Bài giảng Quy trình vận hành một trang trại nuôi cá biển quy mô công nghiệp

Tóm tắt Bài giảng Quy trình vận hành một trang trại nuôi cá biển quy mô công nghiệp: ... nuôi cá, hoặc đào các ao dọc biển để nuôi cá Hồi, hạn chế việc nuôi cá trong lồng. Chi Lê lại có công nghiệp chế biến bột cá rất phát triển đạt tiêu chuẩn cao nên thức ăn cho nuôi cá 15 biển ở Chi lê có giá thành thấp- đây chính là lợi thế nên Chi lê có giá thành cá biển nuôi thấp nhất th...Bắc thành thục đẻ trứng 2 vụ/năm. Vụ chính từ tháng 4 đến đến tháng 6, vụ 2 từ tháng 10 đến tháng 2. Ở các tỉnh miền Trung và miền Nam cá giò có thể thành thục và đẻ trứng quanh năm nhƣng chủ yếu từ tháng 2 đến tháng 10[5] Hình 1. 4: Cá Giò(cá Bớp) Rachycentron canadum Linnaeus, 1766. - Cá...ếu, bị bệnh hoạt động chậm, lờ đờ, nổi trên mặt nƣớc hay ven lồng. Cá chim vây vàng. Hiện ở Việt Nam có 2 loài: cá chim vây vàng vây ngắn (T.blochii) sinh trƣởng chậm thành thục sớm, cá chim vây vàng vây dài(T. Falcatus)có kích thƣớc tƣơng đối lớn, kích thƣớc có thể đạt 45 - 60cm. Cá sinh t...

pdf58 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Quy trình vận hành một trang trại nuôi cá biển quy mô công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g sớm. 
Có Có thể Có thể Không 
5 Kiểm soát nguồn nƣớc trại ƣơng 
giống. 
Có Mức độ Không Có 
6 Kiểm soát thức ăn ấu trùng đến cá 
hƣơng. 
Có Khó Có thể Không 
7 Kiểm soát thức ăn cá hƣơng đên 
giống 
Có Khó Khó Có 
8 Vô trùng cơ sở vật chất, trang thiết 
bị 
Có Khó không Có thể 
9 Vệ sinh nhân lực Có Khó không Có thể 
0 Sự dụng chế phẩm sinh học tăng 
cƣờng sức khỏe cá giống 
Có Có Có Có thể 
 Sự dụng chế phẩm sinh học phòng 
trị bệnh. 
Có Có Có Có thể 
2 Cách ly mầm bệnh từ bên ngoài Có Hạn chế Hạn chế Hạn chế 
3 Khả năng nhiễm bệnh không Có Có Có 
4 Cách ly cá bị bệnh Có Hạn chế Hạn chế Hạn chế 
5 Xử lý bệnh cá giống khi thu hoạch Có Có thể Có thể Có thể 
45 
6 Dƣ lƣợng kháng sinh Kiểm 
soát 
có thể Có thể khó 
7 Tỷ lệ sống Cao Thấp Tr.bình Có thể 
cao 
8 Tốc độ sinh trƣởng Trung 
bình 
cá lớn 
nhanh 
Trung 
bình 
Trung 
bình 
9 Hồ sơ lý lịch cá giống Có Có thể Có thể Khó 
20 Giá thành cá giống Cao Thấp Thấp Cao 
3. Kiểm tra bệnh, ký sinh trùng 
 Các tác nhân gây bệnh trên cá biển có thể là virus, vi khuẩn và ký sinh trùng. 
Nhƣng thƣờng gặp nhất là các bệnh do ký sinh trùng. 
3.1 Kiểm tra bệnh do virus, vi khuẩn 
Triệu chứng: cá bị bệnh thƣờng ăn ít hoặc bỏ ăn, bơi lờ đờ riêng rẽ trên mặt nƣớc hoặc 
bám vào lƣới, thành bể, bờ ao không theo đàn; cơ thể có thể bị lở loét hoặc không, 
có thể bị chuyển màu đen. 
Khi phát hiện trong bể, trong lồng hay ao có những cá thể có triệu chứng trên nhất 
thiết phải lấy mẫu gửi về phòng thí nghiệm để kiểm tra, xác định và có biện pháp xử lý 
hay quyết định có mua cá hay không. 
3.2 Kiểm tra bệnh do ký sinh trùng 
Trong quá trình ƣơng cá, cá có thể bị nhiễm ký sinh trùng. Nếu thấy cá có biểu hiện 
bất thƣờng nhƣ bơi không có định hƣớng, thƣờng cọ mình vào lƣới lồng, da chuyển 
màu xám bạc, nhợt nhạt, mất nhớt, thƣờng nổi lên mặt nƣớc và bỏ ăn. Lấy mẫu bệnh 
phẩm ở mang hoặc dịch nhầy trên da, soi tươi trên kính hiển vi có độ phóng đại từ 100 
đến 200 lần sẽ nhìn thấy KST, sán lá đơn chủ có thể nhìn thấy bằng mắt thƣờng. 
 Ký sinh trùng ký sinh ở da, mang, vây các loài cá biển. Ký sinh trùng thƣờng gây 
chết hàng loạt cá ƣơng thƣờng là do một số loài ngoại ký sinh thuộc giống Trichodina 
(trùng bánh xe) thƣờng gặp nhất là loài Trichodina rostrata và Sán lá đơn chủ 
Monogenea (mò cá) (Diplectanum querni). Trùng bánh xe có dạng hình tròn, đƣờng 
46 
kính từ 40-56µm, vận động theo kiểu quay tròn cơ thể nhƣ bánh xe, bám vào cơ thể cá 
nhờ đĩa bám. Trùng bánh xe sinh sản vô tính bằng cách phân đôi, thƣờng diễn ra 
quanh năm, sau khi rời cơ thể cá, chúng có thể sống tự do trong nƣớc đƣợc 1-5 ngày. 
Đây là nguyên nhân trùng bánh xe dễ lây lan từ cá thể này sang cá thể khác. 
Hình 2. 2: Trùng bánh xe (Trichodina rostrata) và sán lá đơn chủ (Diplectanum 
querni) 
Sán lá đơn chủ (Diplectanum querni) ký sinh trên da, mang cá. Hình dạng cấu tạo 
cơ thể có các đặc điểm chung của giống Diplectanum nhƣ: có 4 điểm mắt, hai điểm 
mắt phía trên thƣờng nhỏ và nằm cách xa nhau hơn hai điểm mắt phía dƣới. Cơ quan 
bám phía trƣớc phân thành 6 thùy. Phía sau cơ thể là đĩa bám sau có 4 móc rìa, 2 cặp 
móc giữa, 2 giác bám kitin, trên giác bám kitin có những vòng kitin nhỏ. Sán có chiều 
dài khoảng 800 – 840μm; chiều rộng khoảng 400μm. Cơ quan giao cấu đực có 
dạng phễu, chia thành 4 thùy, cơ quan giao cấu cái có dạng hình bông hoa, thanh nối 
bụng của D. querni cong hơn các loài khác. 
Khi cá bị bệnh nặng, một số lƣợng lớn KST bám gần kín bề mặt của mang khiến cá bị 
ngộp do không lấy đủ lƣợng oxy hoà tan để cung cấp cho cơ thể. Ngoài ra, KST còn 
phá hủy cấu trúc của mang nên mang ngày càng mất dần chức năng hô hấp. 
Bệnh thƣờng xuất hiện vào mùa nắng nóng, nhiệt độ cao hoặc vào mùa mƣa, đặc biệt 
khi nƣớc vùng nuôi bị đục và hàm lƣợng chất hữu cơ lơ lửng cao. Bệnh này thƣờng 
gây hậu quả nghiêm trọng trên cá cá giống, cá thƣơng phẩm. Tỷ lệ chết có thể lên đến 
90% trong vòng 48 giờ. 
47 
 + Kiểm tra trên kính hiển vi. 
 + Lấy mẫu gửi về phòng thí nghiệm ở các trƣờng, viện nghiên cứu: Đối với cá có 
dấu hiệu bị bệnh, ngƣời nuôi cần liên lạc với các cơ quan liên quan nhƣ phòng thí 
nghiệm bệnh cá của cơ quan Thú y thuỷ sản hoặc Trƣờng, Viện nghiên cứu để đƣợc tƣ 
vấn và kiểm tra kịp thời. Thu mẫu cá còn sống, chuyển về phòng thí nghiệm để kiểm 
tra.
48 
BÀI III: LỰA CHỌN, VẬN CHUYỂN VÀ THẢ CÁ GIỐNG. 
1. Lựa chon, xác định số lượng (đếm) cá giống 
1.1 Tiêu chuẩn chọn giống 
- Quan sát tại chỗ: Cá phải khoẻ mạnh, đồng đều về kích cỡ, không bị xây xát, không 
bị dị hình, 2 mắt sáng, hoạt động nhanh, sống tụ đàn. 
- Kiểm tra hồ sơ (rất cần nếu có thể): cá bố mẹ, nhật trí quá trình ƣơng nuôi, bệnh và 
biện pháp đã xử lý, kháng sinh đã sử dụng... 
- Kiểm tra mầm bệnh: (ngƣời mua lấy mẫu đi kiểm tra hoặc xem xét hồ sơ kiểm 
nghiệm của Trại giống) cá không mang các mầm bệnh, không lở loét. 
1.2 Định lƣợng cá giống 
Cá giống đƣợc định lƣợng phổ biến bằng cách đếm từng cá thể. Nếu số lƣợng lớn có 
thể cân mẫu (-2 kg/mẫu), đếm số lƣợng cá trong mẫu, sau đó quy đổi ra số lƣợng trên 
cơ sở tổng khối lƣợng mẫu đƣợc cân. Lƣu ý việc lấy mẫu để cân phải đƣợc tiến hành 
ngẫu nhiên và tiến hành tối thiểu 3 lần, sau đó tính trung bình giữa các lần đếm số 
lƣợng cá trong các mẫu. 
2. Kỹ thuật vận chuyển cá giống 
Hiện nay có 2 hình thức vận chuyển phổ biến: vận chuyển kín và vận chuyển hở 
2.1 Phƣơng pháp vận chuyển kín. 
 Phƣơng pháp vận chuyển kín bằng túi nylon bơm oxy thông thƣờng đƣợc 
tiếnhành với cá giống có chiều dài nhỏ hơn 5cm. Túi nylon thể tích từ 0 đến 20 lít. Hai 
túi lồng vào nhau, bên ngoài có bao bảo vệ. Nƣớc vận chuyển đƣợc lọc sạch, chiếm 
khoảng /3 thể tích của túi. Cá giống vận chuyển với mật độ từ 20 – 60 con/l, tuỳ theo 
loài, kich thƣớc cá và thời gian vận chuyển. Túi nylon đƣợc bơm căng khí oxy, buộc 
chặt, xếp lên ô tô vận chuyển. Trƣờng hợp vận chuyển số lƣợng lớn, túi đƣợc đặt vào 
thùng xốp hoặc carton, dán băng keo kín và xếp lên phƣơng tiện vận chuyển.Phƣơng 
tiện vận chuyển, tuỳ thuộc vào khoảng cách,điều kiện có thể vận chuyển 
bằng xe máy, ôtô hoặc máy bay... Thời gian vận chuyển sẽ quyết định mật độ. Nếu 
thời gian vận chuyển kéo dài > 5h cần có nơi trung chuyển để thay nƣớc, bổ sung Oxy 
49 
hoặc sử dụng hóa chất khử amoniac. Nhiệt độ phù hợp cho vận chuyển nên trong 
khoảng từ 20 – 24oC, ổn định trong suốt quãng đƣờng vận chuyển. 
 Một số vấn đề cần lƣu ý: 
 - Trƣớc khi vận chuyển không nên cho cá ăn ít nhất một ngày, để tránh cá ói thức 
ăn và thải chất thải vào túi làm nhiễm bẩn nƣớc trong quá trình vận chuyển. 
 - Giảm nhiệt độ nƣớc xuống 20 – 25oC, tốt nhất là vận chuyển bằng ô tô có máy 
điều hòa nhiệt độ để ổn định nhiệt trong quá trình vận chuyển. 
 - Thuần hóa cá giống: Tiến hành hạ độ mặn để thuần hóa cá nếu độ mặn khu vực 
nuôi thƣơng phẩm thấp hơn ở trại giống > 3%o. 
Hình 3. 1: Bơm oxy, đóng túi nylon vận chuyển cá giống. 
2.2 Phƣơng pháp vận chuyển hở. 
 Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc áp dụng đối với cá giống có chiều dài lớn hơn 
5cm và tùy thuộc điều kiện giao thông thủy bộ của quãng đƣờng. Phƣơng tiện đƣợc sử 
dụng để vận chuyển là ô tô hoặc tàu thông thuỷ. Ô tô chuyên dụng có thiết bị ổn định 
nhiệt độ ở mức 22 - 240C thƣờng dùng để vận chuyển cá đƣờng dài. Cá giống đƣợc 
vận chuyển bằng tàu thông thuỷ sẽ an toàn hơn, mật độ cao hơn, cá giống khoẻ hơn so 
với vận chuyển bằng ô tô. 
- Vận chuyển bằng tàu thông thuỷ: mật độ cá vận chuyển dao động từ .000-.400 
con/m
3
(cỡ cá từ 5 - 20 cm); mật độ từ .400-.500 con/m3 (cỡ cá 0 - 5cm) và .500- 2.000 
con/m
3
 đối với cỡ cá từ 5 - 0cm. 
50 
- Đối với vận chuyển bằng ô tô chuyên dụng: mật độ cá vận chuyển dao động từ 600-
800 con/m
3
, với cỡ từ 5-20cm; 800-1.000 con/m3 với cá cỡ từ 10-15cm và 1.000-1.300 
con/m
3
 với cá cỡ 15-20cm. Vận chuyển bằng ô tô chuyên dụng, ngoài nhiệt độ nƣớc, 
mật độ cá phù hợp, thì nƣớc trong bể cần đƣợc thay mới 70 - 80% sau mỗi 8-10 giờ để 
hạn chế cá bị ngộ độc do NH3, NO2
-
 và do các sản phẩm thải của chúng trong thời gian 
vận chuyển. Nên sử dụng viên khử NH3 để nâng cao hiệu quả vận chuyển cá giống. 
 Cá trƣớc khi vận chuyển cũng nên bỏ đói trong thời gian từ 6 -10 giờ để hạn chế 
chất thải phát sinh và gây tress đối với cá do bị sức ép. 
3. Tắm cá giống trước khi thả nuôi 
Cá giống mới vận chuyển đến trƣớc khi thả vào lồng nuôi cần tiến hành tắm nƣớc ngọt 
hoặc formalin nồng độ 37% pha loãng 10 - 15ml/100 lít nƣớc để tắm trong 20 - 40 
phút để loại bỏ các loài sinh vật ngoại ký sinh trên cá, 
4. Thả giống. 
Thuần hoá nhiệt độ và độ mặn 
- Độ mặn: Độ mặn đã đƣợc thuần hóa tại trại giống. Tại trại giống độ mặn thƣờng chỉ 
đƣợc hạ xuống ở mức còn cao hơn độ mặn nơi nuôi cá khoảng 3%o. Khi cá đƣợc vận 
chuyển về cần tiếp tục thuần hóa. 
- Nhiệt độ: Trong xe vận chuyển nhiệt độ đƣợc duy trì 20-25oC nên nhiệt độ nơi nuôi 
cá thƣờng cao hơn. Đề tránh cá bị sốc cần thiết phải thuần hóa trƣớc khi thả: 
thả các túi nilong chứa cá xuống lồng để cân bằng nhiệt độ nƣớc bên ngoài và trong 
túi. Sau đó, mở miệng túi cho nƣớc vào từ từ cho đến khi đầy túi mới thả cá ra ngoài. 
Nếu vận chuyển hở, cần đƣa nƣớc bên ngoài vào thùng chứa cá để cân bằng cả nhiệt 
độ và độ mặn. Không nên thả cá khi nhiệt độ còn chênh lêch >oC, độ mặn > 2%o. 
• Thời gian thả giống: Thời gian thả cá giống thƣờng vào thời điểm mát trời, chênh 
lệch nhiệt độ không khí với nhiệt độ nƣớc thấp. Thời điểm thả tốt nhất là trƣớc 8-9 giờ 
hoặc sau 6-7giờ. 
• Kích thước mắt lưới của túi lưới: Túi lƣới nuôi cá giống có kích thƣớc mắt không 
quá lớn để cá chui ra ngoài kể cả chui không lọt làm cá bị mắc vào mắt lƣới, nhƣng 
51 
cũng không quá nhỉ làm nƣớc kém lƣu thông, lƣới dễ bị xô đẩy do lực cản lớn. Tuỳ 
thuộc vào kích thƣớc và loài cá, kích thƣớc mắt lƣới đƣợc lựa chọn phù hợp. 
Bảng 3. 1: Kích thước (L mm) cá nuôi và cỡ mắt lưới lồng nuôi. 
Cỡ cá nuôi (L cm) Mắt lƣới 2a (cm) 
0 – 5 1,5 
5 – 20 2,0 
20 – 30 3,0 
trên 30 5,0 
• Mật độ cá thả: tuỳ thuộc vào các loài cá, kích thƣớc cá giống lúc thả và cỡ cá thƣơng 
phẩm sẽ có mật độ thả giống khác nhau. 
Bảng 3. 2: Cỡ giống và mật độ thả ban đầu. 
Cỡ giống (L cm) Mật độ (con/m3) 
5 – 7 70-80 
7-0 60-70 
0-5 40-50 
5-20 30-35 
>20 20-25 
Trong quá trình nuôi, tùy loài mà duy trì mật độ (con/m3) khác nhau. Ở giai đoạn 
giống nhỏ, cá đƣợc phân cỡ và san thƣa 2 tuần/lần nhằm tạo sự đồng đều về kích 
thƣớc cá và mật độ nuôi phù hợp theo từng giai đoạn. Năng suất cá tại thời điểm thu 
hoạch từ 5-7 kg/m3 lồng là cơ sở để duy trì mật độ trong quá trình nuôi. 
52 
BÀI IV: DINH DƢỠNG, CÁC LOẠI THỨC ĂN VÀ CHẤT 
LƢỢNG, KỸ THUẬT CHO ĂN. 
1. Lựa chọn thức ăn 
1.1 Giới thiệu nhu cầu dinh dƣỡng của cá 
 Hầu hết các loài cá biển là đối tƣợng nuôi đều là cá dữ, ăn thịt. Trong tự nhiên, thức 
ăn của chúng ở thời kỳ trƣởng thành là cá nhỏ, tôm, cua; thời kỳ cá bột là động vật 
phù du (luân trùng, copepod0. Trong sinh sản nhân tạo cá bột dinh dƣỡng nhờ khối 
noãn hoàng khoảng 3 ngày; sau đó cá bát đầu mở miệng và bắt đầu ăn thức ăn ngoài : 
luân trùng, Copepoda, ấu trùng Nauplius của Artemia. Khi hoàn thành biến thái, cơ thể 
hoàn toàn giống cá trƣởng thành- giai đoạn cá hƣơng- cá ăn cá, tôm băm nhỏ hoạc 
thức ăn tổng hợp. Thức ăn tổng hợp tốt nhất hiện nay cho cá hƣơng, cá giống là 
Otohim của Nhật (Lê Xân và ctv, 200) có hàm lƣợng Protein 50-60%. Giai đoạn nuôi 
cá thịt, thức ăn tổng hợp của cá biển thƣờng có hàm lƣợng Protein từ 35-45% cao hơn 
cá nƣớc ngọt(28-35%). Ngoài Protein, thức ăn cá biển cần có hàm lƣợng Lipid khoảng 
8-10% và các vitamine. Với hàm lƣợng thức ăn trên, khẩu phần mỗi ngày dao động từ 
3-5% khối lƣợng thân (Lê Xân và ctv, 2007) 
1.2 Thức ăn viên, ƣu điểm thức ăn viên so với cá tạp 
 Hiện nay, sử dụng cá tạp làm thức ăn nuôi cá biển vẫn đang phổ biến, nhất là trong 
nuôi truyền thống. Việc sử dụng cá tạp cho cá ăn sẽ dễ gây ô nhiễm môi trƣờng, dịch 
bệnh, khó kiểm soát nguồn thức ăn, không chủ động số lƣợng và chất lƣợng. Các loài 
cá biển nuôi hầu hết là cá dữ, ăn thịt, có tập tính ăn lẫn nhau, nếu không cung cấp đủ 
nhu cầu thức ăn thì cá lớn sẽ ăn cá bé, nhất là khi cá còn nhỏ. Hơn nữa, do hệ số 
chuyển đổi thức ăn –FCR lớn (từ 5-8), một lƣợng thức cá tƣơi lớn đƣợc sử dụng là 
nguồn phát sinh ô nhiễm môi trƣờng nƣớc và đáy, dẫn đến nguy cơ về dịch bệnh cho 
cá nuôi. 
Sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dƣỡng bổ sung đáp ứng nhu cầu của 
từng loài cá nuôi và có nhiều ƣu điểm hơn. Do hệ số chuyển đổi thức ăn -FCR chỉ dao 
động từ 1,4-1,6(có loại thức ăn chỉ cần hệ số 1,0), lƣợng thức ăn sử dụng ít, hạn chế 
đƣợc nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng vùng nuôi. Nguồn thức ăn ổn định trong mọi thời 
53 
tiết; giá thức ăn ổn định, ngƣời nuôi có thể chủ động tính toán đƣợc thời điểm xuất bán 
cá hoặc xác định quy mô đầu tƣ phù hợp 
Bảng 4. 1: So sánh thức ăn công nghiệp với cá tạp. 
 Chỉ tiêu Thức ăn công nghiệp Cá tạp 
Bảo quản Dễ Khó 
Tính chủ động Chủ động Không chủ động 
Hệ số chuyển đổi thức ăn 1,4-1,6 5,5-8,0 
Thành phần dinh dƣỡng phù hợp 
theo giai đoạn phát triển cá 
Có thể lựa chọn phù 
hợp 
Không phù hợp 
Ảnh hƣởng ô nhiễm môi trƣờng 
vùng nuôi 
Ít ảnh hƣởng Ảnh hƣởng 
2. Chất lượng thức ăn 
Các loại thức ăn công nghiệp của các hãng khác nhau có chất lƣợng khác nhau. Thức 
ăn công nghiệp đạt chất lƣợng cần đáp ứng các yêu cầu sau: 
- Đáp ứng nhu cầu dinh dƣỡng cho từng loài cá nuôi: có hàm lƣợng Protein phù hợp 
với từng giai đoạn, từng loài cá; đầy đủ năng lƣợng; các loại vitamin, khoáng chất và 
acid béo omega-3  đảm bảo cá tăng trƣởng tốt và tỷ lệ sống tối ƣu 
- Có nhiều cỡ viên phù hợp với các giai đoạn phát triển của từng loài cá. Có mùi vị 
hấp dẫn, kích thích cá bắt mồi; có tính chất vật lý phù hợp với tính ăn của loài cá nuôi 
(cá giò, cá chẽm, cá chim vây vàng ăn thức ăn nổi; cá mú, cá hồng ăn thức ăn bán 
nổi) và có thời gian tan trong nƣớc phù hợp với mỗi loại thức ăn . 
- Có hệ số thức ăn(FCR) thấp, bao bì đóng gói bảo quản tốt đảm bảo không bị ẩm 
mốc, vụn nát hạn chế sự thất thoát thức ăn; 
- Thân thiện môi trƣờng, đảm bảo các tiêu chí về an toàn sinh học. 
- Từ cơ sở sản xuất lớn, có thƣơng hiệu, ổn định về giá và chất lƣợng. 
2.1 Cỡ viên thức ăn 
54 
Hình 4. 1: Thức ăn công nghiệp cho cá biển. 
Thức ăn cho cá có nhiều cỡ viên và thành phần dinh dƣỡng khác nhau tuỳ theo từng 
giai đoạn phát triển của cá. Thức ăn vừa cỡ miệng cá sẽ giúp cho chúng bắt mồi dễ 
dàng, hạn chế đƣợc lƣợng thức ăn bị thất thoát ảnh hƣởng đến hiệu quả của ngƣời nuôi 
và hạn chế ô nhiễm môi trƣờng. 
Bảng 4. 2: Cỡ thức ăn phù hợp theo từng giai đoạn của cá. 
Cỡ cá (g) Cỡ thức ăn (mm) 
0,5 - 1,0 0,5 -1 ,5 
1,0 - 30,0 1,0 - 2,0 
 30,0 - 20,0 2,0 
20,0 - 250,0 3,0 
>250,0 4,0 
2.2 Bảo quản thức ăn 
 Thức ăn công nghiệp cho cá có chứa các thành phần dinh dƣỡng nhƣ protein, 
lipit, khoáng chất và các yếu tố vi lƣợng khác, đƣợc sản xuất bằng các nguyên liệu dễ 
ẩm mốc, biến tính nếu không đƣợc bảo quản tốt. Nơi bảo quản cần riêng biệt, xa các 
nơi để hóa chất, chất độc hại, khô ráo, không có chuột, gián hay các loại côn trùng. 
Nhữngtrang trại lớn, nếu có thể nên có kho lạnh bảo quản thức ăn riêng, nhiệt độ duy 
55 
trì -8
0
C, có thể duy trì đƣợc lƣợng lớn thức ăn đảm bảo chất lƣợng trong thời gian dài. 
3. Quản lý thức ăn và phương pháp cho cá ăn 
3.1 Thời gian cho ăn. 
- Giai đoạn cá giống: thƣờng đƣợc cho ăn 3-5 lần/ngày. Lƣợng thức ăn mỗi lần tùy 
thuộc nhu cầu của cá (cho ăn đến khi cá không còn muốn ăn). 
- Giai đoạn nuôi lớn: thƣờng cho ăn 2 lần/ngày: sang sớm (7-8h) và chiều muộn (6-
8h). 
3.2 Lƣợng thức ăn và tỷ lệ cho ăn 
 Lƣợng thức ăn cho cá hàng ngày (khẩu phần thức ăn) đƣợc tính từ 3 - 5% tổng khối 
lƣợng đàn cá trong lồng nuôi. Giai đoạn cá giống sẽ cần lƣợng thức ăn lớn hơn (4-5%) 
cá càng lớn lƣợng thức ăn cần thiết/ngày sẽ thấp dần 2-3%. Tuy nhiên, cách cho ăn 
hiệu quả là ngƣời cho ăn quan sát tình trạng của cá để cho ăn với lƣợng thức ăn vừa đủ 
theo nhu cầu của chúng. 
Tỷ lệ cho ăn các bữa trong ngày tùy thuộc vào tình trạng bắt mồi của cá và thƣờng 
buổi sáng cá ăn nhiều hơn buổi chiều. 
3.3 Kỹ thuật cho cá ăn 
Cá đƣợc cho ăn hàng ngày bằng máy cho ăn tự động hoặc bằng tay, đƣợc thao tác bởi 
công nhân chăm sóc cá. Sử dụng máy cho ăn sẽ ƣu việt nhất là cho giai đoạn cá giống. 
Hình 4. 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số chuyển đổi thức ăn FCR. 
Thức ăn: 
Chất lƣợng tốt? 
Giá hợp lý? 
Ngƣời chăm sóc cá: 
Hiểu biết, kiên nhẫn? 
 Kinh nghiệm? 
Trách nhiệm? 
Cá: 
Khỏe? 
Sinh trƣởng tốt? 
Cỡ đồng đều? 
Không nhiễm bệnh ? 
 Chất lƣợng 
môi trƣờng nuôi thích 
hợp? 
Hệ số chuyển đổi 
thức ăn (FCR) 
56 
Cho cá ăn đúng kỹ thuật có vai trò quan trọng trong nuôi cá thƣơng phẩm quy mô 
công nghiệp. Luôn tuân thủ mục tiêu giảm chi phí thức ăn, nhƣng đảm bảo cá sinh 
trƣởng đồng đều trong quá trình nuôi. Nguyên tắc cho cá ăn là thức ăn phải đƣợc phân 
bố đều để các cá thể cá nuôi có thể bắt đƣợc mồi dễ dàng, cho ăn đủ lƣợng, không để 
dƣ thừa Vì thức ăn chiếm từ 55 - 60% chi phí đầu tƣ trực tiếp cho mô hình nuôi. 
Trong quản lý, chăm sóc cá đối với trang trại nuôi quy mô công nghiệp, thì hệ số thức 
ăn (FCR) thấp sẽ là yếu tố quan trọng làm tăng hiệu quả vụ nuôi. 
Hình 4. 3: Nhân công cho cá ăn và máy tự động cho cá ăn. 
4. Theo dõi tình trạng sức khỏe cá. 
4.1 Kiểm tra hoạt động của cá. 
Cá khỏe, thƣờng bơi lội nhanh, hoạt động liên tục (trừ các loài cá mú). Cá yếu hay bị 
bệnh, thƣờng bơi lội lờ đờ trên mặt nƣớc hay ven thành lồng lƣới, không theo đàn. 
Hàng ngày quan sát cá bơi lội và khả năng bắt mồi, lƣợng thức ăn sử dụng. Nếu thấy 
biểu hiện khác thƣờng: Cá bơi lội kém linh hoạt, đổi màu, cá ăn kém hoặc bỏ ăn thì 
giảm lƣợng thức ăn hoặc không cho cá ăn, sau đó tiến hành kiểm tra bệnh, môi trƣờng 
để có biện pháp xử lý kịp thời. Định kỳ lặn kiểm tra đáy lồng, cá chết hay yếu thƣờng 
chìm ở đáy. 
4.2 Kiểm tra tốc độ tăng trƣởng của cá 
 Định kỳ kiểm tra tốc độ sinh trƣởng của cá về khối lƣợng và kích thƣớc với tần suất 
lần/tháng để điều chỉnh chế độ chăm sóc và tính khẩu phần thức ăn cho cá phù hợp 
57 
dựa trên tổng khối lƣợng cá trong lồng. Qua đó đánh giá chất lƣợng, thành phần thức 
ăn. 
4.3 San cá, duy trì khối lƣợng cá/m nƣớc 
Giai đoạn cá giống duy trì mật độ tùy kích thƣớc (Lmm) cá. Giai đoạn sau cá giống 
nhất là khi cá gần đạt cỡ thƣơng phẩm cần duy trì mật độ, khối lƣợng cá trong lồng 
khoảng từ 5 -7 kg/m3 lồng, bảo đảm cho cá có tốc độ tăng trƣởng nhanh, tỷ lệ sống 
cao, rút ngắn chu kỳ nuôi, tăng hiệu quả của nghề nuôi. 
4.4 Phân cỡ cá 
 Tại sao phải phân cỡ cá? 
Cá đồng đều sẽ có cƣờng độ bắt mồi nhƣ nhau, không săn đuổi nhau và tốc độ sinh 
trƣởng bằng nhau nên hiệu quả sử dụng thức ăn, hiệu quả nuôi cao. Cá không đồng 
đều, cá lớn sẽ chèn ép cá bé làm cá bé sợ sệt, không theo đƣợc đàn, ít có cơ hội bắt 
mồi dẫn đến sinh trƣởng chậm, còi cọc, dễ nhiễm bệnh chết rồi lây lan sang cá khỏe. 
Do vậy, phân cỡ cá cũng là giải pháp kỹ thuật quan trọng để nâng cao hiệu quả nuôi. 
4.4.1 Phân cỡ bằng tay (phân cỡ bằng quan sát trực quan) 
Sử dụng các loại vợt có kích thƣớc mắt lƣới phù hợp với cỡ cá để vớt những cá thể có 
cỡ tƣơng đƣơng, chuyển sang nuôi cùng lồng. Khung vợt đƣợc làm bằng gỗ, inox; 
hình tròn hoặc vuông. Lƣới sử dụng làm vợt có kích thƣớc mắt lƣới 2a = cm đến 4cm, 
sâu khoảng 3 - 5cm. Hình thức phân cỡ này phù hợp với những cơ sở qui mô nhỏ, 
vùng nuôi là vịnh bán kín, lúc sóng gió lặng. 
4.4.2 Phân cỡ cá bằng thiết bị chuyên dụng 
Thƣờng đƣợc sử dụng để tiến hành ở quy mô nuôi lớn, lƣợng cá nuôi nhiều và thƣờng 
sử dụng khi cá còn nhỏ. Cá đƣợc phân cỡ tự động ngay trong lồng nuôi hoặc trên tàu 
thuyền .(Hình 4.4) 
58 
Hình 4. 4: Lọc phân cỡ cá bằng sàng và bằng máy tự động 
Giai đoạn nhỏ, dƣới 100 g/con cá thƣờng phân đàn nhanh nên cần tiến hành phân cỡ 2 
tuần/lần. Cá lớn, khoảng cách giữa các lần phân cỡ dài hơn cho đến khi cá trong lồng 
đã đồng đều về kích thƣớc, khối lƣợng. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_quy_trinh_van_hanh_mot_trang_trai_nuoi_ca_bien_quy.pdf