kinh doanh những ngành nghề không thuộc loại bị cấm kinh doanh (Cấm đầu tư). Sự thay đổi trong tư duy xây dựng và ban hành pháp luật Việt Nam. Những ngành nghề kinh doanh có điều kiện (Đầu tư có điều kiện). Phải/chỉ được quy định trong các văn bản pháp luật là Luật, Pháp lệnh và Nghị định. Bộ, cơ quan ngang Bộ, HĐND và UBND các cấp không được quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh (Đ7 K5 LDN 2005). 15 +Hai nhóm điều kiện liên quan đến thủ tục đăng ký kinh doanh: + Những loại điều kiện kinh doanh: - Điều kiện đối với các chủ thể đầu tư là nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, về loại hình DN - Điều kiện về vốn của doanh nghiệp, hạn ngạch, mức vốn góp của nhà đầu tư (Trong nước và nước ngoài), về chứng chỉ hành nghề, về giấy phép kinh doanh, điều kiện về cơ sở vật chất trực tiếp phục vụ cho kinh doanh, những quy định có tính chất hàng rào kỹ thuật trong việc thành lập DN như điều kiện về bảo vệ môi trường... + Ngành, nghề và điều kiện kinh doanh: Đ7 LDN 2005. 16 Điều kiện về tên, địa chỉ doanh nghiệp (1) 3 loại tên của doanh nghiệp: + Tên doanh nghiệp: Bắt buộc phải có và được ghi trong Đăng ký kinh doanh, trong con dấu của doanh nghiệp, phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành. + Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài + Tên viết tắt 17 Điều kiện về tư cách pháp lý của người thành lập và quản lý doanh nghiệp (1) 7 nhóm cá nhân, tổ chức không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: (K2 Đ13 Luật DN 2005) 18 Điều kiện về tư cách pháp lý của người thành lập và quản lý doanh nghiệp (2) Những trường hợp bị cấm góp vốn Những cá nhân, tổ chức sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty TNHH, công ty hợp danh: + Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang NDVN sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào DN để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; + Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức (Điều 17; 19 Pháp lệnh Cán bộ, công chức 26-2-1998, được sửa đổi bổ sung băng fcác Pháp lệnh ngày 28-4-2000 và 29-4-2003) 419 Điều kiện về thành viên, về cơ chế tổ chức quản lý, hoạt động của doanh nghiệp Những quy định của pháp luật đối với thành viên doanh nghiệp: + Quy định về số lượng thành viên tối thiểu, tối đa như trong công ty cổ phần, công ty TNHH có hai thành viên trở lên, công ty hợp danh. + Quy định về tư cách thành viên như trong công ty hợp danh 20 II. Chế độ pháp lý về các loại hình doanh nghiệp 21 Công ty cổ phần 1. Cách góp vốn: Vốn điều lệ chia thành cổ phần (Cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi), là công ty duy nhất được phát hành cổ phần trên thị trường chứng khoán dưới dạng cổ phiếu để bán cho các cổ đông. 2. Cổ đông: Là người mua cổ phiếu, có thể là tổ chức hoặc cá nhân, tối thiểu là 3, không hạn chế tối đa và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp (Trách nhiệm hữu hạn 3. Sự chuyển nhượng vốn: Cổ phần được tự do chuyền nhượng trên thị trường chứng khoán (Thứ cấp), trừ một số cổ phần bị pháp luật hạn chế 4. Cơ chế huy động vốn: Công ty cổ phần có quyền phát hành các loại chứng khoán, đặc biệt là có quyền chào bán chứng khoán ra công chúng đề huy động vốn 5. Tư cách pháp lý: Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trong kinh doanh trong phạm vi vốn điều lệ. 22 Tư cách pháp lý của công ty cổ phần Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD Chịu trách nhiệm trong kinh doanh trong phạm vi vốn điều lệ (Trách nhiệm hữu hạn) 23 Tổ chức quản lý công ty cổ phần Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần: + Đại hội đồng cổ đông: Thường niên, bất thường, đặc biệt + Hội đồng quản trị: + Giám đốc hoặc Tổng giám đốc + Ban kiểm soát Ưu thế về cơ chế quản lý của công ty cổ phần: Trên các mặt chuyên môn hoá quản lý, hiệu quả sử dụng đồng vốn, huy động vốn đầu tư của xã hội. 24 Đại hội đồng cổ đông Các loại Đại hội đồng cổ đông: + Đại HĐCĐ thường niên. Đ97 K2 Luật DN 2005 + Đại HĐCĐ bất thường. Đ97 K3 Luật DN 2005 + Đại HĐCĐ đặc biệt Điều 104 K4 Luật DN 2005 Thẩm quyền của Đại HĐCĐ. Điều 96 Luật DN 2005 Triệu tập Đại HĐCĐ. Điều 97--102 và Điều 128 Luật DN 2005: Họp và thông qua quyết định của Đại HĐCĐ: Điều 103-- 107 Luật DN 2005 525 Hội đồng quản trị Điều 108 –115 Luật DN 2005 Thành lập HĐQT: Nhiệm kỳ và số lượng thành viên, tiêu chuẩn thành viên HĐQT (Đ109-110 Luật DN 2005); quyền được cung cấp thông tin; miễn nhiệm, bãi nhiệm và bổ sung thành viên HĐQT (Đ114, 115 Luật DN 2005) Chủ tịch HĐQT: Đ111 Luật DN 2005 Thẩm quyền của HĐQT. Đ108 Luật DN 2005 Cuộc họp của HĐQT : Điều 112-113 luật DN 2005 26 Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần 2 phương thức chọn: Bổ nhiệm hoặc thuê GĐ, TGĐ. Đ116 Luật DN 2005 Tiêu chuẩn và điều kiện của GĐ, TGĐ: Như trong các công ty TNHH. Đ116 K2 Luật DN 2005 Người đại diện theo pháp luật của công ty: là GĐ, TGĐ nều Điều lệ công ty không có quy định Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của công ty. Đ116 K1 Luật DN 2005 Thẩm quyền của GĐ, TGĐ. Đ116 K3 Luật DN 2005 27 Những quy định chung đối với người quản lý công ty cổ phần Khái niệm người quản lý: Đ4 K13 Luật DN 2005 Người quản lý DN là chủ sở hữu, giám đốc DNTN,thành viên hợp danh công ty hợp danh, Chủ tịch HĐTV,Chủ tịch công ty, thành viên HĐQT, GĐ hoặc TGĐ và các chức danh quản lý khác do Điều lệ công ty quy định. Những nghĩa vụ: + Công khai các lợi ích liên quan. Đ118 Luật DN 2005 + Nghĩa vụ của người quản lý công ty. Đ119 Luật DN 2005 + Hợp đồng, giao dịch phải được chấp thuận trước khi giao kết và thực hiện. Đ120 Luật DN 2005 - Các đối tượng của hợp đồng, giao dịch phải được chấp thuận - Hợp đồng, giao dịch do HĐQT chấp thuận - Hợp đồng, giao dịch do Đại HĐCĐ chấp thuận. Trình báo cáo hàng năm. Đ128 Luật DN 2005 Công khai thông tin về công ty cổ phần. Đ128 Luật DN 2005 . 28 Ban kiểm soát trong công ty cổ phần Cơ cấu của Ban kiểm soát, Trưởng Ban Kiểm soát. Đ121 Luật DN 2005 Điều kiện có Ban kiểm soát, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Ban kiểm soát, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Ban kiểm soát . Đ95 Đoạn 1, Đ96 K 2 Điểm c, Đ122, Đ127 Luật DN 2005 Thẩm quyền của Ban Kiểm soát. Đ123 luật DN 2005. Hộp ? Quyền và quyền lợi của Ban Kiểm soát: + Quyền được cung cấp thông tin. Đ124 luật DN 2005 + Thù lao và lợi ích khác. Đ125 luật DN 2005 Nghĩa vụ của thành viên Ban Kiểm soát. Đ126 luật DN 2005 29 Đặc điểm của công ty TNHH hai thành viên trở lên Cách góp vốn: Công ty nhận trực tiếp những tài sản mà các thành viên cam kết góp vốn Thành viên: Là tổ chức hoặc cá nhân, số lượng không quá 50. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ về tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty (Chịu trách nhiệm hữu hạn); 30 công ty TNHH hai thành viên trở lên Hạn chế chuyển nhượng vốn: Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật (Điều 43,44,45 Luật DN 2005), ưu tiên chuyển nhượng cho các thành viên công ty; Cơ chế huy động vốn: Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần. Hộp ? Tư cách pháp lý: Công ty có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trong kinh doanh trong phạm vi vốn điều lệ (Trách nhiệm hữu hạn). 631 Chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH hai thành viên trở lên Mua lại phần vốn góp. Đ43 Luật DN 2005. Theo yêu cầu bằng văn bản của thành viên bỏ phiếu không tán thành đối với quyết định của HĐTV về một số vấn đề theo quy định. Chuyển nhượng phần vốn góp. Đ44 Luật DN 2005 Trước tiên phải chào bán cho các thành viên còn lại. Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán. Xử lý phần vốn góp trong các trường hợp khác. Đ45 Luật DN 2005 32 Tổ chức quản lý của công ty TNHH hai thành viên trở lên Cơ cấu tổ chức quản lý: 1. Hội đồng thành viên và Chủ tịch HĐTV 2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc 3. Ban kiểm soát Những quy định chung trong quản lý công ty 33 Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty TNHH hai thành viên trở lên 2 phương thức chọn: Bổ nhiệm hoặc thuê GĐ, TGĐ. Đ47 K2 Điểm đ Luật DN 2005 Tiêu chuẩn và điều kiện làm GĐ, TGĐ. Đ57 Luật DN 2005: a) Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm qunả lý DN; b) Là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công ty hoặc người không phải thành viên, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty. Quyền và nhiệm vụ của GĐ, TGĐ. Đ55 Luật DN 2005 34 Những quy định chung trong quản lý công ty TNHH hai thành viên trở lên Nghĩa vụ của thành viên HĐTV, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Đ56 Luật DN 2005 Thù lao, tiền lương và thưởng của thành viên HĐTV, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Đ58 Luật DN 2005. Hợp đồng, giao dịch phải được HĐTV chấp thuận. Đ59 Luật DN 2005: + Những đối tượng mà hợp đồng, giao dịch phải được HĐTV chấp thuận. + Gửi, niêm yết dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dụng chủ yếu của giao dịch dự định tiến hành + Xử lý hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu 35 Ban kiểm soát trong công ty TNHH hai thành viên trở lên Điều kiện thành lập . Đ46 Luật DN 2005 + Phải thành lập BKS: Có từ 11 thành viên trở lên + Có thể thành lập: Công ty có ít hơn 11 thành viên, tuỳ yêu cầu quản trị công ty Điều lệ công ty quy định: + Tiêu chuẩn, điều kiện thành viên BKS; + Trưởng BKS; + Chế độ làm việc của BKS. 36 Công ty TNHH một thành viên Chủ sở hữu công ty: Là một tổ chức hoặc một cá nhân, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty (Trách nhiệm hữu hạn) Chuyển nhượng vốn: Chủ sở hữu công ty không được trực tiếp rút vốn khỏi kinh doanh mà chỉ được gián tiếp rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác Cơ chế huy động vốn: Công ty không có quyền phát hành cổ phần Công ty không được giảm vốn điều lệ. Đ76 Luật DN 2005 Tư cách pháp lý: Công ty có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trong kinh doanh trong phạm vi vốn điều lệ (Trách nhiệm hữu hạn). 737 Cơ cấu quản lý công ty TNHH một thành viên Phân biệt đối với thành viên là tổ chức hoặc cá nhân Thành viên là tổ chức: Hai trường hợp tuỳ theo số người đại diện theo uỷ quyền được chủ sở hữu bổ nhiệm. Đ67 Luật DN 2005 + Ít nhất có 2 người: HĐTV; GĐ hoặc TGĐ; Kiểm soát viên + Một người: Chủ tịch công ty; GĐ hoặc TGĐ; Kiểm soát viên Thành viên là cá nhân. Đ74 Luật DN 2005 - Chủ tịch công ty chính là chủ sở hữu công ty; - GĐ hoặc TGĐ. 38 Quản lý công ty TNHH một thành viên là tổ chức Hội đồng thành viên. Đ68 Luật DN 2005 Chủ tịch công ty. Đ69 Luật DN 2005 Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Đ70 Luật DN 2005 Kiểm soát viên. Đ71 Luật DN 2005 Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của người quản lý công ty và Kiểm soát viên. Đ73 Luật DN 2005 Nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. Đ72 Luật DN 2005 Hợp đồng, giao dịch của công ty với những người có liên quan. Đ75 Luật DN 2005 39 Đặc trưng pháp lý của công ty hợp danh Thành viên công ty: + Thành viên hợp danh: Phải có ít nhất 2 hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty (Trách nhiệm vô hạn) Điểm khác biệt lớn so với các công ty khác là trong việc quản ký, điều hành hoạt động của công ty: Các thành viên hợp danh trực tiếp quản lý công ty, có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. + Thành viên góp vốn: Pháp luật bắt buộc thành lập công ty hợp danh trong một số ngành, nghề nhất định. Cơ sở của quy định này. 40 Thành viên hợp danh công ty hợp danh: Những điểm hạn chế Không được làm chủ DNTN hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ khi được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại Không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác Không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không có sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại 41 Thành viên hợp danh công ty hợp danh: Những nghĩa vụ Phải tiến hành quản lý và thực hiện công việc kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty và tất cả thành viên Định kỳ hàng tháng báo cáo trung thực, chính xác, bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho các thành viên có yêu cầu Phải bồi thường thiệt hại khi gây thiệt hại cho công ty, chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thoả thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ Phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty 42 Thành viên góp vốn công ty hợp danh Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại HĐTV về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại và giải thể công ty và các nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ Được chia lợi nhuận hàng năm tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ của công ty. Được chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh các ngành nghề đã đăng ký của công ty Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty. 843 Đặc trưng pháp lý của doanh nghiệp tư nhân Chủ sở hữu: Là một cá nhân không thuộc diện bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân Giới hạn trách nhiệm: DNTN cũng như người chủ DNTN chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người chủ DNTN đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp (Trách nhiệm vô hạn) Cơ chế huy động vốn: Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. 44 Tổ chức quản lý doanh nghiệp tư nhân Chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của DN, việc sử dụng lợi nhuận Chủ DNTN có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành DN nhưng trong mọi trường hợp, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của DN Chủ DNTN là đại diện theo pháp luật của DN Chủ DNTN là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Toà án trong các tranh chấp liên quan đến DN Chủ DNTN có quyền cho thuê hoặc bán DN của mình. 45 Nhóm công ty Khái niệm nhóm công ty: Là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợiích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác Các hình thức nhóm công ty: + Công ty mẹ - công ty con + Tập đoàn kinh tế + Các hình thức khác Quan hệ pháp lý công ty mẹ - công ty con: - Quan hệ về tài sản đầu tư vào công ty con - Quan hệ hợp đồng, các giao dịch - Đền bù thiệt hại cho công ty con - Báo cáo tài chính: Những báo cáo mà công ty mẹ, công ty con phải lập thêm; nghĩa vụ cung cấp các báo cáo, tài liệu và thông tin cần thiết của công ty con để lập báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp của nhóm công ty. 46 Xu hướng vận động của các doanh nghiệp? Hỏi & đáp
File đính kèm:
- bai_giang_phap_luat_kinh_doanh_chuyen_de_2_dia_vi_phap_ly_cu.pdf