Bài giảng Tài chính quốc tế - Nguyễn Thị Thúy Việt

Tóm tắt Bài giảng Tài chính quốc tế - Nguyễn Thị Thúy Việt: ...đến mức mà lý thuyết ngang giá sức mua dự báo. Nếu như vậy, điểm D sẽ dịch chuyển về phía đường ngang giá sức mua. Tất cả mọi điểm bên phải (hay bên dưới) đường ngang giá sức mua tiêu biểu cho sức mua hàng ngang giá trong nước thuận lợi hơn sức mua hàng nước ngoài. Kiểm định hiệu l... Việc tính toán độ lệch tiêu chuẩn sẽ phức tạp hơn tuy nhiên các phần mềm tin học sẽ giải quyết vấn đề này rất dễ dàng. Chƣơng 4 QUẢN TRỊ TIỀN MẶT QUỐC TẾ 4.1 PHÂN TÍCH LƢU LƢỢNG TIỀN MẶT TỪ CÁC CÔNG TY CON Quản lý vốn luân chuyển (hàng hoá tồn kho, các khoản phải thu và tiền mặt) c...lớn hơn tỷ giá kỳ hạn tại thời điểm xảy ra đầu tư. Ngược lại, tỷ suất sinh lợi có hiệu lực từ việc đầu tư nước ngoài sẽ thấp hơn lãi suất trong nước nếu tỷ giá giao ngay một năm sau nhỏ hơn tỷ giá kỳ hạn tại thời điểm đầu tư. Mối quan hệ với hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE). Khi IRP tồ...

pdf629 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 175 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Tài chính quốc tế - Nguyễn Thị Thúy Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đạt một quy mô cần thiết để 
nhận các ưu đãi từ các chủ nợ hơn là các doanh 
nghiệp trong nước. 
Tiếp cận các thị trƣờng vốn quốc tế: 
Các công ty đa quốc gia thường có thể nhận được vốn 
qua các thị trường vốn quốc tế. 
 Nếu vốn hoàn toàn lưu thông giữa các nước, có thể sẽ 
không có lợi thế về tiếp cận này. 
 Nhưng vốn thì không thể hoàn toàn lưu thông theo nghĩa 
toàn cầu, do đó chi phí sử dụng vốn có thể khác nhau 
giữa các thị trường. 
 Vì lý do này, việc các công ty đa quốc gia tiếp cận được 
các thị trường vốn quốc tế có thể cho phép họ thu hút 
được vốn với một chi phí thấp hơn các doanh nghiệp 
trong nước khác. 
 Ngoài ra, các công ty con có thể nhận được vốn từ 
địa phương với một chi phí thấp hơn công ty mẹ 
nếu lãi suất hiện hành ở nước chủ nhà tương đối 
thấp. 
 Một hình thức tài trợ như vậy có thể hạ thấp chi phí 
sử dụng vốn, và sẽ không nhất thiết gia tăng rủi ro 
tỷ giá hối đoái của công ty đa quốc gia, vì các thu 
nhập do công ty con phát sinh hầu như sẽ tính bằng 
cùng một loại tiền. 
 Trong trường hợp này, công ty con không dựa vào 
tài trợ của công ty mẹ, mặc dù hầu như luôn luôn 
nhận được sự hỗ trợ tập trung về mặt quản lý từ 
công ty mẹ. 
Đa dạng hóa quốc tế: 
Chi phí sử dụng vốn của một doanh 
nghiệp chịu tác động của xác suất về phá 
sản của doanh nghiệp này. 
 Nếu các luồng tiền thu vào của doanh 
nghiệp đến từ các nguồn ở khắp nơi trên 
thế giới, các luồng tiền thu vào này sẽ ổn 
định hơn. 
 Lập luận này căn cứ trên tiền đề là tổng doanh 
thu sẽ không chịu tác động mạnh của một nền 
kinh tế riêng biệt nào đó. 
 Do các nền kinh tế riêng lẻ độc lập với nhau, các 
lưu lượng tiền tệ ròng từ một danh mục các 
công ty con sẽ cho thấy ít biến động hơn, do đó 
làm giảm xác suất phá sản và nhờ vậy, giảm 
thiểu được chi phí sử dụng vốn. 
 Đương nhiên lập luận này loại trừ ảnh hưởng do 
cuộc khủng hoảng tài chính tác động đến hàng 
loạt các nước Châu Á trong năm 1997. 
Ƣu đãi thuế khóa: 
Thu nhập ròng của một công ty đa quốc gia có thể 
chịu ảnh hưởng rất lớn của luật lệ về thuế của các địa 
phương mà công ty hoạt động. 
 Thực ra, công ty có thể lựa chọn các địa phương có 
các luật lệ về thuế thuận lợi. 
 Công ty cũng có thể tận dụng các lợi thế về thuế 
không dành cho một doanh nghiệp thuần túy nội địa, 
nhờ đó giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, vì các chủ nợ 
và các cổ đông quan tâm nhiều nhất đến lưu lượng 
tiền tệ sau thuế. 
Rủi ro tỷ giá hối đoái: 
Lưu lượng tiền tệ của một công ty đa quốc gia 
có thể dễ biến động hơn của một doanh nghiệp 
nội địa ở cùng một ngành nếy lưu lượng này 
chịu tác động cao của rủi ro tỷ giá hối đoái. 
 Như đã trình bày trước đây, nếu thu nhập ở 
nước ngoài của các công ty con được chuyển 
về cho một công ty đa quốc gia mẹ đặt tại Mỹ, 
thu nhập này sẽ không có giá trị như cũ khi 
đồng đô la Mỹ tăng tăng so với đồng tiền chính. 
 Như vậy, khả năng thanh toán lãi vay 
cho nợ tồn đọng bị giảm bớt, và xác 
suất phá sản cũng cao hơn. 
 Điều này có thể buộc các chủ nợ và 
và cổ đông đòi hỏi một tỷ suất lợi 
nhuận cao hơn, do đó làm tăng chi 
phí sử dụng vốn của công ty đa quốc 
gia. 
Các lưu lượng tiền tệ của một doanh nghiệp nôi địa 
sẽ không chịu tác động trực tiếp của các dao động 
tiền tệ. 
 Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có thể chịu ảnh hưởng 
gián tiếp, vì cạnh tranh từ các doanh nhgiệp nước 
ngoài có thể tăng hoặc giảm tùy theo các dao động 
này. 
 Cần nhấn mạnh rằng các dao động tỷ giá hối đoái 
sẽ không luôn luôn tác động bất lợi đến lưu lượng 
tiền tệ. 
 Chúng ta có thể minh họa điều này bằng việc đổi lại 
thí dụ trên đây bằng một đồng đô la giảm giá. 
 Trong trường hợp này thu nhập từ nước ngoài chuyển 
về sẽ chuyển đổi thành một số tiền đô la lớn hơn và vì 
vậy, cải thiện lưu lượng tiền tệ của công ty mẹ. 
 Nhìn chung người ta nghĩ rằng một doanh nghiệp dễ 
bị tác động của dao động tỷ giá hối đoái hơn nên phân 
phối các lưu lượng tiền tệ có thể có rộng hơn(hay 
phân tán hơn) qua các thời kỳ trong tương lai. 
 Bởi vì, chi phí sử dụng vốn sẽ phản ánh xác suất phá 
sản, và vì xác suất này sẽ cao hơn nấu các dự kiến về 
lưu lượng tiền tệ ít chắc chắn hơn cho nên việc dễ bị 
tác động bởi các dao động tỷ giá hối đoái có thể đưa 
đến một chi phí sử dụng vốn cao hơn. 
Rủi ro quốc gia. 
Một công ty đa quốc gia lập các công ty con ở 
nước ngoài sẽ phải chịu một khả năng là chính 
phủ nước chủ nhà có thể tịch biên tài sản của 
công ty con của mình. 
 Xác suất của một biến cố như vậy chịu ảnh 
hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm cả thái độ của 
chính phủ nước chủ nhà và của ngành công 
nghịệp có liên quan. 
 Nếu các tài sản bị tich biên không được đền bù thỏa 
đáng, xác suất phá sản của công ty đa quốc gia 
tăng. 
 Phần trăm của tài sản của một công ty đa quốc gia 
đầu tư vào nước ngoài cao, và rủi ra quốc gia chung 
của hoạt động ở các nước này càng ca, thì xác suất 
phá sản (và chi phí sử dụng vốn ) của công ty đa 
quốc gia càng cao, nếu các yếu tố khác bằng nhau. 
 Có các hình thức rủi ro quốc gia khác không nghiêm 
trọng bằng việc chiếm hữu của chính phủ nước chủ 
nhà có thể tác động đến các lưu lượng tiền tệ của 
công ty con của một công ty đa quốc gia. 
 Những loại rủi ro ít nghiêm trọng này (chẳng hạn 
như việc chính phủ nước chủ nhà sửa đổi luật 
thuế,) 
 Không nhất thiết phải được bao gồm trong các dự 
kiến lưu lượng tiền tệ, vì có khả năng là các sự kiện 
này có thể xảy ra, quá trình lập danh sách vốn nên 
tính đến rủi ro này. 
 Nếu công ty không phát hiện một thay đổi triệt để 
trong chính phủ hay trong chính sách thuế, công ty 
sẽ cộng thêm một phần bù vào tỷ suất lợi yêu cầu 
của các dự án có liên quan. Các nhà hoạch định tài 
chính và các nhà phân tích chính trị sẽ ấn định múc 
bù này. 
Trên đây, chúng ta đã đánh giá sáu yếu tố có 
thể phân biệt giữa chi phí sử dụng vốn của 
một công ty đa quốc gia với chi phí sử dụng 
vốn của một doanh nhgiệp nội địa trong một 
ngành nào đó. 
 Nói chung, bốn yếu tố đầu (quy mô, tiếp cận 
các thị trường vốn quốc tế, đa dạng hóa quốc 
tế và ưu đãi thuế khóa ) có lợi cho chi phí sử 
dụng vốn của một công ty đa quốc gia, trong 
khi rủi ro tỷ giá hối đoái và rủi ro quốc gia lai 
bất lợi. 
 Tác động của từng yếu tố có thể thay 
đổi theo các đặc tính riêng của từng 
doanh nghiệp. 
 Như vậy, không thể nói chắc rằng các 
mặt thuận lợi sẽ vượt trội các mặt 
không thuận lợi hay ngược lại. 
5.2.2.2 CÁC ĐẶC ĐIỂM QUỐC GIA ẢNH 
HƢỞNG ĐẾN CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN 
Vấn đề then chốt trong thẩm định chi phí sử dụng vốn 
của một công ty đa quốc gia là sự phân cách của thị 
trường tài chính. 
 Nếu các thị trường tài chính hoàn toàn phân cách, các 
điều kiện cung và cầu vốn ở bất kỳ quốc gia nào cũng 
sẽ độc lập với điều kiện của tất cả quốc gia khác. 
 Trong trường hợp này, các quyết định của công ty đa 
quốc gia về việc nên nhận vốn từ đâu có thể có một 
ảnh hưởng quan trọng đối với chi phí sử dụng vốn của 
mình . 
Ở thái cực ngược lại, nếu các thị trường 
tài chính không phân cách theo bất cứ 
nào, và nếu tất cả các nước cùng sử dụng 
chung một đồng tiền, chi phí sử dụng vốn 
danh nghĩa sẽ bằng nhau ở tất cả các 
nước. 
 Trong trường hợp này, công ty đa quốc 
gia không thể cắt giảm chi phí sử vốn 
bằng cách chuyển dịch nguồn vốn của 
mình từ nước này sang nước khác . 
Trên thục tế, vị trí của các thị trường tài chính 
quốc tế là ở giữa hai thái cực này. 
 Một vài bất hoàn hảo thị trường như chênh 
lệch thuế và các biện pháp kiểm soát ngoại 
hối tạo ra các hàng rào giữa các thị trường 
tài chính, do đó chi phí sử dụng vốn sẽ không 
giống nhau giữa các quốc gia. 
 Điều này làm cho các công ty đa quốc gia có 
khả năng nhận được nguồn tài trợ với chí phí 
sử dụng vốn thấp hơn. 
 Tuy nhiên, rủi ro tỷ giá hối đoái không khuyến 
khích các doanh nghiệp vay các đồng tiền khác 
với các đồng tiền mà các doanh nghiệp này sẽ 
nhận được trong tương lai do kềt quả của hoạt 
động hiện tại. 
 Tuy vậy, cũng có cách để các công ty đa quốc 
gia có thể cố gắng tiếp cận các nguồn vốn có chi 
phí thấp. 
 Họ có thể phát hành trái phiếu ở nước đó, hay 
họ có thể phát hành cổ phiếu ở đó, hay họ có 
thể phát hành cổ phiếu ở đó và đăng ký cổ 
phiếu ở thị trường chứng khoán địa phương. 
 Các chính sách này sẽ đòi hỏi việc trả lãi vay 
trong tương lai hay chia lợi tức cổ phần cho 
cổ phiếu được tính bằng ngoại tệ . 
 Để cắt giảm rủi ro tổn thất do tỷ giá hối đoái, 
các công ty đa quốc gia có thể lập các dự án 
ở các nước này, các lưu lượng tiền tệ tương 
lai từ các dự án này có thể dùng để thanh 
toán lãi vay cho các chủ nợ hay chia lợi tức 
cổ phần cho các cổ đông địa phương ở nước 
đó. 
 Tóm lại, theo chiến lược này các 
công ty đa quốc gia nên tập trung 
việc phát triển hoạt động của mình ở 
những nước có chi phí sử dụng vốn 
tương đối thấp. 
 Dĩ nhiên, chiến lược này chỉ hợp lý 
khi các dự án sẽ được thực hiện ở 
các nước này có một NPV dương. 
Sự khác biệt giữa các quốc gia 
đối với chi phí sử dụng vốn vay 
Chi phí sử dụng vốn vay của một doanh nghiệp 
thường được ấn định bởi lãi suất phi rủi ro của 
đồng tiền vay và phần bù trừ cho rủi ro do ác chủ 
nợ đòi hỏi, Chi phí sử dụng vốn vay của các 
doanh nghiệp ở một vài nước cao hơn ở các 
nước khác vì lãi suất không rủi ro tương ứng cao 
hơn hay vì tiền bù trừ rủi ro cao hơn . 
Sau đây là giải thích về các khác biệt do các quốc 
gia trong lãi suất phi rủi ro và tiền bù trừ rủi ro. 
Sự khác biệt trong lãi 
suất phi rủi ro. 
Lãi suất phi rủi ro được ấn định bởi tác 
động qua lại của cung cầu vốn. 
 Bất cứ yếu tố nào ảnh hưởng đến cung 
hoặc cầu sẽ ảnh hưởng đến lãi suất phi 
rủi ro, một số yếu tố ảnh hưởng khác nhau 
giữa các nước là luật thuế, dân số , chính 
sách tiền tệ, và các điều kiện kinh tế . 
Luật thuế ở vài quốc gia dành nhiều 
khuyến khích cho việc tiết kiệm hơn các 
quốc gia khác, từ đó có thể ảnh hưởng 
đến lượng cung tiền tiết kiệm và vì vậy 
ảnh hưởng đến lãi suất. 
 Luật thuế công ty của một nước liên quan 
đến khấu hao và khấu trừ thuế cho đầu tư 
cũng có thể ảnh hưởng đến lãi suất qua 
ảnh hưởng đối với nhu cầu của doanh 
nghiệp. 
Dnâ số của một nước ảnh hưởng đến lượng 
cung tiền tiết kiệm có sẵn và lượng vốn có 
thể cho vay cần thiết . 
 Do dân số giữa các nước khác nhau, các 
điều kiện cung và cầu cũng sẽ khác nhau và 
vì vậy, lãi suất danh nghĩa cũng khác nhau. 
 Các nước có dân số trẻ hơn có thể có lãi 
suất cao hơn, vì các hộ gia đình trẻ hơn có 
khuynh hướng tiết kiệm ít hơn và vay mượn 
nhiều hơn. 
Chính sách tiền tệ do ngân hàng trung 
ương mỗi nước thực hiện ảnh hưởng đến 
lượng cung các nguồn vốn có thể cho vay 
vốn do đó ảnh hưởng đến lãi suất. 
 Các nước sử dụng một chính sách tiền tệ 
nới lỏng (tăng trưởng cung tiền tệ cao) có 
thể đạt được lãi suất danh nghĩa thấp hơn 
nếu họ có thể duy trì một tỷ lệ lạm phát 
thấp. 
 Theo một vài lý thuyết thì một chính sách 
tiền tệ nới lỏng sẽ làm cho lãi suất cao 
hơn do làm gia tăng các dự kiến lạm phat 
và nhu cầu các nguồn vốn có thể cho vay. 
 Vấn đề ở đây là bất kể một chính sách 
tiền tệ ảnh hưởng thế nào đến lãi suất, 
mỗi ngân hàng trung ương điều áp dụng 
chính sách tiền tệ của mình, và điều này 
có thể gây nên chênh lệch lãi suất giữa 
các nước . 
Do các điều kiện kinh tế ảnh hưởng đến 
lãi suất, chúng cũng sẽ làm cho lãi suất 
thay đổi giữa các nước. 
 Chi phí sử dụng vốn vay ở nước đang 
phát triển cao hơn nhiều so với các nước 
công nghiệp hóa, chủ yếu do các điều kiện 
kinh tế. 
 Tỷ lệ lạm phát dự kiến cao làm cho các 
chủ nợ đòi hỏi một lãi suất phi rủi ro cao. 
Sự khác biệt trong phần bù rủi ro. 
Phần bù rủi ro cho nợ vay phải đủ lớn để đền bù 
cho các chủ nợ về rủi ro người đi vay không có 
khả năng đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán nợ. 
 Rủi ro này có thể khác nhau giữa các nước do 
sự khác biệt giữa các nước trong các điều kiện 
kinh tế, quan hệ giữa các doanh nghiệp và các 
chủ nợ, sự can thiệp của chính phủ và độ 
nghiêng đòn cân nợ . 
Nếu các điều kiện kinh tế ở một quốc gia nào đó 
có xu hướng ổn định hơn, rủi ro suy thoái tương 
đối thấp. 
 Như vậy, xác suất một doanh nghịêp không thể 
đáp ứng các nghĩa vụ sẽ thấp hơn, cho phép có 
một mức bù rủi ro thấp hơn. 
 Liên hệ giữa các doanh nghiệp và các chủ nợ ở 
một vài quốc gia cũng gắn bó hơn so với một vài 
quốc gia khác. 
 Ở Nhật chẳn hạn, các chủ nợ sẵn sàng gia hạn 
nợ trong trường hợp một doanh nghiệp gặp khó 
khăn về tài chính. 
 Điều này làm giảm rủi ro mất khả năng thanh 
toán . 
 Chi phí của các vấn đề tài chính của một doanh 
nghiệp Nhật có thể được chia sẽ bằng nhiều 
cách khác nhau cho cấp điều hành doanh 
nghiệp, các khách hàng kinh doanh, và người 
tiêu dùng. 
 Do các chủ nợ không gánh chịu toàn bộ các khó 
khăn tài chính,tất cả mọi bên có liên quan đều 
có động cơ để cùng tìm bịện pháp giải quyết vấn 
đề. 
 Như vậy, ít có khả năng các doanh nghiệp Nhật sẽ 
đi đến chỗ phá sản (đối với một mức độ nào đó), và 
điều này cho phép một mức bù rủi ro thấp hơn đối 
với nợ của các doanh nghiệp Nhật. 
 Mặc dù vậy, cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 
cũng đã làm bộc lộ mặt trái của chính sách này. 
 Có sự liên kết quá mức bình thường của MNC Nhật 
và các ngân hàng , còn lại là các Kereitsu . 
 Hàng loạt các vụ phá sản của MNC và các ngân 
hàng Nhật xảy ra trong giai đoạn này, làm trầm 
trọng thêm suy thoái kinh tế Nhật mãi đến những 
năm 2001. 
Chính phủ của một vài nước sẵn 
sàng can thiệp và cứu giúp các 
doanh nghịêp đang gặp khó khăn. 
 Thí dụ, ở Anh nhiều doanh nghiệp do 
chính phủ sỡ hữu một phần. 
 Vì vậy, việc nghiên cứu giúp cho các 
doanh nghiệp này cũng là lợi ích vì 
chính phủ. 
 Ngay cả khi chính phủ không phải là chủ 
sở hữu một phần. 
 Chính phủ cũng có thể trợ cấp trực tiếp 
hay cho các doanh nghiệp khó khăn vay, 
ở Mỹ vịêc chính phủ cứu giúp các doanh 
nghiệp không được hoan nghênh người 
những nguời đóng thuế không thích phải 
gánh chịu các chi phí của việc quản lý tồi 
của doanh nghiệp. 
 Trong hki cũng có một số can thiệp của 
chính phủ ở Mỹ để bảo hộ vài ngành công 
nghiệp nào đó, xác suất một doanh nghiệp 
thất bại sẽ được chính phủ giúp đỡ thấp 
hơn ở các nước khác. 
 Vì vậy, mức bù rủi ro đối với một mức nợ 
nào đó của các doanh nhghiệp Mỹ cao 
hơn các doanh nghiệp các nước khác. 
Các doanh nghiệp ở một vài quốc gia có khả năng vay 
lớn hơn bởi vì các chủ nợ của họ sẵn sàng chấp nhận 
một độ nghiêng đòn cân nợ lớn hơn. 
 Thí dụ, các doanh nghiệp ở Nhật và Đức có độ 
nghiêng đòn cân nợ lớn hơn các doanh nghiệp ở Mỹ. 
 Nếu tất cả các yếu tố khác bằng nhau, các doanh 
nghiệp có đòn cân nợ cao sẽ phải trả một phần bù trừ 
rủi ro cao hơn. 
 Nhưng do các yếu tố khác không bằng nhau, trên thực 
tế, các doanh nghiệp này được phép sử dụng một độ 
nghiêng đòn cân nợ cao hơn do mối liên hệ đặc thù 
của họ với các chủ nợ và các chỉnh phủ. 
Khác biệt giữa các nước trong 
chi phí sử dụng vốn cổ phần. 
Theo McCauley và Zimmer, chi phí sử dụng 
vốn cổ phần của một nước có thể được ước 
tính bằng cách : Đầu tiên, áp dụng bội số giá 
/ lợi nhuận cho một dòng thu nhập sẵn. 
 Sau đó điều chỉnh theo các ảnh hưởng của 
lạm phát, tăng trưởng lợi nhuận và các yếu 
tố khác của một nước. 
Kết hợp chi phí sử dụng vốn vay 
và chi phí sử dụng vốn cổ phần. 
Các chi phí nợ và vốn cổ phần có thể được kết hợp 
để cho ra một chi phí sử dụng vốn bình quân. 
 Tỷ lệ tương ứng giữa nợ và vốn cổ phần do các 
doanh nghiệp ở các nước sử dụng phải được áp 
dụng để đánh giá chi phí sử dụng vốn này một cách 
hợp lý. 
 Ngoài ra, một yếu tố khác ảnh hưởng chi phí sử 
dụng vốn của một nước là giá trị của các khoản 
khấu trừ thuế cho đầu tư và là lá chắn thuế cho chi 
phí khấu hao. 
5.2.2.3 SO SÁNH CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN 
DÙNG MÔ HÍNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN 
Có thể áp dụng mô hình định giá tài sản vốn 
CAPM để đánh giá tỷ suất lợi nhuận của các 
công ty đa quốc gia khác với tỷ suất lợi nhuận 
của các doanh nghiệp trong nước như thế nào. 
 Theo mô hình này, tỷ suất lợi nhuận yêu cầu (re) 
đối với một chứng khoán là : 
re = rf +  (rm – rf) 
Trong đó: 
rf : Tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro 
rm: Tỷ suất lợi nhuận thị trường 
 : chỉ số beta của chứng khoán 
Theo mô hình CAPM, tỷ suất lợi nhuận yêu 
cầu đối với chứng khoán của một doanh 
nghiệp là một hàm số dương của (1) lãi suất 
phi rùi ro, (2) tỷ suất lợi nhuận thị trường, (3) 
chỉ số beta của chứng khoán. 
 Chỉ số beta tiêu biểu độ nhạy cảm của tỷ suất 
lợi nhuận của chúng khoán đối với tỷ suất lợi 
nhuận thị trường (chỉ số chứng khoán 
thường được sử dụng như là một tiêu biểu 
cho thị trường). 
 Một công ty đa quốc gia không kiểm soát 
được lãi suất phi rủi ro hay lợi nhuận thị 
trường nhưng có thể tác động đến chỉ số 
beta của mình. 
 Các công ty đa quốc gia gia tăng doanh số ở 
nước ngoài có thể giảm thiểu đựơc chỉ số 
beta của mình và nhờ vậy giảm thiểu được tỷ 
suất lợi nhuận do các nhà đầu tư yêu cầu. 
 bằng cách này, các công ty có thể cắt giảm 
chi phí sử dụng vốn. 
Những người ủng hộ mô hình định giá tài sản 
có thể cho rằng chỉ số beta của một dự án có 
thể được dùng để xác định tỷ suất lợi nhuận yêu 
cầu cho dự án đó. 
 Chỉ số beta của một dự án biểu thị độ nhạy cảm 
của lưu lượng tiền tệ của các dự án đối với lưu 
lượng tiền tệ toàn bộ của doanh nghiệp. 
 Một dự án có lưu lượng tiền tệ tách biệt với các 
ảnh hưởng tác động đến lưu lượmg tiền tệ 
chung của doanh nghiệp sẽ có một chỉ số beta 
thấp. 
Đối với một công ty đa quốc gia đa 
dạng hóa tốt có lưu lượng tiền tệ phát 
sinh từ nhiều dự án chứa 2 rủi ro: 
 (1) khả năng dễ biến động không 
mang tính hệ thống trong lưu lượng 
tiền tệ do đặc thù của doanh nghiệp 
 và (2) rủi ro có hệ thống. 
 Theo lý thuyết mô hình định giá tài sản, có 
thể bỏ qua rủi ro không có tính hệ thống của 
các dự án, vì nó sẽ được bù trừ nhờ đa dạng 
hóa. 
 Tuy nhiên, rủi ro có tính hệ thống không đa 
dạng hóa được vì tất cả các dự án đều bị tác 
động như nhau. 
 Chỉ số beta của một dự án càng thấp, rủi ro 
có hệ thống của dự án càng thấp, tỷ suất lợi 
nhuận đòi hỏi của các dự án đó sẽ càng 
thấp. 
 Nếu các dự án của công ty đa quốc 
gia cho thấy có chỉ số beta thấp hơn 
các dự án của các doanh nghiệp nội 
địa, lúc đó tỷ suất lợi nhuận yêu cầu 
đối với các dự án của công ty đa 
quốc gia sẽ thấp hơn. 
 Điều này cho thấy chi phí sử dụng 
vốn chung cũng thấp hơn. 
Lý thuyết mô hình định giá tài sản cũng cho rằng chi 
phí sử dụng vốn của công ty đa quốc gia thường thấp 
hơn của các doanh nghiệp trong nước do lý do vừa 
nêu trên. 
 Tuy vậy, cũng nên nhấn mạnh rằng một số công ty đa 
quốc gia cho rằng cần tính cả rủi ro không hệ thống 
của dự án. 
 Nếu loại bỏ rủi ro này được tính đến trong khi thẩm 
định rủi ro của một dự án, tỷ suất lợi nhuận yêu cầu sẽ 
không nhất thiết thấp hơn đối với các dự án của công 
ty đa quốc gia so với tỷ suất lợi nhuận yêu cầu đối với 
các dự án của các doanh nghiệp nội địa. 
 Như vậy, vấn đề vẫn không được giải quyết. 
Nói tóm lại, chúng ta không thể nói chắc rằng 
một công ty đa quốc gia sẽ có một chi phí sử 
dụng vốn thấp hơn chi phí sử dụng vốn của 
doanh nghiệp hoàn toàn nội địa trong cùng một 
ngành hay không. 
 Tuy nhiên, chúng ta có thể thảo luận để hiểu tại 
sao một công ty đa quốc gia có thể nổ lức tận 
dụng các mặt thuận lợi để cắt giảm chi phí sử 
dụng vốn, trong khi tối thiểu hóa các rủi ro có 
thể của các mặt không thuận lợi mà những bất 
lợi này làm gia tăng chi phí sử dụng vốn. 
 Các doanh nghiệp nổ lực tối thiểu hóa chi phí sử 
dụng vốn. 
 Các doanh nghiệp nổ lực tối thiểu hóa chi phí sử 
dụng vốn họ đạt được để hỗ trợ công việc kinh 
doanh của mình. 
 Các công ty đa quốc gia có thể dùng các cấu 
trúc vốn nhằm mục tiêu “địa phương” cho các 
công ty con ở nước ngoài, khác với cấu trúc vốn 
nhằm mục tiêu “toàn cầu” của mình, do sự có 
sẵn của các nguồn tài trợ vốn vay và vốn cổ 
phần khác nhau giữa các nước 
GOOD LUCK 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_quoc_te_nguyen_thi_thuy_viet.pdf