Bài giảng Theo dõi và đánh giá các can thiệp y tế - Nguyễn Đức Thành
Tóm tắt Bài giảng Theo dõi và đánh giá các can thiệp y tế - Nguyễn Đức Thành: ...iếp tục, kết thúc hay điều chỉnh lại chương trình. Đánh giá cung cấp những thông tin về tác động và hiệu quả của chương trình đã thực hiện.14Đánh giá quá trình (Theo dõi)Đánh giáLiên tụcĐịnh kỳ, bất thườngXem xét tiến độ thực hiện, thuận lợi và khó khăn Xác định tác động dự ánTrả lời câu hỏi: Hoạt đ...biên liên quan 195. Tiêu chuẩn của một cuộc đánh giá tốt Tính giá trị/hữu dụng (tiếp)Báo cáo rõ ràng Báo cáo đánh giá cần mô tả rõ ràng chương trình được đánh giá, các kết quả đánh giá Phổ biến kết quả kịp thời Báo cáo đánh giá cần được phổ biến cho các đối tượng sử dụng để họ có thể sử dụng kịp thờ... xử lí có hệ thống Thông tin thu thập, xử lí và báo cáo cần được xem xét một cách hệ thống, phát hiện và sửa chữa các sai sót Phân tích thông tin định lượng và định tính (*) Các thông tin định lượng và định tính cần được lập kế hoạch và phân tích một cách phù hợp và có hệ thống để có thể trả lời các...
1Theo dõi và đánh giá các can thiệp y tế ThS. Nguyễn Đức Thành2Mục tiêu môn họcXây dựng được kế hoạch/đề cương theo dõi đánh giá một can thiệp y tế (chương trình/ dự án y tế...)Nội dungGiới thiệu về đánh giáCác bên liên quanCác thiết kế nghiên cứu đánh giá Chỉ số, biến số và công cụ thu thập số liệuPhân tích số liệu, viết báo cáo đánh giá3Đánh giá môn học Chuyên cần (10%) 3 bài quá trìnhHoàn thiện phần đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu đánh giá của đề cương nghiên cứu đánh giá (10%)Các bên liên quan và mối quan tâm (10%)Hoàn thiện các chỉ số đánh giá (10%) 01 bài hết môn: Đề cương nghiên cứu đánh giá (60%)4Bài 1: Giới thiệu đánh giá can thiệp y tế5Mục tiêu học tậpTrình bày được khái niệm đánh giáPhân biệt được đánh giá quá trình và đánh giá tác động.Trình bày được vai trò của người đánh giá, sự khác nhau giữa đánh giá bên trong và bên ngoài.Trình bày được các tiêu chuẩn của một cuộc đánh giá tốtXác định được các bước đánh giá can thiệp y tế 61. Khái niệm đánh giá Đánh giá có thể được định nghĩa một cách tổng quát như sau: “đó là một quá trình xác định những giá trị”.Các khái niệm khác của đánh giá bao gồm:71. Khái niệm đánh giá Đánh giá là một quá trình xây dựng chỉ số, thu thập thông tin và sử dụng số liệu để hỗ trợ cho việc ra quyết định (Stufflebeam 1974).Đánh giá là việc thu thập và phân tích các thông tin bằng nhiều phương pháp để xác định tính phù hợp, hiệu quả, tác động và tính duy trì của các hoạt động của chương trình (Veney và Kaluzny 1999)81. Khái niệm đánh giá là việc sử dụng các nghiên cứu xã hội để điều tra một cách có hệ thống hiệu quả của các chương trình can thiệp xã hội. việc thu thập các thông tin và nỗ lực phiên giải để trả lời cho những câu hỏi về hoạt động và hiệu quả của chương trình.Đánh giá chương trình liên quan đến việc thu thập thông tin một cách có hệ thống về chương trình. Thông tin được sử dụng để đưa ra những quyết định chính xác đề định hướng phát triển và quản lý chương trình. 92. Đánh giá can thiệp y tế để làm gì (tại sao phải tiến hành đánh giá)? Đánh giá can thiệp y tế được thực hiện nhằm giúp các nhà quản lí trả lời những câu hỏi như:Can thiệp đã được thực hiện như thế nào?Can thiệp đang làm gì?Can thiệp đã đạt được những kết quả gì?Can thiệp đã đạt được mục tiêu đề ra tốt đến mức nào?102. Lí do đánh giá can thiệp y tếKết quả của can thiệp có tương xứng với những nguồn lực đã bỏ ra hay không? Can thiệp nên tiếp tục, mở rộng, thu hẹp, thay đổi hay ngừng hẳn?112. Lí do đánh giá can thiệp y tếĐánh giá có thể được tiến hành do nhiều lý do thực tế khác nhau như:Đáp ứng các yêu cầu của các bên liên quanNâng cao hiệu quả của việc quản lý 123. Các loại đánh giáĐánh giá quá trình (Theo dõi): xem tiến độ thực hiện các hoạt động như thế nào nhằm hỗ trợ cho những người quản lý thực hiện kế hoạch được tốt hơn. Những quyết định và hành động thường được đưa ra sau đánh giá quá trình là việc rà soát lại nhân sự, hoạt động, cơ cấu tổ chức và tài liệu liên quan đến chương trình.133. Các dạng của đánh giáĐánh giá kết quả/Tác động được thiết kế nhằm cung cấp những thông tin vào giai đoạn cuối của chương trình về việc có nên tiếp tục, kết thúc hay điều chỉnh lại chương trình. Đánh giá cung cấp những thông tin về tác động và hiệu quả của chương trình đã thực hiện.14Đánh giá quá trình (Theo dõi)Đánh giáLiên tụcĐịnh kỳ, bất thườngXem xét tiến độ thực hiện, thuận lợi và khó khăn Xác định tác động dự ánTrả lời câu hỏi: Hoạt động nào được thực hiện, kết quả ra sao (so sánh thực tế với kế hoạch)Trả lời câu hỏi: Kết quả đạt được thế nào, tại sao có/không có kết quả (so sánh hiện trạng và đầu ra mong muốn)Thực hiện nội bộThường đánh giá bởi người ngoàiThông báo cho nhà quản lý về các vấn đề phát sinhCung cấp thông tin cho nhà quản lý để định hướng chính sách và chiến lược154. Vai trò của người đánh giá, đánh giá bên trong và bên ngoài4.1. Vai trò của người đánh giá- Người đánh giá có thể thực hiện công việc độc lập, chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch đánh giá, triển khai đánh giá và phổ biến kết quả đánh giá.Việc đánh giá một chương trình/dự án được thực hiện trên cơ sở hợp tác và cùng tham gia. Người đánh giá đóng vai trò cố vấn hoặc trưởng nhóm Người đánh giá còn có vai trò tư vấn nhằm giúp nâng cao năng lực của các bên liên quan trong việc họ tự thực hiện đánh giá.164. Vai trò của người đánh giá, đánh giá bên trong và bên ngoài4.2. Đánh giá bên trong và bên ngoài Người đánh giá bên trongNgười đánh giá bên ngoàiBiết rõ về chương trìnhKhông biết rõ chương trình Chủ quan khi tiến hành đ/giáKhách quan khi tiến hành đ/giáLà một cấu phần của tổ chức chương trìnhKhông là một cấu phần của tổ chức chương trìnhThu được lợi ích từ ch/trìnhKhông thu lợi ích từ ch/trìnhCó thể có KT, KN đánh giáChuyên gia đánh giáQuen thuộc với chương trìnhKhông quen thuộc với ch/trìnhKhông gây cho nhân viên CT lo lắngGây cho nhân viên CT lo lắng175. Tiêu chuẩn của một cuộc đánh giá tốt 5.1. Tính hữu dụng/giá trị: Đảm bảo nhu cầu của người sử dụng thông tin đánh giá được đáp ứng185. Tiêu chuẩn của một cuộc đánh giá tốt Uy tín người đánh giá Người đánh giá phải đáng tin và có đủ năng lực thực hiện đánh giá Phạm vi và lựa chọn thông tin Thông tin thu thập cần trả lời các câu hỏi của các biên liên quan 195. Tiêu chuẩn của một cuộc đánh giá tốt Tính giá trị/hữu dụng (tiếp)Báo cáo rõ ràng Báo cáo đánh giá cần mô tả rõ ràng chương trình được đánh giá, các kết quả đánh giá Phổ biến kết quả kịp thời Báo cáo đánh giá cần được phổ biến cho các đối tượng sử dụng để họ có thể sử dụng kịp thời 205. Tiêu chuẩn của một cuộc đánh giá tốt 5.2. Tính khả thi Chi phí-hiệu quả Việc đánh giá cần hiệu quả, đem lại những thông tin có giá trị, tuơng xứng với nguồn lực sử dụng cho đánh giá 215. Tiêu chuẩn của một cuộc đánh giá tốt 5.3. Tính phù hợp: đảm bảo việc đánh giá không vi phạm đạo đức. Thoả thuận bằng văn bản Những cá nhân/tổ chức chính tham gia vào đánh giá cần thoả thuận bằng văn bản về nghĩa vụ của mình Tôn trọng quyền con người Đánh giá cần được thiết kế và thực hiện sao cho quyền của con người được tôn trọng và bảo vệ 225. Tiêu chuẩn của một cuộc đánh giá tốt 5.3. Tính phù hợp (tiếp) Trung thực Chương trình can thiệp cần được đánh giá trung thực, phản ánh các điểm mạnh và điểm yếu để phát huy các điểm mạnh và khắc phục các vấn đề Phổ biến các kết quả đánh giá Các bên tham gia đánh giá cần phổ biến các kết quả đánh giá, kể cả tốt và hạn chế, cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi đánh giá và các đối tượng khác có quyền nhận được kết quả Trách nhiệm về tài chính Người đánh giá cần lập kế hoạch tốt chi phí đánh giá, chịu trách nhiệm về chi tiêu và quyết toán 235. Tiêu chuẩn của một cuộc đánh giá tốt 5.4. Tính chính xác: đảm bảo các kết quả thu được là chính xác Có đầy đủ tài liệu về chương trình Chương trình được đánh giá cần được mô tả rõ ràng và chính xác Mô tả mục tiêu và qui trình đánh giá Mục tiêu và qui trình đánh giá cần được mô tả và theo dõi chi tiết Nguồn thông tin Mô tả chi tiết các nguồn cung cấp thông tin cho đánh giá chương trình để xác định xem thông tin thu thập có đầy đủ không 245. Tiêu chuẩn của một cuộc đánh giá tốt 5.4. Tính chính xác (tiếp) Thông tin/số liệu có giá trị và tin cậy (*) Xây dựng và thực hiện các qui trình thu thập thông tin để đảm bảo phiên giải tốt các kết quả đánh giá Thông tin được thu thập và xử lí có hệ thống Thông tin thu thập, xử lí và báo cáo cần được xem xét một cách hệ thống, phát hiện và sửa chữa các sai sót Phân tích thông tin định lượng và định tính (*) Các thông tin định lượng và định tính cần được lập kế hoạch và phân tích một cách phù hợp và có hệ thống để có thể trả lời các câu hỏi đánh giá Đưa ra các kết luận có cơ sởCác kết luận cần được chứng minh bằng số liệu, thuyết phục được các bên liên quan Báo cáo trung thực Báo cáo kết quả đánh giá cần trung thực, tránh cảm tính cá nhân hay bị sai trệch bởi bất cứ cá nhân hay tổ chức nào 256. Các bước triển khai đánh giá can thiệp y tế26Các bước đánh giá chương trình/dự án y tế§Æt vÊn ®Ò, xác định câu hỏi/mục tiêu ®¸nh gi¸Tổng quan: Mô tả CTrình/D/Án can thiÖp, c¸c bªn liªn quan X¸c ®Þnh thiÕt kÕ ®¸nh gi¸, c¸c sai sè Xây dựng các chỉ số ®¸nh gi¸Xây dựng kế hoạch thu thập thông tin: c«ng cô, ph¬ng ph¸p, thêi gian, ®èi tîng, nguån lùc thu thËp th«ng tin6. Thu thập thông tin7. Phân tích, tổng hợp, phiên giải số liệu8. Viết báo cáo9. Phæ biÕn vµ sö dông kÕt qu¶ ®¸nh gi¸Lập kế hoạch Thực hiệnSử dụng kết quảMỘT SỐ LƯU Ý KHI VIẾT ĐẶT VẤN ĐỀ- Viết từ phạm vi rộng đến hẹp- Ngắn gọn mô tả chương trình can thiệp đánh giá- Ngắn gọn về những nghiên cứu đánh giá tương tự đã làm- Câu hỏi nghiên cứu đánh giá- Viết thành đoạn văn, không có đề mục, tối đa 3 trangMục tiêu nghiên cứuMục tiêu nghiên cứuMục tiêu nghiên cứu là cái đích mà nhà nghiên cứu mong muốn/kì vọng đạt được trong khuôn khổ nguồn lực cho phépLí do viết mục tiêu nghiên cứu* Lí do: Xác định mục tiêu nghiên cứu sẽ giúp:Khu trú trọng tâm nghiên cứuTránh thu thập những thông tin không thật cần thiết cho việc tìm hiểu và giải quyết vấn đề nghiên cứu vàTổ chức nghiên cứu theo những phần hay giai đoạn cụ thể, rõ ràng. * Căn cứ: Xác định mục tiêu nghiên cứu dựa vào câu hỏi nghiên cứuCâu hỏi nghiên cứu là những câu hỏi định hướng, yêu cầu nhà nghiên cứu phải trả lời nhằm phát hiện những điều cần khám phá (chưa biết)Ví dụ 7. Kiến thức về giao tiếp của các cán bộ y tế là như thế nào?Việc phân công công việc cho các cán bộ y tế đã phù hợp chưa?Mục tiêu chung và cụ thểMục tiêu chung khái quát điều mà các nhà nghiên cứu mong muốn đạt được.Mục tiêu cụ thể những mục được chia nhỏ từ mục tiêu chung, có liên quan chặt chẽ với nhau.chỉ ra người nghiên cứu sẽ làm gì, ở đâu và nhằm mục đích gì. Ví dụMục tiêu chung Xác định kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã X, huyện Y năm 2009 và các yếu tố liên quan nhằm xây dựng các chương trình can thiệp phù hợp giảm tác động của nạn dịch đối với cộng đồng Mục tiêu cụ thể Xác định kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã X, huyện Y năm 2009Xác định các yếu tố liên quan đến thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã X, huyện Y năm 2009Những thành phần của mục tiêu nghiên cứuBắt đầu bằng động từ hành động: Mô tả, phân tích, tìm hiểu, so sánh, xác địnhNội dung nghiên cứuĐối tượng nghiên cứuĐịa điểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứuVí dụ: Mô tả các yếu tố bảo vệ và nguy cơ đối với sức khỏe VTN/TN huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương năm 2009
File đính kèm:
- bai_giang_theo_doi_va_danh_gia_cac_can_thiep_y_te_nguyen_duc.ppt