Bài giảng Tật khúc xạ - Trần Anh Tuấn

Tóm tắt Bài giảng Tật khúc xạ - Trần Anh Tuấn: ...hiều dài của trục nhãn cầu: + Viễn thị có thể do độ hội tụ của hệ thống thấu kính của mắt quá nhỏ. + Hoặc do trục của nhãn cầu ngắn hơn bình thường (trường hợp này chiếm đa số). 16Mắt viễn thị17Mắt viễn thị18Lão thị Lão thị là biến đổi sinh lý về chức năng điều tiết (nhìn gần) của mắt do ảnh hưởng c... cho trẻ em24Khám khúc xạ1/-Đo khúc xạ với KXK tự động Autorefractometre: có giá trị tham khảo, không chính xác khi làm kính 2/-Đo loạn thị bằng Javal kế: xác định LT do GM.3/-Thử kính bằng phương pháp chủ quan của Donders4/-Soi bóng đồng tử ( skiascopie): chính xác, đặc biệt là cho trẻ em.5/-Có thể...iác mạc hình nan hoa 33Phẫu thuật bằng laser EXCIMER: PRK 34Phẫu thuật bằng laser EXCIMER: PRK 35Phẫu thuật bằng laser EXCIMER: PRK 36Biến chứng của PRK: Haze 2+37Phẫu thuật bằng laser EXCIMER: LASIK38Phẫu thuật bằng laser EXCIMER: LASIK39Phẫu thuật bằng laser EXCIMER: LASIK 40Phẫu thuật bằng laser ...

ppt50 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Tật khúc xạ - Trần Anh Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1TẬT KHÚC XẠ ThS,BS. Trần Anh Tuấn Bệnh viện Đại Học Y Dược2	Tật khúc xạ, trong đó chủ yếu là cận thị chiếm tỷ lệ không nhỏ trong cộng đồng: Theo Young tỷ lệ cận thị tại Mỹ là khoảng 13,5% dân số, tương đương với tỷ lệ tại châu Âu. Tại một số quốc gia khác, tỷ lệ này còn có thể cao hơn như ở Nhật, khoảng từ từ 22 đến 44% (Sato-1957).3	Tại Việt Nam, theo tổng kết của Viện mắt Trung ương (Hà Nội) tỷ lệ bệnh nhân đến khám mắt có tật khúc xạ chiếm 30%, trong đó cận thị chiếm đa số. Theo các điều tra taị một số trường học ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Mình, tỷ lệ cận thị là 23-28%.4Hệ quang học của mắt là hệ quang học đồng trục 5Mắt được ví như một máy ảnh 6Mắt chính thị 	Mắt chính thị là mắt có chiều dài trục nhãn cầu khoảng 22,5-23 mm, tương ứng với độ hội tụ của mắt khoảng 62 D. Lúc đó ảnh của vật ở vô cực sẽ hội tụ trên võng mạc. 7Mắt chính thị (Emmetropia)8Mắt khi nghỉ và khi điều tiết9Mắt không chính thị 	Mắt không chính thị là mắt có chiều dài trục nhãn cầu không tương ứng với độ hội tụ của mắt. Lúc đó ảnh của vật ở vô cực sẽ hội tụ trước võng mạc (cận thị), sau võng mạc (viễn thị), loạn thị.10Mắt cận thị 	Mắt cận thị là mắt mà ảnh của một vật ở vô cực hội tụ trước võng mạc. 	Cận thị xảy ra khi không có sự cân bằng giữa lực hội tụ của mắt và chiều dài của trục nhãn cầu:	+ Cận thị có thể do độ hội tụ của hệ thống thấu kính của mắt quá lớn 	+ Hoặc do trục của nhãn cầu dài hơn bình thường (trường hợp này chiếm đa số). 11Cận thị12Mắt cận thị13Tật cận thị (Cận thị nhẹ): Độ cận thị -6 Dioptries, hoặc chiều dài trục nhãn cầu lớn hơn 26 mm. + Độ cận thị tiếp tục tăng sau tuổi trưởng thành, + Thị lưc thường không đạt 10/10 sau khi điều chỉnh kính. + Có tổn thương đáy mắt do giãn phình củng mạc, gây nhiều biến chứng như: xuất huyết võng mạc, bong võng mạc, đục thủy tinh thể, vẩn đục pha lê thể.15Viễn thị 	Mắt viễn thị là mắt mà ảnh của một vật ở vô cực hội tụ sau võng mạc.	Viễn thị xảy ra khi không có sự cân bằng giữa lực hội tụ của mắt và chiều dài của trục nhãn cầu:	+ Viễn thị có thể do độ hội tụ của hệ thống thấu kính của mắt quá nhỏ.	+ Hoặc do trục của nhãn cầu ngắn hơn bình thường (trường hợp này chiếm đa số). 16Mắt viễn thị17Mắt viễn thị18Lão thị Lão thị là biến đổi sinh lý về chức năng điều tiết (nhìn gần) của mắt do ảnh hưởng của tuổi.Càng nhiều tuổi thì tính chất đàn hồi của thủy tinh thể giảm dần, vì vậy những người từ 40 tuổi trở lên khi nhìn gần hoặc đọc sách thấy mờ, muốn nhìn rõ phải để xa mắt.19Triệu chứng: Mờ mắt khi nhìn gần, sau một lúc thấy nhòa nhìn không rõ, muốn rõ thì phải đưa ra xa hoặc ngừng một lát. Đọc sách lâu thường chóng mỏi mắt 20KHÁM BỆNH NHÂN BỊ TẬT KHÚC XẠ 21Đo thị lực -Thực hiện ở từng mắt.- Đo thị lực (TL) không kính và thị lực có kính- Thị lực nhìn xa và TL nhìn gần.22Thị lực nhìn xa - Khoảng cách thử: 5-6 m, Ánh sáng 100 Lux- Làm quen với ánh sáng 10-15 phút trước khi thửCác loại bảng thị lực xa:- Bảng Monoyer:Mẫu chữ latin- Bảng Snellen: Mẫu chữ E- Bảng Landolt: Mẫu chữ C- Bảng hình vẽ: dùng cho trẻ emKhi TL < 1/10 ta cho BN đếm ngón tay (ĐNT), bóng bàn tay (BBT), nhận biết sáng tối (ST) và hướng ánh sáng (HAS).23Thị lực nhìn gần Khoảng cách thử: 33 cmCác loại bảng thị lực gần:- Bảng Parinaud: gồm các câu văn,thơ- Bảng Rossano: gồm các chữ E- Bảng Rossano - Weiss: gồm các hình ảnh, dùng cho trẻ em24Khám khúc xạ1/-Đo khúc xạ với KXK tự động Autorefractometre: có giá trị tham khảo, không chính xác khi làm kính 2/-Đo loạn thị bằng Javal kế: xác định LT do GM.3/-Thử kính bằng phương pháp chủ quan của Donders4/-Soi bóng đồng tử ( skiascopie): chính xác, đặc biệt là cho trẻ em.5/-Có thể làm siêu âm A để xác định chiều dài trục nhãn cầu. 25CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH TẬT KHÚC XẠ 26Các phương pháp không phẫu thuật 1- Kính gọng:- Thông dụng, dễ thay đổi, dễ bảo quản.- Chọn công xuất thấp nhất cho thị lực cao nhất với kính cận thị.- Chọn công xuất cao nhất cho thị lực cao nhất với kính viễn thị.272- Kính tiếp xúc:- Không làm mất thẩm mỹ- Thích hợp cho một số nghề: diễn viên, ngườI mẫu- Tránh một số bất lợi của kính gọng như: hạn chế thị trường, tác dụng lăng kính ở vùng chu biên . ..- Nhược điểm: sử dụng và bảo quản khó khăn với người già và trẻ em, nhiễm khuẩn, hội chứng kính tiếp xúc (viêm giác mạc, loét giác mạc, cảm giác dị vật).28Các phương pháp phẫu thuật 1- Phẫu thuật can thiệp lên giác mạc2- Phẫu thuật can thiệp vào nội nhãn3- Phẫu thuật lên củng mạc (Vỏ nhãn cầu). PP này ít làm.29Phẫu thuật can thiệp lên giác mạc 1- Rạch giác mạc hình nan hoa2- Phẫu thuật bằng laser EXCIMER: PRK, LASIK3- Đặt vòng trong giác mạc30Rạch giác mạc hình nan hoa31Rạch giác mạc hình nan hoa32Rạch giác mạc hình nan hoa 33Phẫu thuật bằng laser EXCIMER: PRK 34Phẫu thuật bằng laser EXCIMER: PRK 35Phẫu thuật bằng laser EXCIMER: PRK 36Biến chứng của PRK: Haze 2+37Phẫu thuật bằng laser EXCIMER: LASIK38Phẫu thuật bằng laser EXCIMER: LASIK39Phẫu thuật bằng laser EXCIMER: LASIK 40Phẫu thuật bằng laser EXCIMER: LASIK41Phẫu thuật bằng laser EXCIMER: LASIK42Phẫu thuật bằng laser EXCIMER: LASIK43Phẫu thuật bằng laser EXCIMER: LASIK44Phẫu thuật can thiệp vào nội nhãn- Áp dụng cho các trường hợp cận thị nặng trên 12.D , không thể điều chỉnh bằng phẫu thuật Laser hoặc không dung nạp với kính tiếp xúc.- Có 2 phương pháp:1- Đặt kính nội nhãn cho mắt còn thủy tinh thể2- Lấy thủy tinh thể còn trong và đặt thủy tinh thể nhân tạo45Đặt kính nội nhãn cho mắt còn thủy tinh thể- Là một kỹ thuật mới được phổ biến.- Có 3 loại kính nội nhãn:+ Kính nội nhãn đặt ở tiền phòng, có càng dựa vào góc tiền phòng.+ Kính nội nhãn đặt ở tiền phòng, có càng cố định vào mống mắt.+ Kính nội nhãn đặt ở hậu phòng, có càng dựa vào Sulcus.46Phẫu thuật đặt kính nội nhãn (KNN) trên mắt còn thủy tinh thể 47Lấy thủy tinh thể còn trong và đặt thủy tinh thể nhân tạo- Phẫu thuật đơn giản, rẻ tiềnLàm mất khả năng điều tiết, sau mổ nhìn gần khó, phải đeo kính lão.- Nguy cơ giống như các phẫu thuật vào nội nhãn: Nhiễm trùng, xuất huyết, tăng nhãn áp, bong võng mạc48Phẫu thuật lấy TTT và đặt KNN nằm trong bao thủy tinh thể 49PHÒNG NGỪA- Học hành nơi đủ ánh sáng, tránh các tư thế xấu như cúi đầu thấp, đọc sách gần mắt.- Mang kính đúng độ và thường xuyên- Khi thấy trẻ nheo mắt khi nhìn hoặc bị lác mắt thì phải đi khám chuyên khoa ngay.- Tập thể dục, ăn các thức ăn có nhiều vitamine như rau, trái cây, thịt cá trứng v.v.50- Theo dõi cận thị mỗi 6 tháng hoặc 1 năm- Bệnh nhân cận nặng không nên chơi các môn thể thao dễ gây chấn thương vùng đầu mặt vì dễ gây bong võng mạc: quyền anh, võ đối kháng v.v- Có thể dùng thêm một số thuốc tăng cường bảo vệ mạch máu võng mạc: Relvène, Difrarel E.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_tat_khuc_xa_tran_anh_tuan.ppt