Bài giảng Xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực
Tóm tắt Bài giảng Xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực: ...ách tích cực, người/nhóm xây dựng mạng lưới bắt đầu việc xây dựng mạng lưới theo các bước sau: - Nêu mục đích (hay lý do duy trì một mạng lưới); - Xác định các mục tiêu; - Hình thành một cơ cấu tổ chức; - Xây dựng những nguyên tắc cơ bản; 3. Giai đoạn xây dựng kế hoạch hành động 4. Tổ ...mời gọi, phân công các thành viên, lực lượng tình nguyện viên cùng tham gia thực hiện cũng như kiểm tra, giám sát các công việc từ lúc chuẩn bị đến hoàn thành. - Việc tổ chức thực hiện các hoạt động cần quan tâm đến yếu tố thời điểm, thời lượng, địa điểm để đa số các thành viên có thể cùng t...IDS, các tổ chức khu vực, cơ quan đối tác và các nước có liên quan. 2. Mạng lưới cấp quốc gia: Tiểu bang Xoá bỏ buôn bán phụ nữ trẻ em của Thailand Về mặt cơ cấu, đây là một ví dụ tốt, có sự cam kết của chính phủ Thái Lan trong việc phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em. 38 uỷ viên của uỷ ban này...
các thành viên mạng lưới có chuyên môn phù hợp tình nguyện thực hiện). - Xây dựng dự án và gởi xin tài trợ (Hiện nay trong xã hội có nhiều tổ chức kinh tế - xã hội xem xét hỗ trợ các dự án phát triển xã hội nhỏ (100 - 200 triệu đồng; Thí dụ tổ chức LIN, Uniliver hoặc Tổ chức CFSI trong dự án này). 2. Vận động nguồn lực khác - Kêu gọi tình nguyện viên tham gia các hoạt động của mạng lưới như: hình thành những nhóm tình nguyện nhận nhiệm vụ thăm hỏi, giúp đỡ người già cô đơn, người khuyết tật; tham gia các hoạt động văn nghệ, hội thi, hội chợ, bán hàng, giao hàng - Kêu gọi hỗ trợ vật chất như ủng hộ bữa ăn, thuốc chữa bệnh cho người già, khuyết tật; quần áo, cặp, sách vở, xe đạp cho học sinh nghèo; phương tiện sinh hoạt; gạch, tôn, xi-măng chống dột cho các hộ nghèo - Vận động các nhà chuyên môn biện hộ, giúp đỡ về thủ tục hành chánh, pháp lý hộ tịch cho các trường hợp cần trong cộng đồng. Hoặc liên hệ vận động các cấp có thẩm quyền liên quan, quan tâm giải quyết các vấn đề của cộng đồng Tóm lại, những hình thức vận động trên theo lý thuyết là phổ biến trong xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực. Tuy nhiên NVCTXH phải tuỳ hoàn cảnh, bối cảnh của từng địa phương để vận dụng phù hợp./. T[Type trẻ emxt] Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 17 Tài liệu phát - Xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực SDRC - CFSI CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Thế nào là mạng lưới? 2. Mạng lưới có những lợi ích nào cho hoạt động an sinh xã hội và phát triển xã hội? 3. Hãy trình bày các bước và công việc cần làm trong từng bước của tiến trình xây dựng một mạng lưới. 4. Hãy trình bày các dạng nguồn lực của cộng đồng. 5. Hãy cho biết các hình thức vận động nguồn lực. /. T[Type trẻ emxt] Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 18 Tài liệu phát - Xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực SDRC - CFSI BÀI ĐỌC THÊM 1. Mạng lưới cấp quốc tế: Ví dụ của UNAIDS Cùng với các tổ chức đồng tài trợ, cơ quan song phương và tổ chức trong khu vực, UNAIDS liên tục tăng cường nỗ lực để hỗ trợ việc xây dựng mạng lưới bằng các chiến lược sau đây: - Xây dựng các tài liệu nguồn để cải thiện việc xây dựng mạng lưới. Ngoài ra, còn thực hiện các nghiên cứu điểm về những mạng lưới và hoạt động xây dựng mạng lưới. - Mở rộng cơ sở kiến thức. Trước đây nhiều nước lo ngại về sự thiếu thốn về nguồn lực, nhưng do ngày càng có nhiều nguồn kinh phí hỗ trợ kiểm soát dịch HIV/AIDS, nên mối quan tâm của họ đã chuyển sang việc lập chương trình và sử dụng có hiệu quả nguồn lực. Xây dựng mạng lưới và điều phối thấy được điều này, UNAIDS đang trang bị cho các cán bộ quản lý chương trình kiểm soát dịch AIDS quốc gia với những công cụ và kỹ thuật để phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả. - Khởi xướng và hỗ trợ mạng lưới. Ban thư ký UNAIDS và các đồng tài trợ sẽ đẩy mạnh hỗ trợ các mạng lưới hiện có và khuyến khích thành lập những mạng lưới mới, nhấn mạnh vào khả năng tác động của họ đến quá trình diễn biến dịch bệnh. - Thúc đẩy việc thông tin liên lạc để xây dựng mạng lưới. Chỗ làm việc điện tử (eWorkspace) được dành để xây dựng năng lực và tăng cường nguồn kỹ thuật cho các chương trình HIV/AIDS tại cấp tiểu vùng và khu vực. Đó là một công cụ để xây dựng, ghi chép thành tài liệu và phổ biến kịp thời những phương pháp, ví dụ nhằm đáp ứng nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật cụ thể tại cấp quốc gia và khu vực. Chiến lược này cần đến ý kiến chuyên môn của các đồng tài trợ của UNAIDS, các tổ chức khu vực, cơ quan đối tác và các nước có liên quan. 2. Mạng lưới cấp quốc gia: Tiểu bang Xoá bỏ buôn bán phụ nữ trẻ em của Thailand Về mặt cơ cấu, đây là một ví dụ tốt, có sự cam kết của chính phủ Thái Lan trong việc phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em. 38 uỷ viên của uỷ ban này đại diện cho tất cả các tổ chức chính phủ, phi chính phủ và cơ quan Liên Hiệp Quốc (LHQ) có liên quan tại Thái Lan. Ủy ban do Tiến sĩ Saisuri Chutikul, cựu Bộ trưởng của Văn phòng Thủ tướng làm trưởng ban. Hơn 1/3 uỷ viên là đại diện của tổ chức phi chính phủ, bao gồm GATTW, ECPAT, Asianet, MRLC, NYCD, FACE, và các cơ quan của LHQ như UNCEF, ILO, và IOM. Các cơ quan chính phủ bao gồm Văn phòng Bộ trưởng, Bộ ngoại giao, Bộ nội vụ, Bộ Lao động Xã hội, Bộ Y tế, Vụ Thanh niên quốc gia, Bộ thương mại, Cục cảnh sát quốc gia, Luật sư trưởng, Cục Biên phòng, Nhập cảnh. Các yếu tố thành công: - Các uỷ viên đại diện cho các tổ chức chính phủ, phi chính phủ (trong nước và quốc tế) và cơ quan LHQ. - Có nhiệm vụ rõ ràng và có sự hỗ trợ của chính phủ. T[Type trẻ emxt] Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 19 Tài liệu phát - Xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực SDRC - CFSI - Thực tế có hai đơn vị điều phối, một cho các tổ chức chính phủ và một cho các tổ chức phi chính phủ. Hai đơn vị này có các trang thiết bị và nguồn lực cần thiết. - Có chương trình làm việc chung và cụ thể (chẳng hạn ủng hộ và xây dựng Biên bản ghi nhớ). Theo đó, mọi uỷ viên cũng làm việc với các tổ chức khác là uỷ viên của tiểu ban. - Vận động chính sách và áp dụng các cách làm tốt của tổ chức chính phủ, phi chính phủ vào chính sách của quốc gia, có thể được thực hiện một cách hiệu quả thông qua việc xây dựng mạng lưới theo ngành dọc. 3. Cấp tỉnh thành a. Ban chỉ đạo tỉnh - Tỉnh Vân Nam Trung Quốc Cơ cấu của ban chỉ đạo cấp tỉnh và huyện của dự án phòng chống Buôn bán phụ nữ và trẻ em (BBPNTE) ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, gần giống với Tiểu ban xoá bỏ BBPNTE ở Thái Lan. Thành viên của Ban chỉ đạo bao gồm đại diện của toàn bộ các cơ quan chính phủ có liên quan. Trưởng ban chỉ đạo là Chủ tịch Liên đoàn phụ nữ tỉnh Vân Nam, một tổ chức quần chúng. Ưu điểm so sánh của cơ cấu như vậy là phạm vi quyền hạn rõ ràng. Việc xây dựng mạng lưới và phối hợp theo ngành dọc từ cấp tỉnh đến huyện, đến nông thôn, thị trấn và cộng đồng thôn bản được tổ chức tốt. Phạm vi rõ ràng và sự liên kết rất quan trọng đối với “mạng lưới” và việc xây dựng mạng lưới. Các yếu tố thành công: - Cơ cấu về mặt chính trị và cam kết chính trị của chính phủ và các thành viên. - Mỗi thành viên có nhiệm vụ, mục tiêu và kế hoạch hoạt động rõ ràng. - Mạng lưới theo ngành dọc là có hiệu quả vì nó được xây dựng từ cấp tỉnh đến huyện, xuống tới nông thôn, thị trấn và cộng đồng thôn bản. Việc thông tin liên lạc vẫn được duy trì cùng với cơ cấu hiện có này. - Sự phối hợp theo ngành dọc có thể dẫn đến việc ủng hộ về mặt chính sách, đưa những thực tiễn tốt vào trong chính sách ở các cấp. b. Tổ công tác tỉnh Chiang Mai (Thái Lan) điều phối công tác Bảo vệ quyền trẻ em Xây dựng mạng lưới và điều phối. Đây là một mô hình tổ công tác đa ngành bảo vệ quyền trẻ em, bao gồm cả bảo vệ phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em. Mô hình được bắt đầu từ những trường hợp lạm dụng trẻ em cụ thể trong một cộng đồng, và cam kết của một số cơ quan chính phủ địa phương và tổ chức phi chính phủ, những cơ quan tổ chức này đã bắt đầu hợp tác với nhau mà không có khoản ngân sách nào cả. Kể từ năm 1998, tổ công tác đã tổ chức họp định kỳ hàng tháng để chia sẻ thông tin và lên kế hoạch cùng hoạt động. Ngay từ đầu đã không có kinh phí nên tất cả mọi thành viên đều phải đóng góp. Tham gia tổ công tác có các nhà công tác xã hội, nhà tâm lý học, nhà xã hội học, tư vấn, cảnh sát, luật sư, bác sĩ, y tá, trưởng lý. Các yếu tố thành công: - Được bắt đầu với “ý chí” và sự tự nguyện hơn là “ngân sách” và “nghĩa vụ”. - Có sự hỗ trợ của nhà nước về cơ sở vật chất và nguồn lực (địa điểm, cán bộ, cơ sở vật chất). T[Type trẻ emxt] Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 20 Tài liệu phát - Xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực SDRC - CFSI - Có một trung tâm điều phối rõ ràng cùng với cán bộ có tâm huyết. - Có kế hoạch hoạt động chung rõ ràng. - Các thành viên trong mạng lưới biết rất rõ nhau và cũng đã và đang hợp tác với nhau trong một số lĩnh vực khác. - Mô hình đơn giản, ít tốn kém và có thể nhân rộng ở các địa phương khác (như Chiangrai). 4. Cấp quận huyện – Thái Lan: Trung tâm mạng lưới bảo vệ quyền trẻ em huyện Maesai Ban quản lý bao gồm 30 thành viên đại diện cho các cơ quan nhà nước ở địa phương và tổ chức phi chính phủ, bao gồm phần lớn giáo viên của các trường trung học và một số trường tiểu học quan trọng. Nhiệm vụ của ban là xây dựng chính sách, đề cương hướng dẫn và kế hoạch hành động cho trung tâm cùng với ban giám đốc và thực hiện kế hoạch hành động; Xây dựng một hệ thống và mô hình làm việc của trung tâm; nâng cao hiệu quả hỗ trợ cho trẻ em bị lạm dụng và giúp quần chúng hiểu biết về vấn đề này. Hiện nay, trung tâm đã được thành lập và đang hoạt động. Các hoạt động và dịch vụ của trung tâm bao gồm: - Trung tâm đường dây nóng 24/24 tại cấp huyện về các trường hợp lạm dụng trẻ em - Ngăn ngừa, bảo vệ và phục hồi cho nạn nhân - Phối hợp với cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính phủ và các bên có liên quan để bảo vệ trẻ em - Thiết lập hệ thống dữ liệu về tình hình, khó khăn và số liệu thống kê để hỗ trợ cho trẻ em - Sử dụng dữ liệu để xây dựng chính sách và nâng cao nhận thức cho người dân - Chia sẻ thông tin với các tỉnh, khu vực khác, bao gồm cả các nước ở tiểu vùng Mêkông. Các yếu tố thành công: - Điểm mạnh của trung tâm là có sự tham gia của mọi cơ quan nhà nước có liên quan và mạng lưới của 19 tổ chức phi chính phủ trong địa bàn huyện; - Có sự lãnh đạo tốt của cán bộ đứng đầu cơ quan hành chính ở huyện và một lãnh đạo của tổ chức phi chính phủ, đại diện cho hai khu vực chiếm ưu thế; - Quy mô của huyện có thể quản lý được. Tất cả mọi thành viên đều biết rõ về nhau và cùng nhau làm việc trong nhiều lĩnh vực khác. Công tác phòng chống BBPNTE được lồng ghép và không được coi như là “thêm vào” công việc thông thường, mà là một phần thiết yếu của công việc và nhiệm vụ thông thường; - Mạng lưới được bắt đầu với cam kết là đáp ứng với những khó khăn, chứ không phải với “dự án”; - Mạng lưới có mục tiêu rõ ràng. 5. Cấp địa phương - Mạng lưới tại cộng đồng địa phương: Northnet, Thái Lan T[Type trẻ emxt] Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 21 Tài liệu phát - Xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực SDRC - CFSI Northnet là một “mạng lưới” của các tổ chức phi chính phủ và các dự án tại miền Bắc Thái Lan. Các vấn đề có liên quan bao gồm từ huy động cộng đồng, trồng trọt kết hợp canh tác tự nhiên đến doanh nghiệp cộng đồng, môi trường, HIV/AIDS, phát triển phụ nữ và trẻ em. Dự án phòng chống BBPNTE được dự án phòng chống BBPNTE của ILO hỗ trợ, hoạt động tại năm thôn của hai xã thuộc huyện Mae-ai và Fang và tại Chiang Mai ở vùng biên giới với Myanmar. Northnet đang triển khai dự án này cùng với 3 tổ chức phi chính phủ. Ba tổ chức này hỗ trợ kỹ thuật cho cộng đồng. Xây dựng mạng lưới và điều phối cộng đồng và trẻ em. Tổ chức thứ nhất, hỗ trợ về đào tạo kỹ năng; tổ chức thứ hai, hỗ trợ huy động tiết kiệm và vốn cộng đồng; và tổ chức thứ ba, hỗ trợ về huy động cộng đồng. Ưu điểm so sánh của Northnet là nó đóng vai trò xúc tác và hỗ trợ. Northnet không chỉ thúc đẩy việc xây dựng mạng lưới với các tổ chức phi chính phủ khác, mà còn giữa các cộng đồng, cán bộ chủ chốt trong cộng đồng. Điều quan trọng nhất là Northnet là tổ chức phi chính phủ chính tham gia tích cực vào việc lập kế hoạch và phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Các yếu tố thành công: - Cán bộ làm việc tận tâm, tự nguyện và phối hợp hoạt động với các “thành viên” hay tất cả các bên có liên quan khác, bao gồm cả đối tác của họ, khối liên minh, cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính phủ. Hầu hết các điều phối viên có nhiều năm kinh nghiệm thực tế trong những vấn đề này và họ biết cách phối hợp các vấn đề có liên quan. - Northnet chuyển dần từ việc thực hiện sang điều phối và thúc đẩy quá trình học hỏi, từ việc quản lý các dự án sang thúc đẩy quá trình quản lý kiến thức, do Northnet nhận thức được tiềm năng của người dân địa phương và cộng đồng, hay của nhóm thanh niên địa phương, và nhận thức được rằng, họ chỉ cần có thêm cơ hội để học hỏi và phát triển tiềm năng của mình. - Northnet là một ví dụ tốt về cách nâng cao nhận thức cho các tổ chức ở địa phương và cách sử dụng nguồn lực sẵn có ở địa phương, điều này sẽ đảm bảo tính hiệu quả và bền vững. - Northnet hoạt động trong một phạm vi địa lý hạn chế và mang tính thực tế. Những khó khăn chung mà các mạng lưới thường gặp - Thiếu mục tiêu rõ ràng. Các mạng lưới có thể bị lôi kéo theo lợi ích của những cá nhân hay tổ chức chiếm ưu thế. - Sự không bình đẳng giữa các thành viên. Một số cá nhân và tổ chức có thể chi phối mạnglưới. Khi những người có ý kiến đối lập gặp nhau, họ có thể làm ảnh hưởng đến cuộc họp và gây ra tranh cãi về ý tưởng, phương pháp hay kỹ thuật. Điều này có thể làm cho những người cảm thấy bị đối xử không công bằng, hay đơn giản là cảm thấy chán nản rút lui khỏi mạng lưới. - Sự lấn át. Mạng lưới có thể dễ bị lấn át bởi các tổ chức, nhóm sở thích, sự thuyết phục về mặt chính trị hay những ảnh hưởng gây chia rẽ khác, điều này có thể làm cho các cá nhân hay các nhóm riêng biệt bị cô lập. - Sự tập trung quyền lực và quan liêu. Tập trung quyền lực xảy ra khi một điều phối viên, ban thư ký, ban chỉ đạo của mạng lưới bắt đầu kiểm soát và điều hành mạng lưới vì lợi ích riêng của họ hơn là điều phối và thúc đẩy các hoạt động của thành viên. T[Type trẻ emxt] Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 22 Tài liệu phát - Xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực SDRC - CFSI - Kết hợp với việc chi phối mạng lưới có liên quan tới ban thư ký, tổ chức chủ nhà hay ban chỉ đạo. Nguy cơ của sự tập trung quyền lực là nếu điều phối viên hay ban thư ký mạng lưới không hoạt động thì toàn bộ mạng lưới cũng có thể ngừng hoạt động. - Thiếu sự tin tưởng. Điều này ngăn cản việc chia sẻ cởi mở thông tin. - Thiếu quyền hạn để có thể đại diện cho tổ chức. Một số thành viên cử đại diện không có đủ thẩm quyền, để có thể thay mặt cho cơ quan của mình đưa ra những cam kết, hay sự tham gia của họ không được bao gồm trong bản mô tả công việc, làm cản trở việc cam kết, thúc đẩy và hợp tác có hiệu quả. - Thiếu nguồn lực. Trừ khi mạng lưới có một nguồn ngân sách cụ thể để hỗ trợ cho việc đi lại, nếu không thì chỉ có những cá nhân hay tổ chức dồi dào tiềm lực mới có thể tham gia vào các hoạt động một cách thường xuyên. - Thực tế về sự khác biệt. Chỉ có những người được tiếp cận dễ dàng với máy vi tính và thư điện tử mới có thể tham gia vào nhóm thảo luận điện tử. Mặc dù công nghệ thư điện tử đang phát triển nhanh chóng, nhưng những người sử dụng nó chủ yếu vẫn là cán bộ trong các tổ chức đặc quyền, và các nhóm thư điện tử có khuynh hướng là những người phát triển trong xã hội - thường cách xa so với những thực tế ở thôn bản. - Sự vận động nguồn lực. - Thông tin sai lệch trong mạng lưới. - Sự cạnh tranh. Mạng lưới có thể bị ảnh hưởng bởi sự canh tranh từ các mạng lưới hay tổ chức khác có chương trình hoạt động chồng chéo nhau. Việc này có thể tạo ra sự hợp tác mang tính sáng tạo nhưng cũng có thể dẫn đến sự cạnh tranh do nguồn lực hạn chế và địa vị hội viên. -b-vn.pdf 6. Một ví dụ ở Tp.Hồ Chí Minh: Mạng lưới nhân viên Công tác xã hội (CLB NVCTXH) Ở Tp.Hồ Chí Minh có hằng ngàn NVCTXH các thế hệ được đào tạo chuyên môn từ nhiều trường (trước 1975 và từ 1992 đến nay). Những NVCTXH này rất mong có cơ hội để hợp tác chia sẻ kinh nghiệm, trao dồi chuyên môn cũng như hợp tác (về lao động, kiến thức và các nguồn lực khác) để góp phần giải quyết các vấn đề xã hội hữu hiệu hơn. Họ mong được phép thành lập một Hội nghề nghiệp để thực hiện được các mục tiêu trên. Thế nhưng, họ chưa được phép để làm điều này. Vì vậy, NVCTXH đã bàn bạc để thành hình một Câu lạc bộ (2011) do Chi hội Khoa học TLGD Trung tâm Nghiên cứu - Tư vấn CTXH và PTCĐ (SDRC) đứng ra xin phép và được Thành hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Tp.Hồ Chí Minh cho phép. Tiến trình hình thành trải qua các bước sau: - Một nhóm Nòng cốt gồm khoảng 10 anh chị NVCTXH hoạt động nhiều năm trong ngành tự nguyện ngồi lại bàn và phác thảo mục đích, mục tiêu và phân công phác thảo quy chế, kế hoạch hoạt động, hồ sơ xin phép và gởi qua thư điện tử (email) để cùng nhau góp ý chỉnh sửa. - Khi chuẩn bị xong các thứ, Nhóm nòng cốt họp lại để thống nhất các phác thảo nêu trên và quyết định ngày họp với nhiều NVCTXH quan tâm (đa số là những người hoạt động nhiều năm trong ngành), phân chia nhau lo địa điểm, hậu cần, phụ trách nội dung, chương trình họp Chi phí họp do chính nhóm Nòng cốt T[Type trẻ emxt] Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 23 Tài liệu phát - Xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực SDRC - CFSI đóng góp 100.000 đồng/người. Địa điểm họp do một thành viên nhóm có cơ sở cho mượn. - Có khoảng 30 NVCTXH tham dự buổi họp và họ được coi như là những thành viên đầu tiên của Câu Lạc bộ. Trong buổi họp, Nhóm nòng cốt trình bày nội dung các văn bản đã chuẩn bị và đề nghị tập thể góp ý (nhất là mục đích, mục tiêu và quy chế sinh hoạt). Sau đó, tiến hành bầu Ban chủ nhiệm, gồm năm người, đồng thời hội ý ngay để phân công nhiệm vụ và báo lại cho mọi người biết. - Sau cuộc họp, hồ sơ xin phép với danh sách ban chủ nhiệm được trình lên Thành hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Tp.Hồ Chí Minh và sau đó khoảng một tháng, Câu lạc bộ (CLB) được chính thức công nhận. - Các thành viên Ban chủ nhiệm CLB phân công nhau phổ biến thông tin và điều kiện gia nhập CLB cho nhiều NVCTXH khác đăng ký tham gia; BCN xét duyệt và công nhận thành viên (có thêm khoảng 20 thành viên mới, như vậy đến nay CLB NVCTXH có tổng cộng khoảng 50 thành viên) . - Khoảng 2 tháng sau đó, CLB họp toàn thể, giới thiệu thành viên mới, thảo luận chương trình hoạt động và đề nghị thành viên tham gia các nhóm hoạt động khác nhau như: Nhóm chuyên đề về Phát triển cộng đồng, Thanh thiếu niên, CTXH học đường, CTXH trong bệnh viện, tham gia dự án đào tạo NVCTXH cơ sở - Từ đó đến nay, các nhóm sinh hoạt chuyên đề đã chủ động tổ chức những buổi chia sẻ kinh nghiệm, bồi dưỡng chuyên môn, hội thảo chuyên đề, tham gia dự án đào tạo NVCTXH cơ sở và dự án đào tạo giảng viên CTXH, kiểm huấn Sinh viên CTXH thực tập ở Tp.HCM. - Kinh phí hoạt động chủ yếu dựa vào lệ phí thành viên (120.000 đồng/năm) và sự ủng hộ của cá nhân hoặc tổ chức của các thành viên. Các yếu tố thành công: - Nhóm nòng cốt, BCN CLB và thành viên là những người có chuyên môn, kinh nghiệm, uy tín và nhiệt tình với mạng lưới. - Mục đích, mục tiêu của mạng lưới phù hợp với nhu cầu xã hội và của thành viên. - Được sự ủng hộ của Thành hội Khoa Học Tâm lý Giáo dục. - Nhiều thành viên sẵn sàng tự nguyện đóng góp các nguồn lực cho hoạt động mạng lưới./. (Ghi nhận của ThS.Đỗ Văn Bình) T[Type trẻ emxt] Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 24 Tài liệu phát - Xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực SDRC - CFSI TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chu Dũng, Lê Thị Mỹ Hiên, Nguyễn Đình Tế. 2007. Cách tiếp cận ABCD. SDRC [2] David A. Hardcastle et al. 2004. Community practice Theories and Skills for Social Workers. Oxford. [3] Gary Paul Green and Ann Goetting. 2007. Mobilizing community – Asset building as Community development Stratrẻ emgy. Sage Publication. [4] Resource Mobilization [5] emresources.worldbank.org/INTBELARUS/Resources/Resource_Mobilization.pdf [6] Xây dựng Mạng lưới, Điều phối và Hợp tác: [7] /tia-b-vn.pdf [8] Jack Chapman. Networking for Professional development. Power point document of Chicago University./. [Type trẻ emxt] Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 25 Giáo án - Xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực SDRC - CFSI
File đính kèm:
- bai_giang_xay_dung_mang_luoi_va_van_dong_nguon_luc.pdf