Bài giảng Vi sinnh vật đại cương - Nguyễn Xuân Hòa (Phần 2)

Tóm tắt Bài giảng Vi sinnh vật đại cương - Nguyễn Xuân Hòa (Phần 2): ... vi khuẩn, vì nó có thể chui qua các nến lọc vi khuẩn bằng sứ và không quan sát được bằng kính hiển vi quang học. Khi nuôi cấy trên môi trường nuôi cấy vi khuẩn chúng không mọc được nhưng nếu cấy vào các cây thuốc lá khỏe thì cây khỏe bị mắc bệnh. Từ kết quả trên ông kết luận có một loại vi si...sự hấp thụ của virus lên màng cũng như xâm nhập vào trong tế bào và cũng không có tác dụng phá hủy virus. - Interferon không có tác dụng chống virus ở bên ngoài tế bào, mà nó chỉ có tác dụng khi vào trong tế bào và gây ra tác động gián tiếp do sinh ra AVP. Bảng so sánh sự giống, khác nhau c... biệt trong quá trình đưa vectơ tái tổ hợp vào tế bào vi khuẩn E. coli hiện tượng chuyển nạp giúp gắn kết một đoạn gen vào tế bào vi khuẩn để từ đó có thể phát hiện các tính chất của đoạn gen này. Nhờ hiện tượng chuyển nạp nên đã phát hiện được bản chất của hiện tượng kháng kháng sinh trong...

pdf130 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Vi sinnh vật đại cương - Nguyễn Xuân Hòa (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nguồn gốc 
 Có thể sản xuất bằng cách, tổng hợp hóa học hoàn toàn, bán tổng hợp, nghĩa là 
hóa tổng hợp từ một nhân cơ bản do vi sinh vật sản xuất ra, nguyên liệu lấy hoàn toàn từ 
vi sinh vật (từ vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm mốc). 
+ Kháng sinh từ vi khuẩn 
 Kháng sinh có nguồn gốc từ vi khuẩn không nhiều, trong đó chỉ có một vài loại 
được sử dụng rộng rãi. 
Vi khuẩn Kháng sinh Phổ tác dụng 
Bacillus licheniformis Bacitdraxin Gram + 
Ba. polymixa Polimycin Gram- và Gram+ 
Bac. brevis Tirotricin Tụ cầu, liên cầu 
+Kháng sinh từ xạ khuẩn 
 Kháng sinh từ xạ khuẩn chiếm một lượng lớn 
Xạ khuẩn Kháng sinh Phổ tác dụng 
Streptomyces 
griceus 
Strepstomycin (A, B, 
C) Gram âm 
Actinomyces 
fradiae Neomycin 
Gram + và 
Gram- 
Act. kanamyceticus Kanamycin Gram - 
+ Kháng sinh từ nấm mốc 
 Kháng sinh từ nấm mốc có số lượng lớn, có độ độc cao nên ít dùng trong thực 
tiễn. 
Loại nấm Kháng sinh Phổ kháng sinh 
Penixillium 
Chrysogenum 
Penecilin, G, F, K, 
X,V, O Gram + 
+ Kháng sinh từ thực vật 
 Nhiều loại thực vật có chứa trong thân, lá, quả, những chất có khả năng gây ức chế 
hoặc tiêu diệt vi sinh vật. Những chất này gọi là kháng sinh thực vật. 
 Alicin (có trong tỏi), Lactuxin (bồ công anh), Ocubin (có trong lá mã đề),... 
+ Kháng sinh từ động vật 
 Cơ thể động vật cũng có khả năng tiết ra những chất có tính kháng sinh. 
 Lyzozim: có trong nước bọt, nước mắt, niêm dịch, huyết thanh, lòng trắng trứng 
(phá vỡ thành vi khuẩn). 
 Eritrin: từ hồng cầu động vật 
 Kháng thể: có trong huyết thanh của động vật, trong sữa đầu của động vật, có vai 
trò vô cùng quan trọng trong miễn dịch học. 
4.1.2.. Một số vấn đề về kháng sinh 
 Trên đây chúng ta đã tìm hiểu về nguồn gốc, đặc tính, tác dụng của kháng sinh. 
Qua đó có thể thấy bản chất hóa học của chất kháng sinh quyết định đặc tính, tác dụng 
của chúng. Các chất có bản chất hóa học khác nhau thì hoạt động của chúng cũng khác 
nhau. Và ngược lại những chất có bản chất hóa học tương tự sẽ có sự hoạt động tương tự. 
- Cơ chế tác động của kháng sinh 
 Thuốc kháng sinh tác động ở tầm phân tử, nó tác động vào tế bào vi khuẩn theo 
hai cơ chế sau đây: 
 +Cơ chế che phủ: Thuốc kháng sinh gắn lên một phân tử nhất định và ngăn cản 
hoạt động của enzyme trên phân tử. 
 +Cơ chế cạnh tranh: Do gần giống cấu trúc phân tử, chất kháng sinh chiếm được 
chỗ của một chất khác. Đặc biệt nó có thể chiếm chỗ một phần tử cần thiết cho sự chuyển 
hóa của vi khuẩn. Hai phân tử này giống nhau, cạnh tranh với enzym, làm rối loạn hoạt 
động của tế bào: các sulfamid, β-Lactamin. 
 Acid paraminobenzoic là chất cần thiết để tổng hợp nên acid folic. Acid folic là 
một vitamin rất quan trọng cho sự tổng hợp nên các bazơ purin và pyrimidin, các acid 
amin: methionin và serin, Sulfamid cạnh tranh với P. ABA làm cho tế bào không thể tổng 
hợp được acid folic và sau đó là các purin và pirimidin tương ứng. Hai cơ chế trên tác 
động vào 4 hướng sau: 
 -Làm ngừng tổng hợp vách tế bào, kháng sinh ngăn trở murein (thành phần có 
trong cấu tạo màng vi khuẩn). Ví dụ: penicilin. 
 -Tác động vào màng, làm cho màng tế bào chất thay đổi tính thấm, hoặc phá vỡ 
màng tế bào chất, làm ngưng quá trình trao đổi chất. 
 -Ức chế quá trình tổng hợp acid nucleic, đó là tổng hợp ARN hay ADN của tế bào. 
Ví dụ: Actinomycin 
 -Làm ngưng quá trình tổng hợp protein, hoặc xúc tiến tổng hợp protein nhưng 
không có quan hệ khăng khít với quá trình sống của tế bào. Ví dụ: Chloramphenicol, 
Streptomycin. 
- Hiện tượng kháng thuốc của vi sinh vật 
 Sự xuất hiện các dạng vi khuẩn kháng thuốc có ý nghĩa đặc biệt trong hóa học trị 
liệu. Một số vi khuẩn khi chịu tác động của những liều nhỏ kháng sinh, thường mất hoặc 
giảm tính mẫn cảm với kháng sinh loại đó. Quá trình này được gọi là quá trình phát triển 
sự đề kháng hay sự phát triển tính không mẫn cảm. 
 Hiện tượng kháng thuốc đang là mối lo ngại lớn, gây ra khó khăn trong việc dùng 
kháng sinh điều trị bệnh nhiễm khuẩn. Vấn đề kháng thuốc được phát hiện ra khi dùng 
kháng sinh trong điều trị một cách rộng rãi như penicillin, streptomycin, sulfonamit. 
 Khoảng 20 năm sau khi sử dụng rộng rãi kháng sinh, penicillin, streptomycin, 
người ta đã phát hiện thấy ngày càng có nhiều vi khuẩn có khả ngăng chống lại tác dụng 
hóa trị liệu của các kháng sinh như penicilin, streptomycin và sau đó là của tetracyclin và 
chlormphenicol,...của trực khuẩn mủ xanh và sự kháng thuốc của các vi khuẩn như E. 
coli, Salmonella, Shigella, nấm mốc, nấm men,... 
 Trước năm 1955 streptomycin diệt được tất cả các vi khuẩn lao, nhờ đó mà bệnh 
lao được kiềm chế. Ngày nay đã có hơn 40% vi khuẩn lao đã kháng lại kháng sinh này, 
làm mất hiệu quả của kháng sinh. Khi dùng tetracyclin hiệu quả điều trị rất cao nhưng sau 
đó vi khuẩn lao lại trơ với tetracilin, tiếp đến penicilin cũng mất hiệu lực luôn. 
-Cơ chế hình thành tính kháng thuốc của vi sinh vật 
 Trước hết phải thấy rằng quá trình hình thành tính kháng thuốc của vi sinh vật phụ 
thuộc vào nhiều yếu tố: 
 - Nồng độ và bản chất kháng sinh 
 -Thời gian tác động 
 - Cơ chế tác dụng của kháng sinh 
 -Đặc tính của vi sinh vật và nhiều nhân tố khác 
 Mặc dù có sự tác động khác nhau giữa các loại kháng sinh lên vi sinh vật, nhưng 
cơ chế hình thành tính kháng thuốc thì chủ yếu do hai cơ chế sau: 
*Kháng thuốc do biến đổi về bộ máy di truyền của vi sinh vật 
 Cấu trúc ADN bị thay đổi do tác động của kháng sinh làm thay đổi thứ tự của các 
bazơ kiềm, làm xuất hiện các chức năng khác thường của tế bào tạo nên sự kháng thuốc, 
đó là. 
 -Làm cho kháng sinh bị giữ lại ở bề mặt tế bào, không xâm nhập vào bên trong. Tế 
bào ở trạng thái kém mẫn cảm với kháng sinh. 
 -Làm tế bào tăng cường tổng hợp các men cảm ứng có khả năng phân hủy chất 
kháng sinh trước khi chất này gây tác hại. 
 -Làm cho quá trình trao đổi chất của tế bào không mẫn cảm với chất kháng sinh, 
quá trình này có liên quan đến sự biến đổi về acid nucleic và protein và có sự giảm thấp 
quá trình sinh hóa học của tế bào. Kết quả là chất kháng sinh không gây nên sự tổn 
thương sâu sắc đến trao đổi chất tế bào. 
 - Có thể bằng cách khác nữa, vi sinh vật đã tạo cho nó khả năng kháng thuốc, 
trong nhiều trường hợp đặc tính kháng thuốc được cũng cố vững chắc và truyền lại cho 
thế hệ sau hoặc tế bào khác bằng con đường biến nạp và tải nạp. 
*Cơ chế kháng thuốc gây nên bởi nhân tố kháng thuốc 
 Tính kháng nhiều thuốc của cùng một chủng vi khuẩn, mặc dù nó chưa hề tiếp xúc 
trực tiếp với các loại thuốc đó đã được xác định bởi. Kitamoto (1956) đối với Shigella. 
Nhân tố kháng thuốc, plasmid-R được phát hiện ra 1960 với đặc điểm: 
 - Cấu tạo ADN xoắn kép, khép vòng nên quan sát có hình tròn. 
 - Tồn tại tách biệt NST, gắn vào thành trong màng tế bào. 
 - Một vi khuẩn có từ một đến nhiều plasmid, có khoảng 30 loại plasmid kháng 
kháng sinh. 
Nhân tố R là một phức hợp gồm hai thành phần: 
 1- Gen chủ trì việc đối kháng kháng sinh, gồm một bộ gen có thể đối kháng với 
nhiều loại kháng sinh, mỗi gen chịu trách nhiệm đề kháng với một loại kháng sinh, nhưng 
cũng có một gen có thể kháng hai loại. 
 2- Gen chỉ đạo và quy phạm hóa sự tái sinh các nhân tố R 
 Trong tế bào vi khuẩn kháng thuốc, hai thành phần trên có thể kết hợp với nhau 
hoặc tách rời nhau, mỗi phần đều ở dạng xoắn kép và có khả năng nhân đôi độc lập. 
 Khi có sự tiếp xúc với một kháng sinh nào đó, gen tương ứng trong bộ gen R của 
nhân tố R sẽ đọc mã cho sự tổng hợp lại một gen chống lại kháng sinh này như men β-
lactamase chống ampicilin, men axetintraspherase chống lại Chloramphenicol,.... 
 Hiện tượng kháng nhiều thuốc được truyền qua lại bằng con đường tiếp hợp, 
không kèm theo sự truyền NST của tế bào, đó là con đường truyền ngoài nhân, nhờ 
những nhân tố di truyền tế bào chất. Khi một vi khuẩn không hoặc chưa có nhân tố di 
truyền R-plasmid thì nó là vi khuẩn trần, rất có thể bị kháng sinh tiêu diệt, khi vi khuẩn 
trần được được các vi khuẩn plasmid truyền cho vũ khí bí mật này thì nó có khả năng 
chống đối lại kháng sinh. 
-Biện pháp đối với tính kháng thuốc 
 Trước hết phải đề cập đến một vấn đề là việc sử dụng rộng rãi thuốc kháng sinh có 
quan hệ gì đến tính kháng thuốc của vi khuẩn. 
 Việc dùng thuốc kháng sinh rộng rãi để chữa bệnh, tất nhiên sẽ dẫn đến một hiện 
trạng là sẽ tạo ra những tế bào thích ứng, sự thích ứng nhanh hay chậm phụ thuộc vào 
nồng độ và phương pháp sử dụng. Các tế bào này cũng có tính thích ứng một cách bền 
vững và có thể di truyền. Qua nghiên cứu cho thấy các vi khuẩn mang plasmid tồn tại 
khắp nơi, kể cả những nơi không bao giờ sử dụng đến chất kháng sinh, như tách vi khuẩn 
từ phân của động vật hoang dại, hoặc các vi khuẩn có trong các mẫu hóa thạch đều tách 
được các plasmid kháng kháng sinh, nhưng hiển nhiên việc dùng kháng sinh rộng rãi sẽ 
làm cho nhân tố kháng thuốc được lan truyền rộng nhờ chọn lọc. 
 Để đối phó với tính kháng thuốc của vi sinh vật người ta có những biện pháp: 
 -Hạn chế tối đa sử dụng kháng sinh trong điều trị và phòng ngừa (bổ sung vào 
trong thức ăn cho gia súc). 
 -Tìm kiếm các loại kháng sinh mới và nghiên cứu sử dụng phối hợp nhiều loại 
kháng sinh trong điều trị, khi sự kết hợp mất hiệu lực mới nghĩ đến chuyện tăng liều 
lượng nhưng không phải tăng mãi được mà phải tìm ra loại kháng sinh mới. Tránh dùng 
liều thấp và kéo dài. 
 -Làm thay đổi các bản chất của các plasmid hoặc ngăn ngừa sự tái sinh và sự 
truyền plasmid giữa các tế bào. Hiện nay bằng kỹ thuật hiện đại người ta có thể tách các 
mảnh plasmid và ghép các mảnh này lại thành một plasmid hoàn chỉnh. Điều này cho 
phép lai tạo giữa các plasmid của các tế bào khác nhau, hoặc ghép các mảnh ADN lấy từ 
virus, tế bào động vật, tế bào ung thư,...để ghép thành những plasmid có chức năng định 
hướng theo ý muốn, việc làm này có triển vọng trong điều trị bệnh ung thư và chống lại 
hiện tượng kháng thuốc. 
4.2. Tế bào diệt tự nhiên và các yếu tố hòa tan 
 Tế bào diệt tự nhiên hay tế bào NK (Natural killer cell) khi tế bào bị nhiễm virus lại 
lần thứ hai. Bạch cầu có khả năng nhận biết các thay đổi trên bề mặt một tế bào bị nhiễm 
virus. Tế bào NK sẽ gắn vào các tế bào đích và có thể diệt chúng. Tế bào NK được hoạt 
hóa bởi interferon, interferon được sản xuất bởi các tế bào nhiễm virus và cũng có khi bởi 
tế bào lympho. Ngoài tác động trên tế bào NK ra, interferon còn có khả năng tạo ra tình 
trạng đề kháng virus cho những tế bào chưa bị nhiễm virus ở các mô. Interferon được sản 
xuất ra có thể chống lại nhiều loại virus khác nhau. 
 Trong huyết thanh của cơ thể bị nhiễm trùng, nồng độ của nhiều loại protein đã 
gia tăng nhanh chóng. Các protein này được gọi chung là ''protein pha cấp tính '' (acute 
phase protein). Nồng độ các protein pha cấp có tăng từ 2-100 lần so với mức bình thường 
và chúng tiếp tục giữ ở mức độ cao trong suốt quá trình nhiễm trùng. 
 Bổ thể là một chuỗi khoảng 20 protein huyết thanh tác dụng nối tiếp nhau theo 
một phản ứng chuỗi, đồng thời chúng cũng tác dụng với những thành phần khác của hệ 
thống miễn dịch bẩm sinh và thu được. Sau khi được hoạt hóa một số thành phần bổ thể 
có tác dụng opsonin hóa vi khuẩn và giúp cho quá trình thực bào, trong khi đó một số 
thành phần khác đóng vai trò thu hút các tế bào thực bào đến hiện trường nhiễm trùng. 
Một nhóm thành phần bổ thể khác tạo ra sự ly giải trực tiếp đối với màng tế bào vi khuẩn. 
4.3. Kháng thể 
 Kháng thể là những phân tử được sản xuất bởi tế bào lympho B, một loại tế bào của 
hệ thống miễn dịch thu được. Kháng thể hoạt động với tư cách là cầu nối giữa vi sinh vật 
gây bệnh với tế bào thực bào. 
 Từ đó chúng ta có định nghĩa kháng thể: Kháng thể là các globulin trong máu của 
động vật, có khả năng liên kết đặc hiệu với kháng nguyên đã kích thích sinh ra nó. 
Kháng thể chủ yếu được tìm thấy trong huyết thanh của động vật, do vậy huyết thanh 
chứa kháng thể đặc hiệu kháng nguyên được gọi là kháng huyết thanh. 
 Kháng thể cũng có thể được tìm thấy trong các dịch thể khác của cơ thể, như sữa. 
Những kháng thể có sẵn trong sữa hay huyết tương của người, động vật từ trước khi có 
sự tiếp xúc với kháng nguyên gọi là kháng thể tự nhiên hay kháng thể không đặc hiệu. 
 Kháng thể đặc hiệu là kháng thể được sinh ra do kích thích của kháng nguyên (vi 
sinh vật) và kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên ấy. 
 Khi kháng nguyên và kháng thể tương ứng kết hợp với nhau sẽ xẩy ra phản ứng 
ngưng kết. 
4.4. Tiêu độc và khử trùng 
 Công tác tiêu độc, khử trùng đặc biệt quan trọng trong nhiều lĩnh vực như công 
nghệ sinh học, chế biến, dự trữ thức ăn, phòng và trị bệnh và trong nhiều lĩnh vực nghiên 
cứu khác nữa. 
4.4.1. Tiêu độc và phương pháp tiêu độc 
 Tiêu độc là tên chung để chỉ các biện pháp sử dụng hóa chất để hủy hoại vi sinh 
vật, tuy nhiên có thể sử dụng các biện pháp vật lý và sinh học. 
 Khi có mặt của các chất tiêu độc, vi sinh vật sẽ ngừng sinh trưởng và chết. Quá 
trình tiêu độc không phải phát sinh ngay một lúc mà diễn ra tuần tự theo một qui luật nhất 
định. Trong một số đơn vị thời gian số lượng vi sinh vật chết lúc bắt đầu nhiều, tiếp theo 
tùy theo sự tăng dần về thời gian mà sự giảm dần được thể hiện qua đường cong tử vong. 
 Như vậy số lượng vi khuẩn trong môi trường càng lớn thì thời gian tiêu độc càng 
dài, điều này có ý nghĩa trong thực tiễn tiêu độc để đạt hiệu quả cao nhất. 
 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu độc 
 Tác dụng của tiêu độc phụ thuộc vào nhiều yếu tố: 
 +Trước hết phụ thuộc vào loại hình các nhân tố tác động và cường độ tác động của 
chúng, đó là nhân tố vật lý hay hóa học, hóa chất loại gì,... 
 +Đặc tính của tế bào: loài giống trạng thái sinh lý tế bào, tuổi tế bào, có hình thành 
nha bào, giáp mô hay không, hàm lượng muối của từng loại tế bào. 
 +Tính chất của môi trường mà vi sinh vật tồn tại: trạng thái môi trường rắn, lỏng, 
thành phần môi trường, nồng độ ion, pH môi trường, sự tồn tại các chất hữu cơ và nhiệt 
độ môi trường. 
 +Thời gian tác động của từng nhân tố. 
 Những nhân tố này có quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau. 
Phương pháp tiêu độc 
 Những hóa chất vừa có thể là chất ức chế, chất phòng thối hay chất tiêu độc, khử 
trùng khi có sự thay đổi về nồng độ hoặc có những tác động khác. Tùy theo mục đích yêu 
cầu công việc mà sử dụng các hóa chất hợp lý đạt hiệu quả cao. 
 Để ngăn ngừa sự lên men thối trong các chế phẩm, sản phẩm chế biến để cho con 
người và gia súc ta phải sử dụng các hóa chất với nồng độ không gây độc trong chế biến 
bảo quản. Hóa chất này gồm hai nhóm: 
 Nhóm chất hữu cơ: các acid hữu cơ: lactic, citric, acetic, beoic, salicilic, muối: 
benzoat, salixilat, tiophosphat metin, etilic, khói củi và gia vị. 
 Nhóm chất vô cơ: acid boric, muối borat, acid sunfuaric, kiềm, muối kiềm, NaCl, 
nitrat, halogen, peoxit, các khí. 
4.4.2. Khử trùng và phương pháp khử trùng 
 Khử trùng là một phương pháp loại trừ hoàn toàn vi sinh vật có trong môi trường 
nào đó bằng cách tiêu diệt hay loại bỏ chúng. 
* Ý nghĩa của khử trùng: 
 Tránh lây truyền, gây nhiễm vi sinh vật từ nơi này sang nơi khác, vật này sang vật 
khác, từ vật thể nào đó sang cơ thể động vật. 
 Đảm bảo độ chính xác của thí nghiệm, sự thuần khiết trong công tác vệ sinh như 
nuôi cấy, phân lập, giữ giống. 
 Đảm bảo sự bảo quản lâu dài của các môi trường dinh dưỡng, thuốc, thực phẩm và 
các dụng cụ tinh xảo khác. 
 Những nhân tố có quan hệ đến khử trùng có nhiều và cũng tương tự như đã trình 
bày trên phần tiêu độc. 
+Khử trùng bằng hóa chất 
 Có nhiều chất có tác dụng khử trùng nhưng tùy theo mục đích, đối tượng mà dùng 
các chất hóa học cho có hiệu quả. 
 Acid phenic: 5% đun sôi để khử trùng đồ vật chế vaccin. Bơm vào buồng cấy 10-
15 phút khử trùng. 
 Crezin: dùng dung dịch 5% khử trùng chuồng trại, nhà vệ sinh. 
 HgCl: 0,1% ngâm dụng cụ, 0,05-0,2% khử trùng chuồng trại. 
 Focmon: 40% pha với thuốc tím để sát trùng buồng cấy. 
Khử trùng bằng tia bức xạ 
 Tia tử ngoại: dùng đèn tử ngoại để phát ra tia có chiều dài bước sống 2300-
2700A0, thường dùng là đèn hơi thủy ngân thạch anh có độ dài bước sóng 2537A0, khử 
trùng phòng cấy bằng cách duy trì thời gian chiếu 30 phút-1giờ. 
 Nhân tố ảnh hưởng đến chiếu tia tử ngoại khử trùng: thời gian chiếu, cường độ 
chiếu, tính chất của môi trường (môi trường chứa muối khoáng làm giảm, khả năng khử 
trùng, môi trường mỡ, chất béo tăng khả năng khử trùng). 
 Tia tử ngoại được dùng phổ biến rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm hiện nay. 
Nó có khả năng diệt hoàn toàn vi khuẩn và nấm móc. 
+ Tia phóng xạ 
 Hiện nay người ta sử dụng tia γ, X để khử trùng, các tia phóng xạ này do máy 
phóng xạ phát ra. Đặc điểm của khử trùng bằng phóng xạ: 
 - Khử trùng khá hoàn thiện, diệt trừ vi sinh vật và sâu bệnh khác 
 -Bảo đảm xử lý sản phẩm đồng đều, chỉ cần xử lý một lần, thời gian bảo quản kéo 
dài. 
 - Độ xuyên sâu của tia cao, đảm bảo khử trùng ở độ dày 20-30cm cho phép xử lý 
sản phẩm bao bì. 
 - Có ảnh hưởng đến màu sắc, mùi vị của sản phẩm. 
+Khử trùng bằng nhiệt độ 
 Như chúng ta đa biết vi sinh vật có thể sinh trưởng trong giới hạn 0-900C. Ngoài 
giới hạn này hầu hết vi sinh vật không hoạt động, do nhiệt độ cao làm biến tính protein và 
phá hủy các men, dẫn đến phá hủy tế bào. 
 Khử trùng nhiệt độ khô 
 Đốt: sử dụng khi khử trùng que cấy, dao kéo và những vật liệu không cháy. Hoặc 
đốt xác chết, bông băng, có thể dùng đèn cồn hay đèn xì, xăng đốt. 
 Sấy khô: sử dụng lò hấp có nguồn nhiệt là điện. 
 Khử trùng bằng nhiệt ướt 
 Khử trùng Pasteur: sử dụng nhiệt độ thấp dưới 1000C để khử trùng; 63-
650C/30phút,...dùng để khử trùng sữa, hoa quả, phương pháp này không diệt được các vi 
khuẩn chịu nhiệt và nha bào nhưng chất lượng không bị ảnh hưởng. 
 Đun sôi: dùng phương pháp đun sôi trực tiếp 30 phút-1 giờ. 
 Hấp ngắt quảng: hấp ở nhiệt độ hơi đun sôi 1000C tránh hỏng cho môi trường khi 
hấp ở nhiệt độ cao, như môi trường huyết thanh, lòng trắng trứng, sinh tố, đường,... 
 Khử trùng bằng hơi nước cao áp: nha bào thường bị diệt ở nhịêt độ ẩm là 1200C. 
Muốn vậy phải sử dụng các nồi hấp cao áp. 
Khử trùng bằng lọc 
 Một số dung dịch không thể khử trùng bằng nhiệt độ do bị thay đổi đặc tính vật lý, 
hóa học, như môi trường huyết thanh có thể ngưng kết, men trong dung dịch có thể bị phá 
hủy,...Như vậy đối với những môi trường dịch thì dùng phương pháp lọc khử trùng là tốt 
nhất. 
 Hiện nay có nhiều loại ống lọc khác nhau, muốn lọc trước hết phải dùng ống có 
kích thước lớn để loại bỏ các hạt có kích thước lớn. Sau đó mới dùng ống lọc khử trùng. 
Khi lọc phải sử dụng máy áp lực chân không, thường dùng để khử trùng huyết thanh, 
hồng cầu, thuần khiết các giống virus, lọc ADN. 
-Câu hỏi ôn tập: 
1. Trình bày phương pháp khử trùng bằng tác nhân vật lý? 
2. Trình bày phương pháp khử trùng bằng tác nhân hóa học? 
3. Trình bày phương pháp khử trùng bằng pháp sinh học? 
4. Cơ chế tác động điểm tác động của chất kháng sinh? 
5. Phân loại kháng sinh căn cứ vào nguồn gốc. 
-Tài liệu tham khảo: 
1. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty (2000). Nhà xuất bản giáo dục 
Hà Nội. 
2. Vũ Thị Minh Đức (2001). Thực tập vi sinh vật học. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia 
Hà Nội. 
3. Hoàng Thủy Nguyên, Đặng Đức Trạch, Ninh Đức Dự, Nguyễn Hồng Điệt, Nguyễn 
Thị Kê, Nguyễn Thị Oanh (1974). Vi sinh y học tập I. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 
4. Nguyễn Vĩnh Phước(1976). Vi sinh vật học Thú y tập III. Nhã xuất bản đại học và 
trung học chuyên nghiệp Hà Nội. 
5. Phạm Hồng Sơn(2006), Giáo trình bệnh truyền nhiễm thú y. Nhã xuất bản nông nghiệp 
Hà Nội. 
6. Nguyễn Khắc Tuấn(1999). Vi sinh vật học, nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. 
Giải thích thuật ngữ: 
Natural killer cell: tế bào diệt tự nhiên, tế bào lympho có khả năng nhận diện và tiêu diệt 
các tế bào lạ hoặc tế bào chủ nhiễm virus theo cách không đặc hiệu. 
Antigen: là protein mà khi đi vào cơ thể động vật kích thích hệ miễn dịch sinh ra đáp ứng 
miễn dịch. 
Antibiotic : Chất kháng sinh, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_vi_sinnh_vat_dai_cuong_nguyen_xuan_hoa_phan_2.pdf
Ebook liên quan