Bài giảnh Phân tích tài chính doanh nghiệp - Chương 4: Phân tích vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp

Tóm tắt Bài giảnh Phân tích tài chính doanh nghiệp - Chương 4: Phân tích vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp: ...g phải trả lãi 3.300 4.100 +800 = Vốn lưu động 7.450 7.350 -100 Doanh thu thuần năm N-1 : 27.500, năm N : 31.000 Tỷ lệ tăng giảm DT = (31.000/ 27.500) -1 = 12,73% 1.Mức tăng giảm VLĐ: 7.350 – 7.450 = - 100 2. Xác định tác động của các nhân tố : - Do quy mô hoạt động tăng ( DT tăng) 7.450 x 1... MP 3.300 4.100 TS dài hạn 16.600 18.000 Vay ngắn hạn 5.350 4.350 Nợ dài hạn - 2.000 Vốn chủ SH 18.700 19.000 Tổng TS 27.350 29.450 Tổng Ng vốn 27.350 29.450 Tài sản lưu động thường xuyên là 2.500 triệu, tỷ lệ VLĐ ròng trên VLĐ mục tiêu của ABC từ 40% -50% CN = 2.000 + 19.000 - 18.000 = 3.00...ay đổi chính sách tồn kho hoặc do sản phẩm , hàng hóa tiêu thụ nhanh hơn. • Số ngày thu tiền giảm có thể do ABC thay đổi chính sách bán chịu : Tiêu chuẩn bán chịu cao hơn, thời hạn bán chịu ngắn hơn, sử dụng các biện pháp thu nợ gắt gao hơn, tỷ lệ chiết khấu thanh toán cao hơn.. • Số ngày trả...

pdf114 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 208 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảnh Phân tích tài chính doanh nghiệp - Chương 4: Phân tích vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CN + (-)
1. VLĐ ròng 2.100 3.000 +900
2. VLĐ 7.450 7.350 -100
3. Tài sản ngắn hạn 10.750 11.450 +700
4. VLĐ ròng/ VLĐ 28,19% 40,82% +12,63%
5. VLĐ ròng/ TS ng hạn 19,53% 26,2% +6,67%
-
Biến động của VLĐ ròng của ABC trong năm N
• Nhận xét :
• Cuối năm N, VLĐ ròng của ABC là 3.000
triệu, như vậy công ty có 3.000 triệu đồng
nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản
ngắn hạn.
• So với đầu năm vốn lưu động ròng cuối
năm tăng 900 triệu đồng, từ 2.100 triệu lên
3.000 triệu, nguyên nhân do nguồn vốn
dài hạn tăng thêm 2.300 triệu trong đó :
nợ dài hạn tăng 2.000 triệu, vốn chủ sở
hữu tăng 300 triệu, nhưng tài sản dài hạn
chỉ tăng thêm 1.400 triệu
• Nhận xét :
• Cuối năm N, 26,2% tài sản ngắn hạn
được tài trợ bằng VLĐ ròng, tăng 6,67%
so với đầu năm. VLĐ ròng bằng 120%
tài sản lưu động thường xuyên ( 3.000/
2.500), tỷ lệ VLĐ ròng trên VLĐ đạt
40,82% và nằm trong giới hạn mục tiêu
của ABC. Do vậy cơ cấu tài trợ của
ABC là an toàn, khả năng thanh toán
tốt.
2.3 . Nguồn hình thành vốn lưu động:
Vốn lưu động được hình thành từ 2
nguồn : VLĐ ròng và khoản vay ngắn
hạn. Trong khi VLĐ ròng tương đối ổn
định thì vay ngắn hạn lại thay đổi theo
sự thay đổi quy mô hoạt động.
Ta có :
VLĐ = VLĐ ròng + Vay ngắn hạn
Vay ngắn hạn = VLĐ – VLĐ ròng
Nguồn hình thành vốn lưu động
ChỈ tiêu ĐN CN + -
1. VLĐ 7.450 7.350 -100
2. VLĐ ròng 2.100 3.000 + 900
3. Vay ngắn hạn 5.350 4.350 - 1.000
4. Phân tích chu kỳ vốn lưu động
4.1 Mục đích
• Tìm hiểu xem doanh nghiệp có phải
huy động vốn từ nhà đầu tư để tài trợ
cho tài sản nằm trong chu kỳ kinh
doanh hay không?
• Thời gian của một chu kỳ được rút
ngắn hay kéo dài so với kỳ trước?
• Hiệu quả tiết kiệm vốn và tiền mặt do
rút ngắn chu kỳ vốn lưu động.
• 4.2
4.2. Chu kỳ kinh doanh và chu kỳ VLĐ
4.2.1 Chu kỳ kinh doanh
Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp 
sản xuất gồm 3 khâu : 
Mua - Sản xuất - Bán
Thời gian của một chu kỳ kinh doanh là 
khoảng thời gian từ lúc mua nguyên vật 
liệu cho tới khi thu được tiền bán hàng
TIền
Nguyên vật
liệu
Thành phẩmNợ phải thu
Bán hàng thu
Tiền ngay
Bán hàng trả chậm
Mua hàng
Sản xuất
Chu kỳ kinh doanh của DN sản xuất
4.2.1 Chu kỳ kinh doanh
Thời gian của chu kỳ kinh doanh gồm 2 
giai đoạn:
• Thời gian của giai đoạn tồn kho
• Thời gian của giai đoạn thu tiền
- Thời gian tồn kho là khoảng thời gian
từ khi DN mua nguyên vật liệu cho tới
khi sản phẩm được tiêu thụ.
- Thời gian thu tiền là khoảng thời gian
từ khi sản phẩm được tiêu thụ cho tới
khi thu được tiền bán hàng.
• Chu kỳ kinh doanh
Bán hàng Thu tiền
Giai đoạn tồn kho
90 ngày
Giai đoạn thu tiền
18 ngày
Chu kỳ kinh doanh 108 ngày
Mua hàng
4.2.2. Chu kỳ vốn lưu động
• Chu kỳ vốn lưu động là khoảng thời gian từ
khi doanh nghiệp trả tiền mua hàng cho nhà
cung cấp cho tới khi thu được tiền bán hàng.
Đây là khoảng thời gian doanh nghiệp phải
huy động vốn từ nhà đầu tư để tài trợ cho
các tài sản nằm trong chu kỳ kinh doanh.
Chu kỳ VLĐ = Thời gian tồn kho + Thời gian
thu tiền bán hàng – Thời gian trả tiền mua
hàng
• Thời gian trả tiền mua hàng (Thời gian mua
chịu) là khoảng thời gian tính từ khi mua
nguyên vật liệu cho tới khi trả tiền cho nhà
cung cấp.
• Chu kỳ vốn lưu động
Giai đoạn thu tiền
18 ngày
Giai đoạn
mua chịu 
30 ngày
Chu kỳ vốn lưu động : 78 ngày
Giai đoạn tồn kho : 90 ngày
Mua hàng
Bán hàng
Thu tiền
Chu kỳ kinh doanh : 108 ngày
Trả tiền
Chu kỳ VLĐ thực tế
• Chu kỳ VLĐ thực tế là số ngày thực tế
doanh nghiệp phải huy động vốn từ
các nhà đầu tư để tài trợ cho các tài
sản nằm trong chu kỳ kinh doanh,
được xác định căn cứ vào các số liệu
trên các báo cáo tài chính của doanh
nghiệp. Trong đó các số ngày được xác
định như sau:
Công thức tính các số ngày trong chu kỳ VLĐ
Số ngày
tồn kho =
Tồn kho bình quân
Giá vốn HB bình quân ngày
Số ngày
thu tiền
bán hàng
==
Nợ phải thu KH bình quân
Doanh thu bình quân ngày
Số ngày
trả tiền
mua hàng
= Nợ phải trả NB bình quân
Doanh số mua hàng BQ ngày
• Các giải pháp rút ngắn chu kỳ VLĐ
Các giải pháp rút ngắn chu kỳ VLĐ :
1. Rút ngắn thời gian tồn kho
2. Rút ngắn thời gian thu tiền bán hàng
3. Kéo dài thời gian trả tiền mua hàng
1. Rút ngắn thời gian tồn kho bằng cách :
• Rút ngắn hợp lý khoảng cách giữa 2 lần
mua hàng, giảm bớt lượng hàng mua vào
mỗi lần, nhờ vậy mà mà rút ngắn thời
gian tồn trữ nguyên vật liệu trong kho:
Mặt trái cần lưu ý :
- Lượng mua ít, số lần mua hàng trong
năm tăng làm tăng chi phí mua hàng
- Lượng mua ít, giá mua hàng cao hơn do
doanh nghiệp không được hưởng chiết
khấu thương mại
- Tăng nguy cơ ngưng sản xuất khi nguồn
cung cấp nguyên vật liệu bị gián đoạn.
1. Rút ngắn thời gian tồn kho bằng cách :
• Nâng cao năng lực bốc dỡ, kiểm nhận, nhập
kho để rút ngắn thời gian kiểm nhận và làm
thủ tục nhập kho nguyên vật liệu.
• Phát hiện và giải quyết kịp thời các loại
nguyên vật liệu ứ đọng, chậm luân chuyển
bằng các giải pháp như : nhượng bán, thanh
lý.
• Rút ngắn chu kỳ sản xuất để giảm bớt lượng
sản phẩm dở dang bằng cách : Sử dụng
công nghệ SX tiên tiến, đảm bảo sự cân đối
về năng lực chế biến ở từng công đoạn, sản
xuất đồng bộ các bộ phận, chi tiết sản phẩm.
2. Rút ngắn thời gian thu tiền
• Áp dụng chính sách bán chịu chặt chẽ như :
Áp dụng tiêu chuẩn tín dụng khắt khe, thời
gian bán chịu ngắn, biện pháp thu hồi nợ gắt
gao.
Mặt trái của chính sách
Mất khách hàng, mất thị trường, doanh thu sụt 
giảm
• Khuyến khích bằng lợi ích kinh tế để khách
hàng thanh toán nợ sớm hơn như : Chiết khấu
thanh toán cao hơn, sử dụng dịch vụ bao
thanh toán để chuyển giao việc thu nợ và rủi
ro cho ngân hàng.
3. Giải pháp kéo dài thời gian mua chịu:
• Tìm kiếm các nhà cung cấp có thời gian
bán chịu dài.
• Phát triển mối quan hệ hợp tác lâu dài
với nhà cung cấp
• Củng cố tiềm lực tài chính và vị thế tín
dụng của doanh nghiệp
• Trì hoãn thanh toán trong phạm vi cho
phép.
4.3 .Ví dụ phân tích chu kỳ VLĐ của ABC
Chỉ tiêu N-1 N + ( -)
1.Tồn kho bình quân (gộp) 6.280 6.920 640
2.Phải thu KH bình quân (gộp) 3.000 2.750 -250
3.Phải trả NB bình quân 2.125 2.040 - 85
4. DT bán hàng có thuế gián thu 29.975 33.790 3.815
5. Gía vốn hàng bán 19.100 22.000 2.900
6. Doanh số mua hàng 20.230 24.690 4.460
7. Số ngày tồn kho 118,37 113,24 - 5,13
8. Số ngày thu tiền 36,03 29,30 -6,73
10. Số ngày trả tiền 37,82 29,74 -8,08
11. Chu kỳ vốn lưu động 116,58 112,8 -3,78
• Cách tính các chỉ tiêu trong bảng :
1. Doanh số mua hàng
= GVHB +Thay đổi hàng TK - CP khấu hao - CP lao 
động + Thuế gián thu đầu vào. (1)
= GVHB + Thay đổi hàng TK + Thuế gián thu (2)
= Giá vốn hàng bán (3)
2. Tồn kho BQ :
Năm N-1 =( 6.320 + 6.240)/2 = 6.280
Năm N = ( 6.240 + 7.600)/2 = 6.920
3. Phải thu khách hàng bình quân
Năm N-1 = (2.800 +3.200)/2 = 3.000
Năm N = ( 3.200 + 2.300)/2 = 2.750
4. Phải trả người bán bình quân :
Năm N-1 = (2.550 + 1.700)/2 = 2.125
Năm N = ( 1.700 + 2.380)/2 = 2.040
5. Số ngày tồn kho :
Năm N-1 =( 6.280 x 360)/19.100 = 118,37
Năm N = (6.920 x 360)/ 22.000 = 113,24
6. Số ngày thu tiền bán hàng:
Năm N-1 =( 3.000 x360)/ 29.975 = 36,03
Năm N = (2.750 x360 )/ 33.790 = 29,30
7. Số ngày trả tiền mua hàng
Năm N -1 = (2.125 x360)/ 20.230 = 37,82
Năm N = (2.040 x 360 )/ 24.690 = 29,74
• Biến động của chu kỳ KD và chu kỳ VLĐ
CK VLĐ năm N = 113,24 + 29,30 - 29,74 = 112,8
CKVLĐ năm N-1 = 118,37 + 36,03 - 37,82 = 116,58
Tăng, giảm = (-5,13) + (-6,73) - (- 8,08) = (-3.78)
Nhận xét : So với năm N -1, chu kỳ kinh doanh năm N
rút ngắn được 11,86 ngày , nguyên nhân do ABC đã
rút ngắn thời gian tồn kho 5,13 ngày, thời gian thu
tiền 6,73 ngày. Do số ngày trả tiền mua hàng bị rút
ngắn 8,08 ngày, nên chu kỳ vốn lưu động chỉ rút
ngắn được 3,78 ngày
• Số ngày tồn kho giảm 5,13 ngày có thể do
ABC đã thay đổi chính sách tồn kho hoặc do
sản phẩm , hàng hóa tiêu thụ nhanh hơn.
• Số ngày thu tiền giảm có thể do ABC thay
đổi chính sách bán chịu : Tiêu chuẩn bán
chịu cao hơn, thời hạn bán chịu ngắn hơn,
sử dụng các biện pháp thu nợ gắt gao hơn,
tỷ lệ chiết khấu thanh toán cao hơn..
• Số ngày trả tiền ngắn hơn 8,07 ngày có thể
do người bán cho chịu với thời hạn ngắn
hơn hoặc do ABC chủ động trả nợ sớm để
hưởng chiết khấu thanh toán
4.4 . Phân tích tác động của chu kỳ VLĐ 
tới vốn lưu động .
VLĐ
bình quân
=
Phải thu
khách hàng
bình quân
Tồn kho
bình quân
+
Phải trả
người bán
bình quân
-
VLĐ bình quân chịu tác động của 2 nhân tố :
1.Quy mô hoạt động của doanh nghiệp
2.Chu kỳ vốn lưu động
Ví dụ phân tích VLĐ bình quân của ABC
VLĐ bình quân :
• Năm N = 6.920 + 2.750 - 2.040 = 7.630
• Năm N-1 = 6.280 +3.000 - 2.125 = 7.155
+ Mức tăng giảm = 7.630 – 7.155 = + 475
+ Tác động của các nhân tố :
(1) Do số ngày tồn kho thay đổi :
Chênh lệch số
ngày tồn kho
x GVHB bình quân 
ngày kỳ báo cáo
- 5,13 x 22.000 / 360 = - 313,51 
(2) Do số ngày thu tiền bán hàng thay đổi
Chênh lệch số ngày
thu tiền bán hàng
x
DT bình quân 
ngày kỳ báo cáo
- 6,73 x 33.790 / 360 = - 631,82
3) Do số ngày trả tiền bán hàng thay đổi
- ( CL số ngày trả tiền MH x DS mua vào BQ 
ngày kỳ báo cáo)
- ( - 8,07 x 24.690 / 360) = + 553,49
Cộng tác động do chu kỳ VLĐ thay đổi :
(1) + (2) +(3) = (- 313,51) + ( - 631,82) +
(+ 553,49) = - 391,84
Tác động do quy mô hoạt động tăng :
475 - ( - 391,84) = + 866,84
Bảng tổng hợp tác động của các nhân tố
tới biến động của VLĐ
Nhân tố tác động tới VLĐ Số tiền
1. Do số ngày tồn kho giảm 5,13 ngày -313,51
2. Do số ngày thu tiền giảm 6,73 ngày - 631,82
3. Do số ngày mua chịu giảm 8,07 ngày + 553,49
Cộng :(Do chu kỳ VLĐ giảm 3,78 ngày) -391,84
4. Do quy mô hoạt động tăng +866,84
Tổng hợp tác động các nhân tố + 475
• Nhận xét :
• Năm N, VLĐ bình quân của ABC là 7.630 triệu
đồng, như vậy ACB phải huy động từ chủ nợ và
cổ đông 7.630 triệu đồng để tài trợ cho hàng tồn
kho và nợ phải thu khách hàng.
• So với năm N-1, VLĐ bình quân năm N tăng thêm
475 triệu đồng. Nguyên nhân do quy mô hoạt động
tăng ( DT tăng 12,7%) làm VLĐ tăng 866,84 triệu,
do chu kỳ VLĐ rút ngắn được 3,78 ngày làm VLĐ
giảm 391,84 triệu. Trong đó việc rút ngắn thời gian
tồn kho 5,13 ngày, thời gian thu tiền 6,73 ngày đã
giúp ABC giảm được 945,33 triệu đồng vốn nằm
trong hàng tồn kho và nợ phải thu. Tuy vậy do số
ngày mua chịu giảm 8,08 ngày làm cho nguồn vốn
chiềm dụng của người bán giảm 553,49 triệu. Do
vậy vốn huy động từ nhà đầu tư chỉ giảm được
391,84 triệu đồng.
Bài 4.1. Bảng kê sử dụng vốn và nguồn vốn của 
An Bình
Chỉ tiêu ĐN CN SDV NV
TÀI SẢN
1.CK phải thu 820 1.050 230
2. Hàng tồn kho 1.940 1.990 50
3.Tài sản NH khác 60 80 20
4 .TS cố định 1.720 2.440 720
5. Tiền 300 240 60
Cộng 4.840 5.800 1.020 60
CT nguồn vốn ĐN CN SDV NV
1. Vay ngắn hạn 980 1.100 120
2. Phải trả NB 1.620 1.450 170
3. Phải trả khác 120 90 30
5. Nợ dài hạn 200 500 300
6. Vốn ĐT chủ sở hữu 
và quỹ ĐT PT
1.800 2.400 600
8.LN chưa phân phối 120 260 140
Tổng cộng 4.840 5.800 200 1.160
Tổng cộng SDV và nguồn vốn 1.220 1.220
Sử dụng vốn Số tiền Tỷ trọng
I. Tăng tài sản 1.020 83,6%
1.XD và mua sắm TSCĐ mới 720 59%
2. Cấp tín dụng thêm cho KH 230 18,9%
3. Dự trữ thêm hàng tồn kho 50 4,1%
4. Tăng TS ngắn hạn khác 20 1,6%
II. Giảm nguồn vốn 200 16,4%
1. Trả bớt nợ cho người bán 170 13,9%
2. Trả bớt phải trả khác 30 2,5%
Cộng sử dụng vốn 1.220 100%
Bảng phân tích sử dụng vốn và nguồn vốn của 
An Bình năm N
Nguồn vốn Số tiền Tỷ trọng
I. Giảm tài sản 60 4,9%
1. Giảm dự trữ tiền 60 4.9%
II. Tăng nguồn vốn 1.160 95,1%
1. Tăng vốn góp chủ SH và 
quỹ đầu tư phát triển
600 49,2%
2. Vay thêm nợ dài hạn 300 24,6%
3. Tăng LN chưa phân phối 140 11,5%
4. Vay thêm nợ ngắn hạn 120 9,8%
Tổng cộng nguồn vốn 1.220 100%
• Nhận xét :
• Trong năm N , An Bình sử dụng vốn vào các mục
đích sau :
- Xây dựng và mua sắm thêm tài sản cố định mới
720 triệu chiếm 59% tổng sử dụng vốn.
- Cấp thêm tín dụng cho khách hàng 230 triệu
(18,9%)
- Trả bớt nợ cho người bán 170 triệu (13,9%)
- Dự trữ thêm hàng tồn kho : 50 (4,1%)
Để tài trợ cho các mục đích đó, An Bình sử dụng
các nguồn vốn sau :
- Tăng vốn góp của chủ SH : 600 (49,2%)
- Vay thêm nợ dài hạn : 300 (24,6%)
- Tăng LN chưa phân phối : 140 (11,5%)
- Vay thêm nợ ngắn hạn:120 ( 9,8%)
• Như vậy trong năm An Bình đã chú
trọng đầu tư trực tiếp để tăng tài sản
cố định (59%) và trả bớt nợ cho nhà
cung cấp.
• Nguồn tài trợ chủ yếu là nguồn vốn dài
hạn huy động từ bên ngoài (73,8% Điều
này là phù hợp với mục tiêu sử dụng
vốn là đầu tư vào tài sản dài hạn
(73,8%)
• Nguồn vốn dài hạn tăng nhanh hơn đầu
tư dài hạn sẽ làm cho cơ cấu nguồn
vốn tài trợ ổn định hơn.
b) Phân tích thay đổi của cơ cấu tài chính
ĐN CN +(-)
1. Tài sản ngắn hạn 3.120 3.360 +240
2. Nợ ngắn hạn KPTL 1.740 1.540 -200
VLĐ ( 1-2) 1.380 1.820 + 440
3. Nguồn vốn dài hạn 2.120 3.160 +1.040
4. Tài sản dài hạn 1.720 2.440 +720
VLĐ ròng ( 3-4) 400 720 +320
VLĐròng/TS ngắn hạn 12,8% 21,4% +8,6%
VLĐròng/VLĐ 29% 39,6% +10,6%
• Cơ cấu vốn lưu động
VLĐr
29%
Vay
ngắn
hạn
71%
VLĐr
39,6%
Vay
ngắn
hạn
60,4%
Đầu năm Cuối năm
So với đầu năm cơ cấu tài trợ cho VLĐ cuối năm thay 
đổi theo hướng an toàn hơn. Tỷ trọng VLđ ròng trên 
VLĐ tăng từ 29% lên 39,6%, tỷ trọng vay ngắn hạn trên
VLĐ giảm từ 71% xuống 60,4%.
- Tỷ trọng VLĐ ròng trên TSNH tăng từ 12,8% lên 21,4%
• Cơ cấu nguồn tài trợ cho tài sản ngắn 
hạn
Nợ
ngắn hạn
miển phí
55,8%
VLĐr
12,8%
Vay
Ng Hạn
31,4%
Đầu năm
Nợ
ngắn hạn
miễn phí
45,9%
VLĐr
21,4%
Vay
Ng hạn
32,7%
Cuối năm
• Phân tích tác động của các nhân tố tới 
VLĐ
VLĐĐN = 3.120 - 1.740 = 1.380 
VLĐCN = 3.360 - 1.540 = 1.820
= (+240) - ( -200) = + 440
So với đầu năm VLĐ cuối năm tăng 440 triệu.Nguyên nhân do
tài sản ngắn hạn tăng làm VLĐ tăng 240 triệu, nguồn vốn 
chiếm dụng giảm 200 triệu làm tăng 200 triệu. Như vậy vốn 
phải huy động từ nhà đầu tư để tài trợ cho tài sản luân chuyển
tăng thêm 440 triệu một mặt do tài sản luân chuyển tăng, mặt 
khác là do nguồn vốn chiếm dụng giảm.
• Phân tích biến động của VLĐ ròng
VLĐ ròng CN = 500 + 2.660 – 2.440 = 720
VLĐ ròng ĐN = 200 + 1.920 – 1.720 = 400 
= ( +300) +( +740) - (+ 720) = +320
So với đầu năm, VLĐ ròng cuối năm tăng 320 triệu,
nguyên nhân do nguồn vốn dài hạn tăng thêm 1.040
triệu đồng ( nợ dài hạn tăng thêm 300, vốn chủ sở
hữu tăng 740), trong khi tài sản dài hạn chỉ tăng 
thêm 720 triệu đồng.
• Bài 4.2 a) Hoàn chỉnh số liệu
Chỉ tiêu ĐN CN +(-)
Vốn lưu động 4.780 5.360 +580
Nguồn tài trợ VLĐ
- VLĐ ròng -550 960 +1.510
- Vay ngắn hạn 5.330 4.400 -930
Tỷ lệ VLĐ ròng/VLĐ - 17,9%
Tỷ lệ nguồn ngắn hạn 
tài trợ cho tài sản DH
5,8% -
TS
Ngắn hạn
TS
Dài hạn
9.500
Nợ Ng hạn MP
Vay ngắn hạn
5.330
Nguồn dài hạn
8.950
VLĐ ròng âm
550
VLĐ
4.780
- VLĐ ròng âm 550 , doanh nghiệp không có nguồn dài 
hạn để tài trợ cho VLĐ, do vậy tỷ lệ VLĐ ròng/VLĐ không 
có ý nghĩa trong việc đánh giá an toàn thanh khoản
Nguồn
ngắn
hạn
Nhận xét :
- VLĐ ròng âm 550, doanh nghiệp đã sử 
dụng 550 triệu đồng thuộc nguồn ngắn 
hạn để đầu tư dài hạn, bằng 5,8% giá trị 
của tài sản dài hạn
- Khoản vay ngắn hạn 5.330 triệu được 
sử dụng để tài trợ cho toàn bộ vốn lưu 
động (4.780 triệu) và cho tài sản dài hạn 
550 triệu đồng
• Vốn lưu động, vốn lưu động ròng cuối năm
TS
ngắn hạn
TS
dài hạn
9.800
Nợ Ng hạn MP
Nguồn dài 
hạn
10.760
Vay ngắn hạn
4.400
VLĐ ròng
960
VLĐ
5.360
Nguồn
dài 
hạn
10.760
Cơ cấu nguồn tài trợ VLĐ cuối năm :
• VLĐ ròng/ VLĐ = 960/5360 = 17,9%
• Vay ngắn hạn/ VLĐ = 4.400/ 5.360 = 82,1%
b) Sự thay đổi nợ vay ngắn hạn ;
VLĐ - VLĐ ròng = Vay ngắn hạn 
CN = 5.360 - 960 = 4.400
ĐN = 4.780 - (- 550) = 5.330
+580 - (+ 1.510) = - 930
So với đầu năm nợ vay ngắn hạn cuối năm giảm 
930 triệu nguyên nhân do VLĐ ròng tăng 1.510 triệu, 
trong khi VLĐ chỉ tăng 580 triệu
c) So với đầu năm cơ cấu nguồn vốn thay 
đổi theo hướng an toàn hơn.
• Đầu năm VLĐ ròng âm 550 triệu, An
Bình đã sử dụng 550 triệu đồng vay
ngắn hạn để đầu tư dài hạn chiếm
5,8%.
• Cuối năm nguồn vốn dài hạn không chỉ
đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn
dư 960 triệu đồng để tài trợ cho vốn lưu
động, chiếm 17,9%.
Bài 4.3
a) Phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn
Sử dụng vốn
I. Tăng tài sản 350 63.6%
1. Cấp thêm tín dụng cho KH 230 41.8%
2. Dự trữ thên hàng tồn kho 100 18,2%
3. Tăng TS ngắn hạn khác 20 3,6%
II. Giảm nguồn vốn 200 36,4%
1. Trả bớt nợ vay dài hạn 200 36,4%
Cộng sử dụng vốn 550 100%
Nguồn vốn Số 
tiền
Tỷ 
trọng
I. Giảm tài sản 130 23,6%
1. Giảm dự trữ tiền 100 18,2%
2. Thanh lý và nhượng bán TSCĐ 30 5,4%
II. Tăng nguồn vốn 420 76,4%
1. Vay thêm nợ ngắn hạn 240 43,6%
2. Chiếm dụng thêm của người bán 110 20%
3. Tăng phải trả khác 10 1,8%
4. Tăng vốn chủ sở hữu 60 10,9%
Nhận xét
• Trong năm, MC sử dụng vốn để cấp thêm tín
dụng cho khách hàng: 230 tỷ, chiếm 41,8%
tổng sử dụng vốn, trả bớt nợ vay dài hạn: 200
tỷ chiếm 36,4%, dự trữ thêm hàng tồn kho: 100
tỷ, chiếm 18,2%.
• Để tài trợ công ty sử dụng các nguồn vốn sau :
- Vay thêm nợ ngắn hạn : 240 tỷ chiếm 43,6%
- Chiếm dụng thêm của người bán :110 tỷ (20%)
- Giảm dự trữ tiền : 100
- Tăng vốn góp của chủ sở hữu : 60 tỷ
Như vậy MC chủ yếu sử dụng vốn để
tăng thêm tài sản ngắn hạn và trả bớt
nợ dài hạn. Nguồn vốn sử dụng chủ
yếu là nguồn ngắn hạn được huy động
từ bên ngoài. Việc sử dụng nguồn ngắn
hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn là
hợp lý. Tuy vậy việc sử dụng nguồn
vốn ngắn hạn để trả bớt nợ dài hạn sẽ
làm cơ cầu tài chính thay đổi theo
hướng rủi ro hơn
b) Phân tích biến động của VLĐ
Tài sản ĐN CN Nguồn vốn ĐN CN
TS ngắn hạn 2.870 3.120 Nợ NH MP 830 950
TS dài hạn 1.080 1.050 Vay ngắn hạn 1.020 1.260
Nợ dài hạn 400 200
Vốn chủ SH 1.700 1.760
Tổng TS 3.950 4.170 Tổng Ng vốn 3.950 4.170
VLĐCN = 3.120 - 950 = 2.170
VLĐĐN = 2.870 - 830 = 2.040
( +250) - (+120) = + 130
Nhân tố tác động Tăng Giảm
Tăng các khoản phải thu 230
Tăng hàng tồn kho 100
Tăng tài sản ngắn hạn khác 20
Giảm vốn bằng tiền 100
Tăng phải trả người bán 110
Tăng phải trả khác 10
Cộng 350 220
Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm
ST % ST %
Vốn lưu động 2.040 100% 2.170 100%
Nguồn tài trợ 
Vốn lưu động ròng 1.020 50% 910 41,9%
Vay ngắn hạn 1.020 50% 1.260 58,1%
• Nhận xét :
- So với đầu năm VLĐ của MC tăng 130 tỷ
nguyên nhân do tài sản lưu động tăng 250 tỷ
trong khi nguồn vốn chiếm dụng miễn phí chỉ
tăng 120 tỷ
- VLĐ tăng 130 tỷ, trong khi VLĐ ròng lại giảm
110 tỷ, do vậy khoản vay ngắn hạn để tài trợ
cho VLĐ tăng 240 tỷ
- Cơ cấu nguồn tài trợ cho VLĐ thay đổi theo
hướng giảm tỷ trọng nguồn vốn dài hạn từ
50% xuống 41,9%, tăng tỷ trọng vay ngắn hạn
từ 50 % lên 58,1%. Tuy vậy tỷ trọng nguồn dài
hạn vẫn cao hơn mục tiêu của công ty
Bài 4.4
a) Hoàn chỉnh số liệu
Chỉ tiêu N-1 N +(-)
Thời gian thu tiền bán hàng 45 40 -5
Thời gian tồn kho 53 52 -1
Thời gian trả tiền mua hàng 38 34 -4
Chu kỳ vốn lưu động 60 58 -2
b) Phân tích biến động của chu kỳ VLĐ
Năm N = 52 + 40 - 34 = 58
Năm N-1 = 53 + 45 - 38 = 60
(-1) + ( -5) - (-4) = - 2
Nhận xét :
• So với năm N-1, chu kỳ kinh doanh năm N rút
ngắn được 6 ngày, trong đó số ngày tồn kho giảm
được 1 ngày, số ngày thu tiền bán hàng giảm
được 5 ngày. Nhưng do thời gian trả tiền mua
hàng cũng bị rút ngắn mất 4 ngày nên chu kỳ VLĐ
chỉ giảm được 2 ngày.
• So với các doanh nghiệp cùng nghành số ngày
tồn kho của công ty ngắn hơn 8 ngày (52 so với
60). Nguyên nhân có thể do chủ trương của công
ty nắm giữ hàng tồn kho ở mức thấp so với doanh
thu (Khoảng cách mua hàng ngắn hơn, lượng
hàng mua mỗi lần ít hơn), cần lưu ý tới mặt trái
của chính sách này.
• Số ngày thu tiền bán hàng tuy ngắn hơn năm
trước 5 ngày, nhưng lại dài hơn thời gian thỏa
thuận 2 ngày ( 40 so với 38), cho thấy nhiều
khách hàng trì hoãn thanh toán hoặc công tác
theo dõi và quản lý nợ của công ty chưa tốt.
• Thời gian mua chịu thực tế năm N ngắn hơn thời
gian được phép mua chịu thỏa thuận với nhà
cung cấp 1 ngày ( 34 so với 35 ) cho thấy công ty
đã không tận dụng hết thới gian được phép mua
chịu để rút ngắn chu kỳ VLĐ.

File đính kèm:

  • pdfbai_gianh_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghiep_chuong_4_phan_tic.pdf
Ebook liên quan