Bài giảng tóm tắt Mạng máy tính - Trần Ngô Như Khánh

Tóm tắt Bài giảng tóm tắt Mạng máy tính - Trần Ngô Như Khánh: ...c từ hệ thống radio đã phát triển ở trường đại học Hawai vào khoảng năm 1970, gọi là ALOHANET, còn được gọi là phương pháp LWT ( Listen While Talk – Nghe trong khi nói). Các va chạm luôn xảy ra tại một cấp nào đó trên các mạng, với số lượng tham gia tăng theo tỉ lệ thuận khi các phiên truyền gia tăn...o Không đảm bảo Kiểm soát lỗi Ở tầng mạng Ở tầng giao vận Điều khiển thông lượng Ở tầng mạng Ở tầng giao vận Thỏa thuận tham số Có Không Nhận dạng liên kết Có Không IV.1.3. Tổ chức các kênh truyền tin trong mạng 1. Kênh ảo (Virtual Circuit): Tương đương kênh điện thoại trong tầng vật... dài, tất cả các LSP của nút sẽ bị xoá, ngược lại nếu nó nhận một bảng sao của chính nó với số thứ tự cao hơn, nó có thể gia tăng và sau đó sử dụng số thứ tự này. LSP cũng mang một thời gian sống(time-to-live), nó dùng để đảm bảo rằng thông tin liên kết củ phải được di chuyển khỏi mạng. Một nút luô...

doc111 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng tóm tắt Mạng máy tính - Trần Ngô Như Khánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thân của mail
SENDER: 
SENDER: (đến khi kết thúc gởi CRLF,CRLF) RECEIVER: 250 OK
E-mail đã được chấp nhận. SENDER: QUIT
Phát lệnh báo kết thúc phiên giao dịch
RECEIVER: 221 sample2 Server closing transmission chênnl
Mã 221 đóng kết nối đã thiết lập.
4. Giao thức mở rộng ESMTP
SMTP có một hạn chế gây khó khăn trong việc truyền nhận mail là giới hạn tối đa kích thước nội dung một bức mail chỉ là 128KB. Do đó người ta đã cải tiến chuẩn SMTP thành một chuẩn mở rộng mới gọi là ESMTP, cho phép tăng giới hạn kích thước của mail lên 1MB.
Để xem xét Server MTA có theo chuẩn ESMTP hay không, thay vì dùng lệnh HELO ở đầu một cuộc giao dịch, Client MTA dùng lệnh mới EHLO, nếu Server thay thế chuẩn SMTP ở đa số các hệ thống
Chẳng hạnh để khởi động cuộc giao dịch với kích thước mail lên tới 1MB, sử dụng dòng lệnh sau:
MAIL FROM:SIZE=1000000
VI.4.2. MIME
Từ khi MIME (Multipurpose Internet Mail Extention) được đưa ra, kiểu dữ liệu mà người dùng có thể gởi thông qua e-Mail được mở rộng. Ban đầu dữ liệu chỉ ở dạng text. Ngày nay, ta có thể gởi các tài liệu (file *.doc), cá file ảnh hay file âm thanh.
Để có thể phân phát các kiểu dữ liệu này, khuôn dạng các message trên
Internet nên được mở rộng . MIME được phát triển cho mục đích này.
1. Cấu trúc message của MIME
MIME không phải cho các ứng dung e-Mail mới, nhưng cho phép mở rộng khả năng e-Mail trên Internet trong khi vẫn dữ các ứng dụng giao vận và nền tảng hiện tại. Khuôn dạng MIME duy trì các cấu trúc message cơ bản với các phần Header và phần body (tham khảo RFC 822). Ví dụ về khuôn dạng của một tài liệu MIME như sau:
{Dòng này xác định MIME message} MINE-Version:1.0
To:
Subject:Book CD
{Dòng này xác định đây là kiểu message hỗn hợp và các phần được phân tách nhau bởi đầu biên}
Content-Type: multipart/mixed;boundary=”---------6B9767D111AE” X-Mozilla-Status: 0001
{Kết thúc phần header}
{Biên đầu tiên, thể hiện phần đầu của message}
----6B9767D111AE
{Đây là đoạn text, thể hiện các ký tự dạng US-ASCII}
Content-Type: text/plain;charset=us-ascii
Content-Transfer-Encoding:7bit
{Kết thúc phần header}
Davis,
I am----------------------------------------------------------- Thanks,
Davis
{phần sau là phần đánh dấu biên}
----------6B767D111AE
Content-Type: application/octet-stream
Content-Transfer –Encoding:base64
Content-Disposision:attachment;filename=”Sublic2.doc”
{Phần dưới đây là nội dung file}
0M8
{Phần sau đây là biên kết thúc file}
--------6B767D111AE
2. MIME version header
MIME version header định dạng một message như một message MIME, và xác định server của MIME chuẩn để dịch message. Nếu không tìm thấy header, client sẽ đối xử với message theo khuôn dạng chuẩn trong RFC. Phiên bản hiện tại của MINM là 1.0. cú pháp MIME header version như sau:
MIME-Version: 1.0
•	Content Type header
Content Type header xác định khuôn dạng file được gắn vào một đối tượng. Header báo cho MIME cách hiển thị hay thao tác trên thân của message. Content Type Header bao gồm tên của header, theo sau bởi MIME. Kiểu MIME theo sau hai tên và được cách biệt nhau bởi ký tự slash (/). Tên đầu tiên là tên kiểu và tên thứ 2 là tên phụ. Sau đây là các ví dụ của Content type header;
Content-Type: image/jpeg
Content-Type: image/gif
Content-Type: image/bup
Content-Type: image/mpeg
Content-Type: applicatipn/octet-stream
Ba ví dụ đầu tiên trong phần này, đối tượng là kiểu ảnh (cũng là kiểu nhị phân), kiểu con của nó là jpeg, gif, và bmp. Các file ảnh này được nhúng vào trong các message. Dòng thứ tư trong các ví dụ này đó là một file chương trình.
Các kiểu và kiểu con có thể được thiết lập bởi các tham số. Mỗi tham số bao gồm một tên tham số, theo sau bởi dấu bằng (=) và tiếp theo là giá trị tham số. Các tham số được tách biệt giữa kiểu và kiểu con, cũng như các tham số khác và được tách biệt nhau bằng dấu chấm phẩy. Ví dụ sau đây thể hiện một tập các tham số:
Content-Type: text/plain;charset=us-ascii
Kiểu đối tượng này báo cho người đọc message rằng các phần đi sau là dạng text và sử dụng các ký tự theo kiểu text.
Header này có thể hoàn toàn tùy chon. Nếu nó không được cung cấp thì message được đối xử như một chuỗi các ký tự ASCII.
•	Content Transfer Encoding Header
Content transfer Encoding Header xác định mô hình mã hóa được sử dụng để nhúng đối tượng vào trong thân của message. Để nhúng một đối tượng nhị phân vào trong một thư điện tử, cần phải chuyển nó sang dạng ASCII, do vậy nó được biên dịch theo khuôn dạng RFC 822. Ví dụ một cú pháp header để mã hóa nội dung khi chuyển là Content-Transfer-Encoding Base64.
Tài liệu MIME định nghĩa 5 kiểu mã hóa, nhưng 3 kiểu mã hóa thể hiện đối tượng không được mã hóa. Mã hóa 7 bit thường được dùng cho các vùng text theo khuôn dạng MIME. Hai kiểu kia mã hóa theo kiểu 8 bit và nhị phân, chỉ được sử dụng khi chuyển thư không phải SMTP, do SMTP chỉ cho phép các ký tự ASCII theo kiểu mã hóa 7 bit. Hai mô hình mã hóa còn lại đó là quoted-printable và base65 để chuyển các đối tượng từ dạng nhị phân sang kiểu ASCII.
3. Cấu trúc message MIME đa phần
Một số các khả năng phổ biến của MINE đó là có một message đa phần. Bằng cách sử dụng message đa phần, ta có thể nhúng cả hình ảnh và âm thanh vào các message text hay xay dựng một ứng dụng về một đối tượng hoạt hình, nó bao gồm một số file cần thiết để chạy ứng dụng.
Cấu trúc message đa phần gồm nhiều message kết hợp vào trong thân của một message, mỗi message với thông tin header của nó thể hiện kiều nội dung mà mô hình mã hóa. Các phần này được tách biệt bởi các dấu biên mà message chính định ra. Để hiểu chi tiết về cấu trúc của một message đa phần, xem RFC 1521.
4. Mã hóa BASE64
Thuật toán mã hóa Base64 được thiết kế để mô tả một chuỗi tùy ý các giá trị 8 bit mà con người không có khả năng đọc được thành các ký tự ASCII. Thuật toán mã hóa và giải mã đơn giản nhưng dữ liệu mã hóa sẽ lớn hơn dữ liệu nguồn
33%.
Một tập 65 ký tự AS-ASCII được dùng,cho phép 6 bit biểu diễn cho các ký tự có thể in được. (Ký tự 65, “=”, là một ký tự sử lsy đặc biệt)
Tiến trình mã hóa biểu diễn nhóm 24 bít dữ liệu thành 4 ký tự mã hóa ở đầu ra. Tiến trình thực hiện từ trái sang phải, một nhóm 24 bit nhập được kết hợp từ nhóm 3 ký tự 8 bit. 24 bit đó được chia thành 4 ký tự 6 bit, mỗi nhóm được dịch thành một ký tự đơn dựa vào bảng mã Base64.
Bảng mã Base64
Value
0
Encoding
A
Value
17
Encoding
R
Value
34
Encoding
i
Value
51
Encoding
Z
1
B
18
S
35
j
52
0
2
C
19
T
36
k
53
1
3
D
20
U
37
l
54
2
4
E
21
V
38
m
55
3
5
F
22
W
39
n
56
4
6
G
23
X
40
o
57
5
7
H
24
Y
41
p
58
6
8
I
25
Z
42
q
59
7
9
J
26
a
43
r
60
8
10
K
27
b
44
s
61
9
11
L
28
c
45
t
62
+
12
M
29
d
46
u
63
/
13
N
30
e
47
v
14
O
31
f
48
w
15
P
32
g
49
x
16
Q
33
h
50
y
Ví dụ mô tả tiến trình mã hóa 3 ký tự nhập là “com”:
Luồng dữ liệu được mã hóa đầu ra phải được biểu diễn bằng cá dòng có độ dài không lớn hơn 76 ký tự. Tất cả các ký tự xuống dòng hay các ký tự khác không có trong bảng mã Base64 đều được phần mềm giải mã bỏ qua.
Khi nhóm bit dòng nhập ít hơn 24 bít ( nghĩa là đến cuối của dữ liệu cần mã hóa) thì cần có xử lý đặc biệt. Khi có ít hơn 24bít dòng nhập thì các bits 0 được thêm vào phía bên phải nhóm bit để được đủ số 42 bít. Khi dòng nhập đã dủ 24 bít thì có các khả năng có thể xảy ra:
1. Phần cuối cùng của dữ liệu cần được mã hóa là 23 bít thì dữ liệu đầu ra cuối cùng sẽ là 4 ký tự đã mã hóa mà không có ký tự đệm”=”.
2. Phần cuối cũng của dữ liệu cần mã hóa chính xác là 8 bít thì dữ liệu đầu ra cuối cùng sẽ là 2 ký tự đã mã hóa kèm theo 2 ký tự đệm “=” ở cuối.
Nếu phần cuối cùng của dữ liệu cần mã hóa chính xác là 16bít thì dữ liệu
đầu ra cuối cùng sẽ gồm 3 ký tự đã mã hóa kèn theo với một ký tự đệm “=” ở cuối.
Bởi vì các ký tự đệm chỉ được thêm vào cuối của dữ liệu nên khi gặp bất kỳ
một ký tự “=” nào thì hiển nhiên đã đến vị trí kết thúc của dữ liệu.
VI.5. Các giao thức nhận mail:
VI.5.1. Giao thức POP:
Người sử dụng có thể gởi thư bằng cách sử dụng SMTP, và có thể nhúng bất kỳ đối tượng nào vào trong message thông qua việc sử dụng khuôn mạng dạng MINE. Tuy nhiên, với SMTP, server để nhận được các message thư phải nối đến client và gởi tất cả các measage được phân phát cho client. Do đó, người sử dụng phải đăng ký tên máy dưới dạng tên địa chỉ Internet của người nhận.
SMTP được thiết kế trong trường hợp nhiều user sử dụng tất cả thời gian của họ kết nối đến một vài host và chạy một phiên đầu cuối. Giao thức không được thiết kế cho các tình huống thông dụng hiện nay, trong đó, hầu hết tất cả các user sử dụng e-mail kết nối hạn chế đến mail server đang giữ hộp thư. Người sử dụng
phải duy trì các message thư trên server và chuyển nó đến cho client khi client yêu cầu. Đây là mục đích trong thiết kế của POP.
POP (Post Office Protocol) được thiết kế bù đắp cho SMTP trong phần nhận các message. Những người thiết kế POP không gộp các chức năng gởi message và cho rằng SMTP tiếp tục được sử dụng để thực hiện các chức năng đó. Với giao thức POP, máy tính nhận được khởi tạo kết nối. Máy nhận kết nối đến mail server, login và nhận bất kỳ một mesage nào đang chờ. Do vậy máy gởi không cần biết gì về máy nhận trừ khi nó sử dụng login và password để dăng nhập. Ngày nay, hầu hết tất cả các mail client trên Internet mà bạn có thể sử dụng để kết hợp cả SMTP và POP.
1. Mô hình thông tin POP
Trong mô hình lưu và phát, server mail cục bộ lưu các message đến khi các client nhận nó. POP client kết nối với server 110 của TCP. Để đăc nhập vào server, user sử dụng định danh (ID) và password. Sau khi đăng nhập thành công vào server, client có thể yêu server về các message mới đang sẵn sàng, lấy bất kỳ message nào mà server đang gởi hay đang xóa đi một message nào đó trên server.
Mô hình thông tin POP sử dụng 3 trạng thái giao tác để cung cấp chức năng này đến POP client:
•	Trạng thái đặc quyền: Server kiểm tra quyền truy nhập của client (ID và password).
•	Trạng thái giao tác: Client có thể nhận hay xóa message.
•	Trạng thái cập nhập : Trạng thái này được chuyển đến ngay sau khi client tạo ra lệnh quit.
Trạng thái cập nhật là trạng thái cho pháp thao tác trên message. Khi client đang ở trên trạng thái giao tác, bạn có thể tạo ra lệnh reset để hủy bỏ tất cả các thao tác xóa trước đó (undo).
2. Chuẩn POP3
Giao thức POP3 được cải biên từ giao thức POP. Nhiệm vụ của giao thức
POP3 là lấy từ mailbox về khi nào người nhận muốn
Đặc điểm của hệ thống dùng POP là cho phép người sử dụng login vào POP server và nhận các mailbox của mình mà không cần phải login vào mạng mặc dù các mailbox thường nằm ở các Mail Server nằm trong mạng (thông thường muốn thâm nhập mạng ta phải có một account trên mạng và phải cung cấp password khi đăng nhập vào mạng). Người sử dụng có thể truy nhập POP Server bất cứ hệ thống nào trên mạng Interrnet, từ bất cứ UA nào dùng giao thức POP.
POP3 định nghĩa 3 giai đoạn tạo thành POP Session: Giai đoạn 1 là giai đoạn xác định tính hợp pháp của người nhận mail (Authorization); giai đoạn 2 là giai đoạn giao dịch giữa PC và POP Server (Transaction) và giai đoạn 3 là giai đoạn cập nhập thông tin (Update).
Sau khi thiết lập kết nối với Server, giai đoạn đầu Client sẽ cho Server biết nó là ai. nếu Client hợp pháp POP Server sẽ mở Mailbox và bắt đầu chuyển sang giai đoạn giao dịch. Giai đoạn giao dịch, chương trình sẽ yêu cầu POP3 Server cung cấp các thông tin như danh sách mail  hay yêu cầu gởi về cho nó một bức mail xác định nào đó. Giai đoạn cuối cũng sẽ cập nhập và đóng kết hiện hành.
Các lệnh thông dụng của giao thức POP3:
Lệnh
Ý nghĩa
User
Cho biết tên của user cho POP Server
Pass
Yêu cầu một password cho người sử dụng trên Server
Quit
Đóng kết nối đã được thiết lập trước đó
Stat
POP Server trả về số lượng Mail có trong mailbox của người sử
dụng cùng kích thước chúng
List
Trả về các ID và size của các message
Retr
Nhận một message từ mailbox (yêu cầu tham số là ID của mail cần nhận)
Dele
Đánh dấu một message để xóa ( yêu cầu tham số là ID của mail cần xóa)
Noop
POP Server trả về +OK nhưng không làm gì cả
Last
Yêu cầu POP Server trả về số Message đã truy nhập
Top
Liệt kê header của Mail
Rset
Hủy đánh dấu trên Message bị đánh dấu để xóa
POP3 chỉ định nghĩa hai loại trả lời cho mỗi câu lệnh là : +OK để chỉ thao tác hoàn thành tốt và –ERR để báo có lỗi. Ví dụ cách dùng một số lệnh của POP3 như sau (các hàng sau dấu chấm phẩy để chú thích lệnh)
Giai đoạnn 1: Nhận dạng user
CLIENT: USER user01	; cho biết tên user là user01
SERVER: +OK	; báo thành công
CLIENT: PAS abc	;cho biêt Password là abc
SERVER: +OK user01’s	; maildrop là 2 message (520octets)
Giai đoạn 2: Trao đổi
CLIENT: STAR	; số mail trong mailbox
SERVER: +OK 2 500	; có 2 mail với tổng kích thước là 520
CLIENT: LIST	; Liệt kê các ID và kích thước của các mail
SERVER: +OK 2message (520 octets)
SERVER: 1 110	; mail thứ 1 kích thước 110
SERVER: 2 410	; mail thứ 2 kích thước 410
CLIENT: List 1	;Cho thông tin về mail có ID là 1
SERVER: +OK 1 110
CLIENT: LIST 4
SERVER: -ERR	no such message, only 2 message in maildrop
..
Giai đoạn 3: Kêt thúc
CLIENT: q\QUIT	; đóng kết nối TCP hiện hành
SERVER: +OK dhdl POP3 server signing off
Chú ý rằng các message bị đánh dấu để xóa bằng lệnh DELE thực sự chưa bị xóa ngay để nếu sau đó ta có thể dùng lệnh phục hồi không xóa băng lệnh RSET, chúng chỉ thực sự bị xóa bỏ khỏi maildrop khi bước vào giai đoạn Update (khi gởi lệnh QUIT).
V.5.1.	Giao thức IMAP:
Không giống như POP3, hoạt động với giả thiết người dùng sẽ download thư điện tử về máy tính và xóa trên server, IMAP (Internet Mail Access Protocol), là giao thức cho phép các thư điện tử lưu trữ không giới hạn về thời gian trên server. IMAP cung cấp các cơ chế để đọc và thậm chí chia nhỏ thư, một đặc tính có lợi khi sử dụng kết nối tốc độ chậm. Vì hoạt động theo hướng thư điện tử sẽ không chuyển về lưu trữ trên máy tính người dùng, IMAP cho phép tạo, xóa và quản lý nhiều mail-box trên server.
VI.6. Dịch vụ phân giải tên miền (DNS Services-Domain Name System
Services)
Địa chỉ Internet 32 bit thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật, nhưng phức tạp và khó nhớ đối với người dùng. Giải pháp đưa ra ở đây là dùng những tên gợi nhớ thay chổ địa chỉ số là tự nhiên và dễ nhớ đối với người sử dụng. Hơn nữa, dùng tin tin cậy hơn địa chỉ số vì địa chỉ số có thể thay đổi những tên luôn luôn dùng lại được. Do đó nảy sinh vấn đề cách đặt tên và ánh xạ địa chỉ IP với tên.
Trước đây trung tâm thông tin Internet NIC chịu trách nhiệm cấp phát và quản lý tên. Người ta dùng một file có tên host.txt trên Windows hoặc/etc/hosts trên Unix, tập tin này chứa tên của tất cả các mạng, router, host và địa chỉ IP tương ứng với chúng. Các tên được cấp phát không có mối liên hệ gì với nhau. Khi Internet phát triển, giải pháp này trở nên phức tạp không chấp nhận được về mặt quản lý.
Theo Paul Mockipetris, người thiết kế chính DNS, mục tiêu thiết kế bắt đầu của DNS là để thay thế các tập tin host phức tạp bằng một cơ sở dữ liệu phân tán nhẹ hơn có khả năng cung cấp một không gian tên thứ bậc, sự quản lý phân tán, có bộ đệm cục bộ (caching), các kiểu mở rộng, kích thước cơ sở dữ liệu không giới hạn và có hiệu năng.
DNS tương ứng với tầng 7 của mô hình OSI và dùng giao thức UDP hay TCP ở tầng dưới. Việc truy cập DNS thực hiện theo mô hình Client/Server. Hầu hết các hệ thống kết nối Internet đầu hỗ trợ DNS. Các địa chỉ DNS được định nghĩa trong tài liệu RFC 974, 1034, 1035. Dịch vụ cài đặt giao thức DNS phổ biến nhất BIND (Berkeley Internet Name Domain), được phát triển đầu tiên tại Berkeleycho hệ diều hành Unix.
DNS gồm 3 thành phần : Namespace, các NameServer và Resover
V.5.2.	Không gian tên miền
DNS tổ chức không gian tiên miền theo cấu trúc cây, trên cùng là gốc, rồi
đến các nút cha, nút con và cuối cùng là các nút lá.
Một máy tính trong mạng sẽ ứng với một nút của cây. Như ở trên, máy ở lá www sẽ có địa chỉ hoàn chỉnh www.microsoft.com. Mỗi nút trên cây biểu diễn một miền (domain) trong hệ thống DNS; mỗi miền lại có một hay nhiều miền con. Tại mỗi miền này đều phải có máy chủ DNS tương ứng quản lý hệ thống tên trong miền đo.
Nút trên cây: Mỗi nút có một tên tương ứng dài từ - đến 63 ký tự dưới 128 trong bảng mã ASCII. Các nút kề nhau không được có cùng tên. Mỗi nút có một tập (có thể rỗng) các bản ghi tài nguyên (Resource Record –RR) chứa thông tin đi kèm nút đó. Nhãn rỗng dành riêng cho nút gốc, ký hiệu bằng dấu chấm (.).
Miền con: Được tạo thành từ mỗi nút của không gian tên và các nút bên dưới có thể đi đến được các nút đó.
Vùng: Là một phần cây con của cây DNS được quản lý như một thực thể riêng. Vùng có thể bao gồm một miền hay một miền với một số miền con. Các miền con mức thấp hơn của một vùng lại có thể chia thành các vùng rời nhau.
Hình VI-6. Cấu trúc không gian tên miền DNS
Tên miền của một nút: là dãy các nhãn từ một nút trên cây đến gốc của cây. Các nhãn trong tên miền cách nhau bằng dấu chấm (.). Tên miền tuyệt đối kết thúc bằng dấu chấm và sẽ được phần mềm cục bộ ghép đầy đủ khi xử lý. Để đơn giản việc cài đặt, độ dài tên miền được giới hạn 255. Một miền là miền con của miền khác nếu tên miền đó chứa tên miền kia. Ví dụ A,B,C,D là miền con của các miền B,C,D,C,D,D, và miền gốc.
Tên miền đầy đủ: là tên các nút từ gốc lá của cây nối với nhau và phân cách bằng dấu chấm. Ví dụ mrp2.widgets.mfg.universal.co.uk
Các miền mức định: Miền gốc và các miền mức định của cây DNS do NIC
quản lý. Các tên miền mứ định có thể chia ba loại.
ƒ	Các miền tổ chức (tên 3 ký tự): com, edu, gov
ƒ	Các miền địa lý (các mã quốc gia, 2 ký tự): uk, vn, ca, fr
ƒ	Miền in-addr-arpa: miền đặc biệt để ánh xạ địa chỉ thành tên.
Trách nhiệm quản lý không gian tên DNS dưới mức đỉnh được NIC ủy nhiệm cho các tổ chức khác. Các tổ chức này lại chia không gian tên phía dưới và ủy nhiệm xuống. Mô hình quản lý phân tầng cho phép DNS được quản lý tự trị bởi các tổ chức tham gia. Các đặt tên như vậy có tác dụng phân cấp quản lý vùng tên. Các tổ chức có thể tự tạo không gian tên riêng của mình trong mạng không phụ thuộc vào sự cho phép của NIC.
Vấn đề tên và vùng con được nhiều hãng lớn bổ sung và làm phong phú thêm bằng những phương pháp của riêng họ. Ví dụ Microsoft có WINS-Windows Internet Naming Service, IBM, có DDNS – Dynamic Domain Nam System.
•	Cú pháp tên miền
Cú pháp cho tên miền sau đây cho phép phù hợp với nhiều ứng dung nhưmail, telnet,
::|” ”
::=|”.”
::=[[]]
::=|
::=|” ”
:=|
::=ký tự từ A-Z, a-z
::=chữ số 0-9
V.5.3.	Máy chủ quản lý tên miền
Máy chủ quản lý tên (Name Server) quản lý cấu trúc cây của miền và các tập thông tin đi kèm. Máy chủ tên có thông tin đầy đủ về một số tập con gọi là vùng của không gian tên và các con trỏ đến các name server khác để lấy tin về một miền bất kỳ của cây miền. Các máy chủ tên có thông tin đầy đủ về một số phần của cây miền được gọi là có thẩm quyền (authoritative) về các phần đo. Một vùng (zone) là một đơn vị thông tin có thẩm quyền của cơ sở dữ liệu DNS. Trong thực tế, các máy chủ thường lưu tạm thời trong bộ đếm cấu trúc và thông tin các vùng về các vùng khác để tăng hiệu năng. Các máy chủ quản lý tên trong vùng trao đổi thông tin với nhau bằng Zone Transfer Protocol.
V.5.4.	Chương trình phân giải tên miền
Chương trình phân giải tên (resolver) là các chương trình hệ thống lấy thông tin từ nameserver để trả lời yêu cầu của những ứng dụng khách (client). Resolver phải có khả năng truy cập đến ít nhất một nameserver và dùng thông tin của nameserver đó trả lời trực tiếp câu hỏi hay để hỏi tiếp các nameserver khác. Chương trình người sử dụng có thể truy cập trực tiếp đến resolver, do đó không cần có một giao thức giữa resolver và chương trình người dùng.
Hình VI-7. Quá trình phân giải tên miền trong thực tế
Tài liệu tham khảo
[1] Andrew S. Tanenbaum, Computer Network, Fourth Edition, Prentice Hill, 2003. [2] James F. Kurose, Keith W.Ross, A top-down approach featuring the Internet,
Addison Wesley, Third Edition, 2000.
[3] Nguyễn Tấn Khôi, Giáo trình Mạng máy tính, Đại học Bách khoa Đà Nẵng,
2004.

File đính kèm:

  • docbai_giang_tom_tat_mang_may_tinh_tran_ngo_nhu_khanh.doc